Trong cuộc sống các chân lý khoa học thường được tìm ra bởi quá trình thực nghiệm,kiểm chứng, quy nạp, suy luận. Có những định lý được chứng minh một cách chặt chẽ thuần tuý lý thuyết là sản phẩm của bộ óc (những định lý này thường là toán và vật lý) ví dụ bất đẳng thức Cô sy (cauchy), định lý Archimede, Pythagorus, sác xuất Gauss, nhưng cũng có những phát minh thuần tuý thực nghiệm sau đó các nhà toán học mới bắt tay vào tìm cách chứng minh một cách chặt chẽ, biện chứng để đóng ghim (nail down) vấn đề ấy một cách vĩnh viễn. Trên thực tế, những phát minh mang tính đột phá trong hai thế kỷ qua, tạo nên bước đại nhẩy vọt về khoa học kỹ thuật và tiến bộ của nhân loại phần lớn bắt nguồn từ thực nghiệm. Ví dụ phát minh hiệu ứng quang điện (photoelectric effect), phát minh ra từ trường cua dòng điện, phát minh chất bán dẫn (semiconductivity),...đêu là thực nghiệm.
Các vấn đề xã hội cũng được các kỹ sư mô phỏng giải quyết một cách hiệu quả, thông minh những bài toán hoặc vấn đề nếu đề ra để giải bằng lý thuyết sẽ vô cùng phức tạp, và các bộ óc siêu việt hiếm hoi như Ngô Bảo Châu, Khâu Thành Đồng, Terence Tao, Perelman, không phải lúc nào cũng"xung phong" giơ tay xin giải, thì chỉ cần những kỹ sư hạng trung và một khoản đầu tư không lớn lắm.
Những ví dụ thú vị về cách giải quyết vấn đề bằng thực nghiệm:
1- Một chiếc mô tô chạy nhanh bao nhiêu để đủ nổi trên mặt nước (rẽ sóng lươt qua một con suối chẳng hạn) và chuyện đó có khả thi hay không?
2- Trò ném phi tiêu của võ sỹ thiếu lâm xuyên qua tấm kính là thật hay bịa?
3- Một người đứng trên ván trượt có gắn tên lửa đẩy (rocket propeller) có thể lướt bao xa?
4- Tại một ngã tư có đèn đỏ, bùng binh, biển báo nhường đường, cách thức nào cho lưu lượng giao thông lớn nhất?
5- Trên xa lộ giờ cao điểm, một chiếc xe bất chợt phanh gấp có gây ùn tắc giao thông "ảo" hay không (ghost traffic jam).
7- Khi có động đất, loại nhà nào chịu đựng tốt nhất ... Nhà gỗ, nhà xây, hay nhà bê tông?
8- Khi bị đắm tầu như Titanic: hai người (jack và ...) có thể nằm chung trên chiếc cửa gỗ chờ cứu không, và họ chịu đựng bao lâu khi thân nhiệt bị mất đến chết cóng (hypertemia).
.... Vv và vv
Tất cả các vấn đề kể trên nếu không có thực nghiệm mô phỏng thì chắc cần 100 năm nữa để có nhà vật lý lý thuyết lỗi lạc giải quyết ... Hì hì.
Xin mời xem Mythbuster: hai chàng thực nghiệm người Mỹ đã miệt mài mầy mò thực nghiệm để đưa ra lời giải đáp tối hậu về những giả định (Myth) trong cuộc sống họ là Jamie Hyneman và Adam Savage. Có lẽ những clip thú vị của họ đóng góp không nhỏ vào kho kiến thức của nhân loại, vừa dí dỏm giải trí vừa tác dụng thiết thực .... Họ đã cho ra đời hàng trăm clips
Cái tiết mục thử xem làm "bùng binh" (round about) hay đặt biển báo dừng ở ngã tư (4-way stop) xem cũng vui (nhưng hơi dài dòng mất thì giờ, mình phải bỏ qua đoạn giữa).
ReplyDeleteNgoài ra, nếu không phải phanh và dừng xe hẳn lại thì chắc sẽ đỡ tốn xăng, đỡ gây ô nhiễm cho môi trường hơn.
Bây giờ ở VN bùng binh được bố trí khắp mọi nơi, khá phổ biến.
Hề hề hề,
ReplyDeleteTN à, Mấy cái này anh có được xem trên TV rồi và trộm nghĩ:
1/- Đúng là Tây nó khác, nó "Rách việc" và có nhẽ cũng dư tiền nên mới dám bày ra mấy cái trò nghiên cứu này. Chứ mình cày mửa mật chửa đủ ăn thì lấy tiền đâu mà quăng vào mấy trò nghiên để cứu này chớ.
2/- Trông chờ vào Nhà nước ta nghĩ tới mấy cái việc này thì có lẽ thế hệ con cháu chửa chắc đã được cấp xu teng nào để mà ngâm.....
3/- Đẻ làm những việc như vậy cần có trí tuệ, đam mê , ..... và nhiều tiền mà nhòm lại trong xã hội Việt nam hiện tại thật khó có người hội đủ những yếu tố trên TN ạ.
4/- Bởi thế nếu chỉ có một trong các yếu tố trên thì chả nên "rách việc " mà nghĩ đến chúng.
Thôi thì lại hề hề hề cho vui có nhẽ còn bổ ích hơn .......
1/ cứ lấy tiêu chuẩn của VN "áp dụng" cho thế giới thì đúng là Tây nó rách việc thật ... Vì nó quá "rách việc" nên nó ít người .... Chết chui gầm ô tô, trên từng cây số, ừ sao tây nó "ngu" thế nhỉ, cứ tự động hoá đèn giao thông, cứ tự động hoá điều khiển giao thông làm gì: thà để vài chú giao thông ra đứng đường thì đơ tốn hơn nhiều, các chú ấy lại đc "cải thiện"
ReplyDelete2/ thôi ta lại trở về niềm tự hào muôn thuở Việt nam anh hùng ... :-) ra ngõ gặp anh .... hề hề hề :-)
- Chẳng phải tại thiếu tiền anh B ạ: đã nghe nói nhà vệ sinh xây 4 tỷ ... :)
ReplyDelete- chả thấy cái công trình thực nghiệm mô phỏng hoặc thống kê nào của bộ GTVT có giá trị cỏn con như "nghiên cứu" của hai tay amateur đó ... (Khen tây khen cả ngày)
- đúng là nói cho vui chứ vơis cái "mô hình" hiện tại thì .... Mô phỏng pótay . Com là dễ nhứt :)
Mọi người hãy đọc bài báo mới: "Thách cược 5 triệu USD với thứ trưởng Bộ GTVT",
ReplyDeletehttp://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/thach-cuoc-5-trieu-usd-voi-thu-truong-bo-gtvt-2876798.html
để thấy:
1/ Thực tế Việt Nam không thể mô phỏng được. Hay nói khác đi không có chương trình nào có thể mô phỏng cách quản lý và điều hành theo kiểu Việt Nam.
2/ Muốn có tiền,,, cũng không khó như Bình 3 hề nghĩ. Theo bài báo này việc kiếm tiền "cược" của Thứ trưởng là hoàn toàn khả thi, nếu ông ta dựa vào mô hình bất khả thi của Việt Nam. Tuy nhiên điều kiện "đầu tiên" là ông phải leo lên làm Thứ trưởng thì người ta mới đánh cược, mà ở vị trí ấy nhận cược 5 triệu USD liệu có đáng?
3/ Thử nghiệm đi tàu HN - TP HCM chỉ mất 23 h chắc chắn là đã có, nhưng để nhân rộng ra như Thứ trưởng nghĩ: "Theo Thứ trưởng, điểm mấu chốt làm chậm tốc độ tàu hiện nay là do còn có quá nhiều đường ngang, đường cong chứ không chỉ do khổ đường sắt bị hạn chế. Nếu giải quyết tốt các tồn tại này, thì với đường sắt khổ đơn 1m như hiện nay cũng có thể tăng tốc độ trung bình toàn tuyến lên 80- 90 km mỗi giờ, rút ngắn hành trình Bắc - Nam xuống 24, 25 giờ so với hiện nay là 29,5 giờ."... lại là chuyện đánh đố giới mô phỏng và toàn dân!
4/ Việt Nam không thiếu những hội nghị khoa học: "Cuối tuần qua, Tổng công ty Đường sắt VN đã tổ chức hội thảo định hướng phát triển đường sắt Bắc - Nam với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, quản lý. Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực. Rất tiếc là Ban tổ chức có gửi giấy mời nhưng ông Bá không tới dự".
5/ Các nhà "còm sỹ" của XĐTV nghĩ sao về vấn đề này?
Không dám cá cược là đuối lý là thua lấm lưng trắng bụng ... Nhưng vẫn tuyên bố mình thắng cuộc .... Đó chính là ... "Bên thắng cuộc"
ReplyDeleteAnh NCT viết:
ReplyDelete1/ Thực tế Việt Nam không thể mô phỏng được. Hay nói khác đi không có chương trình nào có thể mô phỏng cách quản lý và điều hành theo kiểu Việt Nam.
Thưa quý anh :) Ta cần mô phỏng thực nghiệm thực tế chứ không cần mô phỏng "cách quản lý điều hành VN làm gì ???
Ví dụ: Bộ GTVT nói đội mũ bảo hiểm an toàn hơn khi giao thông ? vậy thực nghiệm đi: không biết cách làm thế nào à? hỏi tụi Mythbuster họ chỉ cho: Họ đã thực nghiệm rất nhiều kiểu tai nạn giao thông khác nhau và đo được cường độ sang chấn bằng lực kế Accelerometer ... không khó khi set up thực nghiệm đo độ bảo vệ và tác dụng của mũ bảo hiểm.
2- Phân luồng giao thông, làm cầu vượt, lưư lượng giao thông bằng xe máy, xe đạp ô tô xe buýt....vv và vv đều có thể mô phỏng thực nghiệm ở một mức độ nào đó để lượng định được thực tế dù không thể chính xác 100% nhưng tốt hơn đoán mò 50/50 chứ
3- Thực nghiệm độ an toàn của đường sắt (thế kỷ 18) so với các loại đường sắt khác ... quá dễ cũng chưa thấy công bố kết quả đã làm hay chưa ...???
4- Việt Nam không thiếu những hội nghị khoa học: "Cuối tuần qua, Tổng công ty Đường sắt VN đã tổ chức hội thảo định hướng phát triển đường sắt Bắc - Nam với bla bla bla ....
Đây chính là cái lãng phí kinh khủng nhất có thể tránh được ...:-) nhưng nhiều khi lại cần thiết cho ... ai đó
Hì hì...,
Delete- Cách quản lý của VN không ủng hộ các phương án mô phỏng thực nghiệm. Điểm 3 và 4 TN nêu ra có thể có kết quả mà ai cũng biết nhưng không dám nói. Đường sắt các nước lên tiêu chuẩn >1,4 m từ giữa thế kỷ trước!
- Chuyện tàu TN Hà Nội - TPHCM chạy 23h đã được công bố từ lâu (năm 8x -9x). Nay sau bao nhiêu cố gắng quản lý lại... tăng lên 24,5 h???
- Mô phỏng thế nào tình trạng "ăn rau má, phá đường tàu"? Mọi thứ như buloong, ốc vít và kể cả đường ray được "khai thác" mang bán sắt vụn.
- Ép chạy tàu lên tốc độ 100 km/h biến tàu Thống Nhất thành "tàu... tử nạn", ai dám đi? Bao vụ tai nạn đã xảy ra mà năm ngoái là năm bội thu.
Đúng vậy, kết luận lại là ... Nguyễn Như Vân ...svaien Strana vot tak ( cái nước mình nó thế) our country ... Like that (cai nuoc minh no thế) .... Hì hì
DeleteMột tin rật gân nữa nhoé : TP HCM sẽ là một trong những vùng đất ... Underwater trong vòng 20-30 chục năm :)))) ... run Run Run ....:)
Nền kinh tế "định hướng" bằng ... Cái gậy ... Hưo hươ .... Cạch đứng lại ..... Hươ hươ đi tiếp ... Cạch đứng lại .... Veo ... Uỳnh ... Nằm đáy hố ... Hươ hươ gậy .... Có ai đấy không .... Cứu tôi với. :)
Delete