Pages

Monday, November 5, 2012

6 hình ảnh người cha và người cha của iCVA

Tháng 8/1957, hội nghị quốc tế các nhà giáo họp tại Vácsava (Ba Lan) đã lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo. Ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng lấy ngày 20/11 làm ngày nhà giáo Việt Nam dựa trên cơ sở thực tế của những ngày 20/11 đã qua trước đó. Với 1 dân tộc hiếu học như Việt Nam chúng ta thì đây quả là một ngày trọng đại. Người thầy được chúng ta coi như người cha của mình. Phải chăng vì thế mà ở nhiều nơi trên đất Việt Nam người ta cũng gọi cha đẻ của mình là thầy?!  Giờ đây sắp đến ngày 20-11, tôi lại xem lại 1 số bài viết về người thầy, người cha. Có 1 bài viết về người cha  mà tôi rất thích:


6 hình ảnh người cha
1. Có một người cha giữ hai cuốn nhật ký viết về con gái. Trong đó có một cuốn anh viết khi con đang còn trong bụng mẹ. Chín tháng mười ngày trải dài trong 100 trang viết khắc khoải mong chờ đứa con đầu lòng.

2. Có một người cha giữ một kỷ vật trong hộp đồ nữ trang gia bảo. Đó là một miếng kẽm hình tròn có đục lỗ đeo dây. Trên cả hai mặt đều ghi chữ số 34. Ít ai biết vật này có giá trị gì mà anh sợ mất nó hơn bất cứ món nữ trang quý giá nào.
Những ngày đầu con gái chào đời là những ngày anh phấp phỏng "lẻn" vào phòng sơ sinh mỗi ngày chục bận, để âu lo dòm vào đứa bé mỏng mảnh đang nằm trong lồng kính và chưa chịu mở mắt. Đứa bé mang số 34. Và những lần cô hộ lý đưa con anh đi tắm là một lần anh mong ngóng hồi hộp nhìn con số 34 để biết chắc rằng con anh không bị "lạc". Ngày đón con từ bệnh viện về, khi thay áo cho con gái, anh mừng rú lên khi thấy người ta bỏ quên "vật báu" 34 vẫn còn đeo ở cánh tay con. Anh biết đó sẽ là vật quí còn theo anh mãi mãi.
3. Có một người cha khắc những vết khắc lên cột, vạch những vạch vôi lên tường để đo con gái lớn dần trong niềm vui và nỗi lo. Những vết khắc, vạch vôi là những bức tranh nhân bản đẹp tuyệt vời trong bất cứ ngôi nhà nào.
4. Có một người cha cứ trồng thêm một cây khi con thêm một tuổi. Và vườn cây cho con gái cứ nhiều lên trong hạnh phúc đớn đau của người cha khi nghĩ về cái ngày con lên xe hoa về nhà người khác.
5. Tất cả những việc tưởng chừng như "ngớ ngẩn" của người cha dành cho con, để làm gì?
Để một ngày kia con về cùng hạnh phúc
Ba đôi lúc nhìn quanh cho đỡ nhớ nhà mình
Đó là câu thơ của một nhà thơ, anh đã giải thích hộ cho mọi người cha yêu con gái. Rằng đối với cha, con gái có ý nghĩa thân thiết ngự trị vào tất cả là gia đình, là ngôi nhà. Đến mức nếu không còn có con trong ngôi nhà này thì có nghĩa là ngôi nhà cũng không còn, đã xa lạ như nhà của người khác mất rồi. May mắn sao những kỷ vật kia, những vạch vôi, vết khắc kia, "vườn cây-con gái" kia là hiện thân của con qua năm tháng, vẫn còn ở lại. Và thế là cha nhìn quanh, nhìn lên những "hiện thân" ấy để gặp lại một chút nhà mình, cho đỡ nhớ nhà mình.
6. Một ngày nọ vào bệnh viện, thấy một cô bạn gái đang đút cháo cho bố ăn, tôi chợt thấy thảng thốt với câu nói của nhà thơ Thanh Tịnh "Bố cho con ăn, con cười, bố cười. Con cho bố ăn, bố khóc, con khóc". Mới thấy vòng đời ngắn ngủi làm sao!
Mỗi người đều lưu giữ trong tim hình ảnh một người cha. Hình ảnh thứ 7, thứ 8, thứ 7 tỉ xin dành cho bạn, cho những ai được may mắn sinh ra trên Trái Đất này.
Chiều nay đưa tiễn thân phụ một người bạn về bên kia dương gian, chợt thấy mọi thứ tình yêu đều cần phải vội vàng, đâu cứ chỉ tình yêu lứa đôi. Mau lên chứ vội vàng lên với chứ... (Góp nhặt)
 Tác giả của đoạn văn trên rõ ràng là không phải thành viên của XĐTV, của iCVA! Vì tác giả còn chưa biết đến hình ảnh của người cha Đào Thiện Khải (Nếu biết hẳn tác giả đã nêu ra ở đây!). Thầy Đào Thiện Khải là người thầy, người cha của anh em iCVA, của hội XĐTV… mà chúng tôi rất yêu mến! Thầy luôn theo sát chúng tôi trên mọi chặng đường của cuộc sống. Thầy vui khi chúng tôi thành đạt và mang nặng nỗi buồn khi chúng tôi gặp những gian nan trong cuộc sống.
Tôi đã biết thầy Khải từ trước khi là học sinh của thầy từ lâu, vì họ hàng nhà tôi có nhiều người theo nghề dạy học, anh con bác ruột tôi lại là học sinh lớp tím của thầy. Có lần tôi đến thăm thầy Khải ở Quan Thánh, thầy bảo con cháu có đứa nào thích học và học giỏi thì đưa đên để ông dạy cho! Ông già rồi, không dạy chúng nó chết lại mang theo chứ chả được tích sự gì! Thầy kể chuyện có 1 số đứa (có lẽ học trò cũ của thầy nhưng thầy không tiết lộ danh tính) cứ nài ép thầy dạy cho con cháu chúng nó, nhưng trong bọn trẻ có đứa thích học có đứa không, chứ không phải đứa nào cũng thích học như bố, mẹ chúng nó! Bực nhất là những trường hợp con thì lười học, bố mẹ thì lại cứ suốt ngày mang quà cáp đến biếu, biếu đủ thứ trên đời…! Thầy đã nói là “tôi có dạy dỗ gì được cho nó được đâu, mà cứ quà cáp như thế? Chúng nó không thích học thì mình ép chúng nó sao được?”
Tôi về nhà thông báo cho anh em họ hàng và bạn bè. Nhưng cũng có người ngại nhờ thầy, một phần vì thầy dạy không lấy tiền mà thầy thì đã già yếu rồi, một phần vì sợ con cháu nhà mình chưa xứng với công sức của thầy bỏ ra. (Đâu phải ai cũng “học giỏi” được như iCVA!? Híc! Hơn nữa còn có người sợ rằng cho con theo học thầy Khải, rồi chúng nó đam mê học hành và trở thành “hâm hấp” như anh chị e iCVA thì chết!)
Năm con gái tôi học lớp 5, cháu được giải nhất trong kỳ thi học sinh giỏi của quận cùng lúc cả 2 môn Toán và Tin Học (tôi nghe mọi người nói bây giờ lớp 5 chỉ có thi học sinh giỏi đến cấp quận thôi, không có thi thành phố và quốc gia nữa!), tôi đã chạy đến để “báo công” với thầy. Thầy vui lắm và bảo: “Sang năm lên cấp 2 thì để ông ngoại cháu dạy (vì ông ngoại cháu là thầy dạy chuyên toán cấp 2 của tôi), còn khi nào lên cấp 3 thì đưa đến đây để ông dạy cho.” Nhưng thầy cũng nhắc tôi không được ép cháu học, mà phải động viên cho cháu thích học. Bởi theo thầy thì cứ thích học là các cháu sẽ giỏi, còn khi chúng nó đã không thích thì có ép buộc đến mấy cũng chả ăn thua, chúng nó cứ ngồi ở bàn học mà đầu óc thì lại nghĩ tận đâu đâu, mất thì giờ vô ích! Năm học lớp 6 cháu lại được thêm giải 3 Anh Văn, mẹ cháu muốn cho cháu học theo hướng này. Khi tôi lên thưa với thầy về việc học của con gái, thầy bảo: “Cứ để cho cháu phát triển tự nhiên, nếu cháu thích học Toán, cứ để cho nó học Toán, nếu cháu thích học Anh Văn cho nó học Anh Văn, … không thể gượng ép được. Quả nhiên cháu chọn Toán chứ không chọn Anh Văn. Cháu bảo Anh Văn chẳng qua là gặp may mà được chứ cháu chỉ học Anh Văn như 1 môn học bình thường chứ không thích như học Toán. Giờ đây cháu mới học lớp 7, tôi chỉ mong ngày cháu lên cấp 3 để theo học thầy Khải của tôi. Bao giờ cháu mới đến lúc học ông được đây!!!
Gần đây, tôi đưa 1 đứa cháu của bạn Diễm Hồng lớp I vàng lên gặp thầy Khải để xin thầy dạy dỗ cháu. Khi tới nhà thầy thì thầy đang ngồi bên máy tính, biết cháu bé muốn theo học ông, thầy cho biết đang xem mấy bài giảng của Úc, Mỹ… thầy khen họ viết hay lắm, kèm theo là các bài tập để cho các cháu rèn luyện. Thầy cho cháu địa chỉ để xem các bài giảng, bài tập và dặn cháu có gì khó hiểu thì hỏi ông, qua điện thoại, qua mạng cũng được, nếu khó quá thì đến nhà ông sẽ hướng dẫn cho. Hoặc nếu có muốn học hỏi thêm ngoài nữa thì cứ đến với ông.
Chúng tôi ra về lòng tràn ngập niềm vui, cháu thì được ông nhận dạy dỗ, bác thì được thêm 1 bài học mới! Đó là không ngừng học hỏi, … chính người thầy đáng kính của tôi cũng không ngừng học hỏi đấy thôi!
Giờ đây thầy Khải của chúng tôi đã già yếu, tôi chỉ mong sao trái đất này càng ngày có nhiều người như thầy Khải hơn nữa và chúng tôi nguyện sẽ theo gương thầy không ngừng học hỏi… để thầy không phải hổ danh khi nói rằng, thầy là người thầy, người cha của chúng tôi iCVA, XĐTV…
Trần Quang Minh vàng

22 comments:

  1. Nhà mình cử đúng ngày 13 hàng tháng là dậy sởm trưởc khi con đi học để đo cho con. Bây giở trên tường vẫn còn số đo của chúng nó! Hơi tiếc mất một đoạn hồi chúng còn bé vì dạo đó remodel cái nhà.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hồi bọn e còn nhỏ, bố e cũng hay đo chiều cao và chiều cao với tay của bọn e lên tường, nhưng nay vì chuyển nhà, tuy có rộng rãi hơn, nhưng lại mất bức hoạ quý trên tường đó anh ạ!

      Delete
  2. Thày nói chí lý: không thích học thì không ép ...
    Nhưng nhiều người nghĩ khác: học giỏi ép thì giỏi hơn ... Đã không giỏi mà không ép thì coi như hỏng luôn.
    Chính tôi cũng phân vân với hai "trường phái" giáo dục... Ép và không ép ??
    Và tôi chọn KHÔNG ÉP, kết quả: cháu đầu ... Ổn
    Cháu thứ hai ... Có vẻ cũng ... Ổn.
    Có lẽ vì tôi lười ... Thua xa những phụ huynh sát sao với con trong chuyện học .

    Ngạn ngữ: " bạn có thể dắt con ngựa ra bờ suối nhưng không bắt nó uống nước được"

    ReplyDelete
    Replies
    1. E chủ trương không ép con gái và để cháu tự chọn. Trong khi mẹ cháu chỉ muốn ép cháu học theo ý của mẹ và bị phản ứng, cháu đã chọn Toán mà không chọn Ngoại Ngữ. Mẹ cháu bảo 1 tuần chỉ cho cháu sử dụng máy tính 1h, thì anh hàng xóm của e cũng có con học cùng trường với con gái e bảo sử dụng máy chính là thực hành, cũng như làm bài tập, sử dụng ngoại ngữ..., chính vì thế mà con gái e học giỏi hơn con trai a ấy cả Ngoại Ngữ lẫn Toán và Tin Học. A ấy cũng ở Nga về và tin rằng cứ thích học là sẽ giỏi!

      Delete
  3. Anh cũng trường phái ko ép. May mà tụi trẻ ổn. Thực ra với số đông vẫn phải ép thôi. Thằng cu nhà anh, nó học đúng đạt yêu của của thầy cô, chứ ép nó thêm thì kết quả khả quan hơn nhiều.
    Thầy Khải là 1 nhà sư phạm khác người. Những năm 1990-2000 mà ko đi dạy thêm thì thực là khác người. Giống như các ông đồ gàn khi xưa, những người như vậy bây giờ bói ko ra.
    Bây giờ giáo viên dạy như bổ củi, thầy thuốc kê thuôc thật lực bất kể bệnh nhân có bệnh hay ko.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bố e là một người phụ trách huấn luyện nhà trường bên quân đội, ông ngoại của con gái e là thầy giáo chuyên toán cấp 2 của e, thầy Khải... giáo sư Vadim Paltelevich Sepko hướng dẫn em nghiên cứu sinh ở ĐH BK Khác Cốp, giáo sư Jean Pierre Olivier De Sardan dạy e sau này đều ủng hộ động viên học tập chứ không ép. Ví dụ như bố e thường kể chuyện những tấm gương học tập và khen ngợi họ hết lời, "ông thầy" hồi cấp 2 thì có khi đến nhà e chơi và hỏi có thích làm thêm bài nữa không? Còn bài khó hơn và hay hơn nữa nhiều lắm... tao đó mày làm được đấy? Thầy Khải thì như tất cả chúng ta đều biết...

      Delete
    2. Em nghĩ không nên ép con cái bất luận là con trai hay con gái. Con đầu lòng của em là con trai và theo lẽ thường bố mẹ đặt nhiều kỳ vọng vào đứa con đầu lòng vì thế làm cho con chịu nhiều áp lực. Con trai em rất ổn, khôn ngoan và yêu mẹ lắm. Ngày cháu du học tình cờ em biết được trong một bài luận cháu viết cháu không phải là đứa con mong muốn của bố mẹ. Em như phát điên vì ân hận. Tìm hiểu ra thì vấn đề rất đơn giản chỉ là cứ nhìn thấy mẹ là mẹ nhắc Học , Học, Học... mà cuộc sống của nó thì tất nhiên không chỉ có học. Thế nên đến đứa thứ 2 em cho tự do, kết quả vẫn rất ổn. Tóm lại là để khỏi sứt mẻ tình cảm ta nên để các cho con cái tự do.

      Delete
  4. Every Time You Go Away
    written by Daryl Hall and covered by Paul Young in 1985
    http://www.youtube.com/watch?v=PWi8M8x5Ig8

    Hey
    if we can't solve any problems
    and why do we lose so many tears?
    Oh
    so you go again when the leading man appears.
    Always the same theme
    can't you see
    We've got ev'rything going on and on and on.
    Ev'ry time you go away you take a piece of me with you.
    Ev'ry time you go away you take a piece of me with you.

    Go on and go free
    maybe you're too close to see.
    I can feel your body move
    does it mean that much to me.
    I can't go on singing the same theme
    'cause can't you see
    We've got ev'rything
    baby
    ev en though you know:
    Ev'ry time you go away you take a piece of me with you.
    Ev'ry time you go away you take a piece of me with you.

    Can't go on singing the same theme
    'cause baby
    can't you see
    We've got ev'rything going on and on and on.
    Ev'ry time you go away you take a piece of me with you.
    Ev'ry time you go away you take a piece of me with you.
    Ev'ry time you go away you take a piece of me with you.
    Ev'ry time
    ev'ry time you go away - but I don't care -
    You take a piece of me with you. Ev'ry time you go away -
    Ev'ry time you go away - don't leave me all alone

    And breakin' up a piece of me. Ey'ry time you go away.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bài hát Every Time You Go Away của Paul Young e rất thích, vì hồi đó còn sv với mối tình đầu mà! Nhưng thực ra theo quan điểm cá nhân e thì bài này hay do melodia và lời là chính, chứ có nhiều giọng hát hồi đó hơn Paul Young nhiều!

      Delete
  5. Tưởng chú Dương chỉ post nhạc chế thôi?
    Mà bài này tiếng Anh đặc xịt anh đọc lướt ko rõ vì sao lại đưa vào đây, nới nói về Cha, về Thầy Khải? Cần phải có lời dẫn

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thì em cũng mới trải qua cảm giác con gái xa mình (nó sang Mỹ học ĐH năm đầu mà). Xưa nay vợ mà xa mình vài hôm thì sướng rơn, vì đầu óc được thảnh thơi (nhưng vợ xa lâu thì rách việc nên không thể để việc này xảy ra), nhưng con gái xa mình thì lại nhớ đến bài hát này với điệp khúc: "Every time you go away you take a piece of me with you."

      Lần đầu tiên nhớ con gái là năm cháu 9 tuổi, gửi cháu về HN thăm ông bà cả 1 tháng, mình bận không về HN cùng được, và hay bật bài hát này lên nghe. Khi ngày thường ở trong nhà thì rất hay bực tức với cháu (vì nó tính bướng giống bố, cứ ý mình mình làm không nghe lời khuyên của cha mẹ). Nhưng bây giờ ở cách nhau nửa vòng quả đất, thì con gái lại hay gọi về vào weekend buôn chuyện (qua SKYPE) dông dài vài tiếng liền, nhiều khi chả hiểu cháu nói gì, chỉ nghe giọng cháu nói thôi cũng cứ ngồi nghe. Sau này, chả biết anh chàng nào rước nó đi thì cảm xúc của mình thế nào.

      Thực ra nếu có thời gian thì DC thích làm việc chuyển ngữ các ca khúc về Tình Yêu ra tiếng Việt, bản chất công việc này, đối với DC, cũng na ná như viết nhạc chế Việt, mà được tính là "có công" chứ không phải "có tội" với tác phẩm, với cộng đồng. Chắc sau này nghỉ hưu sẽ chuyên tâm việc chuyển ngữ ca khúc. Viết nhạc chế, mình đã dồn nhiều công sức và thời gian để diễn đạt lại tâm tư tình cảm, cố gắng không cẩu thả dễ dãi trong ca từ chế của mình, thế mà vẫn còn có người "ném đá" chê bai giễu cợt thì ... ức không chịu nổi phải phản pháo với người dè bỉu nhạc chế, nhưng mà phản pháo xong thì cảm hứng nhạc chế cũng bị xịt đi khá nhiều (no mất ngon, giận mất khôn). Không biết dân "nghệ sỹ chính hiệu" thế nào, chứ DC thì tình cảm dễ bị tác động của môi trường xung quanh, không lì lợm được.

      Delete
  6. Bài viết của Minh hay quá. Đúng là những người cha thường cưng chiều con gái và ngược lại con gái cũng rất yêu quí cha.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đúng đấy chị ạ! Mấy hôm vừa rồi e hơi mệt, đến khi thấy tình hình sức khoẻ đã ổn thì e ngồi gõ bài này. Cháu đã chạy sang ôm cổ bố vui mừng vì thấy bố đã khoẻ chị ạ! Trưa nay cháu vừa đọc cho e nghe một loạt tin về sức khoẻ, đời sống và nhắc bố không được uống bia rượu kẻo ốm đấy ạ!

      Delete
  7. Cái hay nhất của Minh là ... Được Thầy Giáo gả con gái cho ... :-))))
    Có lẽ ít người lắm có được diễm phúc ấy.

    ReplyDelete
    Replies
    1. "Ông thầy" hồi cấp 2 của e cũng giống thầy Khải ở chỗ phản đối dạy thêm lấy tiền! Dù chính ông cũng dạy thêm cho chúng e miễn phí, có khi còn đến tận nhà e ra bài kiểu đánh đố chứ không bắt buộc. Chính kiểu đánh đố này đã làm cho e lao vào học để vượt qua thách đố đấy ạ! E thường được các thầy cô quan tâm từ nhỏ. Đến bây giờ khi có sách của mình viết. dịch hoặc có sách hay thì các thầy, cô vẫn tặng cho e. Và ngược lại khi nào có sách hay e thường mang đến biếu thầy, cô dù có khi không có bản chính mà chỉ là bản copy thôi!

      Delete
  8. Anh Hồng Minh học trò thầy Tôn Thân phải buồn rầu vì ...

    Thày bảo “anh có điều gì tiếc với tôi không?”

    -”Thày ạ, thày Tôn Thất Thân, tiếc rằng con gái thày xinh đến như thế, mà lại lấy chồng mất rồi ạ!”

    HOÀNG Hồng-Minh
    (Trích bài viết của anh Hồng Minh)
    Quang Minh trên tài rồi ...

    ReplyDelete
  9. Chị rất tâm đắc với bài viết của em. những người cha thường rất yêu con, nhưng thể hiện mỗi người kiểu, và ngay cả đối với các con mình, đối với con trai và con gái cũng khác nhau. Bố chị ngày xưa không đánh mắng con, không ép con làm bất cứ thứ gì. Ông thường hay kể chuyện ngụ ngôn, thông qua chuyện nói về một điều tốt đẹp nào đó. Chồng chị thì đối với con gái rất chiều, nhưng đối với con trai thì rất nghiêm, đến mức hà khắc. Con gái thỉnh thoảng chỉ cho mẹ khoảng khắc bố dõi theo con trai vói niềm vui và chút tự hào. Có lẽ đó là vì áp lực và khó khăn trong cuộc sống mà con trai sẽ phải đối mặt sau này.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hề hề hề,
      Chị Liên ơi, người ta thường bảo bố thường thương con gái hơn con trai và mẹ thì lại thường thương con trai nhiều hơn. Em thấy nó cũng đúng lắm chị ạ. Giời cho em có cả nếp cả tẻ, và ngay bản thâm em cũng tự thấy mình chiều con gái hơn và nghiêm khắc với con trai hơn chị ạ. Hoàn toàn không phải là cố y thiên vị nhưng thực tế có lẽ do người cha dễ dàng thấu hiểu các trò quậy phá của con trai, nên dễ dàng phát hiện và nghiêm khắc với con trai hơn qua kinh nghiệm của chính bản thân mình. Còn với con gái thì quả thật nhiều lúc bí tịt chả hiểu nó muốn gì nên phải nịnh nó một tí nó mới hè cho mình biết để mà xử lý chị ạ. Do vậy mà sinh ra cái chuyện "chiều" con gái hơn.
      Chả biết anh nhà chị có võ gi cao chiêu hơn không chứ em thì chả hiểu hết được con gái em đâu chị ạ. Nó bí hiểm thế nào ấy. Em toàn phải nhờ vợ làm công tác tư tưởng với nó chứ còn mình thì thua.
      Về biện pháp giáo dục trẻ con của em thì cơ bản là cũng không ép chúng nó phải theo những gì mình cho là đúng, nhưng em cũng rất nghiêm khắc khi phát hiện những điều mà mình thấy là sai. Cái đúng thì còn bảo cho phép chọn lựa chứ còn cái sai là dứt khoát cấm chị ạ, cho dù tụi nó chưa phục. Em vẫn chủ trương phải có kỷ luật nghiêm minh với trẻ con chứ không thể lơ mơ được.
      Chả biết sau này thế nào nhưng trước mắt em thấy cái chủ trương ấy tạm ổn, hai đứa con em tuy không quá giỏi giang nhưng chúng có được ý thức học tập để vươn lên bằng chính năng lực của bản thân.
      Hề hề hề, nhân thể trao đổi thêm với chị một tí về trẻ con, chị đừng giận em nhé.

      Delete
    2. "Có lẽ đó là vì áp lực và khó khăn trong cuộc sống mà con trai sẽ phải đối mặt sau này". Đó là suy nghĩ của chị Liên. Còn 1 người trong ngành y tế lại suy nghĩ như sau: "Hồi nhỏ, tôi hay ghen tỵ vì bố chiều em gái hơn. Khi lấy vợ, sinh con, tôi luôn tự nhủ mình sẽ là người cha công bằng nhưng rốt cục một tình cảm "bí mật" với con gái vẫn thắng thế… Con trai tôi cũng nhận ra, cha cưng chị hơn nó một chút và vợ tôi, giống như mẹ tôi ngày trước, ngấm ngầm bất bình hộ cậu con trai. Nhưng bây giờ tôi đã hiểu tại sao tôi cưng con gái hơn. Vì tôi đã thấy trước những nỗi vất vả mà con gái tôi sẽ phải gánh trên đường đời trong vai trò người vợ, người mẹ. Vì tôi đã thấy những ưu ái mà tập quán xã hội sẽ dành cho con trai tôi, và trước đó là tôi, cha tôi, ông nội tôi... Phải chăng, những người đàn ông của các thế hệ trước cũng đã nhìn ra cái "bí mật" đó và họ dồn tình cảm và sự chiều chuộng cho con gái như một lời ngầm xin lỗi?"
      Như vậy là dù con trai hay con gái thì cũng đều vất vả nhỉ! Vâng, có lẽ vì vậy mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết: "Trẻ thơ ơi, trẻ thơ ơi, tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người".

      Delete
    3. @Binh PT: Đúng là con trai hay có những trò quậy phá mà chỉ các ông bố mới nắn gân được chúng nó. Phụ nữ bọn chị luôn bị kêu là hay chiều con trai mà.
      @ MinhTQ: Thật cảm động trước suy nghĩ của những người đàn ông trân trọng yêu thương phụ nữ, dù đó là bà, là mẹ, là con, hay là cháu gái nữa. Có lần trong khi trao đổi ý kiến, GS Phạm Thị Trân Chấu, người phụ nữ luôn làm việc không mệt mỏi, có nói là với người phụ nữ tình yêu là cả cuộc đời. Sống trong tình yêu thương, được yêu thương và yêu thương mọi người sẽ làm cho họ không còn mệt mỏi vất vả mà.

      Delete
    4. Nhà e có 3 a e trai, không có con gái và bố e rất chiều bọn e! Dù bố e là một ông tướng quân đội, nhưng không đánh, mắng bọn e bao giờ? Trong khi nhiều ông tướng rất nóng tính đánh con thẳng tay, cứ như là đánh quân thù vậy!!! Chỉ có khi nào mẹ e đánh bọn e thì bố e xin cho bọn e mà thôi! Mãi sau này khi bố e đã mất và bọn e cũng đã lớn thì các ông đàn a của bố và ông trẻ của bọn e mới giải thích, rằng: "Nó không bao giờ thèm đánh chúng mày, vì mấy trò nghịch ngợm của chúng mày chả là cái gì so với nó ngày xưa..."

      Delete
  10. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete