Pages

Saturday, December 1, 2012

Thăm giáo xứ Bùi Chu


Đây là một ký sự do phóng viên Hoàng Tiến Cường viết về chuyến viếng thăm tòa giám mục Bùi Chu, một trong những danh ... địa của đất Bắc. Mời toàn thể anh chị em XĐTV vào "chiêm mục"

Nhà thờ Bùi Chu
Lời tựa: Nhân dịp ra Bắc sớm vài ngày trước khi dự lễ mừng thọ thầy Khải, người đã dạy & làm chủ nhiệm lớp những năm phổ thông (trung học), mới  tranh thủ gọi điện cho anh bạn học cùng đại học sống ở Nam Định. Anh bạn rất sẵn sàng dắt đi chơi và tìm hiểu đây đó. Ngồi ngẫm lại hồi nhỏ (năm 1971-1972) do trường không có phòng học đã phải từng ngồi học nhờ trong tòa tổng giám mục của Tổng giáo phận Hà nội, nay có điều kiện nên xin đi thăm tòa giám mục giáo phận Bùi Chu là đất gốc của đạo thiên chúa ở Việt Nam. Anh bạn sốt sắng nhận lời và nói có đồng nghiệp làm ăn tại vùng đất đó có quen với các cha xứ nên có thể vào tham quan được.
Vì không hiểu về đạo Thiên chúa nên nhờ cọp con F1 đọc và hiệu đính.
Người viết bài này dưới góc độ cảm nhận của một khách tham quan chứ không phải dưới con mắt của người theo Đạo hay nhà nghiên cứu tôn giáo, vì vậy có những điểm chưa chuẩn xác là ngoài mong muốn, xin mọi người lượng thứ và bổ sung.

Dọc đường đi xuống Nam Định vòng vèo lang thang mấy chỗ, nên lúc xuất phát đi đến nhà thờ Bùi Chu (hình 1) đã là 15h. Nhà thờ Bùi Chu là nhà thờ chánh tòa của giáo phận Bùi Chu. Giáo phận Bùi Chu có diện tích nhỏ nhất trong 26 giáo phận tại Việt Nam, có diện tích 1.350 km2 chiếm gần 4/5 tỉnh Nam Định với 390.000 giáo dân. Đây là nơi đạo thiên chúa đặt nền móng đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1533 do giáo sĩ Inêkhu (?) [1] truyền tới.

Nơi làm lễ cho các linh mục
Do anh bạn quen với các cha trong nhà thờ nên xe chạy thẳng vào sân trong của tòa giám mục nằm phía sau nhà thờ chính tòa. Khuôn viên tòa giám mục rộng lớn hơn hẳn so với nhìn từ ngoài vào.
Cha quản lý tòa giám mục rất nhiệt tình cử một soeur làm hướng dẫn viên.
Đập ngay vào mắt là nhà thờ (hình 2-1) cao nhất trong khuôn viên là nơi làm lễ cho các linh mục
Trên lối vào nhà thờ bên phải có tượng thánh Giô dép kiệu chúa Giê su trên vai tượng trưng cho tình cha (hình 2-2), còn bên trái là tượng đức mẹ Maria đang ôm chúa Giê su vào lòng sau khi gỡ từ cây thập tự xuống tượng trưng cho nghĩa mẹ (hình 2-3). Nhìn 2 bức tượng lại nhớ đến câu ca:
Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra


F1: thật ra thánh Joseph không phải là cha đẻ của Jesus Christ. Đức Mẹ Mary gọi là Virgin Mary, tức là Đức Mẹ Đồng Trinh. Do đó Bà không lấy chồng nhưng lại có thể sinh ra Jesus –đây là một trong những phép mầu nhiệm. Jesus Christ được gọi là Son of God, God ở đây tức là Chúa trời (ngôn ngữ Việt Nam dùng từ ‘Chúa Giê-su’ dẫn đến nhầm lẫn. Trong Thiên chúa giáo, Kinh Cựu ước viết bằng tiếng Do Thái nói về Chúa trời – God/Jehovah/Yhwh – và  Kinh Tân ước viết bằng tiếng Hy Lạp cổ nói về Jesus Christ – con của God phải xuống thế giới để cứu rỗi nhân loại). Như vậy, có thể nói Jesus Christ là hiện thân của Chúa trời – God – và do đó không phải là con thật của Joseph. Tuy nhiên trong quá trình gia đình Joseph, Mary và Jesus chạy trốn đến Egypt [Flight to Egypt – Titian (Tiziano Vellicio)], Joseph có thể được xem như người bảo hộ. Sau này Joseph được phong Thánh. Thánh Joseph ở đây không phải là Joseph, con của Jacob (là con của Issac, con của Abraham). Joseph con của Jacob là người đưa người Do Thái đến Ai Cập lần đầu tiên. Câu chuyện này được kể trong trong Kinh Cựu Ước. Joseph ‘cha của Jesus’ là nguòi đưa Mary và Jesus Christ chạy trốn đến Ai Cập – một thời gian dài sau việc Joseph đưa người Do Thái lần đầu tiên đến Ai Cập. Câu chuyện này được kể trong Kinh Tân Ước.


Tượng thánh Giô dép kiệu chúa Giê su
Tượng đức mẹ Maria ôm chúa Giê su vào lòng
sau khi gỡ từ cây thập tự xuống

Tầng dưới của nhà thờ là hầm mộ của các vị thánh. Trên lối vào hầm mộ là tượng của đức mẹ Maria với chúa Giê su (hình 3) đúng như cảnh người mẹ Việt Nam đang bồng con trên võng


Khi vào tham quan vườn phía trước ta thấy cây kèn trumpet dài 5,2m được ghi vào guiness Việt nam theo lời của soer – tourguide (hình 4)


Đi tiếp vào phía trong ta thấy chuông gió với 7 ống tượng trưng cho 7 nốt nhạc đô, rê, mi, pha, son, la và si (hình 5)


Phía bên trái là 1 cái chuông đúc hình người (hình 6). Trên thân chuông đúc nổi dòng chữ tiếng Hán 女人鐘 - nữ nhân chung - chuông nữ nhân. Chiếc chuông này tượng trưng cho Madeleine, người chạy đi loan báo Chúa Giê su sống lại. Người phụ nữ vốn hơn đàn ông ở cái miệng, chưa thấy người đã thấy tiếng. Vì vậy đúc chuông theo hình người phụ nữ thật là logic và độc đáo!

F1: Bố chỉ được cái nói xấu phụ nữ. Con sẽ mách mẹ! Ngoài ra, bố đã viết sai tên của bà này, đúng ra là Mary Magdalene (gọi là Mary Magdalene để phân biệt với Virgin Mary – Đức Mẹ Đồng Trinh) :-D. Câu chuyện Mary Magdalene chạy đi loan báo cho các tông đồ bắt đầu từ việc Mary Magdalene gặp Jesus trong vườn, và định chạm vào vạt áo của Jesus, nhưng Jesus bảo không dược làm thế và bảo Mary Magdalene chạy đi gọi các tông đồ đến. Như vậy, Mary Magdalene không chỉ là người có giọng đi trước mà còn là con chiên ngoan đạo làm theo lời chỉ bảo của Jesus. Có một bức tranh rất nổi tiếng vẽ về cảnh này:Jesus and Mary Magdalene - Titian (Tiziano Vecellio).


Rải rác trong vườn là 150 tấm đá cẩm thạch khắc bài kinh Ave Maria bằng các thứ tiếng trên thế giới (hình 7)


Trên đường ra khỏi vườn có cụm tượng của thánh Giô dép, đức mẹ Ma ri a và Chúa Giê su (hình 8), đúng cảnh một gia đình bình dị mà hạnh phúc


Ra khỏi vườn đi tiếp vào trong ta nhìn thấy tòa nhà mang số 3 với chữ VIP (hình 9). Ngỡ ngàng hỏi lại soeur nghĩa là gì. Soeur quay lại nhìn kẻ mù chữ và giải thích VIP=very important person!!! Số 3 có nghĩa là trong tòa nhà đó thờ 3 đức Ông: giáo sĩ giáo sĩ Inêkhu, người đặt nền móng cho Công giáo Việt Nam, giáo sĩ (?) – người đặt nền móng cho dòng tu Đa Minh và giáo sĩ Alexandre de Rhodes.
F1: Cứ tưởng nhà thờ Công giáo Việt Nam chỉ dùng tiếng La tinh và cùng lắm tiếng Pháp, té ra dùng cả tiếng Hán rồi đến tiếng Anh cho kịp thời đại!


Bên phải của tòa nhà này là một tòa nhà mang số 4 (hình 10-1) tượng trưng cho 4 thứ: cái chết, sự phán xét, thiên đường và hỏa ngục. Trên nóc tòa nhà có tượng 12 tông đồ của Chúa tham gia vào quá trình phán xét.

Phía trước là chiếc đồng hồ (hình 10-2) đặc trưng bởi các số sắp ngược chiều bắt đầu quá trình phán xét ngược chiều từ thời điểm chết cho đến thời điểm sinh ra.


Ai không có chút tội nào thì được lên thẳng Thiên đường. Còn ai có cả công lẫn tội thì phải qua khu vực phán xét bên trái tòa nhà số 4 (hình 10-3).


Trong khu vực này có chiếc cân với 2 đĩa: bên phải là công, bên trái là tội. Chúa Giê su cầm cuốn sách ghi chép đầy đủ công và tội của mỗi người.

F1: người phán xét cuối cùng trong ngày tận thế là Jesus Christ, còn gọi là the Judge. Jesus Christ ở đây là hiện thân của God. Ngày phán xét cuối cùng khác với cánh cổng thiên đường bình thường. Cánh cổng thiên đường bình thường là cho những người chết trong hoàn cảnh bình thường của cuộc sống chứ không phải là ngày tận thế của nhân loại. Trước cánh cổng thiên đường có St. Paul và St. Peter, trong khi vào ngày tận thế cuối cùng thì tất cả nhân loại sẽ được phán xét trước Jesus Christ trên ngôi.
Khi phán xét một cách nghiêm minh không dối trá, rồi tự luyện tội, nếu công nhiều hơn tội thì người đó được vé vớt lên Thiên đường, còn không phải xuống Hỏa ngục không có đường thoát!
Mình đã tính thủ sẵn mấy cục chì bỏ thêm vào đĩa cân bên phải cho chắc ăn J, nhưng tính lại cuộc đời kiểu gì cũng phải xuống Hỏa ngục trốn rét  nên không mất công làm thế.
Soeur an ủi: Ông còn thời gian để mà lập công mà”.
Vậy chúng ta hãy sống và hy vọng!

F1: con nhớ là bố từng dự định xuống đấu thầu xây tầng thứ 19! Như vậy, nếu đấu thầu trúng và xây xong coi như là đã lập công và sẽ được lên thiên đường :-D
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Để  cho người đọc dễ dàng hiểu được các từ dùng trong bài, F0 mạo muội đưa ra phụ lục này trên cơ sở hiểu biết của mình.
PHỤ LỤC
Tổng quan về Đạo Thiên Chúa (Christian):
Đạo Thiên Chúa thờ Chúa Cha (Đức Chúa trời - God) - người sáng lập ra thế giới này trong vòng 7 ngày, Chúa Con (Chúa Giê su - Jesus Christ) và Chúa Thánh thần.
Đạo Thiên Chúa được tách thành 2 nhánh chính trong cuộc đại phân ly thế kỷ XI: Công giáo hay Đạo Cơ đốc (Catholicism) và Chính thống giáo (Orthodox). Sau đó thêm một nhánh chính tách ra từ Công giáo từ thế kỷ XVI là Kháng Cách (Protestantism). Trong nhánh này, có một phân nhánh lớn là Tin lành (Evangelicalism) và một phân nhánh nhỏ hơn là Anh giáo (Anglicanism). Ngoài ra còn nhiều phân nhánh rất nhỏ (hình 11)
Các dòng và phân nhánh trong Đạo Thiên Chúa

Hình thức thể hiện bề ngoài như sau:
Nhà thờ của Công giáo có gắn thánh giá đơn giản như hình vẽ bên trái, còn nhà thờ của Chính thống giáo thì có gắn thánh giá như 2 hình vẽ còn lại (hình 12). Chi tiết các phần bổ sung trên thánh giá đã trình bày trong bài viết “CẢM XÚC CỦA 2 THẾ HỆ KHI THĂM NƯỚC NGA”. Còn nhà thờ của Tin lành thường có kiến trúc rất đơn giản.

Về cấu trúc tổ chức của một số nhánh chính trong Thiên Chúa giáo: bao gồm các giáo phận (diocese) do giám mục (bishop) cai quản. Giáo phận lớn hoặc quan trọng được gọi là tổng giáo phận (archdiocese) dưới quyền một tổng giám mục (archbishop). Giáo phận gồm các giáo xứ (Parish) do các linh mục (Priest) quản lý.
Chính thống giáo chủ yếu ở đông và nam Âu, Anh giáo chủ yếu ở Anh, tin lành chủ yếu ở Mỹ. 
 Một số khái niệm chung:
Công đồng (ecumenical council, Council) là cuộc họp của các giám mục trên toàn thế giới nhằm mục đích xác định phương hướng, luật lệ chung… Công đồng cũng giống như một đại hội toàn thể.
Chỉ có 2 công đồng đầu tiên mới là cuộc họp của tất cả các giám mục, còn những công đồng sau thì thuộc nhánh Công giáo hoặc nhánh Chính thống giáo.
Trong các Công đồng, dấu hiệu dễ phân biệt giữa Công giáo và Chính thống giáo:
-Công giáo: quan hệ giữa Giáo hoàng (Pope) và các giám mục giống như “vua của những ông vua” hay kiểu “thiên tử và vua các nước chư hầu”.
-Chính thống giáo: quan hệ giữa Thượng phụ thành Constantinople (Patriarch of Constantinople) và các giám mục giống như “vua đại ca” và các “vua em” hay kiểu “Thủ tướng” (Primere Minister) và các “Bộ trưởng” (Minister), tức là khi bỏ phiếu, nếu số phiếu ngang nhau thì phía nào có Thượng phụ sẽ thắng.
Một số khái niệm của nhánh Công giáo:
-Nhà thờ chính tòa (Cathdral): là nơi giám mục hành xử. Dấu hiệu nhận biết: trong nhà thờ có đặt một cái ngai (seat) là chỗ Giám mục ngồi khi hành lễ.
-Tòa giám mục(An episcopal see): là nơi ở của giám mục và các bộ phận hỗ trợ để điều hành hoạt động của giáo phận.
-Giám mục: (Bishop) người cai quản trong một giáo phận.
-Giáo Hoàng:(Pope) như đã nói ở trên, là “vua của những ông vua”, ngoài ra còn là giám mục của giáo phận  Roma.
Tổng quan về Công giáo ở Việt Nam:
-Thánh bảo hộ cho Việt Nam là thánh Giô dép (St. Giuse)
-Tổng thể Việt Nam chia làm 3 giáo tỉnh (ecclesiastical province): Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh bao gồm: 3 tổng giáo phận (Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh) và 23 giáo phận.
-Để điều hành hoạt động của Công giáo tại Việt Nam đã thành lập Hội đồng giám mục Việt Nam bao gồm: các Tổng giám mục và Giám mục quản lý 3 tổng giáo phận, 23 giáo phận và một số giám mục khác.
-Tên gọi: Chính thức – theo giáo dân – tiếng Anh:
Giáo Hoàng – Đức Thánh Cha - Pope
Hồng y Giáo chủ - Đức Hồng y - Cardinal
Tổng Giám mục - ? - Archbishop
Giám mục – Đức Cha – Bishop
Linh mục – Cha – Priest

Chú ý: không nhầm lẫn khái niệm: Tổng giáo phận đơn giản là giáo phận lớn (chứ không bao gồm các giáo phận!)

10 comments:

  1. Hồi hè 2009 đang đi du lịch tại Rome, cả nhà mình nói tiếng Việt hồn nhiên, rồi có một người đàn ông lịch lãm đi ngang qua bắt chuyện nói tiếng Việt. Hóa ra anh ấy đang học giáo sỹ, tương đương học ĐH như cách ngành khoa học khác (để sau tốt nghiệp thì đi làm cha cố). Anh ấy mời gia đình mình vào tu viện nơi anh học, vậy là mình cũng được vào đó tham quan "miễn phí", đi khắp các ngóc ngách của tu viện, lên sân thượng để nhìn sang Coloseum, rồi xa hơn nữa là tòa thánh La Mã. Tính hồn nhiên, mình hỏi anh "học viên cha cố" (chả rõ thuật ngữ chuyên môn gọi là gì) là anh ở nhánh đạo nào, có phải nhánh được phép lấy vợ sinh con không (vì thấy anh ấy "nhìn" gia đình mình có vẻ quý mến), thì anh ấy bảo đã chọn cái nghiệp này là phục vụ cộng đồng, không còn nghĩ đến gia đình nữa. Mình thấy cũng hơi "vô duyên" khi hỏi câu hỏi kỳ cục đó, nhưng có lẽ vì vẻ "hồn nhiên" của mình mà sau đó cả đôi bên vẫn nói chuyện vui vẻ. Trước kia, mình được Đảnh CS VN "nhồi sọ" là bên công giáo "thế này, thế kia", mặc dù ngoài miệng báo chí nhà nước mình vẫn "đạo đức giả" ủng hộ tự do tín ngưỡng. Đó là lần đầu tiên trong đời mình nói chuyện với người (sẽ là) chức sắc của công giáo một cách bình đẳng và thân thiện, cũng thấy họ sống rất "nhân văn". Chả bằng suốt thời niên thiếu (cấp I, II, III) ở trong khu tập thể 162 Hàng Bột (nay là phố Tôn Đức Thắng) đằng sau nhà thờ, mình có ấn tượng là người "lương" và người "giáo" chia rẽ và hằn học khinh miệt nhau. Hồi trẻ con đó, mình đã từng chui vào nhà thờ, giả vờ nghe giảng đạo, để đến lúc được lên bục phía trên nhận "bánh thánh" do cha cố phát cho, đang quỳ chờ đến lượt được nhận bánh thánh thì bị người quản lý phát hiện "thằng ngoại đạo" len chân vào hàng ngũ con chiên quỳ cả dãy đó, bà ta đến gần nói sát vào tai mình, tiếng nhỏ nhưng rít qua kẽ răng, mìng không nhớ chính xác câu bà ấy nói, nhưng đại loại là đuổi mình ra khỏi hàng ngũ, cảm giác như lưỡi của rắn độc đang sát mang tai. Mình sợ quá ù té chạy, từ đó càng mặc định một suy nghĩ là người công giáo "ác" lắm. Nhưng câu chuyện với anh tu nghiệp cha cố ở Rome đã thay đổi nhận thức của mình: ai cũng là con người, có một niềm tin nào đó. Những người "vô thần" có niềm tin là "chẳng có đấng tối cao" nào, còn nhửng người theo tín ngưỡng tôn giáo thì lại tin vào một "siêu nhân" thông tuệ của họ. Trong một xã hội có tín ngưỡng nghiêm túc, thì người dân sống "có kỷ luật" hơn, còn trong xã hội không tín ngưỡng, "vô thần" như cộng sản thì nhiều giá trị đạo đức của nhân loại bị đạp đổ, bị cào bằng. Thời phong kiến trước, VN mình theo đạo Khổng hay đạo Phật gì đó, con người vẫn còn biết "trên/dưới, phải/trái". Ngày nay, xã hội mình có vẻ loạn hết cả rồi. Điển hình là đồng chí X, sai lè lè một cách toàn tập, vẫn dẻo mép xin lỗi vài câu rồi tiếp tục tại vị ở đỉnh cao quyền lực. Một tấm gương điêu toa gian dối ở tầng thượng đỉnh như vậy, hỏi sao trong dân chúng trộm cắp, đĩ điếm, cướp giật không nhan nhản ngang nhiên hoành hoành trong xã hội mới là lạ. Ôi, bao giờ cho đến ngày xưa.

    ReplyDelete
    Replies
    1. có 1 vấn đề gần giống như vậy được trao đổi tại link sau:
      http://b2b3c116.wordpress.com/2012/07/12/suy-nghi-ve-van-hoa-an-cua-nguoi-ha-noi/
      DC có thể tham khảo

      Delete
    2. Bài báo đó chỉ mô tả bề mặt của văn hóa xuống cấp thôi. Cái DC quan tâm và bàn bạc là "cấu trúc hệ thống", là "tư tưởng, lý luận chính trị" kia, của mình đã thuộc vào phạm trù "lỗi hệ thống", muốn sửa phải "thiết kế hệ thống lại" mới xong. Sorry là dùng các thuật ngữ của dân máy tính.

      Nhân tiện giao lưu với nhóm bạn bè khác, xin copy lại "câu đố" của bạn DC, và "câu giải đố" của DC ở đây:
      Sang sang rồi về mà không thăm bà Aung San Suu Kyi thì Sang sang làm gì?
      Trọng trọng thông tin có lỗi đồng chí X thì Trọng trọng thứ gì?

      Delete
  2. Bố con nhà anh Tiến Cuờng hợp đồng tác chiến hay quá nhỉ.

    Nhớ hồi lâu lắm rồi (2006) cả nhà Hải cũng hành huơng tới Vatican và phải xếp hàng trong St Peter's Basilica ở Vatican để đuợc vào chụp ảnh - không được dùng flash - với tượng Thánh Pietro (hay St Peter) - Chắc là để sau này lên thiên đuờng không phải xếp hàng nữa?
    Đúng ra, theo người ta, thì phải hôn hoặc sờ chân Thánh. Ngón chân cái bên phải của Thánh Pietro qua các thế kỷ bị mài mòn vì những cái hôn và sờ của những người hành huơng, đến nỗi vẹt mỏng cả đi, gần như là nhòa vào nền móng của bức tuợng.
    Nghe nói bây giờ người ta sẽ phải lấy kim loại gì đó để bọc ngón chân của tượng đồng lại!

    ReplyDelete
  3. Mình được "ăn ké" (hay là "ăn theo") bánh thánh 2 lần:
    -Năm 2009, lúc qua Rôma, đến Vatican, vào nhà thờ St. Peter đúng lúc làm lễ, mình cũng xếp hàng xin bánh thánh, tính mang về cho mấy em theo đạo ở VN, nhưng bị chặn lại, bắt ăn tại chỗ!
    -Năm 2011, nhân dự lễ phuc sinh ở nhà thờ lớn HN, may mắn được 2 Tổng giám mục đồng chủ trì làm lễ: Tổng giám mục Tổng giáo phận Hà nội Nguyễn Văn Nhơn và Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli - đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam. Sau đó cũng xếp hàng xin bánh thánh!
    Chắc bây giờ mình thành con chiên "quốc tế" rồi :-)

    ReplyDelete
  4. Một bài viết rất bổ ích tóm tắt rất tốt về Thiên Chúa giáo.
    TN có rất nhiều bạn là con chiên nhưng chưa bao giờ tìm hiểu kỹ về Tô giáo này.
    Thanks anh HTC

    ReplyDelete
  5. @DC:
    "Học viên cha cố" gọi là Thầy Sáu, hay Thầy Bốn.
    Mình có một anh bạn thân là công giáo thuận thành kể chuyện những người được "giác ngộ" bởi Ơn trên thì sẽ trở thành Linh mục chứ không phải ai cũng thành đc.
    Ở Úc có một linh mục gốc Việt đã trở thành "trợ lý Tổng Giám Mục Arcbishop của Melbourne.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chuyện tôn giáo, tín ngưỡng thì mình chẳng pro mà cũng chẳng anti (ảnh hưởng tư tưởng vô thần không thoát nổi), nhưng hễ cứ là người có đức "nhân văn" yêu thương đồng loại là mình có thiện cảm, còn người có "trang bị các thứ lý luận cao siêu" mà trong cuộc sống lại bon chen, chèn ép kẻ yếu, xu nịnh kẻ mạnh là mình GHÉT. Thế thôi.
      Mình nghe ai nói Công giáo và Hồi giáo trước là chung một gốc, sau mới tách ra. Bên Công giáo thì có update + upgrade các kiến thức khoa học (thế mới có chuyện đưa Galileo ra tòa, cho Kopecnich lên giàn hỏa thiêu, mà sau lại công nhận Trái đất chỉ là vệ tinh, không phải là trung tâm của vũ trụ, tòa thánh Vatican nay cũng phải bàn bạc xem xét đánh giá chuyện Bao Cao Su trong đời sống đương đại...). Còn bên Hồi giáo, họ nói các đấng tiên tri viết sách Hồi giáo là nghe trực tiếp từ Đấng Cứu Thế (thánh Allah), và họ cương quyết giữ nguyên từng con chữ của sách đạo Hồi qua cả ngàn năm (đến giờ luật "ném đá" người phạm tội đến chết vấn như ngàn năm trước).
      Có lẽ trong comment trước DC viết chưa chính xác, "học viên cha cố" chắc phải ở cao hơn bậc đại học so với các ngành khoa học tự nhiên và xã hội.
      Hình như "Cha cố" của Thiên Chúa giáo thì không được phép có gia đình, còn "Mục sư" của đạo Tin Lành thì vẫn có quyền có gia đình vợ con. Mình không phân biệt được "Linh mục" khác với "Cha cố" / "Mục sư" như thế nào. Theo thiển ý của mình, nếu dùng tôn giáo để đưa nhân dân sống có kỷ cương hơn, thì nên chọn Phật giáo làm quốc giáo, vì cha ông ta thời phong kiến (ít ra từ đời Lý, Trần) đã chọn như thế rồi mà.

      Delete
    2. theo mình biết khi linh mục (giáo dân gọi là Cha) bị chết thì giáo dân sẽ gọi là Cha cố. Linh mục là người thay mặt Chúa truyền dạy cho giáo dân của 2 nhánh: Cơ đốc & chính thống giáo. Còn bên nhánh Tin lành, mục sư chỉ là người có "chuyên môn" về đạo, nên chỉ "hành nghề" cung cấp kiến thức, thông tin... về đạo cho giáo đân. Vì vậy Mục sư hoàn toàn có thể có gia đình.

      Delete
  6. "Học viên cha cố" tức những người học để làm linh mục thì gọi là chủng sinh, còn cha cố là những ông cha có con tinh thần đã làm cha (linh mục) ạ!

    ReplyDelete