Pages

Friday, September 14, 2012

Hồ Tuy Lai - Chương Mỹ

Hồ tử thần...

Xin phép tác giả TN, NC Thành biên tập lại bài viết này theo Dân trí 13/9/2012: 
"8 cái chết được báo trước và sự “bất lực” của người còn sống"
Làng Tào Khê một ngày sau cái chết thương tâm của 8 cháu học sinh dưới hồ nước, không khí tang tóc, u ám bao trùm khắp nơi. 8 sinh mạng bị “hà bá” lấy đi, làng Tảo Khê phải đưa tang tới 5 cháu. Đắng lòng hơn, 4 trong 5 cháu gái xấu số lại có họ hàng với nhau.
Dưới cái nắng rát đầu thu, hàng dài áo học trò, khăn quàng đỏ chầm chậm bước chân phía sau những chiếc quan tài. Những tiếng khóc, nấc, kêu gào của người lớn, trẻ nhỏ khiến mỗi ai đi qua không khỏi chạnh lòng.
 
Ngồi trên giường với vẻ mặt thất thần, Chinh dần nhớ lại ký ức kinh hoàng về những gì đã xảy ra với mình và các bạn. Chiều 12/9, Chinh cùng 10 bạn gái khác cùng học trường THCS An Mỹ (huyện Mỹ Đức) rủ nhau đi tắm ở khu vực đập tràn của hồ Tuy Lai, như những lần trước các cháu vẫn đi.
“Tắm được một lúc thì chúng cháu lên bờ ngồi chơi. Sau đó, bạn Phúc bị trượt chân ngã và kêu cứu. Chúng cháu vội chạy đến cứu bạn, cả nhóm cùng nhảy xuống nước, người này ôm vào người kia và kéo nhau xuống. Khi cháu tỉnh dậy đã thấy mình nằm ở trên bờ.”
Hai cháu còn lại là Mai Lê Hồng Phượng và Nguyễn Thị Thanh Tâm lúc đó quá hoảng loạn, chỉ biết đứng đó kêu khóc cho đến khi có người tới cứu.
Ân nhân cứu sống cháu Lê Thị Chinh là một nam thanh niên tình cờ đi chơi cùng bạn gái ở khu vực này. Trong lúc hoảng loạn, không ai để ý và hỏi rõ danh tình của người thanh niên trên.
 Chính quyền cảnh báo nguy hiểm bằng… văn bản
Đập tràn hồ Tuy Lai sáng 13/9 vắng bóng người. Bên kia đập, phía trên đỉnh núi là một ngôi chùa cổ. Ngày ngày, rất nhiều người, chủ yếu là học sinh, thanh niên xã Tuy Lai, An Mỹ và các xã xung quanh tới đây, vãn cảnh chùa và chủ yếu là tắm hồ. Nhiều người dân chép miệng, nếu như các cháu học sinh nữ kia tắm muộn hơn 1 chút thì chuyện xấu đã không xảy ra.
Bên mép hồ, những chiếc dép của các nạn nhân xấu số nổi lềnh bềnh. Xa tít giữa hồ, nơi có mô đất nhô lên, một tấm biển bé xíu được cắm bên cạnh hai chữ cũng thuộc dạng bé: “Cấm tắm”. Góc hồ gần nơi 8 cháu học sinh tử nạn, một tấm biển tương tự cũng vừa được cắm xuống. Một sự chiếu lệ trơ trẽn, nhẫn tâm!
Không phải lần đầu tiên nhưng đây là vụ chết đuối thương tâm nhất từng xảy ra ở đây. Nhiều người dân phản ánh, chính quyền cũng thừa nhận, gần như năm nào tại khu vực hồ này đều xảy ra những cái chết tương tự.
Ông Bạch Thành Long - Trưởng Công an xã Tuy Lai - cho hay, hệ thống hồ Tuy Lai có tới 3 hồ liền kề nhau. Khu vực 8 em học sinh bị đuối nước thuộc hồ 2.
Nói về trách nhiệm dẫn đến những cái chết tại đây, ông Long “nại” rằng, về địa giới hành chính, hồ Tuy Lai thuộc xã Tuy Lai, nhưng về quản lý, khai thác lại không thuộc về xã.
“Đê, nước thuộc công ty khai thác công trình thủy lợi quản lý. Còn trong lòng hồ, việc tận thu tôm cá thuộc Công ty du lịch thủy sản Quan Sơn. Hiện công ty Quan Sơn đang khoán thầu cho các hộ công nhân của cơ quan này.” - ông Long nói.
Cũng theo ông Long, hàng năm, công an xã vẫn giao các hộ quản lý hồ cắm các biển thông báo hồ sâu, nguy hiểm, cấm tắm dưới hồ; thông báo trên loa đài. Khi được hỏi, ông Long nói sẵn sàng cung cấp các… văn bản được phát trên loa đài, thông báo tới các trường học để tuyên truyền.
Về những việc làm thực tế hơn, ông Long nói, các buổi chiều, công an xã vẫn đi tuần tra, nếu phát hiện các cháu nhỏ vào khu vực hồ sẽ nhắc nhở, không cho các cháu xuống hồ tắm. Chỉ ít phút sau, ông Long lại “than” rằng, diện tích hồ quá rộng, trong khi công an xã lại quá nhiều công việc để giải quyết nên không thể ngày nào cũng vào trông coi hồ được.
Cảnh báo bằng… văn bản, ngày nào cũng tuần tra, vậy làm sao có thể có chuyện hàng trăm người ngày ngày “biến” hồ nước mênh mông này thành bể bơi như người dân phản ánh!? Có lẽ, không chỉ chính quyền địa phương, gia đình các em nhỏ cũng cần có trách nhiệm hơn với sinh mạng con cháu mình...
Tiến Nguyên
 Đọc mẩu tin rất đau lòng trên mạng về tám học sinh chết đuối tại Hồ Tuy Lai Chương Mỹ Hà Tây...
Cái chết có thể ngăn ngừa được nếu mỗi cháu có mặc áo phao ...
Ngày trước khi đọc tin ông lái đò trên Tây Nguyên để chìm đò chết cả lớp mấy chục học sinh mình đã nghĩ đến cái áo phao làm bằng mút xốp đơn giản đã có thể cứu cả đời các cháu và không phá hỏng cả đời cha mẹ các cháu

Ôi chiếc áo phao đơn giản bằng mút xốp giá less than 1 dollar mà khó thế ư?
Lên các phương tiện vận tải đường thuỷ ở VN chưa bao giờ thấy một người dù chỉ một ...mặc áo phao.

Hà bá chắc đã hối lộ cho người sản xuất áo phao ở VN.
TN
 

9 comments:

  1. Điều đặc biệt cần nhấn mạnh là tâm lý bầy đàn. Các em sẽ không chết nhiều như vậy nếu không nhảy xuống cứu (mà không cứu được!).
    Có lẽ chúng ta phải giáo dục cho con em tránh tâm lý này không chỉ trong trường hợp cứu người chết đuối mà còn trong vô vàn các trường hợp khác ví dụ như chơi cổ phiếu chẳng hạn.

    ReplyDelete
  2. Hề hề hề,
    Vấn đề không chỉ là tâm lý bầy đàn như Công Thành nói đâu. Cần phải thấy ở đây vấn đề về việc giáo dục cho con trẻ của chúng ta.
    Cần phải giáo dục cho chúng hiểu và biết đánh giá năng lực của bản thân trước khi xử lý bất kỳ một tình huống nào trong cuộc sống. Phải biết đánh giá tình huống xảy ra và biết lựa chọn phương án xử lý cho hợp lý. Với mỗi tình huống trong cuộc sống, có rất nhiều cách xử lý khác nhau tùy thuộc vào năng lực cá nhân của người xử lý. Do vậy người xử lý cần phải biết đánh giá và lựa chọn cho mình phương án xử lý tối ưu nhất.
    Ở đây cũng cần nói thêm về cách hiểu thế nào là tối ưu. Bởi vì nếu hiểu tối ưu là " Chết cả đống còn hơn sống một người " thì cách xử lý của các cháu có nhẽ đã là đúng nhất rồi.
    Ngoài ra cũng cần phải nói thêm là việc giáo dục kỹ năng sống cho con trẻ của chúng ta ngày nay quá kém. Nếu không có những kỹ năng sống tối thiểu thì việc phân biệt giữa anh hùng và thằng ngu cũng chả thể nào phân biệt được.
    Cầu mong cho con em chúng ta sớm học được những kỹ năng sống tối thiểu và những khả năng xử lý tình huống nhạy bén để có thể tránh được những thảm cảnh như trên. Những điều này mọi người chớ có ngồi chờ sự đổi thay từ nền giáo dục nước nhà mà hãy hành động ngay cho con em chúng ta. Hãy tự cứu mình trước khi trời cứu.

    ReplyDelete
  3. Em nghĩ giáo dục học đường bắt buộc có môn an toàn với sông nước, em thấy ở Úc nhà nước chi tiền quảng cáo miễn phí cho nguy cơ chết đuối của trẻ rm tại bể bơi nhà và các ao hồ bờ biển, nếu đi đò ghe phà luôn có sẵn áo phao cấp cứu.
    Ở biển có đội cứu hộ chuyên nghiệp ..."tóc vàng" như Pammela Anderson ... Trong Baywatch nhà VH..,
    Nhiều anh giả chết đuối để được Pam ... Hô hấp nhân tạo....:-))))

    ReplyDelete
  4. Bình viết đúng nhưng có lẽ chưa hiểu hết điều mình muốn nói.
    1/ Các em hs này đều biết bơi: "Tắm được một lúc thì chúng cháu lên bờ ngồi chơi". Vậy nên bảo rằng do các em không biết bơi mà chết đuối là không phải. Ró ràng là nếu chỉ có 1 em nhảy xuống cứu thì khác với trường hợp cả bầy nhảy xuống: "Chúng cháu vội chạy đến cứu bạn, cả nhóm cùng nhảy xuống nước, người này ôm vào người kia và kéo nhau xuống".
    2/ Tâm lý: "Chết cả đống còn hơn sống một người" rất dễ xuất hiện. Bình còn nhớ khi giải bài toán chú lùn Thành đã nhắc tới điều này, cái chết vì đồng đội là cái chết đẹp. Lúc đó chẳng còn thời gian đâu mà chọn lựa, có lẽ 2 em còn lại trên bờ là 02 em bơi yếu hoặc có gì lấn cấn về tư tưởng. Điều này phải được bố mẹ nhắc nhở từ trước thì mới tránh được phản xạ thiếu kinh nghiệm như vậy!
    3/ Bản thân tôi không biết bơi, nhưng được nghe kinh nghiệm cứu người chết đuối là đôi khi phải đánh ngất người bị đuối để người ta không bám chặt lấy mình làm mình chết theo.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hề hề hề,
      Biết bới khác hoàn toàn với việc biết cứu người chết đuối.
      Biết bơi chỉ có thể tự cứu được mình.
      Biết cứu người chết đuối thì nhiều khi lại chả cần tới biết bơi mà là biết cách tổ chức để cứu người bị duối. Tỷ như quăng cho người ta cái gậy, sợi dây hay cái phao .... chẳng hạn. Trường hợp cụ thể của các cháu là "bạn Phúc bị trượt chân ngã và kêu cứu",tức là tình huống xảy ra ngay gần bờ, nếu bình tĩnh và tỉnh táo thì hoàn toàn có thể không cần tới việc phải nhảy xuống nước vẫn có thể cứu được bạn.
      Vậy nên vấn đề cần biết cách phân tích đánh giá tình huống trước khi thực hiện việc xử lý tình huống là rất quan trọng.
      Không bao giờ được phép để mình bị cuốn theo tình huống mà phải luôn chủ động để đối phó với tình huống. Đây là một trong những kỹ năng sống cực kỳ cần thiết ngay cả với người lớn.
      Hề hề hề, .....

      Delete
    2. This comment has been removed by the author.

      Delete
    3. This comment has been removed by the author.

      Delete
  5. Đâu phải chuyện tiền nong mà là ý thức.
    Cách đây ít lâu công ty tớ rủ nhau "phượt" lên thác Bản Giốc. Thác nước đẹp hơn tranh vẽ ở giữa, 2 bên bờ là các thuyền chở khách du lịch ra thác, một bên la thuyền "ta", một bên là "bạn". Thuyền trông na ná như nhau, người trên thuyền trông cũng na ná như nhau. Anh em chụp nhiều ảnh về, mọi người cứ đoán xem cac thuyền đang chen nhau ở giữa thác là của ai. Cuối cùng có 1 đứa Ơ vờ rê ka: "thuyền nào có một chồng phao ở trên là của bạn, không có cái phao nào cả là của ta", đúng 100% luôn!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi thấy nếu so sánh sự cần thiết của "nồi cơm điện" à quên Mũ bảo hiểm với áo phao bắt buộc, thì áo phao thực sự giúp ích cứu mạng hơn.
      Tại sao không ra quyết định bắt buộc tất cả các phương tiện giao thông đường thuỷ phải trang bị áo phao?
      Ông " tư lệnh " chỉ cần ký một chữ là ... Toàn dân thực hiện như vụ "nồi cơm điện" có quai ...
      Hơn nữa các phương tiện thuyền bè của ta hầu hết là không an toàn ....
      Mong manh ngấp nghé chìm ... Như xuồng ba lá ...

      Delete