Một
hôm, anh A lái xe trên một con đường nhỏ, khi anh ta đang nhìn ngắm phong cảnh
tươi đẹp, thì tài xế của chiếc xe chở hàng đi ngược chiều bỗng hạ cửa kính
xuống lớn tiếng nói: “Chó!”.
Anh A càng nghĩ càng điên tiết, quyết định hạ cửa kính xuống
quay đầu mắng chửi: “Mày mới là chó ấy!”.
Vừa mắng chửi xong, thì anh đụng phải một đàn chó đi ngang qua đường.
Vừa mắng chửi xong, thì anh đụng phải một đàn chó đi ngang qua đường.
Bạn
thân mến! Đừng vội hiểu lầm ý tốt của người khác, điều này không chỉ thiếu tôn
trọng đối phương, mà còn khiến bạn chịu thiệt thòi hơn. Trước khi tìm hiểu rõ
ràng nguyên nhân, hãy học cách kìm nén cảm xúc, nhẫn nại quan sát, tránh xảy ra
những chuyện đáng tiếc!
Bạn
có biết rằng trên thế giới này từng xảy ra câu chuyện thật đáng tiếc, cũng chỉ
vì không thực hiện lời khuyên trên đây. Hay cũng có thể vì chưa biết lời khuyên
này!
Chuyện kể rằng vào cuối thế kỷ
19 có đôi vợ chồng trông vẻ quê mùa tới trường đại học Harvard. Hai người
ăn mặc giản dị, thậm chí có thể nói là nghèo nàn. Vì bộ com-lê của người chồng
đã mòn xơ cả chỉ, còn chiếc váy của người vợ đã bạc màu. Họ xin gặp ngài hiệu
trưởng, cô thư ký không vui, gắt gỏng:
-
Ông ấy bận rộn cả ngày!
Người vợ trả lời:
-Không
sao, chúng tôi sẽ chờ!
Suốt
một thời gian, cô thư ký không thèm để ý đến họ, trong lòng hy vọng rằng hai
người rốt cuộc sẽ chán ngán mà bỏ đi. Nhưng họ vẫn không nản lòng chở đợi... Thế
rồi ngài hiệu trưởng ra vẻ mặt lạnh lùng của một nhân vật quan trọng, lơ
đãng nghe người phụ nữ nói:
- Chúng tôi có một đứa con trai từng theo học một năm tại trường Harvard của ngài. Cháu yêu trường lắm và cảm thấy sung sướng vì đã được học ở đây. Nhưng chẳng may con tôi đã chết trong một tai nạn (Có tài liệu nói bị thương hàn, có tài liệu nói bị giết). Tôi và chồng tôi muốn xin ngài để chúng tôi làm một cái gì đó kỷ niệm cháu ngay trong khuôn viên trường…
- Chúng tôi có một đứa con trai từng theo học một năm tại trường Harvard của ngài. Cháu yêu trường lắm và cảm thấy sung sướng vì đã được học ở đây. Nhưng chẳng may con tôi đã chết trong một tai nạn (Có tài liệu nói bị thương hàn, có tài liệu nói bị giết). Tôi và chồng tôi muốn xin ngài để chúng tôi làm một cái gì đó kỷ niệm cháu ngay trong khuôn viên trường…
Ngài hiệu trưởng ngạc nhiên, ông nói một cách thô lỗ cộc cằn:
-
Thưa bà, chúng tôi không thể dựng tượng cho mỗi người đã từng theo học ở
Harvard rồi sau đó bị chết. Nếu chúng tôi làm như vậy thì ngôi trường này sẽ
trông giống như một nghĩa trang!
Người
phụ nữ nhanh chóng giải thích:
- Ồ, không phải như vậy. Chúng tôi không có ý định
xây dựng một bức tượng. Chúng tôi nghĩ sẽ xây một tòa nhà cho nhà trường.
Ngài hiệu trưởng nhìn người đàn bà
quê mùa nói:
-Một
tòa nhà! Thế bà có biết một tòa nhà trị giá bao nhiêu không? Chúng tôi phải bỏ
ra bảy triệu rưỡi đô-la mới dựng lên ngôi trường này đấy! ( Có tài liệu nói 70,5 triệu)
Người
phụ nữ im lặng một lát. Ngài hiệu trưởng có vẻ hài lòng. Bây giờ thì ông có thể
rời khỏi họ. Người phụ nữ quay lại phía chồng và nói nhỏ:
- Xây một trường đại học chỉ tốn
ngần ấy thôi sao? Tại sao chúng ta không xây một trường đại học riêng?
Người
chồng gật đầu đồng ý. Thế rồi họ tìm đến Palo Alto (bang California), bỏ
tiền xây dựng nên một ngôi trường đại học mới mang tên họ – trường đại học tổng
hợp Stanford.
Ngài hiệu trưởng đáng kính và cô thư
ký đã không biết rằng:
Người vợ mặc chiếc váy bạc màu cùng người
chồng khoác bộ đồ đã xơ xác chính là ông bà Jane và
Leland Stanford, một trong 4 gia đình giàu nhất nước Mỹ thời đó.
Sân chính (Main Quad) và vùng chung quanh, nhìn từ Tháp Hoover |
Theo wikipedia Viện Đại
học Leland Stanford Junior, thường
được gọi là Viện
Đại học Stanford hay
chỉ Stanford,[1] là viện đại học tư thục thuộc khu vực
thống kê Stanford, California (Hoa Kỳ). Khuôn viên chính của viện đại học này rộng rãi và đẹp đẽ, nằm cách San
Francisco 60 kilômét
về phía đông nam, nó ở phần chưa được sáp nhập của Quận Santa Clarabên cạnh thị
trấn Palo Alto, và nằm ở
trung tâm Thung lũng Silicon cả về vị trí địa lý và lịch sử. Là viện đại học có
diện tích lớn thứ hai trên thế giới, Viện Đại học Stanford có chương trình đầy
đủ cho sinh viênđại học cũng như sinh viên sau
đại học, cùng với một trung tâm y khoanổi tiếng và nhiều trung tâm nghiên cứu và dự án phục vụ. Cùng vớiViện Đại
học Harvard, Viện Đại học
Yale và Viện Đại
học Princeton, Viện Đại học Stanford
nằm trong nhóm những viện đại học tốt nhất của Hoa Kỳ.
Viện Đại học Stanford được thành lập bởi Leland
Stanford, trùm tư bản vềđường
xe lửa và Thống
đốc California, và vợ ông, Jane
Stanford. Viện đại học được đặt theo tên người con duy nhất của hai
vợ chồng, Leland
Stanford, Jr., anh chết do bệnh thương hàn khi còn trẻ. Những người dân địa
phương và các thành viên của viện đại học thường gọi trường là The Farm ("Trại"), vì trường nằm tại
địa điểm đã từng là trại nuôi ngựa của Leland Stanford.
Giấy phép thành lập Viện Đại học Stanford được viết ngày 11 tháng 11 năm1885 và được chấp nhận bởi Ban Quản trị đầu
tiên ngày 14 tháng 11. Viên đá móng được đặt xuống ngày 14 tháng 5 năm 1887,
và trường mở cửa chính thức ngày 1 tháng 10 năm 1891 đón 559 sinh viên. Học phí được miễn.
Có 15 giáo sư, trong đó bảy giáo sư đến từ Đại học Cornell.
Trường được thành lập với danh nghĩa cơ sở đào tạo hỗn
hợp cho cả nam và nữ,
nhưng trong nhiều năm, họ vẫn hạn chế số sinh viên nữ nhập học.
Khẩu hiệu chính thức của Viện Đại học Stanford, do gia đình
Stanford lựa chọn, là Die Luft
der Freiheit weht. Dịch từ tiếng Đức, câu nói này
của Ulrich
von Hutten có nghĩa
"Gió của tự do thổi." Vào lúc viện đại học được thành lập, tiếng Đức
vừa mới thay thế tiếng Latinh trong
vai trò ngôn ngữ chính của khoa học và triết học (và
nó giữ vị trí đó cho đến Đệ nhị thế chiến).
Còn sau đây là một
giai thoại khác ở trường Stanford:
CÂU CHUYỆN NHÂN QUẢ
TẠI ĐẠI
HỌC STANFORD NĂM 1892
(Hay là Một câu chuyện có thật của 120 năm về trước)
Đây là một
câu chuyện có thật xảy ra vào năm 1892 tại trường đại học Standford
Một sinh
viên 18 tuổi đang cố xoay sở để trả học phí. Cậu mồ côi và không biết nhờ cậy
vào ai để xin tiền. Rồi cậu nghĩ ra một cách thật hay ho. Cậu và một người bạn
quyết định tổ chức một buổi hoà nhạc tại trường để gây quỹ kiếm tiền trả học
phí cho cả hai.
Họ tìm đến nhà dương cầm nổi tiếng Ignacy J. Paderewski. Ông bầu của nhạc sĩ yêu cầu phải các cậu phải đảm bảo thanh toán một khoản thù lao là 2.000$ cho buổi độc tấu dương cầm. Giao kèo được thoả thuận và hai cậu sinh viên bắt tay tổ chức để buổi biểu diễn được thành công.
Ngày trọng đại đó rồi cũng đến. Paderewski biều diễn tại Standford. Nhưng không may, hai bạn trẻ không thể xoay sở để bán hết số vé. Tổng số tiền mà họ thu được chỉ vỏn vẹn 1.600 $. Thất vọng, họ tìm đến Stanford để giải thích hoàn cảnh của họ. Hai cậu sinh viên trao hết 1.600 $ cho Paderewski cùng tấm chi phiếu 400 $ cho khoản tiền còn thiếu với lời hứa rằng họ sẽ tranh thủ thanh toán tấm séc này sớm nhất..
Paderewski nói, “Không, việc này không thể chấp nhận được.” Ông xé tấm chi phiếu, đưa lại 1.600 $ cho hai cậu sinh viên và nói: “Đây là 1.600 $. Hãy thanh toán mọi chi phí mà các bạn còn thiếu nợ, giữ số tiền mà các bạn cần để thanh toán học phí, tôi chỉ lấy phần tiền còn dư.” Hai cậu sinh viên ngạc nhiên và rối rít cám ơn Paderewski.
Nó chỉ là một nghĩa cử nhỏ bé thể hiện một tấm lòng tử tế, nhưng rõ ràng cho thấy rằng Paderewski là một con người có nhân cách lớn.
Tại sao ông ta phải giúp hai thanh niên mà ông chẳng hề quen biết. Chúng ta ai cũng tình cờ gặp những tình huống như vậy trong đời mình. Và hầu hết chúng ta chỉ nghĩ: “Nếu giúp họ, chuyện gì sẽ xảy ra cho ta?” Nhưng những con người vĩ đại thì lại nghĩ rằng: “Nếu ta không giúp họ, điều gì sẽ xảy ra cho họ?” Họ giúp và không mong có sự đền đáp. Họ làm điều đó vì họ cảm thấy rằng đó là một việc đúng cần phải làm.
Paderewski sau đó trở thành Thủ tướng của Ba Lan. Ông là một nhà lãnh đạo tài ba nhưng không may, chiến tranh Thế giới xảy ra, Ba Lan bị tàn phá. Hơn 1,5 triệu người dân trong nước lâm vào cảnh đói và không có tiền để cung cấp cái ăn cho họ. Paderewski không biết cầu cứu ở đâu, ông quyết định tìm đến Tổ chức Cứu trợ Lương thực Hoa Kỳ để xin giúp đỡ. Lãnh đạo của tổ chức này lúc bấy giờ là Herbert Hoover, sau này trở thành Tổng thống Hoa Kỳ. Hoover đồng ý giúp và nhanh chóng gửi hàng tấn ngủ cốc để cứu đói cho người dân Ba Lan.
Thảm họa được đẩy lùi. Thủ Tướng Paderewski cảm thấy nhẹ nhõm. Ông quyết định sang Mỹ gặp Hoover để đích thân cảm ơn. Khi Paderewski bắt đầu nói lời cảm ơn Hoover vì nghĩa cử cao thượng của ông, thì Hoover vội cắt ngang và nói: “Ngài không cần phải cảm ơn tôi, thưa Thủ Tướng. Có lẽ ngài không còn nhớ câu chuyện này, nhưng vài năm trước, ngài đã giúp hai cậu sinh viên trẻ tuổi tiếp tục học đại học tại Hoa Kỳ, và tôi là một trong hai sinh viên ấy.”
Họ tìm đến nhà dương cầm nổi tiếng Ignacy J. Paderewski. Ông bầu của nhạc sĩ yêu cầu phải các cậu phải đảm bảo thanh toán một khoản thù lao là 2.000$ cho buổi độc tấu dương cầm. Giao kèo được thoả thuận và hai cậu sinh viên bắt tay tổ chức để buổi biểu diễn được thành công.
Ngày trọng đại đó rồi cũng đến. Paderewski biều diễn tại Standford. Nhưng không may, hai bạn trẻ không thể xoay sở để bán hết số vé. Tổng số tiền mà họ thu được chỉ vỏn vẹn 1.600 $. Thất vọng, họ tìm đến Stanford để giải thích hoàn cảnh của họ. Hai cậu sinh viên trao hết 1.600 $ cho Paderewski cùng tấm chi phiếu 400 $ cho khoản tiền còn thiếu với lời hứa rằng họ sẽ tranh thủ thanh toán tấm séc này sớm nhất..
Paderewski nói, “Không, việc này không thể chấp nhận được.” Ông xé tấm chi phiếu, đưa lại 1.600 $ cho hai cậu sinh viên và nói: “Đây là 1.600 $. Hãy thanh toán mọi chi phí mà các bạn còn thiếu nợ, giữ số tiền mà các bạn cần để thanh toán học phí, tôi chỉ lấy phần tiền còn dư.” Hai cậu sinh viên ngạc nhiên và rối rít cám ơn Paderewski.
Nó chỉ là một nghĩa cử nhỏ bé thể hiện một tấm lòng tử tế, nhưng rõ ràng cho thấy rằng Paderewski là một con người có nhân cách lớn.
Tại sao ông ta phải giúp hai thanh niên mà ông chẳng hề quen biết. Chúng ta ai cũng tình cờ gặp những tình huống như vậy trong đời mình. Và hầu hết chúng ta chỉ nghĩ: “Nếu giúp họ, chuyện gì sẽ xảy ra cho ta?” Nhưng những con người vĩ đại thì lại nghĩ rằng: “Nếu ta không giúp họ, điều gì sẽ xảy ra cho họ?” Họ giúp và không mong có sự đền đáp. Họ làm điều đó vì họ cảm thấy rằng đó là một việc đúng cần phải làm.
Paderewski sau đó trở thành Thủ tướng của Ba Lan. Ông là một nhà lãnh đạo tài ba nhưng không may, chiến tranh Thế giới xảy ra, Ba Lan bị tàn phá. Hơn 1,5 triệu người dân trong nước lâm vào cảnh đói và không có tiền để cung cấp cái ăn cho họ. Paderewski không biết cầu cứu ở đâu, ông quyết định tìm đến Tổ chức Cứu trợ Lương thực Hoa Kỳ để xin giúp đỡ. Lãnh đạo của tổ chức này lúc bấy giờ là Herbert Hoover, sau này trở thành Tổng thống Hoa Kỳ. Hoover đồng ý giúp và nhanh chóng gửi hàng tấn ngủ cốc để cứu đói cho người dân Ba Lan.
Thảm họa được đẩy lùi. Thủ Tướng Paderewski cảm thấy nhẹ nhõm. Ông quyết định sang Mỹ gặp Hoover để đích thân cảm ơn. Khi Paderewski bắt đầu nói lời cảm ơn Hoover vì nghĩa cử cao thượng của ông, thì Hoover vội cắt ngang và nói: “Ngài không cần phải cảm ơn tôi, thưa Thủ Tướng. Có lẽ ngài không còn nhớ câu chuyện này, nhưng vài năm trước, ngài đã giúp hai cậu sinh viên trẻ tuổi tiếp tục học đại học tại Hoa Kỳ, và tôi là một trong hai sinh viên ấy.”
THẾ GIỚI
NÀY ĐÚNG THẬT LÀ TUYỆT VỜI, KHI BẠN CHO ĐI THỨ GÌ, BẠN SẼ NHẬN LẠI ĐƯỢC NHỮNG
ĐIỀU TƯƠNG TỰ.
Martine Đức Nguyễn,
C/N 2012/09/27
Nguyên tác Anh ngữ:
https://immstories.wordpress.com/tag/1892/
https://immstories.wordpress.com/tag/1892/
"Đây là một câu chuyện có thật xảy ra vào năm 1892 tại trường đại học Standford
ReplyDeleteMột sinh viên 18 tuổi đang cố xoay sở để trả học phí."
Tôi thấy có gì đó không ổn, vì 1-10-1891 trường nhận 559 sinh viên, học phí được miễn, thì một năm sau miễn học phí cho một sinh viên mồ côi và tài năng như Herbert Hoover là chuyện quá đơn giản! Bởi vậy tôi nghĩ rằng nên viết "một sinh viên 18 tuổi đang cố gắng xoay sở để có tiền ăn học" thì hợp lý hơn.