Pages

Friday, December 20, 2013

Học đọc tiếng Trung Quốc một cách dễ dàng

TED Talk by ShaoLan, dịch ra tiếng Việt bởi Anh Thuc Nguyen


    Lớn lên ở Đài Loan và là con gái của một người viết thư pháp, tôi sẽ không bao giờ quên cái ngày mà mẹ tôi chỉ cho tôi vẻ đẹp, kích thước và hình thù của những chữ cái trong tiếng Trung. Kể từ đó, tôi rất thích thú với thứ tiếng đầy bất ngờ này.

Nhưng với một người không nói tiếng Trung, thì thứ tiếng này là bất khả xâm phạm giống như Vạn lý trường thành vậy. Trong những năm qua, tôi luôn tự hỏi rằng liệu mình có thể phá vỡ bức tường bao bọc này để giúp cho những ai muốn tìm hiểu và trân trọng vẻ đẹp của thứ tiếng tinh túy này. Tôi bắt đầu nghĩ rằng một phương pháp học tiếng Trung mới sẽ rất có ích.

Từ khi năm tuổi, tôi đã bắt đầu tập viết từng nét chữ của một từ theo thứ tự đúng. Trong suốt 15 năm, mỗi ngày tôi đều học từ mới. Vì chúng ta chỉ có 5 phút vậy nên tôi sẽ giảng giải cho các bạn một cách ngắn gọn và đơn giản. Thường thì một học giả tiếng Trung có thể hiểu được hơn 20000 kí tự Các bạn chỉ cần biết 1000 từ để có thể hiểu được những văn bản cơ bản. 200 từ quan trọng nhất sẽ giúp các bạn hiểu được 40% chữ viết cơ bản - đủ để các bạn có thể đọc được biển báo giao thông, thực đơn nhà hàng, và hiểu được những ý cơ bản trên những trang web hay trong sách báo. Ngày hôm nay, tôi sẽ lấy ví dụ về 8 kí tự để chỉ cho các bạn về phương pháp học. Các bạn sẵn sàng chứ?

Hãy mở miệng thật to và để nó có hình dạng của một hình vuông. Các bạn sẽ có chữ "Khẩu" Đây là hình của một người đang đi dạo. Chữ "Nhân". Nếu đám lửa có hình dạng của một người với hai cánh giơ lên, và khi người đó hét lên, "Cứu! Tôi đang bị cháy" Biểu tượng này cũng chính là hình của ngọn lửa, nhưng tôi thích nghĩ theo cách này hơn. Hãy nghĩ theo cái nào hợp với bạn hơn nhé. Đây là cái "cây". "Cây" Đây là "ngọn núi" "Mặt trời" "Mặt trăng" Hình cái "cửa" trông giống như hai cái cửa ở các quán rượu miền Tây nước Mĩ
8 kí tự quan trọng nhất, nền móng để tạo nên những kí tự khác

Tôi gọi tám kí tự này là những kí tự quan trọng nhất. Chúng tạo nền móng để tạo nên những kí tự khác "Nhân" Nếu có "người" đi đằng sau, đó sẽ là "đi theo". Có một câu nói cổ là, hai thì là "nhóm bạn", còn ba thì là một "đám đông" Nếu một "người" dang rộng tay ra, "người" này nói, "Nó to chừng này." Một "người" ở trong "miệng", "người" đó đã bị bắt giữ. "Người" đó là "tù nhân", giống như Jonah ở trong cá voi vậy. Một cái cây sẽ là "cây". Hai cái "cây" sẽ là "gỗ". Với ba cái "cây", chúng ta có một "cánh rừng". Khi đặt tấm ván dưới cái "cây", chúng ta có "nền tảng" Đặt cái "miệng" ở trên cây, đó sẽ là "thằng ngốc" Để dễ nhớ thì, bởi cái "cây" mà biết nói thì sẽ khá ngốc ngếch. Có nhớ từ "lửa" không? Khi có hai "lửa", tôi sẽ cảm thấy rất nóng. Khi có ba "lửa" thì sẽ có rất nhiều ngọn lửa Khi đặt "lửa" ở dưới hai cái "cây", nó sẽ cháy. Với chúng tôi, "mặt trời" là nguồn gốc của sự thịnh vượng. Hai "mặt trời" đứng cạnh nhau là "thịnh vượng" Còn ba thì sẽ là "lấp lánh". Nếu "mặt trời" và "mặt trăng" ở cạnh nhau, nó tạo nên sự sáng sủa. Nó có nghĩ là ngày mai, sau một ngày và một đêm. "Mặt trời" mọc ở trên đường chân trời. Mặt trời mọc "cái cửa". Đặt cùng tấm gỗ ở trong cửa, đó sẽ là cái "chốt cửa" Nếu để cái "miệng" vào trong cái "tủ", gõ và hỏi*: Cốc cốc. Có ai ở nhà không? "Người" này đã trốn ra khỏi cái cửa, trốn thoát, "lẩn trốn" Ở bên trái, chúng ta có một người phụ nữ Hai "người phụ nữ" cạnh nhau, họ sẽ có "cãi nhau". (Cười) Ba "người phụ nữ", cẩn thận nhé, đó là "chuyện người lớn"**.

Như vậy là, chúng ta đã xét qua gần 30 kí tự. Bằng phương pháp này, với tám kí tự quan trọng chúng ta có thể xây dựng lên 32 kí tự. Nhóm tám kí tự tiếp theo sẽ có thêm 32 kí tự nữa. Và với một chút nỗ lực, bạn có thể học hàng trăm kí tự, giống như một đứa trẻ Trung Quốc tám tuổi vậy. Và sau khi chúng ta biết được các kí tự, chúng ta có thể tạo các cụm từ. Ví dụ, "ngọn núi" và "lửa" đứng cạnh nhau, ta sẽ có "núi lửa". Nước Nhật được biết đến là đất nước mặt trời mọc Đây là "mặt trời" được đặt cùng với từ "nguồn gốc" bởi Nhật nằm ở phía Đông của Trung Quốc Vậy "mặt trời", cùng với từ "nguồn gốc", ta có "nước Nhật" Một "người" đi sau "nước Nhật", nó sẽ là? "Người Nhật"

Kí tự ở bên trái là hai ngọn núi chụm lại với nhau ở đỉnh. Ở Trung Quốc thời xưa, nó có nghĩa là "đày ải" bởi hoàng đế Trung Quốc thời xưa bắt giữ những tù nhân chính trị trên những ngọn núi. Và bây giờ, "đầy ải" được chuyển thành "trốn tránh" Cái "miệng" biểu thị nơi bạn có thể đi ra khỏi là "lối ra"

Slide này là để nhắc nhở tôi kết thúc bài nói của mình tại đây Cảm ơn.

[**] adultery=chuyện người lớn, ngoại tình

1 comment:

  1. cám ơn VH. Mai tôi sẽ bắt đầu học tiếng Trung quốc ;-)

    ReplyDelete