Mùa cưới chính là mùa khô, ngày xưa các cụ hay chọn cưới vào
mùa đông vì các lý do sau:
- mùa đông hầu như không mưa.
- đó là thời gian rảnh rỗi nhất trong năm.
- Người ta thường hay nói"một người đàn bà bằng ba đống rấm"(đó là người bình thường có người còn bằng 9 đống rấm chứ chẳng phai 3) do đó lấy về để khỏi chết rét. (sửa lại theo yêu cầu tác giả - NCT)
- mùa đông hầu như không mưa.
- đó là thời gian rảnh rỗi nhất trong năm.
- Người ta thường hay nói"một người đàn bà bằng ba đống rấm"(đó là người bình thường có người còn bằng 9 đống rấm chứ chẳng phai 3) do đó lấy về để khỏi chết rét. (sửa lại theo yêu cầu tác giả - NCT)
Vì thế mà
bây giờ đang là mùa cưới, trong mùa cưới này Bình lớp i vàng của chúng
ta đã trở thành bố vợ. Nhưng nói tới chuyện cưới xin chúng ta không thể không
nói đến hạnh phúc. Theo thống kê gần đây
ở Mỹ cứ 2 cặp hôn nhân thì 1 cặp bị đổ bể, còn ở Pháp cứ 3 cặp hôn nhân thì 1
cặp đổ bể. ( Riêng thu đô Pari thì 2 cặp hôn nhân 1 cặp đổ bể).
Tuy vậy, trong lúc người ta đang
thi đua nhau ly dị thì cặp vợ chồng giữ kỷ lục Guinness về cuộc sống hôn nhân
lâu nhất thế giới là cụ ông John 101 tuổi và cụ bà Amelia 99 tuổi. Các cụ chung
sống đến nay đã 82 năm (tính đến 2005). Cặp vợ chồng này làm lễ cưới trong nhà
thờ Công Giáo La Mã tại thành phố Providence ,
thuộc tiểu bang Rhode Island
vào năm 1923 và có với nhau 2 cô con gái. Cô út hiện đang sống chung với hai
cụ. Khi được hỏi bí quyết nào giúp hai cụ sống hạnh phúc đến “Đầu bạc răng
long” như vậy. Cụ ông đáp: “ Có bí quyết gì đâu, cứ cố gắng nhẫn nhịn và hiểu
biết lẫn nhau mà thôi”
Câu trả lời của cụ ông ở đây cũng
giống như câu ca dao của Việt Nam
chúng ta:
“Yêu
nhau trăm sự chẳng nề
Một
trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng”
Quả vậy, tình yêu quảng đại sẽ gắn
kết hai con người với nhau một cách sâu xa và bền vững. Như các cụ ngày xưa
thường nói “ Thương nhau trái ấu cũng tròn” hay “ Chồng yêu cái tóc nên dài,
cái duyên nên đẹp, cái tài nên khôn”. Rồi thì:
“Lỗ
mũi thì tám gánh lông,
Chồng
yêu chồng bảo râu rồng trời cho.
Đêm
nằm thì ngáy o…o,
Chồng
yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà.
Đi
chợ thì hay ăn quà,
Chồng
yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm.
Trên
đầu những rác cùng rơm,
Chồng
yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu”
Cùng với tình yêu, hai người yêu
nhau có thể chấp nhận mọi khó khăn gian khổ:
“Yêu
nhau mấy núi cũng trèo,
Mấy
sông cũng lội mấy dèo cũng qua”
Vì thế mà thánh nữ Têrêxa thành
Lisieux đã nói: “ Tình yêu và hy sinh là một, không hy sinh thì chưa gọi là
tình yêu”.
Tương tự như lời dạy của thánh nữ,
câu chuyện trầu cau và phong tục ăn trầu của chúng ta mang một ý nghĩa rất tâm
thúy: Càng bị nghiền nát, nhai nghiến thì lại càng đỏ thắm tình yêu.
“Con
đường nghiền nát trầu cau
Nên
màu đỏ thắm nên màu sắt son”
Phong tục của chúng ta vào ngày
cưới không cho nhau kẹo ngọt, mía lùi mà:
“Tay bưng bát muối chấm gừng
Gừng
cay muối mặn xin đừng quên nhau”
………..
Muốn có được hạnh phúc lứa đôi,
chúng ta phải biết sống hạnh phúc ở mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh. Đài truyền
hình Mỹ đã phỏng vấn 1 cụ già người Mỹ, thọ rất cao và luôn sống hạnh phúc.
Người ta đã đặt câu hỏi như sau: “Thưa cụ chắc cụ có một bí quyết đặc biệt để
được hạnh phúc?”
Cụ già đã trả lời một cách đơn sơ
như sau: “ Không, tôi chả có một bí quyết nào gọi là đặc biệt cả. Trái lại nó
rất đơn giản như chiếc mũi trên mặt ông vậy!” Cụ già giải thích như sau: “ Mỗi
sáng ngủ dậy, tôi có hai điều chọn lựa: Một là sống hạnh phúc, hai là sống bất
hạnh. Bạn nghĩ xem tôi sẽ chọn điều nào? Dĩ nhiên là tôi chọn được hạnh phúc”.
Chính Abraham Lincol cũng đã nói: “ Con người sở dĩ có được hạnh phúc, sung
sướng hay không, cũng tại lòng tưởng nghĩ như vậy.”
Chúng ta sẽ hạnh phúc, nếu chúng ta
muốn như thế. Đó là điều dễ thực hiện nhất trên đời. Còn nếu ai dó chọn sự bất
hạnh, đi đến đâu cũng than thân trách phận, người đó sẽ dược như ý! Nhưng nếu
chúng ta luôn tự nhủ rằng: “ Cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao…” Thì
chắc chắn là chúng ta sẽ được điều mà chúng ta muốn!
Tụi trẻ con giỏi hơn chúng ta về nghệ thuật sống hạnh
phúc, chúng luôn yêu đời và vui chơi. Tại sao chúng ta không học bọn trẻ nhỉ?
Chúng ta từng đã từng là trẻ con mà đã quên rồi sao? Phải chăng sau ngày cưới
chúng ta đã quên mất cách sống vui tươi, hạnh phúc, yêu đời… của trẻ thơ mất
rồi. Ôi! Mùa Cưới!Em Minh i vàng
Hê hề hề,
ReplyDeleteChú Minh vàng này có được mấy đống nhấm rồi nhỉ???
Tụi trẻ con nó hạnh phúc bởi nó chưa biết cái tác hại của đống nhấm.
Ấm thì có ấm thật nhưng mà phải bỏng như chơi chứ chả đùa với mấy cái đống nhấm đó đâu. mà đã bỏng là bỏng ra trò chớ chả phải bỏng xoàng đâu nhé.
Sau ngày cưới thì cái đống nhấm thường phát huy tác hại của nó nhanh hơn nên cánh đàn ông phải luôn thường trực cảnh giác để phòng cháy và chữa cháy. Bởi vậy nên làm sao mà yêu đời mà vô tư như trẻ con được nữa.
Khổ lắm nói mãi....
Hề hề hề,....
Thật thà là không biết "đống nhấm" là cái gì đề nghị a Bình giải thích? Trong bài Quang Minh viết đống "giấm" là dấm ăn ? (Dấm chua pha nước mắm ???)
DeleteHơi bị khó hiểu. Thanks
Hề hề hề,
DeleteChú TN này đi lâu quá, quên mất mấy từ quê kệch rồi. Toàn chơi từ thời thượng @ thôi.
Đống nhấm, ấy là cái từ mà quê tớ thường dùng chỉ các đống rác hay đống lá khô, được vun lại để đốt. Nó cháy âm ỉ và người dân sẽ gom lấy tro của nó để bón ruộng. Trong bếp thì thường dùng trấu để ủ thành đống quanh các nối cám lợn, cá kho hay khoai lang luộc cạn.... nhằm giữ nhiệt và ủ nhiệt cho đồ nấu cũng được gọi là các đống nhấm.
Các đống nhấm này tuy không cháy mãnh liệt thành ngọn lửa nhưng sức nóng thì không tệ chút nào. Nông thôn miền bác ngày xưa còn dùng các đống nhấm này ủ trong bếp để vừa giữ lửa cho bếp vừa giữ ấm cho cả căn nhà vào những ngày đông tháng rét.
Trong ca dao Việt nam cũng có câu nói về các đống nhấm này :
Mùng một lưỡi trai.
Mùng hai lá lúa,
..........................
Mười bảy sảy giường chiếu,
Mười tám rám trấu
......................
Từ rám trấu ở đây ý nói rằng các đống nhấm ủ trong bếp bắt đầu cháy tới lớp bên ngoài làm cho vỏ trấu chuyển mầu nâu vàng.
Việc chú Minh vàng dùng từ đống giấm ở đây có thể do nói chệch của từng địa phương hoặc chú ấy nhớ nhầm. Tuyệt nhiên không phải ý nói là đống giấm (chua) như TN hiểu đâu. Phương tây hay dùng giấm chua để mô tả sự ghen tuông, còn Việt Nam mình không dùng vậy mà dùng ớt cay cơ.
Cái câu một người đàn bà bằng ba đống nhấm phải được hiểu thoe nghĩa này mới chuẩn....
Hề hề hề, mình tuy văn ngọng chữ ngoẹo nhưng được cái nhà quê nên vốn từ của các cụ hơi bị lắm. TN có thể yên tâm, không bị ăn quả lừa đâu......
This comment has been removed by the author.
DeleteHehe,
DeleteLời giải thích của Bình không sai nhưng theo CT là chưa đủ. Giấm, Dấm, Nhấm... là 3 từ đồng âm và nhiều khi là đồng nghĩa nhưng có lúc là khác nghĩa. Ví dụ DẤM chỉ dùng để chỉ dung dịch vị chua dùng trong thực phẩm... GIẤM trong nhiều ngữ cảnh được hiểu là DẤM. Nhưng nói về ĐỐNG GIẤM thì nó có nghĩa khác là Ủ, GIỮ ở nhiệt độ cao hơn môi trường, ví dụ như GIẤM CHUỐI, GIẤM ĐU ĐỦ... là quá trình ủ để hoa quả chín. Chính vì quá trình GIẤM tạo ra DẤM ăn nên hai từ trở thành đồng nghĩa trong nhiều trường hợp. Còn đống giấm là cách giữ lửa của người Việt bằng trấu, rơm rác..., nó cũng có nghĩa là đống ủ để lấy lửa hay sức nóng.
Có một số địa phương gọi là ĐỐNG NHẤM nhưng không phổ biến bằng ĐỐNG GIẤM (trái ngược với ý kiến Bình i Đỏ). NHẤM ở đây còn có nghĩa là ít một, tí một, nhấm nháp.. chỉ quá trình diễn ra chậm và không bùng nổ cháy lên như ngọn lửa.
Chúng ta có thể tranh luận về vấn đề này!
Thực ra viết đúng chính tả phải là đống rấm. Trong từ điển tiếng Việt thì Rấm có 3 nghĩa:
Delete1- Ủ nóng cho chóng chín, hay chóng mọc mầm (Rấm thóc giống, chuối rấm...)
2- Ủ bếp để giữ lửa. (Rấm bếp bằng trấu. Rấm lò. Đống rấm cháy âm ỉ)
3- Chuẩn bị sẵn 1 cách kín đáo, nhắm trước 1 việc gì đó. (Rấm sẵn 1 đám cho con trai ở bộ đội)
Tuy vậy trong phát âm tiếng Việt thì hiếm thấy ai phát âm là rấm, mà chỉ thấy đa số là dấm, giấm hoặc nhấm mà thôi. Theo em thì đây không phải lỗi phát âm của người Việt, mà đây là do các giáo sĩ phương tây phiên âm ra tiếng Latin như thế, chứ người Việt đâu có phát âm như vậy. Có lẽ chỉ khi đọc bài ở trên lớp để lấy điểm tập đọc mới phát âm "chuẩn" như vậy thôi. Vì thế e viết theo cách phát âm của người Việt chứ không viết theo chính tả.
Xin ban biên tập sửa lại hộ em chữ giấm trong 1 đàn bà bằng ba đống giấm thành "rấm" nhé!
Hề hề hề,
DeleteĐã bảo là văn ngọng chữ ngoẹo mà lị. Tui chỉ nói cái từ mà quê tui dùng chứ chả nói tới mấy từ bác học trong tự điển tiếng Việt đâu.
Công Thành giải thích quá trình Giấm hoa quả khá ổn, song nó không sát với nghĩa của đống nhấm lắm.
Mặc dầu có vẻ hiện tượng là như nhau nhưng bản chất thì khác hẳn.
Quá trình Giấm hoa quả là ử nhiệt để thúc đẩy quá trình chín hay lên men của hoa quả.
Rấm vợ của chú Minh vàng là để thúc đẩy nhanh quá trình phát triển nòi giống.
Quá trình nhấm trong đống nhấm lại là quá trình kìm hãm sự bốc nhiệt nhanh thành ngọn lửa mà chỉ để nó cháy âm ỉ ở giới hạn cho phép.
Vậy nên cho dù quê kệch, và không được bác học cho lắm, tui vẫn khoái cái từ đống nhấm hơn nhiều.
Tuy vậy tui vẫn đủ khả năng để hiểu cái từ đống giấm của chú Minh vàng. vậy là OK rồi mà.
Hề hề hề, quê tớ nó quê kệch vậy đó.
Em thì dấm tràn nhà! Nhưng lỗi tại em mà bây giờ nhà sạch. Em không được phép đổ lỗi cho người khác. Em sẽ có bài về chuyện này!
ReplyDeleteDù vậy, anh ơi!Các bà các cô vì không chịu giữ mình dễ nên dễ gây ra tai họa, các cụ đã nhắc nhở thế này:
Chưa chồng nón thúng quai thao
Chồng rồi nón rách quai nào thì quai.
Chưa chồng yếm gấm thêu hoa
Chồng rồi hai vú để ra tầy dành.
Nếu không giữ mình sẽ có tai họa đấy các chị ơi! Tuy hoàn cảnh của em có khác, nhưng chị em không giữ mình thì...
Hề hề hề,
DeleteKhông phải đâu là không phải đâu.....
Chả phải chỉ có các chị em mới phải giữ mình mà các anh em cũng phải ráng mà giữ đấy....
"Một cái lạ bằng tạ cái quen". các cụ dạy cấm có sai bao giờ. Mà đây là các cụ dạy cho tất cả các con cháu chứ chả phải dạy riêng cho các chị em hay các anh em đâu...
Không đi không biết Đồ sơn
Đi hoài vẫn thấy chả hơn đồ nhà.
Đồ nhà tuy có hơi .... già
Nhưng mà xài mãi (vẫn) chẳng là đồ sơn.....
Hề hề hề,.
Anh Bình đâu có phải là Đoàn Dự mà nhái câu của Bao Bất Đồng Không phải đâu là không phải đâu.....)
Delete;-)
Em Phạm Thanh Bình, hề hề hề ơi:
Delete... Đồ Sơn có chỗ chưa sơn
Nếu tìm đúng chỗ vẫn hơn đồ nhà...
Đồ nhà không cũ không già ...
DeleteNhưng hay "tinh tướng" hơn là ... Đồ Sơn ....:-))))
Hề hề hề,
DeleteDạ có em đây,
Đồ sơn mà hơn đồ nhà.
Hễ ai tìm được ắt là đồ ..... nhà quên sơn
Nghe mọi người nói chuyện Đồ Sơn hay quá e lại tiếc cô bạn Hải Phòng. Cô ấy cứ muốn e xuống Hải Phòng chơi mà e thì lười chỉ đợi cô ấy ở HN, thế là cô ấy không chịu nổi
Delete"Trăng mật", mật ngọt rồi tiếp đến là "vỡ mật" thôi mà. Ai cũng đã từng trải qua thời thanh niên sôi nổi, yêu thương thắm thiết, toàn nhìn thấy những nét đẹp đáng yêu nhất của người bạn đời của mình. Lại còn rất dễ cho qua những chi tiết khuyến khuyết nhỏ. Nhưng rồi cuộc sống không đơn giản, với bao khó khăn mà người phụ nữ phải đương đầu nhường nhịn lo toan nhiều. Nhiều khi quên cả bản thân mình. Giá mà... Giá mà... biết bao nhiêu lần nhìn lại khi soi gương. Hạnh phúc thật sự là là khả năng có thể sự chấp nhận những hiện thực tốt nhất mà
ReplyDeleteẨM TỬU KHÁN MẪU ĐƠN
Delete(Lưu Vũ Tích)
Kim nhật hoa tiền ẩm
Cam tâm túy sổ bồi
Đãn sầu hoa hữu ngữ
Bất vị lão nhân khai
Dịch nghĩa:
Hôm nay ta uống rượu trước hoa,
Lòng cảm thấy vui say sưa mấy chén.
Nhưng lòng buồn bởi hoa sẽ nói:
Hoa không nở cho người già nua.
(Holan sưu tầm)
Vài bản thơ dịch của ông Phạm Năng Khiêm
UỐNG RƯỢU NGẮM HOA MẪU ĐƠN
1. Nay uống rượu ngắm hoa
Mấy chén, say gọi là.
Chỉ e hoa mắc mớ
Nở đâu cho người già !
2. Nay ngồi uống rượu, ngắm hoa
Qua loa vài chén, gọi là thú say.
Ngại rằng hoa lại nghĩ sai:
Cho người già cả - phí hoài kiếp hoa !
3. Nay ngồi uống rượu, ngắm hoa
Nhắm suông mấy chén, thấy ngà ngà say !
Sợ rằng hoa vội nghĩ sai:
Nở cho già lão, chỉ hoài phí thôi !
4. Trước hoa, uống rượu hôm nay
Mới vài ba chén đã say la đà !
Lại e hoa biết, nói ra:
Hoa không nở để cụ già xem đâu !
Chị Liên ơi! Các chị dễ cho qua những chi tiết khuyến khuyết nhỏ chỉ là chuyện vặt so với những người đàn ông chỉ vì yêu cái lúm đồng tiền mà cưới nguyên cả 1 cô gái chị ạ! Minh vàng
DeleteThế mà anh em mình sắp già cả rồi, kiểu này phải sống gấp sao? Minh vàng
DeleteLúc nãy e đi có việc, trời lạnh cho nên lúc về muốn làm 1 ly cho ấm bụng. em hỏi người bán hàng có rượu không?(Phát âm chuẩn) Thì người bán hàng không hiểu. Nhưng khi em hỏi có diệu không? Thì người bán hàng à một tiếng và nói có ngay! Bởi vì trong xã hội mọi người vẫn giữ phát âm chuẩn của mình chứ không chịu theo tây mà!
ReplyDeleteCám ơn chú Minh đã tới dự lễ ăn hỏi của con gái và lại có ngay bài viết rất ý nghĩa này nữa. Chúc bạn sớm tìm lại được 1 đống rấm chắc chắn cho riêng mình. Nhưng không nên uống rượu nữa nhé. Bình_i Vàng
ReplyDeleteA Bình, chị Liên ơi! Đúng là phụ nữ khổ thật, nhưng đàn ông cũng phải giữ mình kẻo lại như Thu Hồ Tử trong chuyện này:
ReplyDeleteThu Hồ Tử người nước Lỗ cùng với Khổng Tử, cưới vợ mới được vài ngày đã được vua bổ đi làm quan xa ở nước ngoài, sau 5 năm mới xin phép về thăm quê nhà. Gần tới nhà ông quan trẻ tuổi tài ba này thấy 1 thiếu nữ rất xinh đẹp đang hái dâu bên đường. Thu Hồ Tử xuống xe thả lời ong bướm, nhưng thiếu nữ vẫn hái dâu như không biết.
Hồ Tử nói:
- Em có làm tận lực cũng không bằng 1 năm được mùa. Hái dâu hết sức, cả đời cũng không bằng có chồng làm quan. Ta là quan lớn, vàng bạc đầy nhà, nàng lấy ta thì việc gì phải hái dâu cơ cực nữa?
Người phụ nữ ấy nhìn Thu Hồ Tử thái độ rất khinh bỉ.
Hồ Tử về nhà lạy mẹ, đến khi vợ ra gặp thì ông quan tài ba trẻ tuổi chỉ muốn độn thổ, bởi vì vợ ngài chính là cô gái hái dâu lúc nãy. Lúc này vợ Hồ Tư mới dạy cho 1 bài học:
- Chàng đi làm quan 5 năm mới về, đáng lẽ phải vội vã về thăm mẹ, gặp vợ. Vậy mà chỉ thấy 1 người đàn bà dọc đường , chả biết chồng con người ta thế nào mà đã lên tiếng chòng ghẹo, chẳng biết gì đến mẹ, chẳng thiết gì đến vợ. Quên mẹ thì bất hiếu, ham sắc thì lòng dâm, mê dục thì bất nghĩa, bất nghĩa thì cai trị bất minh, người như thế sao gọi là quan tài giỏi-chồng quý được!
Nếu anh em không biết giữ mình sẽ có ngày được học bài học tương tự của Thu Hồ Tử đấy ạ!