1. Giới thiệu
Vấn đề đánh dấu chỗ nào trên chữ tiếng việt đã được giải quyết lâu rồi, ngay cả chứng minh có thể giải quyết một cách tự động [1]. Chữ tiếng việt mang dấu trên chủ âm. Trong [2] tác giả đã đưa ra một số quy luật cho phép chúng ta có thể đánh dấu mà không sai chính tả, những quy luật này dựa trên nguyên tắc xác định đâu là chủ âm trong chuỗi nguyên âm của một chữ tiếng việt. Bài này không có gì mới trên những ý lớn so với hai bài đã dẫn. Nó chỉ có tham vọng có ích vì : một là những bài kia đã cũ khó tìm, hai là nó dựa vào ngữ âm để thấy rõ hơn tại sao có các quy luật nêu ra trong [2], được tóm gọn trong 4 (+1) mẹo bỏ dấu ; và sau cùng xin đề nghị một quy ước nhất quán nhỏ về chính tả.
Để thêm rõ ràng, trong bài này : tiếng là một đơn vị phát âm hoàn chỉnh của tiếng việt, chữ là biểu hiện bằng chữ viết của tiếng, chữ do một chuỗi ký tự (thay vì chữ cái, hay con chữ) hợp thành, bao gồm các phụ âm ở đầu, các nguyên âm (còn gọi là mẫu âm) ở giữa, và các phụ âm ở cuối. Các phụ âm đầu và cuối đều có thể không hiện diện. a ă â ... là những nguyên âm, các nguyên âm đều có thể thêm dấu (viết gọn của dấu thanh, signe diacritique, tức là các dấu huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng). Trong các chuỗi nhị âm (diphtongues)hay tam âm (triphtongues) thì có hai hay ba nguyên âm, trong đó thường thì một nguyên âm có ảnh hưởng mạnh nhất khi nói và nghe và được gọi là chủ âm, một hay hai nguyên âm kia mờ nhạt hơn được gọi là bán nguyên âm. Dấu thanh dùng để phân biệt sự thay đổi tần số khi phát âm, và nó ảnh hưởng đến chủ âm là chính. Vì vậy đánh dấu trên chủ âm vừa đúng lý thuyết vừa đúng thực tiễn, người không biết gì về ngôn ngữ học cũng viết 90% như vậy.
2. Chủ âm
Nhưng cả vấn đề là xác định đâu là chủ âm của tiếng. Trong [4], tác giả đã dẫn những nhà ngôn ngữ học Lê văn Lý, Nguyễn Đình Hoà và Gregerson cho rằng tiếng Việt chỉ có hai bán nguyên âm /j/ (đọc gần như i) và /w/ (đọc gần như u). Còn các nhị âm khác như iê, ươ và uô là những " khóm mẫu âm phức hợp ", không thể nói đâu là chủ âm. Trong [3] có lẽ tác giả cũng đồng ý như thế, vì đã sắp riêng các cặp nhị âm ia, ua, ưa, iê, ươ, uô ; và chia các bảng khác theo bán nguyên âm.
Không làm về ngôn ngữ học nhưng chúng tôi nhận thấy có thể theo quy luật (ít ra là) có tính hình thức sau đây : nếu một nguyên âm có thể thay thế bằng một phụ âm mà không thay đổi (nhiều) cách phát âm của nguyên âm đứng trước hay sau nó thì có thể coi nó là bán nguyên âm. Chẳng hạn trong thì, thìn và thìa ; mú, múa và mún... trên thực tế người ta cũng thấy dấu được đánh trên các nguyên âm không thay đổi là i hay u. Nếu lý luận như vậy thì có thể chấp nhận trong đó âm a cũng là bán nguyên âm, nó không phải là âm /w/ vì thìa khác hẳn với thìu ; trong tam âm uya ta cũng thấy a đóng vai trò bán nguyên âm (tam âm này cũng thật đặc biệt,người viết không tìm được thí dụ nào ngoài khuya, có thể còn vài tiếng pháp được việt hoá (trong một thời ?) : rất đuya, xuya rồi).
Chỉ còn lại trường hợp iê và ươ mới thực sự là những âm tiết kết hợp chặt chẽ, không thể biết đâu là chủ âm, cũng như các trường hợp khá hiếm oo và ôô.Ở đây chúng tôi sẽ coi như đánh dấu ở sau theo truyền thống là đúng, và như vậy "theo định nghĩa" những chữ đi sau của bốn trường hợp trên là chủ âm. Điều này cũng phù hợp với quy luật nêu trong [2] : " nếu có thể có ký tự nào đi theo nó thì nó là chủ âm ". Nếu quy luật này không xuất phát 100% từ cách phát âm tự nhiên thì nó cũng đúng trên một phần rất lớn. Trong khoa học nhân văn có lẽ điều gì cũng có ngoại lệ, nhưng vì trong thời đại ngày nay, với máy tính và mạng viễn thông, cần có chuẩn mực chính tả, ta cũng nên lấy một quy luật tự nhiên đúng 90% thành một quy luật chuẩn mực (loi normative) cho 100%, nhất là khi trong các ngoại lệ nó không đi ngược lại những thói quen đã có.
Do đó các bảng (*) sau đây, phỏng theo [3], có thay đổi theo đề nghị nói trên. Chúng cho thấy tất cả các nhị âm và tam âm của tiếng Việt, mỗi bảng được sắp xếp theo thứ tự chủ âm. Các bảng này loại trừ hai trường hợp givà qu, ta sẽ xem kỹ lại các trường hợp này sau. Chúng cho phép tìm ra chủ âm một cách giản dị : trong các trường hợp in đậm thì chủ âm ở cuối, và trong mọi trường hợp khác chủ âm ở ngay trước cuối (tức ở giữa các tam âm và ở đầu các nhị âm). Để tiện việc xem xét các bảng đó xin nhắc lại là tiếng việt có 11 nguyên âm, viết theo 12 cách, như sau : a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y. Trong đó ă, â, ê, ô, ơ, ư được gọi là những nguyên âm phụ, theo [2].
Các thí dụ trong các trường hợp in đậm cho thấy khi nào chủ âm nằm cuối cũng có thể thêm vào các phụ âm để làm thành tiếng, không có (còn) ngoại lệ. Và ngược lại, khi chủ âm không ở cuối một nhị âm hay tam âm thì tiếng không thể có thêm phụ âm, vì khi đó bán nguyên âm đã đóng vai trò phụ âm để kết thúc một tiếng rồi.
Bảng 1
Tam âm và thí dụ
oai Xoài
oao Ngoáo (ộp)
oay (Trái) khoáy
uây Nguây nguẩy
oeo (Chết) ngoẻo
iêu Nhiều
yêu Yếu
uya Khuya
uyu Khuỷu (tay)
uôi Tuổi
ươi Người
ươu Rượu
uyê Thuyền
Bảng 2
Nhị âm với bán nguyên âm cuối a và thí dụ
ia Kìa
ua Múa
ưa Khứa
Bảng 3
Nhị âm với i hay ư làm "bán nguyên âm" đầu, và thí dụ
iê (Khập) khiễng
ươ Chườm
Bảng 4
Nhị âm có bán nguyên âm cuối /j/ và thí dụ
ai Mái
ay Máy
ây Mấy
oi Thói
ôi Nhồi
ơi Mới
ui Múi
ưi Ngửi, khung cửi
Bảng 5
Nhị âm có bán nguyên âm cuối /w/ và thí dụ
ao Cháo
au Tháu
âu Mấu
eo Méo
êu Mếu
iu Míu
ưu (Mắc) mứu
Bảng 6
Nhị âm có bán nguyên âm đầu /w/ và thí dụ
oa Choán
oă Xoắn
uâ Luẩn quẩn
oe Khoét
uê Tuếnh (toáng)
uô Xuống
uơ Thuë, quën
uy Suýt (nữa)
Bảng 7
Nhị âm hiếm và thí dụ
oo Goòng
ôô Gôồng
3. Mẹo bỏ dấu
Trong các bảng trên ta không bao giờ thấy (trừ hai ngoại lệ ươ và ôô) các nguyên âm phụ được dùng làm bán nguyên âm cả. Điều này cũng dễ hiểu, vì bán nguyên âm đóng vai trò thứ yếu, phát ra và nghe nhỏ hơn, nên không thể phân biệt kỹ như giữa a với ă... mọi thứ tiếng đều ít bán nguyên âm. Do đó có quy luật " các nguyên âm phụ bao giờ cũng là chủ âm ", trừ các trường hợp ươ và ôô.
Trong hình vẽ đi kèm, các bảng này (trừ bảng 1) được vẽ đè lên một vòng tròn bao gồm tất cả các nhị âm có nguyên âm phụ. Thêm vào đó ta lại phân phát các bảng theo hai phía : bên trái là các bảng nhị âm với chủ âm đi trước và bên phải là các bảng có chủ âm đi sau. Cách xem xét đó cho thấy chỉ còn lại 4 trường hợp nhị âm chưa được quyết định bởi vòng tròn và nửa trái : oa, oe, uy, và oo. Như vậy (theo [2]) ta có thể tóm gọn các quy luật bỏ dấu vào các mẹo sau :
* Chữ có ba nguyên âm : dấu ở giữa, trừ trường hợp uyê.
* Chữ có hai nguyên âm bắt đầu bằng gi hay qu : dấu ở sau.
* Chữ có hai nguyên âm với một nguyên âm phụ ở sau : bỏ dấu trên nguyên âm phụ đó.
* Chữ có hai nguyên âm khác : dấu ở trước, trừ các trường hợp oa, oe, oo, và uy dấu cũng ở sau.
Bốn mẹo trên giải quyết tất cả các trường hợp. Nhưng ngoài ra có một mẹo phụ trội khác cũng có ích : đó là bất cứ chữ nào kết thúc bằng phụ âm là cứ nhắm mắt bỏ dấu trên nguyên âm cuối. Không có ngoại lệ.
4. Sự không nhất quán giữa chính tả và phát âm
Tiếng việt được phiên âm theo mẫu tự Latinh khá muộn trong lịch sử, với các dấu thêm vào như ta đã biết, và được các nhà ngôn ngữ học thời ấy sáng tạo với nhiều kinh nghiệm của các tiếng Latinh đi trước, cho nên đã đạt được sự nhất quán ở mức độ tiếng. Mỗi tiếng có một cách viết (trừ vài trường hợp), và mỗi cách viết đọc ra một tiếng trong mọi ngữ cảnh, không hề nhầm lẫn. Như thế là quá hoàn hảo rồi, các thứ tiếng Anh , Pháp... đều không được như vậy, nhiều khi phát âm phải tuỳ theo ngữ cảnh. Ở đây không có tham vọng đề nghị thay đổi chính tả, mà chỉ nêu ra những sự không nhất quán trong chi tiết để biết, và để hiểu những khó khăn cần khắc phục khi sửa chính tả tự động bằng máy tính.
Thêm nữa, thí dụ thấy trẻ em viết sai chính tả như khuán thay vì khoán, Măi thay vì May ... nếu chúng ta đọc tiếp những đoạn sau thì sẽ thấy không nên mắng mỏ chúng nhiều, vì chúng đã vô tư viết đúng theo cách phát âm hơn chúng ta. Bảo " đánh vần mà xem, này nhé : khờ o kho a khoa en khoan sắc khoán ", chúng sẽ hỏi lại : " thế tại sao viết quán " ?
Thật vậy, khi đi vào phân tích các âm vị, các cách phát âm và sự biểu diễn chúng bằng chính tả qua các tiếng và chữ khác nhau, ta còn thấy nhiều chỗ chưa được nhất quán. Thí dụ như trong bảng 5 (các bảng khác cũng có những vấn đề tương tự) ta thấy chỉ có một bán nguyên âm /w/, gần u hơn o, và u được dùng nhiều hơn. Nhưng ta lại thấy có cả au lẫn ao, vậy chúng khác nhau ở đâu ? Thực ra khác nhau không phải ở bán nguyên âm mà là ở chủ âm : đáng nhẽ phải viết ău thay vì au và au thay vì ao. Như thế ta sẽ thấy có au, ău, âu : hoàn toàn tương ứng với các nguyên âm a, ă , â khi chúng đứng riêng.
Nhưng tại sao khi thì o khi thì u để chỉ một bán nguyên âm duy nhất /w/ ? Đây cũng có lý do của nó. Nếu ta chọn u là duy nhất cho /w/ như trên, ta có thể theo đó sửa đổi bảng 5 và bảng 6 để cho nhất quán, và như thế sẽ phải viết chuán thay vì choán như hiện nay. Nhưng khi ấy nhìn vào bảng 6 dòng 1 và bảng 2 dòng 2, sẽ thấy không thể phân biệt được đâu là Khua của Khoa hiện nay và đâu là Khua của Khua hiện nay.
Vậy thì, để giữ sự nhất quán ở mức độ tiếng, bỏ sự nhất quán của /w/ (gần với u hơn o) bằng cách thay ký tự u bằng ký tự o nếu cần cũng chẳng sao. Và đến nay nhiều thế hệ đã quen nếp rồi, người nào đề nghị viết t-h-ắ-u để đọc như tháu hiện nay và viết t-h-á-u để đọc như tháo hiện nay thì chắc sẽ được mời đi an dưỡng tâm thần ở đâu đó.
Bảng 8 : nhị âm sau q và thí dụ
ua uă uâ ue uê ui uơ uô uy
thí dụ quáng quắn quấn quén quết quịt quờn quốc quỷnh
Bảng 9 : tam âm sau q và thí dụ
uai uao uau uay uây ueo uêu uiu uơi uyê
thí dụ quải quào quạu quạy quấy quẹo quều quíu quới quyết
5. Nhưng chỉ xin phàn nàn một điều thôi
Điều đáng phàn nàn ở đây là i ngắn và y dài. Ngắn dài không theo thời gian phát âm, mà theo hình vẽ chữ. Người Việt phát âm hai ký tự này như nhau, bằng chứng là đối với những chữ đơn âm, hai ký tự i và y thay đổi theo thời trang. Ngày trước hay viết kỷ luật và văn sĩ , cái mốt bây giờ lại hay viết kỉ luật và nhiều người lại thích văn sỹ . Tại sao lại có hai ký tự ? nếu không tìm được lý do ở đơn âm ta thử tìm ở nhị âm xem sao ?
Đây rồi ! ngay bảng 4 hai dòng đầu cho thấy rất rõ ràng sự cần thiết thêm vào y (hay i, tuỳ bạn là văn sĩ hay bạn là văn sỹ), để phân biệt giữa ai / Mái, và ay / Máy. Bé cái lầm ! thưa bạn. Đó cũng vẫn là cái lầm lẫn lịch sử để lại đã nói trong đoạn 4. Hai chữ đó khác nhau ở chủ âm, và thay vì ay đáng nhẽ phải viết ăi cho đủ bộ a, ă, â . Và, với tinh thần vô truớc cao độ, ta có thể đọc Mái, Mắi, Mấi, thoải mái một cách rất cartésien. Mâi một ngằi ?
Sự cần thiết không phải ở ai và ay, mà ở chỗ " không thể cùng cách viết mà khác chủ âm ", cũng như thí dụ trong đoạn 4, vì vậy cần bịa ra một cách viết khác, ở đây giải pháp là thêm vào một ký tự. Chúng ta thử xem dòng 7 bảng 4 và dòng 8 bảng 6 : ta có ui với u làm chủ âm, và uy với y làm chủ âm. Đáng nhẽ thế là tốt đẹp quá rồi, nhưng cái sự làu nhàu lịch sử đáng cho chúng ta lầu bầu là ở đây : thêm vào, nhưng lại không nhất quán. Nói chung ký tự i được dùng riêng nhiều hơn y (khi đứng riêng y chỉ xuất hiện ở cuối những chữ chỉ mang hai ký tự : kỷ, tỷ... nhưng : bỉ, thỉ, phỉ...), thế thì nên chọn i làm chủ âm trong mọi trường hợp mới phải, và chỉ dùng y như là bán nguyên âm thôi. Có thể quy ước : đơn âm thì i, trong nhị âm hay tam âm thì dùng i làm bán nguyên âm và y làm chủ âm ; cũng không sao. Quy định vậi cũng hăi đấi nhỉ ? Kỳa con myu.
Nhưng thay vì thế chữ việt đáng yêu lịch sử để lại cho chúng ta dùng rất hồn nhiên i cũng như y lúc là chủ âm lúc là bán nguyên âm (xem bảng 4, bảng 1, các dòng đầu các bảng 2, 3 và dòng 8 bảng 6). Lại còn hào phóng dùng hai cách viết cho cùng một tam âm nữa chứ : khi kết hợp với các ký tự khác thì phải viết iêu, khi đứng riêng ba ký tự với nhau thì mới là yêu (sao lại ba ?). Yêu là đặc biệt, yếu đuối yểu điệu thế thôi, mà không có thì tiêu điều thiếu thốn. Trách chi con cháu ngẩn ngơ chẳng biết mình văn sĩ hay văn sỹ !
Vậy chỉ xin nhất quán một điều thôi, trước khi quá trễ, vì chữ quý đang trên đà trở thành quí , mong còn cứu vãn được : nếu trong nhị âm uy đã dùng ký tự y làm chủ âm thì phải viết quý. Uỷ quyền chứ, làm sao viết uỉ quyền được, nhỡ đánh dấu sai chỗ nó thành ủi quyền, giống như ủi đất, hỏng.
6. Trường hợp qu
Nhưng nhân tiện đây cũng bàn luôn về u và i trong hai cụm ký tự gi và qu : tại sao đó lại là những trường hợp đặc biệt phải tính đến khi bỏ dấu ? Như thể đó không phải là những nguyên âm. Thực ra trong trường hợp gi thì đúng như thế, vì trong mọi trường hợp (trừ gịa trong giặt gịa) có thể thay gi bằng z. Thí dụ zấu thay cho giấu vẫn đọc thế, chẳng thấy âm i đâu cả.
Còn lại ký tự u. Nếu có thể thay qu bằng một ký tự khác (chẳng hạn k, phát âm giống qu trong tiếng Pháp) không có âm u, thì u trong qu không mang theo âm vị gì cả, nếu không phải coi nó là một bán nguyên âm.
Bảng 8 cho danh sách những chuỗi ký tự có một nguyên âm đi theo qu. Trong bảng này ta không thấy trường hợp nào có thể bỏ ký tự u khi đọc lên cũng như cũng không thể thay qu bằng k. Vậy ở đây rõ ràng phải coi u là bán nguyên âm, cũng chính là bán nguyên âm /w/. Qu của chữ việt khác hẳn qu của chữ Pháp trong đó nhiều khi không có âm /w/.
Xem bảng này ta có thể có ba nhận xét :
Thứ nhất là sự bất nhất quán và trùng lặp giữa cột 6 (qui) và cột 9 (quy), nếu không ta có được 8 cột hoàn toàn tương ứng với bảng 6. Đề nghị phải bỏ trường hợp qui vì trong mọi biến dạng của nó như quít, quỉ, quí... thì cách viết quýt, quỷ, quý... cũng đều phổ thông và nhất quán với quy ước " y là chủ âm trong uy ", phổ biến hơn rất nhiều. Vậy chương trình kiểm tra chính tả nếu thấy ký tự i đi theo sau qu nên đổi thành y, chỉ trừ trường hợp tam âm (q)uiu. Mục đích chúng tôi không phải là cách mạng chính tả toàn diện, mà chỉ là đề nghị sự nhất quán trong cách viết một nhị âm uy này. Còn sự bất nhất giữa các chữ của những tiếng khác chuỗi nguyên âm là thứ yếu và cũng vì vậy có nhiều.
Thứ hai, và điều này không quan trọng lắm, là các âm uă, ua và ue. Thực ra đây là hai cách viết khác của ba nhị âm đã có sắn oă, oa và oe , vì chẳng hạn giữa quăn và xoăn, hoà và quà, choé và qué thì cách phát âm tương tự nhau, chỉ khác vì ảnh hưởng của phụ âm.
Nhưng quan trọng hơn là giữa ua của quả và ua của của, có cùng một cách viết cho hai nhị âm khác nhau. Ta cũng đã gặp hai nhị âm này trong khoa và khua ở đoạn 4, có điều ở đây theo truyền thống không viết quoả, qoả hay coả. Cứ có q là phải có u đi theo chẳng qua là do các vị cố đạo Âu Tây chưa đủ phá chấp khi phiên âm tiếng việt, qua con sông từ Âu sang Á rồi mà vẫn vác cái thuyền qu trên lưng.
Nhưng cái quá khứ ấy đưa đến phải chấp nhận hai hình thức viết cho nhị âm /w/a : ua cho âm qua- , và oa cho mọi trường hợp khác. Sự bất nhất này lại dẫn đến hai lối đánh dấu khác nhau trên cùng chuỗi nguyên âm ua, và chỉ phân biệt được khi đi tìm có hay không có ký tự q đằng trước.
Cuối cùng xin điểm qua các tam âm sau q trong bảng 9 :
Quan hệ giữa uai, uay và uây thì cũng như giữa ai, ay và ây đã xem trong thí dụ Mái, Máy, Mấy. Và cũng theo những phân tích ở trên, ở đây chúng ta dễ nhận thấy uai, uao, uay, ueo, là những cách viết thay cho oai, oao, oay, oeo, dùng trong các trường hợp khác, uây và uyê thì giữ nguyên.
Quíu thì cũng như khuỷu. Biết rồi, khổ lắm, nói mãi.
Còn lại ba tam âm chỉ thấy có sau q là uau, uêu và uơi. Thực ra những chữ như khuạu, khuệu có thể đọc thành tiếng dễ dàng, có điều những tiếng loại này không có trong từ điển.
Những điều này không ảnh hưởng gì đến việc đánh dấu, vì bề gì dấu cũng nằm giữa, trừ trường hợp duy nhất dấu nằm sau là uyê thì cũng đánh dấu như các tiếng không bắt đầu bằng q.
Trong mọi trường hợp âm u là một bán nguyên âm. Từ đó ta cũng có quy tắc dễ nhớ là : không bao giờ có dấu trên ký tự u của qu, vì nó bao giờ cũng chỉ định bán nguyên âm /w/. Ngày trước, có lẽ vì ảnh hưởng Pháp, coi chữ u trong q là chữ bỏ đi, nên không ai mắc lỗi lầm đánh dấu trên chữ u. Bây giờ lỗi ấy lại xuất hiện hơi bị nhiều, chẳng biết tại sao, tại máy tính ? Và ta có thể nói thêm : nếu chữ u trong qu không thừa thì dù sao qu- vẫn là trùng lặp với cu- hay co-.
7. Để kết luận
Đặc biệt trên vấn đề bỏ dấu trên chữ việt, chúng ta có thể dựa trên một quy luật gần như hoàn toàn tự nhiên để lấy làm một quy luật chuẩn mực (nghĩa là phần nhỏ nào có tính cách độc đoán), đó là : dấu đánh trên chủ âm, và chủ âm là nguyên âm có thể có một hay nhiều ký tự đi theo nó trong một chuỗi ký tự để thành chữ tiếng việt. Vì lẽ đạt được một quy luật chính tả đầy đủ và nhất quán như trên về đánh dấu, lại dễ nhớ và dễ áp dụng, là điều rất có lợi về sau này. Hy vọng rằng bài này, khi phân tích cách thể hiện các nhị âm và tam âm trong tiếng việt qua chữ quốc ngữ, biện minh được cho quy luật ấy.
Tuy nhiên, quá trình đó cũng cho thấy : tuy điều quan trọng nhất là sự nhất quán giữa tiếng việt và chữ việt là có thể trở thành hoàn hảo, khi đi sâu hơn vẫn phát hiện một số điều không nhất quán giữa âm và ký tự. Đó là : ký tự i sau g không phải là nguyên âm ; ký tự u và o đều có thể dùng cho bán nguyên âm /w/ ; các ký tự i và y không được phân chia công tác rõ ràng để làm bán âm hay chủ âm ; qu là thừa. Các điểm này có lý do khách quan và lý do lịch sử. Lý do khách quan nằm ở chỗ phải giải quyết sự phân biệt giữa mỗi cặp nhị âm ui/uy và ua/oa, trong mỗi cặp nhị âm thì chủ âm khi nằm trước khi nằm sau. Cách giải quyết không được nhất quán cho lắm là thuộc vào lịch sử.
Nhưng kinh nghiệm cho thấy những sự bất nhất về chính tả này không có gì là đáng kể, không cản trở gì lắm việc học nói và viết tiếng Việt, vì chúng vẫn nằm trong sự nhất quán và đồng thuận trong từng trường hợp ở mức độ chữ và tiếng.
Điều duy nhất chúng tôi thấy có thể thống nhất ngay là nhị âm uy phải viết với ký tự y. Việc dùng i hay y trong các nhị âm và tam âm khác thì tuy không nhất quán nhưng có đồng thuận. Còn việc lẫn lộn giữa i và y khi chúng là nguyên âm độc nhất thì chỉ có thể hi vọng có được một đại từ điển mà mọi người cho là nghiêm túc và đầy đủ nhất để lấy làm chuẩn mực. Xin thêm : quy ước trong " Từ điển tiếng việt " của Viện Ngôn Ngữ Học là : âm i cuối chữ viết bằng i, trừ trường hợp uy. Tức là không chấp nhận cả kỷ luật lẫn văn sỹ, nhưng chấp nhận cả quýt lẫn quít.
Hà Dương Tuấn
01.2001, Paris
[1] : Ngô Thanh Nhàn, James Đỗ, Nguyễn Hoàng : "Một số kết quả về cách đặt tự động đúng dấu phụ vào chữ tiếng Việt". Tạp chí Ngôn ngữ số 86, tr. 14-23, 1992. Hà Nội, Việt Nam.
[2] : Nguyễn Ngọc Giao : Bỏ dấu ở đâu ? Chính tả chữ Việt, máy vi tính và chương trình tự động bỏ dấu. Diễn Đàn số 13, tr. 20-21, 1.11.1992, Paris.
[3] : Nguyễn Phú Phong : Le Vietnamien fondamental, giáo trình Đại học Paris 7, 1974.
[4] : Diễm Châu : Một điều khẳng định và đôi điều có lẽ, Diễn Đàn số 90, tr. 23-24, 1.11.1999, Paris
Vấn đề đánh dấu chỗ nào trên chữ tiếng việt đã được giải quyết lâu rồi, ngay cả chứng minh có thể giải quyết một cách tự động [1]. Chữ tiếng việt mang dấu trên chủ âm. Trong [2] tác giả đã đưa ra một số quy luật cho phép chúng ta có thể đánh dấu mà không sai chính tả, những quy luật này dựa trên nguyên tắc xác định đâu là chủ âm trong chuỗi nguyên âm của một chữ tiếng việt. Bài này không có gì mới trên những ý lớn so với hai bài đã dẫn. Nó chỉ có tham vọng có ích vì : một là những bài kia đã cũ khó tìm, hai là nó dựa vào ngữ âm để thấy rõ hơn tại sao có các quy luật nêu ra trong [2], được tóm gọn trong 4 (+1) mẹo bỏ dấu ; và sau cùng xin đề nghị một quy ước nhất quán nhỏ về chính tả.
Để thêm rõ ràng, trong bài này : tiếng là một đơn vị phát âm hoàn chỉnh của tiếng việt, chữ là biểu hiện bằng chữ viết của tiếng, chữ do một chuỗi ký tự (thay vì chữ cái, hay con chữ) hợp thành, bao gồm các phụ âm ở đầu, các nguyên âm (còn gọi là mẫu âm) ở giữa, và các phụ âm ở cuối. Các phụ âm đầu và cuối đều có thể không hiện diện. a ă â ... là những nguyên âm, các nguyên âm đều có thể thêm dấu (viết gọn của dấu thanh, signe diacritique, tức là các dấu huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng). Trong các chuỗi nhị âm (diphtongues)hay tam âm (triphtongues) thì có hai hay ba nguyên âm, trong đó thường thì một nguyên âm có ảnh hưởng mạnh nhất khi nói và nghe và được gọi là chủ âm, một hay hai nguyên âm kia mờ nhạt hơn được gọi là bán nguyên âm. Dấu thanh dùng để phân biệt sự thay đổi tần số khi phát âm, và nó ảnh hưởng đến chủ âm là chính. Vì vậy đánh dấu trên chủ âm vừa đúng lý thuyết vừa đúng thực tiễn, người không biết gì về ngôn ngữ học cũng viết 90% như vậy.
2. Chủ âm
Nhưng cả vấn đề là xác định đâu là chủ âm của tiếng. Trong [4], tác giả đã dẫn những nhà ngôn ngữ học Lê văn Lý, Nguyễn Đình Hoà và Gregerson cho rằng tiếng Việt chỉ có hai bán nguyên âm /j/ (đọc gần như i) và /w/ (đọc gần như u). Còn các nhị âm khác như iê, ươ và uô là những " khóm mẫu âm phức hợp ", không thể nói đâu là chủ âm. Trong [3] có lẽ tác giả cũng đồng ý như thế, vì đã sắp riêng các cặp nhị âm ia, ua, ưa, iê, ươ, uô ; và chia các bảng khác theo bán nguyên âm.
Không làm về ngôn ngữ học nhưng chúng tôi nhận thấy có thể theo quy luật (ít ra là) có tính hình thức sau đây : nếu một nguyên âm có thể thay thế bằng một phụ âm mà không thay đổi (nhiều) cách phát âm của nguyên âm đứng trước hay sau nó thì có thể coi nó là bán nguyên âm. Chẳng hạn trong thì, thìn và thìa ; mú, múa và mún... trên thực tế người ta cũng thấy dấu được đánh trên các nguyên âm không thay đổi là i hay u. Nếu lý luận như vậy thì có thể chấp nhận trong đó âm a cũng là bán nguyên âm, nó không phải là âm /w/ vì thìa khác hẳn với thìu ; trong tam âm uya ta cũng thấy a đóng vai trò bán nguyên âm (tam âm này cũng thật đặc biệt,người viết không tìm được thí dụ nào ngoài khuya, có thể còn vài tiếng pháp được việt hoá (trong một thời ?) : rất đuya, xuya rồi).
Chỉ còn lại trường hợp iê và ươ mới thực sự là những âm tiết kết hợp chặt chẽ, không thể biết đâu là chủ âm, cũng như các trường hợp khá hiếm oo và ôô.Ở đây chúng tôi sẽ coi như đánh dấu ở sau theo truyền thống là đúng, và như vậy "theo định nghĩa" những chữ đi sau của bốn trường hợp trên là chủ âm. Điều này cũng phù hợp với quy luật nêu trong [2] : " nếu có thể có ký tự nào đi theo nó thì nó là chủ âm ". Nếu quy luật này không xuất phát 100% từ cách phát âm tự nhiên thì nó cũng đúng trên một phần rất lớn. Trong khoa học nhân văn có lẽ điều gì cũng có ngoại lệ, nhưng vì trong thời đại ngày nay, với máy tính và mạng viễn thông, cần có chuẩn mực chính tả, ta cũng nên lấy một quy luật tự nhiên đúng 90% thành một quy luật chuẩn mực (loi normative) cho 100%, nhất là khi trong các ngoại lệ nó không đi ngược lại những thói quen đã có.
Do đó các bảng (*) sau đây, phỏng theo [3], có thay đổi theo đề nghị nói trên. Chúng cho thấy tất cả các nhị âm và tam âm của tiếng Việt, mỗi bảng được sắp xếp theo thứ tự chủ âm. Các bảng này loại trừ hai trường hợp givà qu, ta sẽ xem kỹ lại các trường hợp này sau. Chúng cho phép tìm ra chủ âm một cách giản dị : trong các trường hợp in đậm thì chủ âm ở cuối, và trong mọi trường hợp khác chủ âm ở ngay trước cuối (tức ở giữa các tam âm và ở đầu các nhị âm). Để tiện việc xem xét các bảng đó xin nhắc lại là tiếng việt có 11 nguyên âm, viết theo 12 cách, như sau : a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y. Trong đó ă, â, ê, ô, ơ, ư được gọi là những nguyên âm phụ, theo [2].
Các thí dụ trong các trường hợp in đậm cho thấy khi nào chủ âm nằm cuối cũng có thể thêm vào các phụ âm để làm thành tiếng, không có (còn) ngoại lệ. Và ngược lại, khi chủ âm không ở cuối một nhị âm hay tam âm thì tiếng không thể có thêm phụ âm, vì khi đó bán nguyên âm đã đóng vai trò phụ âm để kết thúc một tiếng rồi.
Bảng 1
Tam âm và thí dụ
oai Xoài
oao Ngoáo (ộp)
oay (Trái) khoáy
uây Nguây nguẩy
oeo (Chết) ngoẻo
iêu Nhiều
yêu Yếu
uya Khuya
uyu Khuỷu (tay)
uôi Tuổi
ươi Người
ươu Rượu
uyê Thuyền
Bảng 2
Nhị âm với bán nguyên âm cuối a và thí dụ
ia Kìa
ua Múa
ưa Khứa
Bảng 3
Nhị âm với i hay ư làm "bán nguyên âm" đầu, và thí dụ
iê (Khập) khiễng
ươ Chườm
Bảng 4
Nhị âm có bán nguyên âm cuối /j/ và thí dụ
ai Mái
ay Máy
ây Mấy
oi Thói
ôi Nhồi
ơi Mới
ui Múi
ưi Ngửi, khung cửi
Bảng 5
Nhị âm có bán nguyên âm cuối /w/ và thí dụ
ao Cháo
au Tháu
âu Mấu
eo Méo
êu Mếu
iu Míu
ưu (Mắc) mứu
Bảng 6
Nhị âm có bán nguyên âm đầu /w/ và thí dụ
oa Choán
oă Xoắn
uâ Luẩn quẩn
oe Khoét
uê Tuếnh (toáng)
uô Xuống
uơ Thuë, quën
uy Suýt (nữa)
Bảng 7
Nhị âm hiếm và thí dụ
oo Goòng
ôô Gôồng
3. Mẹo bỏ dấu
Trong các bảng trên ta không bao giờ thấy (trừ hai ngoại lệ ươ và ôô) các nguyên âm phụ được dùng làm bán nguyên âm cả. Điều này cũng dễ hiểu, vì bán nguyên âm đóng vai trò thứ yếu, phát ra và nghe nhỏ hơn, nên không thể phân biệt kỹ như giữa a với ă... mọi thứ tiếng đều ít bán nguyên âm. Do đó có quy luật " các nguyên âm phụ bao giờ cũng là chủ âm ", trừ các trường hợp ươ và ôô.
Trong hình vẽ đi kèm, các bảng này (trừ bảng 1) được vẽ đè lên một vòng tròn bao gồm tất cả các nhị âm có nguyên âm phụ. Thêm vào đó ta lại phân phát các bảng theo hai phía : bên trái là các bảng nhị âm với chủ âm đi trước và bên phải là các bảng có chủ âm đi sau. Cách xem xét đó cho thấy chỉ còn lại 4 trường hợp nhị âm chưa được quyết định bởi vòng tròn và nửa trái : oa, oe, uy, và oo. Như vậy (theo [2]) ta có thể tóm gọn các quy luật bỏ dấu vào các mẹo sau :
* Chữ có ba nguyên âm : dấu ở giữa, trừ trường hợp uyê.
* Chữ có hai nguyên âm bắt đầu bằng gi hay qu : dấu ở sau.
* Chữ có hai nguyên âm với một nguyên âm phụ ở sau : bỏ dấu trên nguyên âm phụ đó.
* Chữ có hai nguyên âm khác : dấu ở trước, trừ các trường hợp oa, oe, oo, và uy dấu cũng ở sau.
Bốn mẹo trên giải quyết tất cả các trường hợp. Nhưng ngoài ra có một mẹo phụ trội khác cũng có ích : đó là bất cứ chữ nào kết thúc bằng phụ âm là cứ nhắm mắt bỏ dấu trên nguyên âm cuối. Không có ngoại lệ.
4. Sự không nhất quán giữa chính tả và phát âm
Tiếng việt được phiên âm theo mẫu tự Latinh khá muộn trong lịch sử, với các dấu thêm vào như ta đã biết, và được các nhà ngôn ngữ học thời ấy sáng tạo với nhiều kinh nghiệm của các tiếng Latinh đi trước, cho nên đã đạt được sự nhất quán ở mức độ tiếng. Mỗi tiếng có một cách viết (trừ vài trường hợp), và mỗi cách viết đọc ra một tiếng trong mọi ngữ cảnh, không hề nhầm lẫn. Như thế là quá hoàn hảo rồi, các thứ tiếng Anh , Pháp... đều không được như vậy, nhiều khi phát âm phải tuỳ theo ngữ cảnh. Ở đây không có tham vọng đề nghị thay đổi chính tả, mà chỉ nêu ra những sự không nhất quán trong chi tiết để biết, và để hiểu những khó khăn cần khắc phục khi sửa chính tả tự động bằng máy tính.
Thêm nữa, thí dụ thấy trẻ em viết sai chính tả như khuán thay vì khoán, Măi thay vì May ... nếu chúng ta đọc tiếp những đoạn sau thì sẽ thấy không nên mắng mỏ chúng nhiều, vì chúng đã vô tư viết đúng theo cách phát âm hơn chúng ta. Bảo " đánh vần mà xem, này nhé : khờ o kho a khoa en khoan sắc khoán ", chúng sẽ hỏi lại : " thế tại sao viết quán " ?
Thật vậy, khi đi vào phân tích các âm vị, các cách phát âm và sự biểu diễn chúng bằng chính tả qua các tiếng và chữ khác nhau, ta còn thấy nhiều chỗ chưa được nhất quán. Thí dụ như trong bảng 5 (các bảng khác cũng có những vấn đề tương tự) ta thấy chỉ có một bán nguyên âm /w/, gần u hơn o, và u được dùng nhiều hơn. Nhưng ta lại thấy có cả au lẫn ao, vậy chúng khác nhau ở đâu ? Thực ra khác nhau không phải ở bán nguyên âm mà là ở chủ âm : đáng nhẽ phải viết ău thay vì au và au thay vì ao. Như thế ta sẽ thấy có au, ău, âu : hoàn toàn tương ứng với các nguyên âm a, ă , â khi chúng đứng riêng.
Nhưng tại sao khi thì o khi thì u để chỉ một bán nguyên âm duy nhất /w/ ? Đây cũng có lý do của nó. Nếu ta chọn u là duy nhất cho /w/ như trên, ta có thể theo đó sửa đổi bảng 5 và bảng 6 để cho nhất quán, và như thế sẽ phải viết chuán thay vì choán như hiện nay. Nhưng khi ấy nhìn vào bảng 6 dòng 1 và bảng 2 dòng 2, sẽ thấy không thể phân biệt được đâu là Khua của Khoa hiện nay và đâu là Khua của Khua hiện nay.
Vậy thì, để giữ sự nhất quán ở mức độ tiếng, bỏ sự nhất quán của /w/ (gần với u hơn o) bằng cách thay ký tự u bằng ký tự o nếu cần cũng chẳng sao. Và đến nay nhiều thế hệ đã quen nếp rồi, người nào đề nghị viết t-h-ắ-u để đọc như tháu hiện nay và viết t-h-á-u để đọc như tháo hiện nay thì chắc sẽ được mời đi an dưỡng tâm thần ở đâu đó.
Bảng 8 : nhị âm sau q và thí dụ
ua uă uâ ue uê ui uơ uô uy
thí dụ quáng quắn quấn quén quết quịt quờn quốc quỷnh
Bảng 9 : tam âm sau q và thí dụ
uai uao uau uay uây ueo uêu uiu uơi uyê
thí dụ quải quào quạu quạy quấy quẹo quều quíu quới quyết
5. Nhưng chỉ xin phàn nàn một điều thôi
Điều đáng phàn nàn ở đây là i ngắn và y dài. Ngắn dài không theo thời gian phát âm, mà theo hình vẽ chữ. Người Việt phát âm hai ký tự này như nhau, bằng chứng là đối với những chữ đơn âm, hai ký tự i và y thay đổi theo thời trang. Ngày trước hay viết kỷ luật và văn sĩ , cái mốt bây giờ lại hay viết kỉ luật và nhiều người lại thích văn sỹ . Tại sao lại có hai ký tự ? nếu không tìm được lý do ở đơn âm ta thử tìm ở nhị âm xem sao ?
Đây rồi ! ngay bảng 4 hai dòng đầu cho thấy rất rõ ràng sự cần thiết thêm vào y (hay i, tuỳ bạn là văn sĩ hay bạn là văn sỹ), để phân biệt giữa ai / Mái, và ay / Máy. Bé cái lầm ! thưa bạn. Đó cũng vẫn là cái lầm lẫn lịch sử để lại đã nói trong đoạn 4. Hai chữ đó khác nhau ở chủ âm, và thay vì ay đáng nhẽ phải viết ăi cho đủ bộ a, ă, â . Và, với tinh thần vô truớc cao độ, ta có thể đọc Mái, Mắi, Mấi, thoải mái một cách rất cartésien. Mâi một ngằi ?
Sự cần thiết không phải ở ai và ay, mà ở chỗ " không thể cùng cách viết mà khác chủ âm ", cũng như thí dụ trong đoạn 4, vì vậy cần bịa ra một cách viết khác, ở đây giải pháp là thêm vào một ký tự. Chúng ta thử xem dòng 7 bảng 4 và dòng 8 bảng 6 : ta có ui với u làm chủ âm, và uy với y làm chủ âm. Đáng nhẽ thế là tốt đẹp quá rồi, nhưng cái sự làu nhàu lịch sử đáng cho chúng ta lầu bầu là ở đây : thêm vào, nhưng lại không nhất quán. Nói chung ký tự i được dùng riêng nhiều hơn y (khi đứng riêng y chỉ xuất hiện ở cuối những chữ chỉ mang hai ký tự : kỷ, tỷ... nhưng : bỉ, thỉ, phỉ...), thế thì nên chọn i làm chủ âm trong mọi trường hợp mới phải, và chỉ dùng y như là bán nguyên âm thôi. Có thể quy ước : đơn âm thì i, trong nhị âm hay tam âm thì dùng i làm bán nguyên âm và y làm chủ âm ; cũng không sao. Quy định vậi cũng hăi đấi nhỉ ? Kỳa con myu.
Nhưng thay vì thế chữ việt đáng yêu lịch sử để lại cho chúng ta dùng rất hồn nhiên i cũng như y lúc là chủ âm lúc là bán nguyên âm (xem bảng 4, bảng 1, các dòng đầu các bảng 2, 3 và dòng 8 bảng 6). Lại còn hào phóng dùng hai cách viết cho cùng một tam âm nữa chứ : khi kết hợp với các ký tự khác thì phải viết iêu, khi đứng riêng ba ký tự với nhau thì mới là yêu (sao lại ba ?). Yêu là đặc biệt, yếu đuối yểu điệu thế thôi, mà không có thì tiêu điều thiếu thốn. Trách chi con cháu ngẩn ngơ chẳng biết mình văn sĩ hay văn sỹ !
Vậy chỉ xin nhất quán một điều thôi, trước khi quá trễ, vì chữ quý đang trên đà trở thành quí , mong còn cứu vãn được : nếu trong nhị âm uy đã dùng ký tự y làm chủ âm thì phải viết quý. Uỷ quyền chứ, làm sao viết uỉ quyền được, nhỡ đánh dấu sai chỗ nó thành ủi quyền, giống như ủi đất, hỏng.
6. Trường hợp qu
Nhưng nhân tiện đây cũng bàn luôn về u và i trong hai cụm ký tự gi và qu : tại sao đó lại là những trường hợp đặc biệt phải tính đến khi bỏ dấu ? Như thể đó không phải là những nguyên âm. Thực ra trong trường hợp gi thì đúng như thế, vì trong mọi trường hợp (trừ gịa trong giặt gịa) có thể thay gi bằng z. Thí dụ zấu thay cho giấu vẫn đọc thế, chẳng thấy âm i đâu cả.
Còn lại ký tự u. Nếu có thể thay qu bằng một ký tự khác (chẳng hạn k, phát âm giống qu trong tiếng Pháp) không có âm u, thì u trong qu không mang theo âm vị gì cả, nếu không phải coi nó là một bán nguyên âm.
Bảng 8 cho danh sách những chuỗi ký tự có một nguyên âm đi theo qu. Trong bảng này ta không thấy trường hợp nào có thể bỏ ký tự u khi đọc lên cũng như cũng không thể thay qu bằng k. Vậy ở đây rõ ràng phải coi u là bán nguyên âm, cũng chính là bán nguyên âm /w/. Qu của chữ việt khác hẳn qu của chữ Pháp trong đó nhiều khi không có âm /w/.
Xem bảng này ta có thể có ba nhận xét :
Thứ nhất là sự bất nhất quán và trùng lặp giữa cột 6 (qui) và cột 9 (quy), nếu không ta có được 8 cột hoàn toàn tương ứng với bảng 6. Đề nghị phải bỏ trường hợp qui vì trong mọi biến dạng của nó như quít, quỉ, quí... thì cách viết quýt, quỷ, quý... cũng đều phổ thông và nhất quán với quy ước " y là chủ âm trong uy ", phổ biến hơn rất nhiều. Vậy chương trình kiểm tra chính tả nếu thấy ký tự i đi theo sau qu nên đổi thành y, chỉ trừ trường hợp tam âm (q)uiu. Mục đích chúng tôi không phải là cách mạng chính tả toàn diện, mà chỉ là đề nghị sự nhất quán trong cách viết một nhị âm uy này. Còn sự bất nhất giữa các chữ của những tiếng khác chuỗi nguyên âm là thứ yếu và cũng vì vậy có nhiều.
Thứ hai, và điều này không quan trọng lắm, là các âm uă, ua và ue. Thực ra đây là hai cách viết khác của ba nhị âm đã có sắn oă, oa và oe , vì chẳng hạn giữa quăn và xoăn, hoà và quà, choé và qué thì cách phát âm tương tự nhau, chỉ khác vì ảnh hưởng của phụ âm.
Nhưng quan trọng hơn là giữa ua của quả và ua của của, có cùng một cách viết cho hai nhị âm khác nhau. Ta cũng đã gặp hai nhị âm này trong khoa và khua ở đoạn 4, có điều ở đây theo truyền thống không viết quoả, qoả hay coả. Cứ có q là phải có u đi theo chẳng qua là do các vị cố đạo Âu Tây chưa đủ phá chấp khi phiên âm tiếng việt, qua con sông từ Âu sang Á rồi mà vẫn vác cái thuyền qu trên lưng.
Nhưng cái quá khứ ấy đưa đến phải chấp nhận hai hình thức viết cho nhị âm /w/a : ua cho âm qua- , và oa cho mọi trường hợp khác. Sự bất nhất này lại dẫn đến hai lối đánh dấu khác nhau trên cùng chuỗi nguyên âm ua, và chỉ phân biệt được khi đi tìm có hay không có ký tự q đằng trước.
Cuối cùng xin điểm qua các tam âm sau q trong bảng 9 :
Quan hệ giữa uai, uay và uây thì cũng như giữa ai, ay và ây đã xem trong thí dụ Mái, Máy, Mấy. Và cũng theo những phân tích ở trên, ở đây chúng ta dễ nhận thấy uai, uao, uay, ueo, là những cách viết thay cho oai, oao, oay, oeo, dùng trong các trường hợp khác, uây và uyê thì giữ nguyên.
Quíu thì cũng như khuỷu. Biết rồi, khổ lắm, nói mãi.
Còn lại ba tam âm chỉ thấy có sau q là uau, uêu và uơi. Thực ra những chữ như khuạu, khuệu có thể đọc thành tiếng dễ dàng, có điều những tiếng loại này không có trong từ điển.
Những điều này không ảnh hưởng gì đến việc đánh dấu, vì bề gì dấu cũng nằm giữa, trừ trường hợp duy nhất dấu nằm sau là uyê thì cũng đánh dấu như các tiếng không bắt đầu bằng q.
Trong mọi trường hợp âm u là một bán nguyên âm. Từ đó ta cũng có quy tắc dễ nhớ là : không bao giờ có dấu trên ký tự u của qu, vì nó bao giờ cũng chỉ định bán nguyên âm /w/. Ngày trước, có lẽ vì ảnh hưởng Pháp, coi chữ u trong q là chữ bỏ đi, nên không ai mắc lỗi lầm đánh dấu trên chữ u. Bây giờ lỗi ấy lại xuất hiện hơi bị nhiều, chẳng biết tại sao, tại máy tính ? Và ta có thể nói thêm : nếu chữ u trong qu không thừa thì dù sao qu- vẫn là trùng lặp với cu- hay co-.
7. Để kết luận
Đặc biệt trên vấn đề bỏ dấu trên chữ việt, chúng ta có thể dựa trên một quy luật gần như hoàn toàn tự nhiên để lấy làm một quy luật chuẩn mực (nghĩa là phần nhỏ nào có tính cách độc đoán), đó là : dấu đánh trên chủ âm, và chủ âm là nguyên âm có thể có một hay nhiều ký tự đi theo nó trong một chuỗi ký tự để thành chữ tiếng việt. Vì lẽ đạt được một quy luật chính tả đầy đủ và nhất quán như trên về đánh dấu, lại dễ nhớ và dễ áp dụng, là điều rất có lợi về sau này. Hy vọng rằng bài này, khi phân tích cách thể hiện các nhị âm và tam âm trong tiếng việt qua chữ quốc ngữ, biện minh được cho quy luật ấy.
Tuy nhiên, quá trình đó cũng cho thấy : tuy điều quan trọng nhất là sự nhất quán giữa tiếng việt và chữ việt là có thể trở thành hoàn hảo, khi đi sâu hơn vẫn phát hiện một số điều không nhất quán giữa âm và ký tự. Đó là : ký tự i sau g không phải là nguyên âm ; ký tự u và o đều có thể dùng cho bán nguyên âm /w/ ; các ký tự i và y không được phân chia công tác rõ ràng để làm bán âm hay chủ âm ; qu là thừa. Các điểm này có lý do khách quan và lý do lịch sử. Lý do khách quan nằm ở chỗ phải giải quyết sự phân biệt giữa mỗi cặp nhị âm ui/uy và ua/oa, trong mỗi cặp nhị âm thì chủ âm khi nằm trước khi nằm sau. Cách giải quyết không được nhất quán cho lắm là thuộc vào lịch sử.
Nhưng kinh nghiệm cho thấy những sự bất nhất về chính tả này không có gì là đáng kể, không cản trở gì lắm việc học nói và viết tiếng Việt, vì chúng vẫn nằm trong sự nhất quán và đồng thuận trong từng trường hợp ở mức độ chữ và tiếng.
Điều duy nhất chúng tôi thấy có thể thống nhất ngay là nhị âm uy phải viết với ký tự y. Việc dùng i hay y trong các nhị âm và tam âm khác thì tuy không nhất quán nhưng có đồng thuận. Còn việc lẫn lộn giữa i và y khi chúng là nguyên âm độc nhất thì chỉ có thể hi vọng có được một đại từ điển mà mọi người cho là nghiêm túc và đầy đủ nhất để lấy làm chuẩn mực. Xin thêm : quy ước trong " Từ điển tiếng việt " của Viện Ngôn Ngữ Học là : âm i cuối chữ viết bằng i, trừ trường hợp uy. Tức là không chấp nhận cả kỷ luật lẫn văn sỹ, nhưng chấp nhận cả quýt lẫn quít.
Hà Dương Tuấn
01.2001, Paris
[1] : Ngô Thanh Nhàn, James Đỗ, Nguyễn Hoàng : "Một số kết quả về cách đặt tự động đúng dấu phụ vào chữ tiếng Việt". Tạp chí Ngôn ngữ số 86, tr. 14-23, 1992. Hà Nội, Việt Nam.
[2] : Nguyễn Ngọc Giao : Bỏ dấu ở đâu ? Chính tả chữ Việt, máy vi tính và chương trình tự động bỏ dấu. Diễn Đàn số 13, tr. 20-21, 1.11.1992, Paris.
[3] : Nguyễn Phú Phong : Le Vietnamien fondamental, giáo trình Đại học Paris 7, 1974.
[4] : Diễm Châu : Một điều khẳng định và đôi điều có lẽ, Diễn Đàn số 90, tr. 23-24, 1.11.1999, Paris
Đăng lại bài này vì nội dung rất bổ ích cho "viết". Trong bài trình bày logic cũng như hệ thống hóa lại các quy tắc đánh dấu chính tả. Chỉ tiếc là đọc bài này hơi muộn một chút. Cám ơn anh Minh Hair ;) đã giới thiệu.
ReplyDelete