Pages

Sunday, September 16, 2012

Chiến lược đầu tư trên thị trường chứng khoán

Chào các anh chị năm trên, chào các bạn !
Em là Điệp, khóa 79-82. Em làm trong lĩnh vực mà bây giờ cả xã hội chê bai, dè bỉu : CK. Em cũng khá bận. Hôm nay, nhân lúc vừa viết xong nhận định TTCK cho tuần mới. Em gửi cả nhà đọc chơi. Biết đâu, lại có ai định nhảy vào "sòng" này chăng !



CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ
         TTCK Việt Nam giai đoạn hiện nay gợi lên hình ảnh một con tàu trong tâm bão. Vừa mong manh, tròng trành, vừa bị sóng gió giập vùi. Nhưng dù trong giông tố, không phải là tuyệt vọng. Vẫn có những hy vọng, để từ đó có thể vạch ra những chiến lược đầu tư nhất định.
         Những yếu tố mang tính quyết định cho TTCK hiện tại là gì? Theo tôi có 3 yếu tố :
         1. Thứ nhất : nỗi lo sợ bất ổn. Tâm lý TT nặng nề chờ đón những vụ bắt bớ mới kể từ sau vụ Bầu Kiên. Vẫn biết rằng, tái cấu trúc nền kinh tế như một cuộc Đại phẫu, phải chịu đau đớn. Nhưng ít người ngờ đến kịch bản mang tính “khốc liệt” như giai đoạn này. Thế nhưng bất kỳ sự bất ổn nào cuối cùng cũng đều có phương cách giải quyết. Hy vọng, những bộ óc lãnh đạo với sự tỉnh táo, bình tĩnh và sáng suốt, sẽ “ném chuột mà không vỡ bình”.
         Hội nghị TW lần thứ 6 (khóa 11) sẽ diễn ra vào tháng 10. Đây sẽ là một Hội nghị quan trọng. Có thể mọi vấn đề sẽ được giải quyết một cách triệt để tại đây.
         Nhà đầu tư cũng không nên quá lo lắng. TTCK sẽ trở về với đúng bản chất của nó. Những chính sách về tài khóa, tiền tệ, tình hình biến động của LS, CPI và KQKD của DN sẽ là yếu tố chính tác động đến giá CP.
        
         2. Thứ hai : tình hình kinh tế thế giới đã có nhựng chuyển biến lớn. Gói kích thích tăng trưởng QE3 đã được tung ra. Các chỉ số CK toàn cầu liên tiếp thăng hoa. Bên cạnh đó, giá cả các loại vật liệu cơ bản cũng tăng cao. Những vấn đề này cũng ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế cũng như TTCK Việt Nam. Nỗi lo lạm phát lại quay trở lại. Thế nhưng, vẫn có thể tận dụng những vấn đề này để biến thành lợi thế cho nền kinh tế. Nhất là khi chúng ta vừa đối mặt với đợt giảm phát lớn.
               .
3.      Thứ ba : động thái của khối ngoại. Mặc dù TT giảm điểm, nhưng khối ngoại liên tiếp mua ròng. Các quĩ ETF nâng qui mô cả về số lượng và định lượng. Mặc dù chỉ đầu tư ban đầu ở số tiền khá khiêm tốn, nhưng việc Quĩ đầu tư lớn nhất thế giới Ishare có tham gia vào TT Việt nam là một sự tác động tâm lý khá tích cực cho TT.
         Trong 1-2 tuần tới sẽ có sự kiện chốt NAV. Đây cũng sẽ được kỳ vọng là một cơn sóng ngắn cho TT.
         Đã hiểu rõ những tác động của TT, vậy chiến lược của chúng ta là gì? Theo tôi, TT sẽ khó có thể giảm sâu. Ngưỡng 380 điểm tương đối chắc chắn. Nhưng TT giai đoạn này nếu không có những tin tức vĩ mô đột biến, cũng rất khó có thể tăng mạnh. Tôi nghĩ, 440 điểm là đỉnh rất khó có thể vượt qua trong các tháng cuối năm. Thế nhưng index cũng chỉ mang tính ước lệ mà thôi. TT đang và sẽ tiếp tục phân hóa. Việc tìm kiếm mã CP tốt để đầu tư là điều rất quan trọng. Ngoài ra, việc ra vào hợp lý (trading T+) dựa trên các mã đầu tư cũng sẽ mang lại sự hiệu quả không nhỏ.
         Căn cứ vào các yếu tố vĩ mô chung và giá trị nội tại DN, tôi nhận thấy cơ hội đầu tư tại một số mã CP cụ thể như sau :
1.                        Dòng Bank : ACB (vùng giá 18), EIB (15)
2.                        Dòng CK : SSI (18), KLS (9)
3.                        Dòng BĐS : LCG (8), ITC (8), NTL (16), DIG (13), SJS (20), SCR (7)
4.                        Dòng sản xuất : HSG (18), CSM (25), DRC (25), PGS (17)
5.                        CP Bluechip : VNM (110), GAS (40), MSN (100), BVH (30)
Việc chọn mã đầu tư nên cân nhắc trên dòng vốn, khả năng nhanh nhạy và sự chịu đựng.
Để kết thúc, tôi xin dẫn lời của ông chủ tập đoàn Trung Nguyên : chính trị là nhất thời, cà phê mới là vĩnh cửu. Café là niềm đam mê, là cuộc sống của Đặng Lê Nguyên Vũ. Còn đối với chúng ta là gì đây? Chắc hẳn là CHỨNG KHOÁN rồi.
Xin chúc mọi người có ngày giao dịch đầu tuần vui vẻ và thành công.
Nguyễn Hồng Điệp (K79-82) 

3 comments:

  1. Mình dốt CK quá. Đọc qua rồi hì hụi google mới biết:
    - BVH không phải là anh BVHa ;)
    - VN bây giờ có một cái nhất ở tầm cỡ thế giới rất đáng tự hào.

    Định "nhảy vào sòng" nhưng phải tra tự điển mệt wá. Những cái dê dễ như "LS và KQKD của DN" thì đoán được, còn CPI thì chắc là consumer price index? Hay là cái này ;)?

    ReplyDelete
  2. Hề hề hề.
    Lùn tui vốn yếu bóng vía, kể từ ngày VN có thị trường chứng khoán, Lùn tui vẫn chỉ nghe nghé cho vui chứ chửa dám nhảy vô chơi thử lần nào. Cứ nghe những anh nọ chị kia, sau vài vụ khoán ....Trứng mà trở nên tỷ phú với đại gia làm Lùn tui xanh hết cả ..... mũi.
    Lại nghe có anh vì Trứng ...... bể mà phải leo rào hay vượt tường tự ..... cứu mà Lùn tui sợ càng thêm .....xanh.
    Nay đọc được cái sự phân tích xâu sắc này của chuyên gia khoán .... trứng. Lùn tui sẽ cố tích cóp để mua dăm viên thuốc liều cộng với vài vỉ tấy ..... Run. Hy vọng sẽ đủ bản lĩnh để chơi thử vài Trứng, xem có kiếm được tí gì để báo công với vợ hay không.???
    Hề hề hề,
    Cám ơn chuyên gia thị trường nhiều nha.....

    ReplyDelete
  3. Hehe, không biết gì về CK nên chỉ biết góp bằng cách copy đoạn báo vào đây cho... oai:

    Phiên chiều 18/9 thị trường đột ngột lao dốc. VN-Index mất mốc 400 điểm ngay đầu giờ chiều và lao thẳng xuống 394,51 điểm, mất hẳn 7,24 điểm tương ứng giảm 1,8%. HNX-Index giảm 2,22 điểm xuống 56,48 điểm tương ứng giảm 3,78%.

    Trên HoSE, trong khi chỉ có 15 mã tăng trần, 55 mã tăng giá, 65 mã đứng yên thì có tới 190 mã giảm, 100 mã giảm sàn. Trên HNX, mã giảm cũng áp đảo mã tăng với tỉ lệ 187 mã giảm, 94 mã giảm sàn và 42 mã tăng, 12 mã tăng trần, số lượng mã đứng giá ở mức 163.

    VN30-Index cũng lao dốc mạnh, mất 7,88 điểm còn 460,44 điểm với vỏn vẹn 3 mã tăng giá, 1 mã đứng yên và có tới 26 mã giảm, 12 mã giảm sàn. Trong khi đó, HNX30-Index cũng mất 4,69 điểm với duy nhất 1 mã tăng trần và 27 mã giảm.

    Các cổ phiếu ngân hàng phiên này mất 3,44%. ACB, EIB, HPG, VCB, ITA đều giảm sàn đồng loạt. Trong khi trên sàn Hà Nội, ACB dư bán sàn 500 nghìn đơn vị thì tại HoSE, VCB dư bán sàn 24 nghìn cổ phiếu. VCB mất giá mạnh, tới 1.300 đồng/cp giảm còn 25.800 đồng. Trong khi đó, các mã cổ phiếu ngân hàng khác như CTG của VietinBank và MBB của NH Quân đội cũng lần lượt giảm điểm. EIB giao dịch trên 2 triệu đơn vị, không có dư mua cuối phiên.

    Mã được kỳ vọng nhất là BVH cũng không thể trụ nổi, mất 200 đồng, giảm còn 30.000 đồng/cp. Nhà đầu tư nước ngoài đã tranh thủ mua vào 900 nghìn đơn vị, khối lượng giao dịch BVH tăng vọt lên trên 2 triệu cổ phiếu.

    Với việc sản lượng thép 8 tháng đầu năm tăng gần 10% so tháng trước đã giúp cổ phiếu HPG của Hòa Phát tăng trần phiên thứ 4 liên tiếp. Tuy nhiên, chốt phiên chiều nay, HPG bị đẩy xuống mức sàn, mất 1.100 đồng còn 21.300 đồng/cp.

    Chốt phiên, STB vẫn giữ được sắc xanh "le lói" trên bảng giá, tăng lên 21.500 đồng/cp với lượng thu mua của khối ngoại đạt trên 985 nghìn đơn vị.

    ReplyDelete