Chị Nguyễn Thị Huệ, giải đặc biệt cuộc thi viết "Những phụ nữ vượt lên số phận" ------------ Xem thêm: 25 nữ doanh nhân thành đạt nhất VN - Viet Nam, http://vietbao.vn/Kinh-te/25-nu-doanh-nhan-thanh-dat-nhat-VN/70100821/47/ Tin nhanh Việt Nam ra thế giới vietbao.vn |
Việt Nam vốn là một nhà nước phong kiến với những hủ tục lạc
hậu. Trong đó tệ trọng Nam khinh nữ cho tới ngày nay vẫn chưa được xóa bỏ. Gần
đến ngày Phụ Nữ Việt Nam, muốn chung tay xóa bỏ hủ tục lạc hậu này tôi suy
ngẫm, suy ngẫm và thấy rằng tốt nhất là học tập nước Mỹ là nước văn minh.
Bởi vậy tôi lang thang vào Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ, VOA Tiếng Việt cả mấy ngày nay và tìm thấy:
Một nhà tư vấn giáo dục phụ nữ về thủ tục cắt xẻo bộ phận sinh dục ngoài của phụ nữ, FGM |
Bởi vậy tôi lang thang vào Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ, VOA Tiếng Việt cả mấy ngày nay và tìm thấy:
"Một cuộc nghiên
cứu mới phân tích Chỉ số Phát triển
Doanh nghiệp Toàn cầu GEDI giữa Nam và Nữ do tập đoàn máy tính Dell tài
trợ thực hiện... đã chỉ ra có năm quốc gia không những có tỷ lệ phụ nữ sở hữu tài
khoản ngân hàng cao nhất, từ 90% trở lên, mà tại cả năm nước này, tỷ lệ phụ nữ
có tài khoản ngân hàng ở mức cao hơn đàn ông. Đó là các nước: Thụy Điển, Đức,
Hoa Kỳ, Nhật Bản, và Hàn Quốc."
Cảm
thấy đây là nguồn thông tin bổ ích cho phụ nữ, tôi dò tìm, dò tìm... tới phóng
viên Frances Alonzo là tác giả của đoạn thông
tin nói trên và bài "Những nơi tốt nhất cho các nữ doanh gia".
Quốc gia lý tưởng nhất cho phụ nữ: New Zealand coi như món quà tặng nhân ngày Phụ Nữ Việt Nam 20-10!
Thứ trưởng Bộ Công Thương - Hồ Thị Kim Thoa (giữa) chủ trì buổi họp báo. ------------ Xem thêm: Sắp thành lập Hiệp hội nữ Doanh nhân Việt Nam, http://vietbao.vn/Kinh-te/Sap-thanh-lap-Hiep-hoi-nu-Doanh-nhan-Viet-Nam/181357358/87/ Tin nhanh Việt Nam ra thế giới vietbao.vn |
Nhưng vẫn chưa đủ, đó mới là dành cho các nữ doanh gia, bởi vậy tôi dò tìm thêm nơi tốt nhất cho phụ nữ nói chung và đã tìm được Quốc gia lý tưởng nhất cho phụ nữ: New Zealand.
Giờ đây, tôi xin gửi tới chị em phụ nữ Việt Nam bài "Những nơi tốt nhất cho các nữ doanh gia" và bàiBà Mai Kiều Liên 4 lần được Forbes vinh danh |
Frances Alonzo
Một cuộc nghiên cứu mới phân tích Chỉ số Phát triển
Doanh nghiệp Toàn cầu GEDI giữa Nam và Nữ do tập đoàn máy tính Dell tài
trợ thực hiện cho thấy hai nước châu Á đứng đầu bảng xếp hạng về môi trường tốt
nhất cho các nữ doanh nhân là Hàn Quốc và Trung Quốc. Bà Ruta Aidis, Giám đốc
Dự án Gender-GEDI tại Viện GEDI cho biết cuộc nghiên cứu này phân tích cả điểm
mạnh và yếu của mỗi quốc gia để có thể cho các nhà lãnh đạo thế giới một mức
phát triển cao nhất về việc quốc gia của họ cần phải làm gì để tạo môi trường
thân thiện hơn với các nữ doanh nhân.
Trong số 30 nước nằm trong cuộc nghiên cứu Chỉ
số Phát triển Doanh nghiệp Toàn cầu giữa Nam và Nữ lần này, Hàn Quốc và Trung
Quốc có cùng xếp hạng với Nam Phi ở vị trí 11. Trong khi đó, Nhật Bản cùng đứng
với Peru ở vị trí 14, và Thái Lan xếp thứ 17. Như vậy ngoài Hàn Quốc và Trung
Quốc, Nhật Bản và Thái Lan cũng là hai nước châu Á có môi trường tốt cho các nữ
doanh nhân.
Bà Nguyễn Thị Nga – Chủ tịch ngân hàng SeABank |
Tuy nhiên, theo lời bà Ruta Aidis, Giám đốc Dự
án Gender-GEDI tại Viện GEDI, mỗi quốc gia đều có điểm mạnh và yếu riêng:
“Thế mạnh của Hàn Quốc là họ có một môi trường
kinh doanh tốt với tỷ lệ rủi ro kinh doanh thấp và nguồn tiếp cận tài chính tốt
nói chung.”
Một trong những nguồn tiếp cận tài chính tốt mà
Hàn Quốc có đó là tiếp cận vốn qua việc sở hữu một tài khoản ngân hàng chính
thức.
Cuộc nghiên cứu cho biết, trong khi việc có một
tài khoản ngân hàng chính thức là rất quan trọng đối với các nữ doanh nhân có
tiềm năng bởi lẽ đó là điều kiện để xin được các khoản vay ngân hàng, mức tín
dụng, giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp, 50 phần trăm hoặc hơn phụ
nữ tại 14 trên 30 quốc gia trong cuộc nghiên cứu lần này không có tài khoản
ngân hàng. Các quốc gia này bao gồm Nga, Chile, Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan
v..v..
Bà Trần Ngọc Sương - Giám đốc Nông trường Sông Hậu |
Ngược lại, cuộc nghiên cứu chỉ ra có năm quốc
gia không những có tỷ lệ phụ nữ sở hữu tài khoản ngân hàng cao nhất, từ 90% trở
lên, mà tại cả năm nước này, tỷ lệ phụ nữ có tài khoản ngân hàng ở mức cao hơn
đàn ông. Đó là các nước: Thụy Điển, Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản, và Hàn Quốc.
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh - Chủ tịch kiêm CEO Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) |
Tuy nhiên, Hàn Quốc cũng có những mặt yếu và một
trong số đó là tỷ lệ doanh nghiệp mới do nữ giới làm chủ còn rất thấp. Bà Aidis
cho biết:
“Cứ 10 doanh nghiệp mới của nam giới thì chỉ mới
có ba doanh nghiệp mới của nữ giới. Và tỷ lệ nữ giới làm lãnh đạo cũng rất
thấp. Trong số tất cả các quản lý và giới chức cấp cao của Hàn Quốc, chỉ có 10
phần trăm là phụ nữ. Cần phải nhấn mạnh hơn nữa về những khu vực còn hạn chế
việc phụ nữ khởi nghiệp và việc cung cấp thêm cơ hội cho phụ nữ bước vào những
vị trí lãnh đạo. Sở dĩ cần làm như vậy vì chúng tôi nhận thấy có một sự tương
quan giữa phụ nữ, sự lãnh đạo và thêm sự chấp nhận phụ nữ nắm giữ những vị trí
điều hành trong một quốc gia.”
Bà Phạm Thị Việt Nga - Lãnh đạo công ty Dược Hậu Giang |
Không giống Hàn Quốc, Trung Quốc là quốc gia có tỷ lệ các doanh nghiệp mới do phụ nữ làm chủ rất cao. Cứ 10 doanh nghiệp mới ra đời thì có tám doanh nghiệp do nữ giới làm chủ. Trung Quốc có thị trường vốn phát triển khá tốt và họ cũng có tỷ lệ phần trăm các doanh nghiệp mới do phụ nữ điều hành giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới khá cao.
Nhưng một trong những điểm yếu mà Trung Quốc cần
khắc phục đó là tỷ lệ nữ doanh nhân có bằng đại học còn thấp, theo lời bà
Aidis:
“Chỉ có 28 phần trăm các nữ chủ nhân doanh
nghiệp có bằng đại học. Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng những doanh nhân
nam hoặc nữ học cao hơn có xu hướng lèo lái công ty của mình thành công hơn và
có thể tiếp cận thêm nhiều mạng lưới, cơ hội tập huấn, và những kiến thức mà
những người khác với mức giáo dục thấp hơn không có cơ hội tiếp cận được. Một
vấn đề khác ở Trung Quốc đó là đối với các doanh nghiệp do nữ giới làm chủ, mức
độ phụ nữ dùng internet là rất thấp, chỉ có 34 phần trăm. Tỷ lệ phần trăm phụ
nữ có tài khoản ngân hàng chính thức cũng thấp, chỉ ở mức 37 phần trăm.”
Không chỉ ở Hàn Quốc hay Trung Quốc, bà Aidis
cho biết, phụ nữ ở phần lớn các quốc gia trên thế giới đổ xô vào ngành dịch vụ,
y tế, giáo dục, những mảng có xu hướng đem lại lợi nhuận thấp và rất cạnh
tranh. Sau khi tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp mới trong ngành công nghệ,
cuộc nghiên cứu của GEDI nhận thấy chỉ số phụ nữ tham gia trong ngành công nghệ
ở cả 30 quốc gia đều thấp. Bà Aidis nói:
Nữ đại gia quảng cáo Việt được báo chí Anh ca ngợi |
“Trung bình chỉ có 1 đến 2 phần trăm các doanh
nghiệp mới khởi nghiệp trong ngành công nghệ. Chúng tôi mong muốn khuyến khích
các quốc gia thực sự sẽ chú tâm đến vấn đề này và vạch ra những chiến lược để
mở rộng những mảng vốn đã do nam giới chiếm lĩnh như xây dựng, khai mỏ, giao
thông, cơ sở hạ tầng, v..v...”
NỮ DOANH NHÂN HÀ LINH BỊ SÁT HẠI Ở TRUNG QUỐC |
Mặc dù ở một số các quốc gia và trong khu vực
châu Á, phụ nữ theo học các ngành như khoa học, công nghệ, toán, kỹ thuật, tin
học, những ngành có thể giúp họ khởi nghiệp trong ngành công nghệ, nhưng phụ nữ
lại chưa làm điều đó. Bà Aidis nói rằng có một câu hỏi rất quan trọng đó là
‘tại sao họ lại chưa làm điều đó?’ Bà nói thông thường chính những thái độ, văn
hóa trọng nam, đã ngăn cản việc phụ nữ thành lập và phát triển doanh nghiệp
trong ngành công nghệ trên khắp thế giới:
“Một quốc gia có thể nói rằng những giá trị
truyền thống là rất quan trọng đối với chúng tôi và phụ nữ thì không cần tham
gia vào lực lượng lao động chính thức hay việc kinh doanh. Nhưng thực sự, nếu
bạn quan tâm tới tính cạnh tranh của đất nước bạn trong thời đại toàn cầu mới
này, tôi không nghĩ là sẽ có quốc gia nào muốn hạn chế 50 phần trăm dân số của
mình tham gia tạo ra những sáng kiến và những sự phát triển mới có thể giúp
thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tính cạnh tranh của nước họ. Vì thế mà điểm
mấu chốt mà chúng tôi muốn nói tới đó là nên tạo ra những sự lựa chọn cho tất
cả các cá nhân trong xã hội. Không phải tất cả phụ nữ đều muốn trở thành doanh
nhân, không sao cả, không phải phụ nữ nào cũng muốn phát triển doanh nghiệp của
họ, nhưng họ nên được cho cơ hội bởi vì nếu không thì về cơ bản, bạn đang ném
tất cả các khả năng ra ngoài cửa sổ.”
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh - Chủ tịch kiêm CEO Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) |
Cuộc nghiên cứu chỉ số doanh nghiệp phụ nữ GEDI
hay còn gọi là Gender GEDI đo lường sự phát triển của các doanh nghiệp do phụ
nữ làm chủ có tiềm năng trên khắp thế giới do Viện Doanh nghiệp và Phát triển
Toàn cầu có trụ sở ở Washington, DC thực hiện.
Nguồn: VOA Interview, Dell
Quốc gia lý tưởng nhất cho phụ nữ: New Zealand
Tờ Economist đã khảo sát và đưa ra danh sách những quốc gia có
điều kiện sống tốt nhất cho phụ nữ. Bảng đánh giá dựa vào các tiêu chí như cơ
hội nghề nghiệp, mức lương, tỷ lệ phụ nữ tham gia những công việc cấp cao, chi
phí chăm sóc sức khỏe trẻ em…
Theo đó, New Zealand được
đánh giá là quốc gia có thứ hạng cao nhất. Một số quốc gia khác được xem như
thiên đường cho phụ nữ còn có Phần Lan và Thụy Điển, trong khi ở đáy bảng có
các nước châu Á là Hàn Quốc và Nhật Bản.
P.S. 03.09.2014
P.S. 03.09.2014
Năm phụ nữ đã được bổ nhiệm vào tân nội các Nhật Bản, nêu bật cam kết của Thủ Tướng Shinzo Abe rằng ông sẽ sử dụng phụ nữ một cách hữu hiệu hơn để giúp phần hồi sinh nền kinh tế. nguồn VOA