Pages

Tuesday, December 22, 2015

Nhân dịp Giáng Sinh Nói Chuyện Yêu Thương - Tha Thứ - Cứu Giúp



Thiên Chúa là tình yêu, bởi vậy ngài sinh ra loài người có bản năng sống yêu thương. Vì yêu thương kẻ khác mà chúng ta phải biết sống tha thứ, cứu giúp... Để mừng ngày sinh nhật của Chúa, tôi xin nói chuyện về yêu thương - tha thứ - cứu giúp mà Thiên Chúa đã ban phát và dạy dỗ cho chúng ta.

Chuyện kể rằng một đôi vợ chồng trẻ, Gim và Đêla, tuy nghèo tiền của nhưng rất giàu tình thương đối với nhau. Giáng sinh sắp tới, Đêla tự hỏi phải tặng Gim món quà gì đây. Nàng muốn tặng chàng sợi dây cho chiếc đồng hồ của chàng. Nhưng nàng không có đủ tiền để mua. Vì thế nàng nẩy sinh một sáng kiến : Nàng có bộ tóc dài rất đẹp, nàng rất quý nó và rất hãnh diện vì nó. Nàng quyết định cắt ngắn bộ tóc và đem bán để mua cho Gim sợi dây đồng hồ.
Hôm áp lễ giáng sinh, từ phố về, nàng cầm trong tay một chiếc hộp rất đẹp đựng sợi dây đồng hồ mạ vàng mà nàng vừa sắm được bằng mái tóc của mình. Bỗng nhiên Đêla cảm thấy lo lắng. Nàng biết Gim rất quý mái tóc dài của nàng. Nàng tự hỏi không biết Gim có buồn vì nàng cắt và bán nó đi hay không. Về tới nhà, Đêla mở cửa và thấy Gim đang đợi nàng. Tay chàng cầm một cái hộp thật đẹp đựng món quà chàng mới mua cho nàng. Khi nhìn thấy mái tóc ngắn của vợ, Gim như muốn khóc, nhưng chàng không nói gì cả. Cố trấn tỉnh, chàng trao cho nàng chiếc hộp xinh xắn. Mở hộp ra, Đêla rất đỗi bàng hoàng. Trong hộp là một bộ lược chải tóc bằng xà cừ rất đẹp. Còn chàng, khi mở món quà vừa nhận được từ tay vợ, Gim cũng ngỡ ngàng không kém. Chính lúc đó Đêla mới nhận ra rằng Gim đã bán chiếc đồng hồ vàng, món đồ quý nhất của anh, để mua lược chải tóc tặng nàng. Phút chốc cả hai đều hiểu rằng họ đã tặng nhau những gì quý giá nhất. Họ đã hy sinh tất cả cho nhau. (Phỏng theo "Món quà Giáng Sinh", "Món quà của nhà thông thái" hay "Món quà của các đạo sĩ" - nhan đề gốc tiếng Anh "The Gift of the Magi", là một truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn người Mỹ O. Henry)
Còn bạn! Bạn có sẵn sàng hy sinh vì người thân yêu của mình?

Bạn thân mến, đó là câu chuyện nói lên tình yêu thương vô bờ bến của đôi vợ chồng trẻ. Nhưng Chúa dạy chúng ta không chỉ yêu thương người thân mà phải yêu thương cả kẻ thù của mình. “Hãy yêu kẻ thù, hãy cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.”
Yêu kẻ thù mang lại hai điều: lợi cho mình mà cũng ích cho kẻ thù. 

1. Lợi cho mình 
Khi ta thù hận, căm ghét kẻ khác lại chính là lúc ta làm thương tổn chính bản thân ta. Kiểu nói Việt-Nam ta thật thâm sâu. Khi ta tức tối với ai, ta nói: tức mình quá sức. Khi ta bực bội với ai, ta nói: bực mình quá sức. Mình, chứ đâu phải lão kia, bà nọ, con nọ, thằng kia. 
Các nhà tâm lý phân tích cho chúng ta thế này: Khi chúng ta ghét ai, là chúng ta cho họ quyền áp đảo trên chúng ta. Quyền này xâm chiếm giấc ngủ chúng ta, khiến ta tăng huyết áp và đe doạ luôn cả sức khoẻ lẫn hạnh phúc của ta... Kẻ thù của ta chắc sẽ sướng rên lên, sẽ nhảy múa vui mừng nếu họ biết rằng sự căm ghét họ xâu xé ta như thế. Lòng căm ghét của ta đối với họ không gây thương tổn gì cho họ cả, trái lại khiến ta ngày đêm như rơi vào địa ngục, giằng xé... cuả thù ghét, không ngóc cổ lên được. 
Viên đạn căm thù có thể làm tổn thương kẻ thù, nhưng chỉ gây tổn thương kẻ thù sau khi đã xuyên qua thân xác ta. Ta bực mình, tức mình, giận mình... trước khi thằng nọ, con kia... bị ảnh hưởng bởi cái bực "mình" của ta.

Trong hồ sơ bệnh án của một bác sĩ kia, có ghi nhận một trường hợp này: Sau một thời gian điều trị bệnh cho cô B, thấy không thuyên giảm, bác sĩ A đề nghị Sở Y Tế cho cô B nghỉ việc, ăn lương hưu. Sở nhận đơn. Nhưng trước khi ra quyết định, thì cho thử máu lần nữa. Lạ thay, không thấy dấu hiệu của căn bệnh như ghi trog hồ sơ của bác sĩ A. Bác sĩ cũng ngạc nhiên, cho thử lần nữa, kết quả cũng âm tính. Bác sĩ hỏi cô bệnh nhân xem có uống thuốc gì, có chạy thầy chạy thuốc bắc nam nào khác không, thì cô lắc đầu : không. Chợt nghĩ ra điều gì đó, cô nói, nhưng mà mới đây, tôi có tha thứ cho một kẻ mà tôi coi là tử thù, thù đến chết, mối thù này làm tôi mất ăn mất ngủ nhiều năm. 
Ngày nay nhiều người đồng ý với nhận định này: kẻ nuôi thù hận, dễ mắc các chứng bệnh như đau dạ dày, sỏi thận, sạn gan, tăng huyết áp.... Ai oán thù, thì dễ bị những chứng đó, chứ không phải ngược lại, tức là thấy ai bị những bệnh trên ta kết luận, đúng là ông này có thù oán ai, chứ không sai, thì ta đã kết luận, kết án hơi hồ đồ, và có thể sa vào tội xét đoán.
Ngạn ngữ Tây phương có câu: một vạn bạn vẫn chưa đủ, một kẻ thù đã là dư, đã là quá nhiều. Bởi vì chỉ cần một kẻ thù thôi, cũng đủ hành hạ ta, xâm chiếm trí óc ta, khiến ta không vươn lên được.

Biến thù thành bạn, lợi cho mình như thế đó. Và biến thù thành bạn còn lợi cho kẻ thù nữa. 

2. Ích cho kẻ thù 
Khi ta bị ai làm tổn thương, ta đáp lại hành động làm tổn thương đó bằng một lời nói, một cử chỉ tử tế, thì không chỉ lợi cho mình, như phân tích trên đây, mà lại giúp ích nhiều cho người làm ta tổn thương, tức cho kẻ thù của ta. 
Bruce Larson có kể một mẩu chuyện hơi khôi hài một chút về chính mình để minh hoạ cho quan điểm trên đây : lợi cho kẻ thù.
Số là vào một buổi chiều giờ cao điểm, Larson đang xếp hàng lên xe bus, thì có một bà phốp pháp xông vào ngay trước mặt ông và suýt nữa làm ông té nhào. Larson bèn giở giọng xin lỗi cách xỏ xiên: "Xin lỗi bà, tôi không cố ý xô vào bà mạnh như thế đâư!” Phản ứng của bà trước câu nói giả vờ của Larson thật ngạc nhiên. Bà ta cứ nghĩ Larson xin lỗi thật, nên gương mặt bà giãn nở ra, các vết nhăn thay đổi vị trí, bà lên tiếng: "Lẽ ra tôi phải xin lỗi mới đúng chứ. Làm sao ông lại có thể tử tế với tôi đến thế sau khi tôi đã thô lỗ với ông?" Lúc này, thì chàng Larson nhà ta mới lâm vào bối rối, chàng chẳng biết nói gì. Bà kia đã đáp lại sự tử tế giả vờ của chàng giống như chàng tử tế thật. Và ít ra là ngay lúc đó, bà đã biến đổi thật. Gom hết thông minh của mình lại, chàng ta cũng chỉ có thể kết luận thế này: "Tử tế với thiên hạ, không bao giờ thiệt thòi đâư!” Larson lập tức nhận ra rằng khi đáp trả bằng tình yêu đối với những ai làm hại mình, những kẻ thù của mình, thì mang lại lợi ích cho cả hai phía, hơn là trả đũa bằng căm ghét. 
Thánh Ghandi nói lý lẽ hơn: Tình yêu phải tiêu diệt hận thù. Nếu hận thù không bị tiêu tan, ấy là vì tình yêu chưa đủ mạnh. Cũng chính Ghandi, ngưỡi chủ xướng dành lại độc lập cho Ấn độ bằng con đường bất bạo động, đã nói về người Anh, là kẻ thù, là người áp bức dân tộc ông như sau: “Họ sẽ phải ra đi như những người bạn.” Nhờ đó Ấn Độ đã giành độc lập mà không phải xảy ra chiến tranh, đổ máu, không phải hàn gắn vết thương chiến tranh... như nhiều nước khác, trong đó có Việt Nam.

  Vì yêu thương kẻ thù mà chúng ta phải tha thứ cho họ. Không tha thứ có nghĩa là chúng ta không vâng lời ngài và tự chuốc lấy đau khổ, tự hành hạ mình...
Nhưng tại sao tôi phải tha thứ? Có người bảo Chúa dạy chúng tha phải ta thứ đã ghi rõ trong Kinh Thánh! Nhưng nếu tôi không tin Chúa thì sao? Khi một người gây tổn thương hay thiệt thòi cho tôi, tôi sẽ có hàng trăm lý do để không tha thứ cho người đó. Trước hết là vì tôi không muốn người đó tiếp tục gây đau khổ cho người khác, tôi không tha thứ vì tôi phải dạy cho người đó một bài học để người đó hoàn thiện mình hơn. Tôi không tha thứ vì ít ra người đó phải lãnh lấy hậu quả của việc mình làm, từ đó tôi giúp cho người ta nhìn thấy vấn đề để biết xử sự khôn ngoan hơn. Tôi cũng có thể viện lý do rằng, tôi là nạn nhân tại sao tôi phải tha thứ? Tôi là người vô tội, sao tôi lại phải giải hòa trước? Làm sao tôi tha thứ được khi người đó chưa nhìn thấy lỗi của mình? Tại sao tôi là người bị tổn thương mà tôi lại phải hy sinh, phải chịu thiệt thòi thêm nữa?...


Nếu bạn cũng thắc mắc như tôi, thì xin hãy nghe kể một câu chuyện của Lep Tolstoi về lòng hận thù.
     Chuyện kể rằng, có người ăn mày đã bị một kẻ quyền quý xua đuổi. Không những vậy, kẻ quyền quý kia còn ném vào con người khốn khổ một hòn đá để xua đuổi. Người ăn mày vô cùng oán hận, ông ta đã nhặt lấy hòn đá với tâm nguyện trả thù tên nhà giàu khốn kiếp. Ông ta cho nó vào bị và luôn mang theo bên mình để ghi lòng tạc dạ mối thù này.
Vài chục năm sau, cơ hội đã đến với người ăn mày khi mà kẻ quyền quý kia phạm trọng tội. Người ăn mày cho rằng đã đến lúc ném trả kẻ độc ác kia hòn đá hận thù. Người ăn mày đứng bên đường chờ đợi người ta dẫn giải kẻ tử tội đi qua, lòng đầy uất hận. Nhưng khi trông thấy bộ mặt thiểu não đến thảm hại của kẻ thù năm xưa, ông ta chợt nhận ra rằng hắn ta bây giờ còn khổ hơn cả một kẻ tận cùng của xã hội như mình. Tay nắm chặt hòn đá  căm thù năm nào, nhưng ông ta không sao có thể ném vào một kẻ mà cuộc đời hắn chỉ còn tính bằng giờ, bằng phút.
Kẻ tử tội đã đi qua, người ăn mày cầm hòn đá trên tay và tự hỏi:
“ Tại sao ta lại phải đeo nó trên mình suốt mấy chục năm qua nhỉ?”
    
Trong thời gian học ở Nga, tôi từng được nghe câu chuyện về hai cựu tù nhân của Phát Xít Đức cũng thật hay.
Một người hỏi:
- Anh đã tha thứ cho bọn Phát Xít chứ?
- Rồi.
- Còn tôi, tôi chưa thể tha thứ cho bọn chúng, tôi vẫn bị gặm nhấm bởi mối hờn căm đối với bọn chúng!
- Ôi, nếu thế thì anh vẫn còn bị giam cầm trong ngục của chúng.
Anthony de Melo Sj. đã nói: “Kẻ thù của ta, không phải là những kẻ căm ghét ta, mà là những người ta căm ghét...”
    Vậy các bạn có kẻ thù không? Nếu có thì hãy quên đi nhé, đừng tự giam mình trong nỗi đau thù hận, đừng mang hòn đá hận thù theo mình làm gì cho mệt. Nếu bạn cầu xin cho kẻ thù của bạn gặp tai họa, thì kẻ đó cũng chẳng sao đâu, mà chính tâm hồn của bạn mới gặp tai họa.


Trên đây chúng ta đã nói chuyện yêu thương và tha thứ, còn cứu giúp thì sao nhỉ? Chúng ta cần giúp kẻ khác, vì giúp người chính là giúp mình vậy!
Thật vậy! Hôm nay bạn tôi nói: "Hãy trao cho người khác lòng tốt, bạn sẽ được nhận lại lòng tốt."
Để chứng minh cho quan điểm này, tôi xin kể một câu chuyện:
Những ai muốn có hạnh phúc, hãy giúp người khác tìm được hạnh phúc của họ, bởi sự thành đạt của một người gắn liền với sự thành đạt của tất cả.
Có một huyền thoại thật hay về người nông dân tốt lành kia. Ông nông dân này trồng được những quả Bí Ngô rất to và ngon. Vì thế hầu như năm nào những quả Bí Ngô của ông cũng được chọn để tiến Vua. Nhà Vua biết tiếng người nông dân này và cho người đến học cách canh tác để nhân rộng ra cả nước.
Khi người của nhà Vua đến sống cùng người nông dân này để học tập, anh ta phát hiện ra một chuyện lạ. Đó là người nông dân này mỗi khi chuẩn bị gieo hạt, thì ông ta lại đem chia sẻ những hạt giống tốt nhất của mình cho mọi người. Ngạc nhiên, sứ giả của nhà Vua hỏi thì được trả lời rằng:
-         Nếu tôi không chia cho họ những hạt giống tốt của tôi, thì họ sẽ gieo trồng bằng những hạt giống tồi của họ. Như thế trên cánh đồng sẽ có rất nhiều những ruộng Bí Ngô chất lượng kém. Vậy mà, những con ong, con bướm... nó đâu có phân biệt được đâu là ruộng của tôi, đâu là ruộng của họ. Kết quả là những con ong, con bướm... sẽ thụ phấn lẫn lộn những giống tồi của mọi người vào ruộng Bí Ngô tốt nhất của tôi. Thế thì làm sao tôi có thể có những quả Bí Ngô tuyệt hảo để dâng lên nhà Vua?
Các bạn thân mến! Người nông dân mà tôi vừa kể đã nhận thức được sự liên hệ của cuộc sống. Những quả Bí Ngô của ông ta sẽ không thể nào to và ngon được trừ khi những quả Bí Ngô của những người hàng xóm cũng to và ngon.
Trong cuộc sống của chúng ta cũng vậy. Những ai muốn có được cuộc sống tươi đẹp, phải giúp cho người khác tìm được cuộc sống tốt đẹp cho họ. Những ai muốn có hạnh phúc, hãy giúp đỡ người khác tìm được hạnh phúc của họ, bởi sự thành đạt của một người gắn liền với sự thành đạt của tất cả.

Câu chuyện về Yêu Thương - Tha Thứ - Cứu Giúp tưởng như đã hết! Nhưng tôi lại nhớ lời một người bạn: "Có lẽ chỉ nên tha thứ cho người biết lỗi, còn với người không biết nhận lỗi,... thì họ cũng chẳng cần ai tha thứ?"
Tôi suy ngẫm và nhớ lại câu chuyện sau:
Một vị thiền sư nhìn thấy con bọ cạp rơi xuống nước, bèn quyết tâm cứu nó. Ai ngờ vừa chạm vào nó, đã bị nó đốt vào tay. Vị thiền sư không sợ hãi, lại một lần nữa ra tay, lần này ông lại bị đốt.
Người bên cạnh nói: “Nó lúc nào chẳng đốt người, hà tất phải cứu nó?”.
Vị thiền sư đáp: “Đốt kẻ khác là bản năng của con bọ cạp, còn lương thiện, tha thứ, cứu giúp... là bản năng của tôi, sao tôi có thể vì bản năng của nó, mà vứt bỏ bản năng của tôi?”.
Quả là như vậy! Thiên Chúa sinh ra chúng ta với bản năng lương thiện, tha thứ, cứu giúp kẻ khác... Nhưng vì chúng ta đã xa rời Ngài, cho nên mới sinh ra tội lỗi. Chính bởi vậy mà Ngài đã phải xuống thế làm người để cứu chuộc chúng ta, từ đó chúng ta đã kỷ niệm ngày ngài xuống thế làm người là ngày Giáng Sinh hôm nay!

Chúc các bạn một Giáng Sinh vui vẻ, đầm ấm và hết lòng yêu thương - tha thứ - cứu giúp... lẫn nhau!

Sunday, November 15, 2015

Ngày 20-11 kể chuyện trường đại học tổng hợp Stanford.

Một hôm, anh A lái xe trên một con đường nhỏ, khi anh ta đang nhìn ngắm phong cảnh tươi đẹp, thì tài xế của chiếc xe chở hàng đi ngược chiều bỗng hạ cửa kính xuống lớn tiếng nói: “Chó!”.
Anh A càng nghĩ càng điên tiết, quyết định hạ cửa kính xuống quay đầu mắng chửi: “Mày mới là chó ấy!”.
Vừa mắng chửi xong, thì anh đụng phải một đàn chó đi ngang qua đường.

Mày mới là chó ấy!
Bạn thân mến! Đừng vội hiểu lầm ý tốt của người khác, điều này không chỉ thiếu tôn trọng đối phương, mà còn khiến bạn chịu thiệt thòi hơn. Trước khi tìm hiểu rõ ràng nguyên nhân, hãy học cách kìm nén cảm xúc, nhẫn nại quan sát, tránh xảy ra những chuyện đáng tiếc!
Bạn có biết rằng trên thế giới này từng xảy ra câu chuyện thật đáng tiếc, cũng chỉ vì không thực hiện lời khuyên trên đây. Hay cũng có thể vì chưa biết lời khuyên này!

Chuyện kể rằng vào cuối thế kỷ 19 có đôi vợ chồng trông vẻ quê mùa tới trường đại học Harvard. Hai người ăn mặc giản dị, thậm chí có thể nói là nghèo nàn. Vì bộ com-lê của người chồng đã mòn xơ cả chỉ, còn chiếc váy của người vợ đã bạc màu. Họ xin gặp ngài hiệu trưởng, cô thư ký không vui, gắt gỏng:
- Ông ấy bận rộn cả ngày!
Người vợ trả lời:
-Không sao, chúng tôi sẽ chờ!

Suốt một thời gian, cô thư ký không thèm để ý đến họ, trong lòng hy vọng rằng hai người rốt cuộc sẽ chán ngán mà bỏ đi. Nhưng họ vẫn không nản lòng chở đợi... Thế rồi ngài hiệu trưởng ra vẻ mặt lạnh lùng của một nhân vật quan trọng, lơ đãng nghe người phụ nữ nói:
- Chúng tôi có một đứa con trai từng theo học một năm tại trường Harvard của ngài. Cháu yêu trường lắm và cảm thấy sung sướng vì đã được học ở đây. Nhưng chẳng may con tôi đã chết trong một tai nạn (Có tài liệu nói bị thương hàn, có tài liệu nói bị giết). Tôi và chồng tôi muốn xin ngài để chúng tôi làm một cái gì đó kỷ niệm cháu ngay trong khuôn viên trường…
Ngài hiệu trưởng ngạc nhiên, ông nói một cách thô lỗ cộc cằn:
- Thưa bà, chúng tôi không thể dựng tượng cho mỗi người đã từng theo học ở Harvard rồi sau đó bị chết. Nếu chúng tôi làm như vậy thì ngôi trường này sẽ trông giống như một nghĩa trang!
 Người phụ nữ nhanh chóng giải thích:
- Ồ, không phải như vậy. Chúng tôi không có ý định xây dựng một bức tượng. Chúng tôi nghĩ sẽ xây một tòa nhà cho nhà trường.
Ngài hiệu trưởng nhìn người đàn bà quê mùa nói:
-Một tòa nhà! Thế bà có biết một tòa nhà trị giá bao nhiêu không? Chúng tôi phải bỏ ra bảy triệu rưỡi đô-la mới dựng lên ngôi trường này đấy! ( Có tài liệu nói 70,5 triệu)

Người phụ nữ im lặng một lát. Ngài hiệu trưởng có vẻ hài lòng. Bây giờ thì ông có thể rời khỏi họ. Người phụ nữ quay lại phía chồng và nói nhỏ:
- Xây một trường đại học chỉ tốn ngần ấy thôi sao? Tại sao chúng ta không xây một trường đại học riêng?
 Người chồng gật đầu đồng ý. Thế rồi họ tìm đến Palo Alto (bang California), bỏ tiền xây dựng nên một ngôi trường đại học mới mang tên họ – trường đại học tổng hợp Stanford.
Ngài hiệu trưởng đáng kính và cô thư ký đã không biết rằng:
 Người vợ mặc chiếc váy bạc màu cùng người chồng khoác bộ đồ đã xơ xác chính là ông bà Jane và Leland Stanford, một trong 4 gia đình giàu nhất nước Mỹ thời đó.
Sân chính (Main Quad) và vùng chung quanh, nhìn từ Tháp Hoover
Theo wikipedia Viện Đại học Leland Stanford Junior, thường được gọi là Viện Đại học Stanford hay chỉ Stanford,[1]  viện đại học tư thục thuộc khu vực thống kê Stanford, California (Hoa Kỳ). Khuôn viên chính của viện đại học này rộng rãi và đẹp đẽ, nằm cách San Francisco 60 kilômét về phía đông nam, nó ở phần chưa được sáp nhập của Quận Santa Clarabên cạnh thị trấn Palo Alto, và nằm ở trung tâm Thung lũng Silicon cả về vị trí địa lý và lịch sử. Là viện đại học có diện tích lớn thứ hai trên thế giới, Viện Đại học Stanford có chương trình đầy đủ cho sinh viênđại học cũng như sinh viên sau đại học, cùng với một trung tâm y khoanổi tiếng và nhiều trung tâm nghiên cứu và dự án phục vụ. Cùng vớiViện Đại học Harvard, Viện Đại học Yale  Viện Đại học Princeton, Viện Đại học Stanford nằm trong nhóm những viện đại học tốt nhất của Hoa Kỳ.
Viện Đại học Stanford được thành lập bởi Leland Stanford, trùm tư bản vềđường xe lửa  Thống đốc California, và vợ ông, Jane Stanford. Viện đại học được đặt theo tên người con duy nhất của hai vợ chồng, Leland Stanford, Jr., anh chết do bệnh thương hàn khi còn trẻ. Những người dân địa phương và các thành viên của viện đại học thường gọi trường là The Farm ("Trại"), vì trường nằm tại địa điểm đã từng là trại nuôi ngựa của Leland Stanford.
Giấy phép thành lập Viện Đại học Stanford được viết ngày 11 tháng 11 năm1885 và được chấp nhận bởi Ban Quản trị đầu tiên ngày 14 tháng 11. Viên đá móng được đặt xuống ngày 14 tháng 5 năm 1887, và trường mở cửa chính thức ngày 1 tháng 10 năm 1891 đón 559 sinh viên. Học phí được miễn. Có 15 giáo sư, trong đó bảy giáo sư đến từ Đại học Cornell. Trường được thành lập với danh nghĩa cơ sở đào tạo hỗn hợp cho cả nam và nữ, nhưng trong nhiều năm, họ vẫn hạn chế số sinh viên nữ nhập học.
Khẩu hiệu chính thức của Viện Đại học Stanford, do gia đình Stanford lựa chọn, là Die Luft der Freiheit weht. Dịch từ tiếng Đức, câu nói này của Ulrich von Hutten có nghĩa "Gió của tự do thổi." Vào lúc viện đại học được thành lập, tiếng Đức vừa mới thay thế tiếng Latinh trong vai trò ngôn ngữ chính của khoa học  triết học (và nó giữ vị trí đó cho đến Đệ nhị thế chiến).
Còn sau đây là một giai thoại khác ở trường Stanford:

CÂU CHUYỆN NHÂN QUẢ 

TẠI ĐẠI HỌC STANFORD NĂM 1892 

(Hay là Một câu chuyện có thật của 120 năm về trước)




Đây là một câu chuyện có thật xảy ra vào năm 1892 tại trường đại học Standford
Một sinh viên 18 tuổi đang cố xoay sở để trả học phí. Cậu mồ côi và không biết nhờ cậy vào ai để xin tiền. Rồi cậu nghĩ ra một cách thật hay ho. Cậu và một người bạn quyết định tổ chức một buổi hoà nhạc tại trường để gây quỹ kiếm tiền trả học phí cho cả hai.

Họ tìm đến nhà dương cầm nổi tiếng Ignacy J. Paderewski. Ông bầu của nhạc sĩ yêu cầu phải các cậu phải đảm bảo thanh toán một khoản thù lao là 2.000$ cho buổi độc tấu dương cầm. Giao kèo được thoả thuận và hai cậu sinh viên bắt tay tổ chức để buổi biểu diễn được thành công.

Ngày trọng đại đó rồi cũng đến. Paderewski biều diễn tại Standford. Nhưng không may, hai bạn trẻ không thể xoay sở để bán hết số vé. Tổng số tiền mà họ thu được chỉ vỏn vẹn 1.600 $. Thất vọng, họ tìm đến Stanford để giải thích hoàn cảnh của họ. Hai cậu sinh viên trao hết 1.600 $ cho Paderewski cùng tấm chi phiếu 400 $ cho khoản tiền còn thiếu với lời hứa rằng họ sẽ tranh thủ thanh toán tấm séc này sớm nhất..

Paderewski nói, “Không, việc này không thể chấp nhận được.” Ông xé tấm chi phiếu, đưa lại 1.600 $ cho hai cậu sinh viên và nói: “Đây là 1.600 $. Hãy thanh toán mọi chi phí mà các bạn còn thiếu nợ, giữ số tiền mà các bạn cần để thanh toán học phí, tôi chỉ lấy phần tiền còn dư.” Hai cậu sinh viên ngạc nhiên và rối rít cám ơn Paderewski.

Nó chỉ là một nghĩa cử nhỏ bé thể hiện một tấm lòng tử tế, nhưng rõ ràng cho thấy rằng Paderewski là một con người có nhân cách lớn.

Tại sao ông ta phải giúp hai thanh niên mà ông chẳng hề quen biết. Chúng ta ai cũng tình cờ gặp những tình huống như vậy trong đời mình. Và hầu hết chúng ta chỉ nghĩ: “Nếu giúp họ, chuyện gì sẽ xảy ra cho ta?” Nhưng những con người vĩ đại thì lại nghĩ rằng: “Nếu ta không giúp họ, điều gì sẽ xảy ra cho họ?” Họ giúp và không mong có sự đền đáp. Họ làm điều đó vì họ cảm thấy rằng đó là một việc đúng cần phải làm.

Paderewski sau đó trở thành Thủ tướng của Ba Lan. Ông là một nhà lãnh đạo tài ba nhưng không may, chiến tranh Thế giới xảy ra, Ba Lan bị tàn phá. Hơn 1,5 triệu người dân trong nước lâm vào cảnh đói và không có tiền để cung cấp cái ăn cho họ. Paderewski không biết cầu cứu ở đâu, ông quyết định tìm đến Tổ chức Cứu trợ Lương thực Hoa Kỳ để xin giúp đỡ. Lãnh đạo của tổ chức này lúc bấy giờ là Herbert Hoover, sau này trở thành Tổng thống Hoa Kỳ. Hoover đồng ý giúp và nhanh chóng gửi hàng tấn ngủ cốc để cứu đói cho người dân Ba Lan.

Thảm họa được đẩy lùi. Thủ Tướng Paderewski cảm thấy nhẹ nhõm. Ông quyết định sang Mỹ gặp Hoover để đích thân cảm ơn. Khi Paderewski bắt đầu nói lời cảm ơn Hoover vì nghĩa cử cao thượng của ông, thì Hoover vội cắt ngang và nói: “Ngài không cần phải cảm ơn tôi, thưa Thủ Tướng. Có lẽ ngài không còn nhớ câu chuyện này, nhưng vài năm trước, ngài đã giúp hai cậu sinh viên trẻ tuổi tiếp tục học đại học tại Hoa Kỳ, và tôi là một trong hai sinh viên ấy.”

THẾ GIỚI NÀY ĐÚNG THẬT LÀ TUYỆT VỜI, KHI BẠN CHO ĐI THỨ GÌ, BẠN SẼ NHẬN LẠI ĐƯỢC NHỮNG ĐIỀU TƯƠNG TỰ. 

Martine Đức Nguyễn, C/N 2012/09/27

Trên đây là quan điểm của https://immstories.wordpress.com/tag/1892/ tôi cũng có quan điểm tương tự Càng cho đi nhiều, bạn càng nhận được nhiều - Đền Đáp Bằng Chia Sẻ

 http://blog.ichuvanan.org/2015/10/cang-cho-i-nhieu-ban-cang-nhanj-uoc.html


Bạn có thấy tiếc cho cô thư ký, ngài hiệu trưởng, trường đại học Harvard và bạn có nhớ rằng Nếu ta không giúp họ, điều gì sẽ xảy ra cho họ?

Wednesday, October 14, 2015

Những nơi tốt nhất cho các nữ doanh gia và Quốc gia lý tưởng nhất cho phụ nữ: New Zealand



Chị Nguyễn Thị Huệ, giải đặc biệt cuộc thi viết "Những phụ nữ vượt lên số phận"
------------
Xem thêm: 25 nữ doanh nhân thành đạt nhất VN - Viet Nam, http://vietbao.vn/Kinh-te/25-nu-doanh-nhan-thanh-dat-nhat-VN/70100821/47/
Tin nhanh Việt Nam ra thế giới vietbao.vn


Việt Nam vốn là một nhà nước phong kiến với những hủ tục lạc hậu. Trong đó tệ trọng Nam khinh nữ cho tới ngày nay vẫn chưa được xóa bỏ. Gần đến ngày Phụ Nữ Việt Nam, muốn chung tay xóa bỏ hủ tục lạc hậu này tôi suy ngẫm, suy ngẫm và thấy rằng tốt nhất là học tập nước Mỹ là nước văn minh. 


Một nhà tư vấn giáo dục phụ nữ về thủ tục cắt xẻo bộ phận sinh dục ngoài của phụ nữ, FGM


Bởi vậy tôi lang thang vào Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ, VOA Tiếng Việt cả mấy ngày nay và tìm thấy:
 "Một cuộc nghiên cứu mới phân tích Chỉ số Phát triển Doanh nghiệp Toàn cầu GEDI giữa Nam và Nữ do tập đoàn máy tính Dell tài trợ thực hiện... đã chỉ ra có năm quốc gia không những có tỷ lệ phụ nữ sở hữu tài khoản ngân hàng cao nhất, từ 90% trở lên, mà tại cả năm nước này, tỷ lệ phụ nữ có tài khoản ngân hàng ở mức cao hơn đàn ông. Đó là các nước: Thụy Điển, Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản, và Hàn Quốc."

Cảm thấy đây là nguồn thông tin bổ ích cho phụ nữ, tôi dò tìm, dò tìm... tới phóng viên Frances Alonzo là tác giả của đoạn thông tin nói trên và bài "Những nơi tốt nhất cho các nữ doanh gia"



Thứ trưởng Bộ Công Thương - Hồ Thị Kim Thoa (giữa) chủ trì buổi họp báo.
------------
Xem thêm: Sắp thành lập Hiệp hội nữ Doanh nhân Việt Nam, http://vietbao.vn/Kinh-te/Sap-thanh-lap-Hiep-hoi-nu-Doanh-nhan-Viet-Nam/181357358/87/
Tin nhanh Việt Nam ra thế giới vietbao.vn


Nhưng vẫn chưa đủ, đó mới là dành cho các nữ doanh gia, bởi vậy tôi dò tìm thêm nơi tốt nhất cho phụ nữ nói chung và đã tìm được Quốc gia lý tưởng nhất cho phụ nữ: New Zealand.

Giờ đây, tôi xin gửi tới chị em phụ nữ Việt Nam bài "Những nơi tốt nhất cho các nữ doanh gia" và bài Quốc gia lý tưởng nhất cho phụ nữ: New Zealand coi như món quà tặng nhân ngày Phụ Nữ Việt Nam 20-10!


Bà Mai Kiều Liên 4 lần được Forbes vinh danh


Frances Alonzo

Một cuộc nghiên cứu mới phân tích Chỉ số Phát triển Doanh nghiệp Toàn cầu GEDI giữa Nam và Nữ do tập đoàn máy tính Dell tài trợ thực hiện cho thấy hai nước châu Á đứng đầu bảng xếp hạng về môi trường tốt nhất cho các nữ doanh nhân là Hàn Quốc và Trung Quốc. Bà Ruta Aidis, Giám đốc Dự án Gender-GEDI tại Viện GEDI cho biết cuộc nghiên cứu này phân tích cả điểm mạnh và yếu của mỗi quốc gia để có thể cho các nhà lãnh đạo thế giới một mức phát triển cao nhất về việc quốc gia của họ cần phải làm gì để tạo môi trường thân thiện hơn với các nữ doanh nhân.
Trong số 30 nước nằm trong cuộc nghiên cứu Chỉ số Phát triển Doanh nghiệp Toàn cầu giữa Nam và Nữ lần này, Hàn Quốc và Trung Quốc có cùng xếp hạng với Nam Phi ở vị trí 11. Trong khi đó, Nhật Bản cùng đứng với Peru ở vị trí 14, và Thái Lan xếp thứ 17. Như vậy ngoài Hàn Quốc và Trung Quốc, Nhật Bản và Thái Lan cũng là hai nước châu Á có môi trường tốt cho các nữ doanh nhân.
Bà Nguyễn Thị Nga – Chủ tịch ngân hàng SeABank

Tuy nhiên, theo lời bà Ruta Aidis, Giám đốc Dự án Gender-GEDI tại Viện GEDI, mỗi quốc gia đều có điểm mạnh và yếu riêng:
“Thế mạnh của Hàn Quốc là họ có một môi trường kinh doanh tốt với tỷ lệ rủi ro kinh doanh thấp và nguồn tiếp cận tài chính tốt nói chung.”
Một trong những nguồn tiếp cận tài chính tốt mà Hàn Quốc có đó là tiếp cận vốn qua việc sở hữu một tài khoản ngân hàng chính thức.


Bà Trần Ngọc Sương - Giám đốc Nông trường Sông Hậu
Cuộc nghiên cứu cho biết, trong khi việc có một tài khoản ngân hàng chính thức là rất quan trọng đối với các nữ doanh nhân có tiềm năng bởi lẽ đó là điều kiện để xin được các khoản vay ngân hàng, mức tín dụng, giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp, 50 phần trăm hoặc hơn phụ nữ tại 14 trên 30 quốc gia trong cuộc nghiên cứu lần này không có tài khoản ngân hàng. Các quốc gia này bao gồm Nga, Chile, Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan v..v..
Ngược lại, cuộc nghiên cứu chỉ ra có năm quốc gia không những có tỷ lệ phụ nữ sở hữu tài khoản ngân hàng cao nhất, từ 90% trở lên, mà tại cả năm nước này, tỷ lệ phụ nữ có tài khoản ngân hàng ở mức cao hơn đàn ông. Đó là các nước: Thụy Điển, Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản, và Hàn Quốc.


Bà Nguyễn Thị Mai Thanh - Chủ tịch kiêm CEO Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE)

Tuy nhiên, Hàn Quốc cũng có những mặt yếu và một trong số đó là tỷ lệ doanh nghiệp mới do nữ giới làm chủ còn rất thấp. Bà Aidis cho biết:
“Cứ 10 doanh nghiệp mới của nam giới thì chỉ mới có ba doanh nghiệp mới của nữ giới. Và tỷ lệ nữ giới làm lãnh đạo cũng rất thấp. Trong số tất cả các quản lý và giới chức cấp cao của Hàn Quốc, chỉ có 10 phần trăm là phụ nữ. Cần phải nhấn mạnh hơn nữa về những khu vực còn hạn chế việc phụ nữ khởi nghiệp và việc cung cấp thêm cơ hội cho phụ nữ bước vào những vị trí lãnh đạo. Sở dĩ cần làm như vậy vì chúng tôi nhận thấy có một sự tương quan giữa phụ nữ, sự lãnh đạo và thêm sự chấp nhận phụ nữ nắm giữ những vị trí điều hành trong một quốc gia.”

Bà Phạm Thị Việt Nga - Lãnh đạo công ty Dược Hậu Giang

Không giống Hàn Quốc, Trung Quốc là quốc gia có tỷ lệ các doanh nghiệp mới do phụ nữ làm chủ rất cao. Cứ 10 doanh nghiệp mới ra đời thì có tám doanh nghiệp do nữ giới làm chủ. Trung Quốc có thị trường vốn phát triển khá tốt và họ cũng có tỷ lệ phần trăm các doanh nghiệp mới do phụ nữ điều hành giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới khá cao.
Nhưng một trong những điểm yếu mà Trung Quốc cần khắc phục đó là tỷ lệ nữ doanh nhân có bằng đại học còn thấp, theo lời bà Aidis:
“Chỉ có 28 phần trăm các nữ chủ nhân doanh nghiệp có bằng đại học. Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng những doanh nhân nam hoặc nữ học cao hơn có xu hướng lèo lái công ty của mình thành công hơn và có thể tiếp cận thêm nhiều mạng lưới, cơ hội tập huấn, và những kiến thức mà những người khác với mức giáo dục thấp hơn không có cơ hội tiếp cận được. Một vấn đề khác ở Trung Quốc đó là đối với các doanh nghiệp do nữ giới làm chủ, mức độ phụ nữ dùng internet là rất thấp, chỉ có 34 phần trăm. Tỷ lệ phần trăm phụ nữ có tài khoản ngân hàng chính thức cũng thấp, chỉ ở mức 37 phần trăm.”



Nữ đại gia quảng cáo Việt được báo chí Anh ca ngợi
Không chỉ ở Hàn Quốc hay Trung Quốc, bà Aidis cho biết, phụ nữ ở phần lớn các quốc gia trên thế giới đổ xô vào ngành dịch vụ, y tế, giáo dục, những mảng có xu hướng đem lại lợi nhuận thấp và rất cạnh tranh. Sau khi tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp mới trong ngành công nghệ, cuộc nghiên cứu của GEDI nhận thấy chỉ số phụ nữ tham gia trong ngành công nghệ ở cả 30 quốc gia đều thấp. Bà Aidis nói:
“Trung bình chỉ có 1 đến 2 phần trăm các doanh nghiệp mới khởi nghiệp trong ngành công nghệ. Chúng tôi mong muốn khuyến khích các quốc gia thực sự sẽ chú tâm đến vấn đề này và vạch ra những chiến lược để mở rộng những mảng vốn đã do nam giới chiếm lĩnh như xây dựng, khai mỏ, giao thông, cơ sở hạ tầng, v..v...”


NỮ DOANH NHÂN HÀ LINH BỊ SÁT HẠI Ở TRUNG QUỐC


Mặc dù ở một số các quốc gia và trong khu vực châu Á, phụ nữ theo học các ngành như khoa học, công nghệ, toán, kỹ thuật, tin học, những ngành có thể giúp họ khởi nghiệp trong ngành công nghệ, nhưng phụ nữ lại chưa làm điều đó. Bà Aidis nói rằng có một câu hỏi rất quan trọng đó là ‘tại sao họ lại chưa làm điều đó?’ Bà nói thông thường chính những thái độ, văn hóa trọng nam, đã ngăn cản việc phụ nữ thành lập và phát triển doanh nghiệp trong ngành công nghệ trên khắp thế giới:
“Một quốc gia có thể nói rằng những giá trị truyền thống là rất quan trọng đối với chúng tôi và phụ nữ thì không cần tham gia vào lực lượng lao động chính thức hay việc kinh doanh. Nhưng thực sự, nếu bạn quan tâm tới tính cạnh tranh của đất nước bạn trong thời đại toàn cầu mới này, tôi không nghĩ là sẽ có quốc gia nào muốn hạn chế 50 phần trăm dân số của mình tham gia tạo ra những sáng kiến và những sự phát triển mới có thể giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tính cạnh tranh của nước họ. Vì thế mà điểm mấu chốt mà chúng tôi muốn nói tới đó là nên tạo ra những sự lựa chọn cho tất cả các cá nhân trong xã hội. Không phải tất cả phụ nữ đều muốn trở thành doanh nhân, không sao cả, không phải phụ nữ nào cũng muốn phát triển doanh nghiệp của họ, nhưng họ nên được cho cơ hội bởi vì nếu không thì về cơ bản, bạn đang ném tất cả các khả năng ra ngoài cửa sổ.”


Bà Nguyễn Thị Mai Thanh - Chủ tịch kiêm CEO Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE)

Cuộc nghiên cứu chỉ số doanh nghiệp phụ nữ GEDI hay còn gọi là Gender GEDI đo lường sự phát triển của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ có tiềm năng trên khắp thế giới do Viện Doanh nghiệp và Phát triển Toàn cầu có trụ sở ở Washington, DC thực hiện.
Nguồn: VOA Interview, Dell
Quốc gia lý tưởng nhất cho phụ nữ: New Zealand
Tờ Economist đã khảo sát và đưa ra danh sách những quốc gia có điều kiện sống tốt nhất cho phụ nữ. Bảng đánh giá dựa vào các tiêu chí như cơ hội nghề nghiệp, mức lương, tỷ lệ phụ nữ tham gia những công việc cấp cao, chi phí chăm sóc sức khỏe trẻ em…

Theo đó, New Zealand được đánh giá là quốc gia có thứ hạng cao nhất. Một số quốc gia khác được xem như thiên đường cho phụ nữ còn có Phần Lan và Thụy Điển, trong khi ở đáy bảng có các nước châu Á là Hàn Quốc và Nhật Bản.

P.S. 03.09.2014
Năm phụ nữ đã được bổ nhiệm vào tân nội các Nhật Bản, nêu bật cam kết của Thủ Tướng Shinzo Abe rằng ông sẽ sử dụng phụ nữ một cách hữu hiệu hơn để giúp phần hồi sinh nền kinh tế. nguồn VOA

Tuesday, October 13, 2015

Càng cho đi nhiều, bạn càng nhận được nhiều - Đền Đáp Bằng Chia Sẻ






Tiến sĩ Zig Ziglar kể rằng:

Thiếu tá Anderson, một sĩ quan nổi tiếng trong chiến tranh cách mạng, có một thư viện. Vốn tính quảng đại nên ông mở cửa cho tất cả các thanh niên trong vùng muốn bồi bổ thêm kiến thức.
Trong những thanh niên thường đến nhà thiếu tá Anderson mỗi sáng thứ 7 ấy có một chàng trtai xứ E-cốt. Anh ta rất biết ơn thiếu tá đã cho mình đọc sách suốt ngày. Dĩ nhiên anh ta đã học hỏi được rất nhiều, vì sau đó , Andrew Carnegie (Tên chàng trai) đã trở nên người giàu có và sáng chế nhiều nhất mà nước Mỹ có thể sản sinh.. Mình ông đã tạo được 43 nhà triệu phú vào một thời mà các triệu phú có thể đếm trên đầu ngón tay. Carnegie đã tiếp tục công việc hữu ích của thiếu tá Anderson ngày nào. Ông sáng lập những thư viện Carnegie trên khắp nước Mỹ, nhờ đó biết bao người (nguyên bản "hàng nghìn người") đã được hưởng ích lợi nhờ sự quảng đại của ông.
Thật vậy, mỗi khi bạn nhận ra, nuôi dưỡng và phát triển khả năng của người khác là bạn đã có công rất lớn. Dĩ nhiên, điều đáng kể nhất là CÀNG CHO ĐI NHIỀU BẠN CÀNG NHẬN ĐƯỢC NHIỀU.

Bạn thân mến! Muốn noi gương thiếu tá Anderson và Andrew Carnegie tôi chia sẻ với các bạn những cuốn sách hay. Ngày nay internet giúp chúng ta có thể chia sẻ khắp nơi bằng các thư viện điện tử mà không nhất thiết phải thành lập các thư viện như các ngài thiếu tá và Andrew Carnegie. Các nhà hảo tâm đã chuẩn bị sẵn cho chúng ta, chúng ta chỉ việc lựa chọn sách hay và chia sẻ miễn phí. Thật là trên cả tuyệt vời phải không các bạn? Trước tiên tôi xin gửi tới các bạn cuốn sách đầu tiên của chính tiến sĩ Zig Ziglar "Hẹn Bạn Trên Đỉnh Thành Công".
 Sau đây tôi xin giới thiệu với các bạn chương 3 của cuốn sách mà tôi rất thích này:

Hẹn Bạn Trên Đỉnh Thành Công

http://thuvien.sinhvienlamgiau.net/index.php/book/hen-ban-tren-dinh-thanh-cong/

 

Chương 7: KẺ TRỘM THẬT HAY GIẢ - Hẹn Bạn Trên Đỉnh Thành Công

Không gian: Một tiệm tạp phẩm nhỏ trong làng.
Thời gian: năm 1887.
Một người đàn ông trạc độ 60 tuổi, dung mạo hoà nhã vào mua củ cải. Ông đưa cho cô bán hàng tờ 20 đô la. Cô bán hàng cầm tiền, đút vào ngăn kéo rồi lấy tiền lẻ ra thối. Chợt đầu ngón tay dính mực, cô giật mình, lưỡng lự một lát. Rồi tự nghĩ: có lẽ nào một người vừa là thân chủ, vừa là hàng xóm lại là cố tri như ông Emmanual Ninger đây lại đưa tiền giả hay sao? Thế là cô định thối tiền cho ông ta về. Tuy vậy, cô cứ băn khoăn mãi, (vào năm 1887, 20 đô la là một món tiền khá lớn) nên mới mời cảnh sát đến giúp đỡ. Một cảnh sát viên quả quyết đó là bạc thiệt, một người khác thì tỏ vẻ nghi ngờ trước vết mực lem. Cuối cùng, tính tò mò cộng với tinh thần trách nhiệm đã buộc họ phải đến xét nhà ông Ninger. Tại đây, trên gác thượng, họ đã tìm thấy những dụng cụ in giấy 20 đô la giả, với một tờ đang in dở, cạnh đó là ba bức chân dung do chính tay Emmanual Ninger vẽ.
Ninger là một hoạ sĩ có tài. Ông tự tay vẽ lấy những tờ 20 đô la giả. Và đã lừa được mọi người bằng những nét vẽ tỉ mỉ, tài hoa cho đến khi số mệnh vạch mặt ông bằng những ngón tay ướt của cô hàng rau. Sau khi bắt giữ ông, người ta đem bán đấu giá 3 bức chân dung được tất cả 16.000 đô la - vị chi mỗi bức trên 5000. Điều trớ trêu là Emmanual Ninger vẽ mỗi bức chân dung trị giá trên 5000 đô la cũng chỉ mất công bằng vẽ một tờ 20 đô la thôi.
Con người tài hoa lỗi lạc ấy quả là một tên trộm đúng nghĩa nhất. Điều bi đát ở đây là người bị ông ta ăn trộm nhiều nhất lại chính là Emmanual Ninger. Thật vậy, giá như biết đem bán tài năng một cách hợp pháp, chẳng những ông ta đã giàu có mà còn có thể giúp ích cho đời nữa. TÊN ÔNG ĐÃ ĐƯỢC GHI VÀO BẢN DANH SÁCH DÀI VÔ TẬN NHỮNG KẺ ĂN TRỘM CHÍNH MÌNH TRONG KHI ĂN TRỘM CỦA NGƯỜI KHÁC.

TÊN TRỘM THƯỢNG LƯU

Hắn cũng ăn trộm nữ trang như Bary
Ngày 25/3, Công an quận Bình Thạnh (TP HCM) đã bắt giam Nguyễn Văn Sơn (27 tuổi) để điều tra hành vi trộm cắp tài sản. Anh ta là nghi can trộm nữ trang nhưng đã bỏ trốn trong lúc được tại ngoại.


Tên trộm thứ hai tôi muốn nhắc tới là Arthur Barry. Y là một tên trộm đặc biệt, chuyên ăn trộm nữ trang hồi còn trong tuổi "đôi mươi bồng bột". Barry nổi tiếng quốc tế là tên trộm nữ trang siêu đẳng của mọi thời đại. Y không chỉ ăn trộm giỏi mà còn là một tay sành sỏi về nghệ thuật nữa.
Tuy ăn trộm, nhưng Barry rất "khó tính", không phải "bạ đâu lấy đó" như những tay khác. "Khổ chủ" của y không những phải lắm của nhiều tiền, mà còn phải nổi tiếng trong giới thượng lưu nữa. Cảnh sát đã phải lắm phen điên đầu với y.
Một đêm Barry bị bắt quả tang sau khi lọt ổ phục kích. Lúc bị 3 viên đạn ghim vào người và những mảnh kiếng đâm vào mắt, y đã đau đớn, tuyệt vọng la lên: "Tôi không bao giờ ăn trộm nữa". Thế rồi sau đó y đã thoát đi như có phép lạ và ba năm sau vẫn ung dung ngoài vòng pháp luật. Cuối cùng, vì ghen tương, một phụ nữ đã tố giác y và y đã lãnh án 18 năm tù. Khi được phóng thích, y đã giữ lời hứa, không bao giờ ăn trộm nữa. Y đến New England và sống một đời gương mẫu. Dân địa phương đã biểu dương y bằng cách bầu y làm hội trưởng hội cựu chiến binh.
Tiếng đồn lan xa. Phóng viên khắp nước đua nhau phỏng vấn y. Họ hỏi y rất nhiều. Sau cùng, một phóng viên trẻ đã đụng đến điểm then chốt của vấn đề bằng một câu hỏi "hóc búa":
- Thưa ông Barry, suốt thời trộm đạo, ông đã lấy trộm của nhiều nhà quyền quí, nhưng tôi tò mò muốn biết ông có nhớ đã lấy trộm của ai nhiều nhất không?
Barry đáp lại ngay không chút do dự:
- Nhớ chứ. Người bị tôi lấy trộm nhiều nhất chính là Arthur Barry. Thật vậy, tôi đã có thể là một doanh gia thành đạt, một nhà tư bản ở phố Wall và góp phần không nhỏ để xây dựng xã hội, nhưng tiếc thay, tôi đã chọn lầm nghề trộm cắp và đã tiêu phí hai phần ba cuộc đời thanh xuân sau song sắt nhà tù.
Quả thực, Barry đúng là người ăn trộm của chính mình!
BẠN BIẾT TÊN TRỘM NÀY
Tên trộm thứ ba tôi muốn nhắc tới là chính BẠN. TÔI GỌI bạn là kẻ trộm, vì bất cứ ai không tin mình và không sử dụng hết năng lực của mình đã thực sự đánh cắp chính mình, đánh cắp những người mình thương mến và đã khiến năng suất giảm hạ, nên y cũng đánh cắp của chính xã hội nữa. Mặc dù người ta đánh cắp chính mình một cách vô ý thức song tội trạng vẫn trầm trọng vì xã hội vẫn mất mát nhiều như khi hữu ý vậy. Câu hỏi đến đây đã hiện rõ: Bạn có sẵn sàng ngừng đánh cắp chính mình không? Tôi tin bạn đã bắt đầu leo lên đỉnh thành công. Đối với bạn cũng như nhiều người khác, quyển sách này sẽ là động cơ, là niềm hưng phấn và kiến thức giúp bạn đi suốt quãng đường dài. Dù sao, tôi cũng xin nhắc bạn là không phải khi đọc xong quyển sách này, kiến thức bạn hoàn hảo liền đâu. Thân thể bạn cần thực phẩm nuôi dưỡng mỗi ngày thế nào thì trí tuệ bạn cũng cần thực phẩm tinh thần như vậy. Cứ cố gắng đọc đi đọc lại thêm nhiều lần nữa rồi chỉ ít lâu sau khi nhìn vào gương, bạn sẽ đối diện với một tên trộm đã giải nghệ.
TIẾNG CHUÔNG ĐIỆN THOẠI
Tôi vẫn coi hình ảnh lành mạnh về bản thân chính là khởi điểm là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đạt mục tiêu... Nói cho cùng, NẾU KHÔNG BẮT ĐẦU, CHẮC CHẮN TA KHÔNG THỂ ĐẾN ĐÍCH. Giả sử bây giờ chuông điện thoại nhà bạn reo vang, bạn nhấc lên nghe, người ở đầu dây bảo bạn: "Allô, mong bạn thông cảm, tôi không mượn tiền cũng không muốn phiền bạn điều gì cả. Tôi chỉ muốn gọi để nói cho bạn biết rằng bạn là người tốt nhất đời mà thôi. Bạn là vốn quí trong ngành nghề của bạn và là niềm hãnh diện của tập thể đấy. Tôi muốn được ở bên bạn luôn vì mỗi lần như vậy tôi đều cảm thấy phấn khởi và thấy hăng say làm việc thiện hơn. Ước gì tôi được gặp bạn mỗi ngày vì bạn chính là động lực thúc đẩy tôi thăng tiến bản thân. Thưa bạn, tôi chỉ muốn nói có thế thôi. Mong chóng được gặp lại bạn".
Trước những lời nhận định tích cực và chân thành này (chân thành vì do bạn thân nói ra cơ mà) bạn cảm thấy thế nào?
Nếu là bác sĩ, liệu bạn có trở nên một bác sĩ tốt hơn không? Nếu là giáo viên, là doanh gia, là cha, là mẹ..., liệu bạn có muốn nên tốt hơn không? Dù bạn là ai và làm nghề gì đi nữa, tôi tin chắc tự thâm tâm bạn biết mình sẽ không chỉ cố gắng làm việc tốt hơn mà còn cảm thấy hạnh phúc hơn trước nhiều.
Tuy nhiên, qua mẩu đối thoại trên, bạn hiểu thêm được bao nhiêu về nghề bác sĩ, thương doanh, luật sư, sinh viên nào? Hiển nhiên bạn sẽ chẳng hiểu thêm gì cả. Song tự đáy lòng, bạn vẫn biết mình sẽ sống tốt hơn và hạnh phúc hơn trong công việc, bởi vậy lời nhận định ấy đã khiến bạn thay hình đổi dạng. Từ nay, bạn sẽ bảo: Tôi là vốn quí của xã hội, và vinh dự cho ngành nghề của tôi. Bạn sẽ nhìn mình dưới một góc độ khác, hình ảnh về chính bạn đã đổi thay và một điều thú vị xảy ra ngay lúc đó: Bạn cảm thấy tự tin hơn. Do đó, năng lực của bạn cũng tăng lên. KHI HÌNH ẢNH CỦA BẠN ĐẸP HƠN THÌ CÔNG VIỆC CỦA BẠN CŨNG ĐẸP HƠN.
Đã biết cú điện thoại hiệu nghiệm như vậy, sao bạn không thử làm ngay đi? Sao bạn không để sách xuống và nhấc điện thoại lên (trừ phi bây giờ là 2g sáng hoặc một giờ bất tiện). Hãy gọi cho người bạn thực lòng quí mến, kính trọng. Hãy cho họ biết bạn đánh giá cao công việc của họ, bảo họ rằng đời họ thực có ý nghĩa đối với bạn. Người ấy tất sẽ cảm kích sâu xa và bạn cũng thấy hài lòng. Càng giúp xây dựng người khác, bạn càng cảm thấy thoả mãn với mình hơn.
Câu chuyện sau đây nói lên tầm quan trọng của một hình ảnh lành mạnh về bản thân và kết quả của nó.
MỘT BƯỚC UNG DUNG TỪ "DỐT NÁT" ĐẾN THIÊN TÀI
Năm Victor Seribriakoff lên 15 tuổi, thầy giáo khuyên anh về nhà học nghề vì dốt nát như anh, khó mà học hành đến nơi đến chốn được. Victor nghe theo lời thầy và 17 năm sau, anh trở thành một tay lang bạt kỳ hồ với đủ mọi thứ nghề kỳ quặc. Người ta đã phê phán anh là "dốt nát" nên suốt 17 năm trời, anh quả đã "dốt" thật. Năm anh 32 tuổi, một thay đổi kỳ diệu đã diễn ra. Kết quả của một cuộc trắc nghiệm cho thấy anh là một thiên tài với chỉ số thông minh là 161. Từ đó anh bắt đầu hành động như một thiên tài thực sự, anh viết sách, đăng ký bằng phát minh và trở nên một doanh gia lỗi lạc. Đáng nói nhất có lẽ là việc anh được bầu làm chủ tịch hội Mensa quốc tế một hiệp hội mà tiêu chuẩn duy nhất để nhập hội là phải có chỉ số thông minh từ 140 trở lên. Chuyện anh Victor Seribriakoff hẳn khiến bạn tự hỏi: biết bao nhiêu thiên tài đã phải lang thang như những kẻ dốt nát chỉ vì có người đã bảo họ u mê, đần độn. Không phải bất thần mà Victor tích góp được số vốn kiến thức sâu rộng như vậy đâu. Cũng chẳng phải ngày một ngày hai mà anh tự tin đến thế được. Anh được như vậy chính là nhờ đã biết kiên trì tự rèn luyện mỗi ngày đấy. Khi thấy mình biến đổi, anh đã hành động khác hẳn, anh bắt đầu hy vọng và đạt được những kết quả lạ lùng.
HÌNH ẢNH TỰ THÂN QUAN TRỌNG ĐẾN MỨC NÀO?
Trong quyển "Cách thế trở nên bạn thiết của chính mình" (How to be your own best friend) Mildred Newman và tiến sĩ Bernard Berkowitz hỏi một câu thấm thía: "Nếu không thể yêu mình, làm sao ta có thể yêu người khác được?".
Bạn không thể cho điều mình không có. Thánh Kinh cũng nói: "Hãy yêu người như mình".
Hình ảnh tự thân quan trọng không? Bạn không THể LÀM KHÁC CÁCH BạN NHÌN BảN THÂN. HÌNH ảNH Tự THÂN Sẽ đưa bạn lên đỉnh thành công hoặc sa xuống đáy hầm. Hãy coi mình là người hữu ích rồi bạn sẽ hữu ích. Nếu cho mình là người tầm thường, vô giá trị tất bạn sẽ chẳng có giá trị gì. May thay, dù trong quá khứ, bạn nhìn mình ra sao đi nữa thì nay, bạn vẫn có động lực, có phương pháp và năng lực để thay đổi và trở nên tốt hơn. Trong số các món quà Tạo hoá ban tặng cho con người, quyền được chọn lựa con đường mình thích chính là món quà quí giá nhất. Khi đi sâu vào hình ảnh tự thân, bạn hãy nhớ kỹ là bất cứ hình ảnh nào cũng đều được trí óc tô vẽ, thêm thắt lên. Chẳng hạn đi lại trên tấm ván rộng 40cm, đặt giữa 2 căn nhà 10 tầng, vấn đề sẽ khác hẳn. Đi trên tấm ván đặt dưới đất, bạn cảm thấy dễ dàng và an toàn, nhưng đi trên tấm ván đặt giữa hai toà nhà cao tầng, bạn có cảm tưởng như sắp té đến nơi. Đó là vì trí óc đã tô vẽ thêm nên bạn mới sợ hãi như vậy. Có những lần người đánh "gôn" sau khi phá bóng xuống lỗ hoặc ra ngoài đường biên đã phân bua: "Tôi biết mình sẽ làm vậy mà". Đó là vì tâm trí anh đã vẽ nên hình ảnh trước và tay anh chỉ làm theo thôi. Ngược lại, người chơi gôn thắng cuộc biết rằng mình phải "thấy" trái banh đi vào đầu gậy trước khi quật nó. Người chơi khúc côn cầu giỏi bao giờ cũng "thấy" trái banh rớt đúng lỗ trước khi ra tay. Nhà doanh thương giỏi phải "thấy" khách hàng đồng ý mua trước khi gọi điện cho họ. Hiển nhiên Michael Angelo đã phải thấy Môsê ngồi lẫm liệt trong khối đá hoa trước khi đục nhát đầu tiên.
BA LẦN ĐÁNH BÓNG
Điều khó hiểu và khiến giới thể thao thất vọng nhất là khi thấy một cầu thủ khúc côn cầu cầm chày tiến ra mô đất và rồi để đối phương quạt bóng 3 lần liền mà cứ đứng thúc thủ. Ba cơ hội ngàn vàng để ghi điểm mà lại cứ đứng ỳ ra một chỗ mới chết chứ. Tại sao vậy? Đơn giản lắm, tại vì y "thấy" mình sẽ đánh hụt và bị loại. Nên y cứ vác chày trên vai mà "đi tản bộ".
Trong trường đời, một người cứ tiến ra sân nhưng không hề muốn chạm bóng như vậy còn đáng buồn hơn nữa! Theo bác sĩ Larry Kimsey thì y là người thất bại nhất vì y không cố gắng. Nếu bạn cố gắng mà thua cuộc thì bạn còn có thể rút được kinh nghiệm từ bàn thua để từ đó đỡ thua hơn, KHÔNG LÀM GÌ TẤT KHÔNG HỌC HỎI ĐƯỢC GÌ. NHỮNG NGƯỜI NHƯ vậy tự kết án mình trong nhà tù của sự tầm thường. Họ không bao giờ tham dự trận đấu cuộc đời và chẳng thực sự chạm bóng lần nào. Họ trở nên kẻ thù sâu độc nhất cả cho chính họ và là người trọng tài mù loà. Hình ảnh họ có về bản thân là hình ảnh quỵ ngã - thất bại - bị loại. Đã thế, tâm trí họ lại còn phóng to thêm hình ảnh ấy nữa mới chết.
Chính vì vậy mà mới đây, bác sĩ Maxwell Maltz, nhà phẫu thuật chỉnh hình nổi tiếng thế giới, tác giả cuốn "Tự giúp mình", cuốn sách đã bán được trên 10 triệu bản, đã nói mục đích của mọi loại điều trị bằng tâm lý đều nhằm giúp bệnh nhân thay đổi hình ảnh về chính mình.
HÃY TỰ TIN
Khởi điểm của thành công và hạnh phúc là một hình ảnh lành mạnh về chính mình. Tiến sĩ Joyce Brothers, một tác giả thời danh, một nhà bình luận và tâm lý đã nói: "Ý nghĩa về bản thân chính là cốt lõi của nhân cách!". Nó chi phối mọi hoạt động của con người từ trí hiểu đến óc cầu tiến và thích nghi, từ việc chọn bạn đến hôn nhân và nghề nghiệp. Không có gì quá đáng khi bảo rằng một hình ảnh tích cực nhất về bản thân chính là sự chuẩn bị tốt nhất để thành đạt ở đời.
Trước khi cho rằng mình xứng đáng được thành công và hạnh phúc cũng như trước khi thích người khác thì bạn phải chấp nhận chính mình đã. Nếu chưa chấp nhận chính mình thì dù có động lực thúc đẩy, có xác lập mục tiêu hay suy nghĩ tích cực đến đâu cũng chẳng ăn thua gì. Bạn phải cảm thấy mình "đáng" được hạnh phúc, thành công... trước khi chúng thuộc về bạn. Người thiếu tự tin dễ cho lối suy nghĩ tích cực, việc xác lập mục tiêu... là hoạt động cho người chứ không phải cho mình.
Mong bạn nhớ là tôi đang nói về sự chấp nhận bản thân cách lành mạnh chứ không phải về cái tôi hợm hĩnh kiểu "Tôi là người vĩ đại nhất" đâu nhé! Trong số các chứng bệnh ta thường mắc thì cao ngạo là chứng quái dị nhất. Nó khiến mọi người đều phải khó chịu trừ mình người mắc bệnh.
Thực ra, kẻ cứ băn khoăn mãi với "cái tôi" chính là người rất thiếu tự tin.
Có một chứng bệnh là chứng rối loạn hành vi, một bệnh lý về tâm thần. Người mắc bệnh này ăn cắp chỉ để có cảm giác mạnh, cảm giác qua mặt người khác ngon lành. Khi lấy được, bệnh nhân cảm thấy như mình đã đạt được thắng lợi, thấy thú vị. Nhưng lấy được rồi lại bỏ đâu đấy hoặc cho người khác. Trong tác phẩm Hẹn Bạn Trên Đỉnh Thành Công của Zig Ziglar có nêu một trường hợp mắc bệnh này là Arthur Barry.(1)
P.S. Đoạn tôi thêm vào (1)

Xin trân thành cám ơn thuvien.sinhvienlamgiau.net!