Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ, kính cha
Vu lan (chữ Hán: 盂蘭,
bính âm: Zhōngyuán Jié; sa. ullambana), còn được hiểu
là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo
(Đại thừa Bắc tông) và phong tục Trung Hoa.
Lễ này trùng với Tết Trung nguyên của người Hán, và cũng trùng hợp với ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân
của phong tục Á Đông. Theo tín ngưỡng dân gian, là ngày mở cửa ngục, ân xá cho
vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi
chiều) cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân
trên Dương thế để thờ cúng, và là ngày mọi tù nhân ở Địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an
lành. Vào "tháng cô hồn" (tháng 7 âm lịch), người Trung Quốc
và người Việt Nam theo phong tục dân gian
tin là tháng không may mắn và có những điều kiêng kỵ, cũng như là khuyến khích ăn chay và làm
việc từ thiện.
Xuất phát từ sự tích về Bồ tát
Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ,
Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) -
cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.
Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục
Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẹ ông là bà
Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn
biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy
mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói
khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi
quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu
ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi không cho
các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành
lửa đỏ.
Cũng theo kinh Vu-Lan-bồn, Mục Liên
quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông
quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực
của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là
ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm
sửa lễ cúng vào ngày đó".[1]
Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã
được giải thoát. Phật cũng dạy rằng: chúng
sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng
theo cách này (Vu-Lan-Bồn Pháp). Từ đó, ngày lễ Vu-lan ra đời.
Wikipedia
Nói tới lễ Vu Lan, hay còn gọi là lễ
báo hiếu cha mẹ, tổ tiên, tôi lại nhớ hình ảnh một người cha Xô Viết. Câu chuyện
tôi đọc đã lâu lắm rồi ở đâu đó:
Vào năm
19891 tại Armenia có một trận động đất lớn(8,2 độ richter) đã san bằng
toàn bộ đất nước và giết hại hơn 30 ngàn người chỉ trong vòng bốn phút. Giữa
khung cảnh hoảng loạn đó, một người cha vội chạy đến trường học mà con ông ta
theo học ....toà nhà trước kia là trường học nay chỉ còn là đống gạch vụn ,đổ
nát...
Sau cơn
sốc , ông nhớ lại lời hứa với con mình:"cho dù chuyện gì xảy ra đi chăng nữa
, cha sẽ luôn ở bên con!" Và nước mắt ông lại trào ra. Bây giờ nhìn vào đống
đổ nát trước đây là trường học thì không còn hi vọng, nhưng trong đầu ông lại
không thể xoá đi lời hứa với con, và ông đã hành động theo những gì mà trái tim
ông mách bảo. Ông cố nhớ lại cửa hành lang mà ông vẫn đưa con đi học mỗi ngày,
ông nhớ rằng phòng học con trai mình ở phía bên phải của trường. Ông vội chạy
đến đó và bắt đầu đào bới.
Những
người cha, người mẹ khác cũng chạy đến, và từ khắp nơi vang lên những tiếng kêu
than: "Ôi, con trai tôi!", "Ôi, con gái tôi!" Một số người
khác với lòng tốt cố kéo ông ra khỏi đống đổ nát, họ nói:
- Đã quá
muộn rồi!
- Bọn trẻ
đã chết rồi!
- Ông
không còn giúp được gì cho chúng nữa đâu!
Với mỗi
người, ông chỉ đặt một câu hỏi: "Anh có giúp tôi không?" Và sau đó,
với từng miếng gạch, ông lại tiếp tục đào bới, tìm đứa con mình. Lúc này, có
cả chỉ huy cứu hoả và ông này cũng cố sức đưa ông ra khỏi đống đổ nát:
- Xung
quanh đây đều đang cháy và các toà nhà đang sụp đổ. Ông đang ở trong vòng nguy
hiểm.Chúng tôi sẽ lo mọi việc, ông hãy về nhà đi!
Người
đàn ông chỉ hỏi lại : "Ông có giúp tôi không?"
Sau đó
là những người cảnh sát, họ cũng cố thuyết phục ông:
- Mọi việc
đã kết thúc, ông có hiểu không? Ông đang gây nguy hiểm cho chúng tôi đấy, ông
hãy về đi!
Đó là việc
tốt nhất ông có thể làm lúc này đấy!
Và với cả
họ, ông cũng chỉ hỏi: "Các anh có giúp tôi không?" Nhưng một lần nữa, ông cũng chỉ nhận được sự từ chối! Ông lại tiêp tục một mình vì ông hiểu rằng
ông phải tự mình thực hiện lời hứa với con, dù con ông còn sống hay đã mất!
Ông đào
tiếp...12 giờ ...24 giờ... mảng tường cuối cùng được lật ra, dây thần kinh ông
lúc nay dường như đang căng ra, ông đang chờ đợi điều xấu nhất...Ông nghe tiếng
con trai mình! Ông gọi lớn tên con: "Armand!" Tim ông như ngừng đập
khi :
- Cha ơi, con đây!
Và với một
giọng tự hào, cậu bé bảo:
- Con đã
nói với các bạn là đừng sợ vì nếu cha còn sống, cha sẽ cứu con! Và khi cha đã
cứu con thì các bạn cũng sẽ được cứu. Cha đã hứa với con là dù trường hợp nào
cha cũng luôn ở bên con, cha còn nhớ không? Và cha đã thực hiện được điều đó!
- Cha
luôn ở bên con, con ạ! Nhưng cha muốn biết ở đó sao rồi?
-Tụi con
còn lại 14 trên 33 cha ạ! Tụi con sợ lắm, đói, khát...nhưng bây giờ tụi con đã
có cha ở đây, cha sẽ cứu bọn con, phải không cha?
- Ra đây
đi con!
- Khoan
đã cha! Để các bạn ra trước, con biết rằng cha sẽ không bỏ rơi con. Có chuyên
gì xảy ra con cũng biết rằng cha luôn bên cạnh con .
Một cách
tin tưởng, cậu bé nói với cha!
1-Nhiều
tài liệu nói trận động đất này xảy ra vào 7-12-1988. Có tài liệu
còn nói rõ lúc 7 giờ 41 phút ngày 7-12-1988
Tuy nhiên lễ Vu Lan là báo hiếu cha mẹ,
nói đến người cha đáng kính rồi, không thể quên chuyện về người mẹ!
Trong Kinh Thánh và Kinh Phật đều có
chuyện kể về đứa con hư, hình như cả hai câu chuyện này đều nhằm mục đích tôn
vinh “Người Cha Nhân Từ”. Nhưng đã có người nhận ra được hình ảnh của “Người Mẹ”
trong hai câu chuyện ngụ ngôn này...mặc dù trong cả hai câu chuyện không có lấy
một từ “Mẹ”?!!!
Kinh Thánh Tân Ước có chuyện “Đứa Con
Hoang Đàng”, Kinh Pháp Hoa nhà Phật (Còn gọi là Diệu Pháp Liên Hoa Kinh) cũng
có chuyện tương tự, là chuyện “Đứa Con Nghèo Khó”. Cả hai đứa con hư này đều bỏ
nhà ra đi và cả hai cùng trở về nhà. Tuy mỗi đứa một cách, nhưng cả hai đều trở
về trong cảnh bần cùng và được những “Người Cha Nhân Từ” đón trong vòng tay yêu
thương.
Tại một viện nghiên cứu có người đã đặt
ra câu hỏi:
- Trong hai bức tranh gia đình này, người con trẻ tuổi kiêu ngạo, tự cao tự đại dẫn đến bỏ nhà ra đi..., người cha thì nhân ái, người đày tớ thì tận tụy...nhưng tại sao không thấy nói gì về người mẹ nhỉ? Trong cả Kinh Tân Ước lẫn Diệu Pháp Liên Hoa Kinh đều không thấy nói gì về người mẹ của những đứa con hư...Người mẹ ở đâu nhỉ?
- Trong hai bức tranh gia đình này, người con trẻ tuổi kiêu ngạo, tự cao tự đại dẫn đến bỏ nhà ra đi..., người cha thì nhân ái, người đày tớ thì tận tụy...nhưng tại sao không thấy nói gì về người mẹ nhỉ? Trong cả Kinh Tân Ước lẫn Diệu Pháp Liên Hoa Kinh đều không thấy nói gì về người mẹ của những đứa con hư...Người mẹ ở đâu nhỉ?
Có người cho rằng đó là vì các tôn
giáo thường đề cao người đàn ông, có người thì cho rằng cách đây 2000 năm ai
thèm quan tâm đến đàn bà cơ chứ... Nhưng người khác lại bắt bẻ, nếu như không coi
trọng đàn bà thì tại sao người ta lại thờ Đức Mẹ?....Chẳng ai chịu ai....
Chỉ đến khi, ông Viện Trưởng đầy uy tín phát biểu,
thì mọi người mới ồ lên, hiểu ra được cốt lõi của vấn đề. Ông Viện Trưởng đáng
kính đã trả lời cho mọi người bằng một câu hỏi như sau:- Nếu như những đứa con hoang đàng ấy còn có mẹ, thì liệu chúng có bỏ nhà ra đi như thế không?