Pages

Wednesday, December 21, 2016

Cuộc phỏng vấn với Thượng đế





George W. Bush, Barack ObamaDonald Trump đều rời khỏi Washington D.C. và đi cùng một hướng, vì thế cả ba người quyết định cùng đi trên Air Force 1. Chẳng may đo một sự cố kỹ thuật máy bay Air Force 1 bị rơi, tất cả mọi người trên máy bay đều chết hết. 

Thế là Bush, Obama, và Trump cùng nhau tới cổng Thiên đường, nơi Thượng đế đã đang ngồi trên ngai chờ sẵn.

"Hãy cho tôi biết đức tin của ông là gì?” Thượng đế hỏi Mr. Bush.
"Tôi tin vào giáo dục và tự do trong thương mại,” Bush trả lời.
"Tuyệt vời. Hãy ngồi cạnh ta, ghế bên phải,” Thượng đế nói.

"Còn ông, Mr. Obama, niềm tin của ông là gì?” Thượng đế hỏi tiếp.
"Tôi tin vào sự bình đẳng cho tất cả mọi người và bảo hiểm sức khoẻ cho toàn dân. ” Obama trả lời.
"Tốt lắm. Hãy ngồi ghế bên trái ta đây,” Thượng đế ra lệnh.

Thế còn Mr. Trump, ông thì tin vào cái quái gì nhỉ?” Thượng đế chất vấn.
"Ta tin tưởng một cách chắc chắn rằng ông đang ngồi trên cái ghế của ta. Ông đã bị thôi việc!” Trump trả miếng.
George W. Bush, Barack Obama and Donald Trump were all leaving Washington D.C. and going the same direction, so they decided to take Air Force 1. Unfortunately, due to a mechanical malfunction, Air Force 1 crashed, killing all aboard.

So Bush, Obama, and Trump approached the pearly gates, where God sat on his throne.

“Tell me, what do you believe in?” God asked Mr. Bush.
“I believe in education and free trade,” was the reply.
“Excellent. Take a seat here on my right,” God said.

“Now tell me, Mr. Obama, what do you believe in?” God asked.
“I believe in equal rights for all and universal healthcare,” Obama replied.
“Very good. Take a seat to my left,” God instructed.

“And Mr. Trump, what do you believe in?” God queried.
“I believe you are sitting in my seat. You are fired!” Trump shot back.



Saturday, December 17, 2016

Nhân dịp Giáng Sinh nói chuyện cho đi...!


Tôi thường được cụ Hồng Y Giuse Phaolo Phạm Đình Tụng, ông ngoại và cha dạy: “Của cho đi là của để dành,… Nếu con cho ai cái gì thì đừng có kể lể, vì kể công thì có nghĩa là con đã đem của để dành đó ra dùng rồi. Cho đi là vì muốn giúp đỡ người ta, thì mới quý, chứ cho đi chỉ nhằm mục đích để dành, thì chỉ là cất đi thôi! Cho ở đây hiểu theo nghĩa rộng, khi ta đỡ một em bé dậy, dắt một  cụ già sang đường, cúi đầu trân trọng cám ơn người công nhân vệ sinh, … cũng là cho đi. ”
Gần tới lễ Giáng Sinh, để tưởng  nhớ những người thân yêu, tôi muốn nhắc lại những bài học không quên này. Học kinh nghiệm của Athur Tone, Anthony De Mello, Thomas Cathcart, Daniel Klein… tôi và con gái thường dùng những câu chuyện ngụ ngôn, chuyện ngắn, chuyện vui gây ấn tượng cho dễ hiểu, dễ nhớ để minh họa cho những bài học về sự giúp đỡ lẫn nhau, giúp đỡ mọi người…
Một em bé đi học về khoe với mẹ:
- Mẹ ơi! Hôm nay con đã làm được 1 việc tốt!
- Việc gì thế con?
- Con đã đưa 1 cụ già qua đường.
- Oh! thật là 1 việc tốt, từ mai con hãy c
ố gắng phát huy nhé!
Ngày hôm sau, c
ậu bé khoe với mẹ:
- Hôm nay con và các bạn cùng lớp đã làm được 35 việc tốt!
- Việc gì mà nhiều thế con???!
- Con và các bạn đã đưa cụ già qua đường rất nhi
u lần.
- Hôm nay sao con gặp nhiều cụ già thế?
- Không vẫn 1 cụ hôm qua thôi, hôm nay con và các bạn phải vất vả lắm mới đưa được cụ qua đường 35 lần đấy. Cụ ấy già rồi mà quẫy khoẻ lắm.
Em bé và các bạn vì nóng lòng làm việc tốt đã làm khổ cụ già! Có những em khác thì không làm khổ cụ già như vậy, nhưng ngộ nhận và cũng thành trò cười. Như chuyện một em bé  xin mẹ 1000 đ, mẹ hỏi:
– Thế con đã tiêu gì 1000 đ mẹ cho hôm qua?
– Con đưa cho một bà cụ già nghèo khổ.
– Con ngoan lắm! Đây là 1000 đ nữa cho con. Nhưng tại sao con lại quan tâm đến bà cụ ấy thế hả?
– Vì khi nhận tiền của con, cụ đã đưa lại cho con một cái kẹo.
Không chỉ có các em nhỏ, mà cả những người lớn được học hành tử tế khi nóng lòng làm việc tốt cũng có lúc trở thành ngớ ngẩn.
Ví dụ như trường hợp của mấy bạn chí thân - một bác sĩ, một thầy giáo và một thẩm phán. Bữa nọ ba người ngồi nhậu với nhau, thầy giáo nâng chén nói:
- Ba anh em mình chơi với nhau đã lâu, coi nhau như anh em ruột thịt. Tôi làm cái nghề dạy học, khi con cái hai cậu đến tuổi đi học thì mọi việc cứ để đấy tôi lo.
Vị bác sỹ khề khà:
- Tôi chuyên bên khoa ngoại, hai cậu hay người thân có nhu cầu cắt bỏ bộ phận nào thì cứ bảo tôi.
Thẩm phán gãi đầu:
- Uhm! Cái nghề của tôi khó giúp được gì cho hai cậu quá. Thôi thì ai muốn ly hôn thì bảo với tôi một tiếng.
Có trường hợp người trong cuộc vì năng lực,… đã vô tình trở thành “tốt bụng”, giúp đỡ người khác mà không biết. Như chuyện “Cám ơn bác sĩ vì thần dược”, cô gái nói với bác sĩ:
– Tôi đến để cảm ơn bác sĩ vì thứ thuốc mà ông đã kê trong toa.
– Tôi rất vui vì đã giúp cô khỏi bệnh.
– Hiệu nghiệm hơn cả suy nghĩ của tôi, thưa bác sĩ.
– Thế cô đã uống được mấy lần?
– Tôi chưa hề đụng đến. Ông cậu tôi chỉ dùng có một lần. Sau đó, tôi trở thành người thừa kế duy nhất.
….
Tất nhiên để người ta dễ hiểu, dễ nhớ… không phải chỉ có những mẩu chuyện vui hóm hỉnh, mà còn rất nhiều những câu chuyện giáo dục với ấn tượng khó phai mờ, ví dụ như câu chuyện về chiếc máy bơm:
Một chàng trai bị lạc giữa một sa mạc rộng lớn. Anh mệt lả và khát khô, sẵn sàng đánh đổi bất kỳ cái gì chỉ để lấy một ngụm nước mát. Đi mãi đi mãi, đến khi đôi môi anh đã sưng lên nhức nhối, thì thấy một căn lều: cũ, rách nát, không cửa sổ.
Anh nhìn quanh căn lều và thấy ở một góc tối có một cái máy bơm nước cũ và gỉ sét. Tất cả mọi thứ trở nên lu mờ đi bên cạnh cái máy bơm, anh vội vã bước tới, vịn chặt tay cầm, ra sức bơm. Nhưng không có một giọt nước nào chảy ra cả.
Thất vọng, anh nhìn quanh căn lều. Lúc này, anh chàng mới để ý thấy một cái bình nhỏ. Phủi sạch bụi cát trên bình, anh đọc được dòng chữ nguệch ngoạch viết bằng cách lấy viên đá cào lên:
"Hãy đổ hết nước trong bình này vào cái máy bơm. Và trước khi đi, hãy nhớ đổ nước đầy vào chiếc bình này".
Anh bật nắp bình ra, và đúng thật: trong bình đầy nước mát. Bỗng nhiên, anh bị rơi vào một tình thế bấp bênh. Nếu anh uống ngay chỗ nước trong bình, chắc chắn anh có thể sống sót. Nhưng nếu anh đổ hết nước vào cái máy bơm cũ gỉ, có thể nó sẽ bơm được nước trong lành từ sâu trong lòng đất – rất nhiều nước.
Anh cân nhắc khả năng của cả hai sự lựa chọn; nên mạo hiểm rót nước vào máy bơm để có nguồn nước trong lành, hay uống nước trong cái bình cũ và coi như không đọc được lời chỉ dẫn? Dù sao, lời chỉ dẫn không biết đã ở đó bao lâu rồi và không biết có còn chính xác nữa không?
Nhưng rồi cuối cùng, anh cũng quyết định rót hết nước vào cái máy bơm, rồi tiếp tục nhấn mạnh cái cần máy bơm, một lần, hai lần... chẳng có gì xảy ra cả! Tuy hoảng hốt, nhưng nếu dừng lại, anh sẽ không còn một nguồn hi vọng nào nữa, nên anh tiếp tục kiên trì bơm,.. lần nữa, lần nữa... nước mát trong lành bắt đầu chảy ra từ cái máy bơm cũ kỹ. Anh vội vã hứng nước vào bình và uống.
Cuối cùng anh hứng nước đầy bình, để dành cho người nào đó không may mắn bị lạc đường như anh sẽ đến đây. Anh đậy nắp bình, rồi viết thêm một câu dưới dòng chữ có sẵn trên bình:
"Hãy làm theo chỉ dẫn trên. Bạn cần phải cho trước khi bạn có thể nhận"
Góp nhặt
Love grows by giving. The love we give away is the only love we keep.

Elbert Hubbard

Wednesday, November 30, 2016

Quê Hương - Chùm Khế Ngọt!



Nếu chúng ta có tinh thần của loài chim di cư, chúng ta sẽ sát cánh bên nhau!
Tôi quê nội ở Nghệ Tĩnh, quê ngoại ở (trấn) xứ Kinh Bắc và sinh ra ở thị xã Bắc Ninh, tỉnh Hà Bắc. Hồi còn nhỏ, do hoàn cảnh chiến tranh, điều kiện khó khăn… khi thì tôi sống với cha ở bộ tư lệnh quân chủng Phòng Không-Không Quân ở Hà Nội, ngay gần khu vực nhà tôi ở hiện nay, khi thì ở với mẹ ở th ị xã Bắc Ninh, khi thì với bác ở Bắc Giang,tỉnh Hà Bắc... Trong thời gian sống với cha ở Hà Nội, vào những ngày nghỉ tôi thường được cha cho về Hà Bắc thăm mẹ, hoặc cha tôi về thăm chúng tôi nếu tôi đang sống cùng với mẹ. Sau đó cha đưa chúng tôi đi chơi thăm họ hàng, cánh đồng làng Nưa và bờ sông Cầu để ngắm nhìn trời mây, bơi lội...Vào cuối thu, đầu  đông khi thấy những đàn chim bay về phương Nam để tránh rét theo hình chữ V, cha tôi thường giảng giải những lý lẽ khoa học mà những đàn chim này đã áp dụng để tiết kiệm sức lực khi phải bay đi thật xa. Mỗi khi một con chim vỗ đôi cánh của mình, nó tạo ra một lực đẩy cho con chim bay ngay sau nó. Bằng cách bay theo hình chữ V, đàn chim tiết kiệm được 71% sức lực so với khi chúng bay từng con một. Cha tôi thường nói: " Thật bất hạnh cho những ai phải sống cô độc, chẳng giúp đỡ ai và cũng chẳng được ai giúp đỡ...". Giờ đây tôi đã lớn, đủ hiểu biết để suy ngẫm lại những lời dạy của cha năm nào, tôi lại dạy cho con tôi những bài học xưa như trái đất này.
Khi là thành viên của một nhóm, người ta cùng chia sẻ những mục tiêu chung, người ta sẽ đi đến nơi họ muốn nhanh hơn và dễ dàng hơn vì họ đang đi dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.
Mỗi khi một con chim bay lạc khỏi hình chữ V của đàn, nó s ẽ cảm thấy sức trì kéo và những khó khăn của việc bay một mình. Nó sẽ nhanh chóng trở lại đàn để bay theo hình chữ V như cũ, và được hưởng những ưu thế của sức mạnh từ bầy.
Nếu chúng ta cũng có sự cảm nhận tinh tế của loài chim di cư, chúng ta sẽ chia sẻ thông tin với những người cũng đang hướng đến cùng một mục tiêu như chúng ta.
Khi con chim đầu đàn mỏi mệt, nó sẽ chuyển sang vị trí bên cạnh và một con chim khác sẽ dẫn đầu.
Chia sẻ vị trí lãnh đạo sẽ đem lại lợi ích cho tất cả, và những công việc khó khăn nên được thay phiên nhau đảm nhận.
Tiếng kêu của bầy chim từ đằng sau sẽ động viên những con đi đầu giữ được tốc độ của chúng.
Những lời động viên sẽ tạo nên sức mạnh cho những người đang ở đầu con sóng, giúp họ giữ vững tốc độ, thay vì để họ mỗi ngày phải chịu đựng áp lực công việc và sự mệt mỏi triền miên.
Cuối cùng, khi một con chim bị bệnh hay bị thương và rơi xuống, hai con chim khác sẽ rời khỏi bầy để cùng xuống với con chim bị thương và bảo vệ nó. Chúng sẽ ở lại cho đến chừng nào con bị thương lại có thể bay hoặc là chết, và khi đó chúng sẽ nhập vào một đàn khác để tiếp tục bay về phương nam.
Nếu chúng ta có tinh thần của loài chim di cư, chúng ta sẽ sát cánh bên nhau khi khó khăn.
Chính vì vậy mà giờ đây tôi cùng các bạn đã từng quen biết ở khắp mọi nơi chứ không riêng gì Hà Bắc, Hà Nội, Liên Xô, Sài Gòn… vẫn giữ được mối quan hệ thân thiết, như những chú chim di cư. Dù chúng tôi hiện nay mỗi người một phương. Một số người ở lại xây dựng quê hương Hà Bắc yêu dấu của chúng tôi, một số người lập nghiệp ở nước ngoài, Châu Âu... Nhưng nhiều hơn cả là ở Hà Nội. Hàng năm chúng tôi vẫn tổ chức đi thăm các  thầy  cô giáo của chúng tôi.
… Hiện nay đa số chúng tôi sống ở Hà Nội, nhưng những người xuất thân từ quê hương Hà Bắc vẫn nhớ quê nhà. Tôi vẫn nhớ câu chuyện cổ của ông ngoại tôi để nhắc nhở chúng tôi đừng quên nơi chôn rau, cắt rốn, họ hàng ruột thịt, hàng xóm, láng giềng... Nếu không yêu quê hương, làng xóm, người thân, h ọ hàng, ruột thịt…sẽ có ngày mắc lỗi như Thu Hồ Tử:
Thu Hồ Tử người nước Lỗ cùng với Khổng Tử, cưới vợ mới được vài ngày đã được vua bổ đi làm quan xa ở nước ngoài, sau 5 năm mới xin phép về thăm quê nhà. Gần tới nhà ông quan trẻ tuổi tài ba này thấy 1 thiếu nữ rất xinh đẹp đang hái dâu bên đường. Thu Hồ Tử xuống xe thả lời ong bướm, nhưng thiếu nữ vẫn hái dâu như không biết.
Hồ Tử nói:
- Em có làm tận lực cũng không bằng 1 năm được mùa. Hái dâu hết sức, cả đời cũng không bằng có chồng làm quan. Ta là quan lớn, vàng bạc đầy nhà, nàng lấy ta thì việc gì phải hái dâu cơ cực nữa?
Người phụ nữ ấy nhìn Thu Hồ Tử thái độ rất khinh bỉ.
Hồ Tử về nhà lạy mẹ, đến khi vợ ra gặp thì ông quan tài ba trẻ tuổi chỉ muốn độn thổ, bởi vì vợ ngài chính là cô gái hái dâu lúc nãy. Lúc này vợ Hồ Tử mới dạy cho 1 bài học:
- Chàng đi làm quan 5 năm mới về, đáng lẽ phải vội vã về thăm mẹ, gặp vợ. Vậy mà chỉ thấy 1 người đàn bà dọc đường , chả biết chồng con người ta thế nào mà đã lên tiếng chòng ghẹo, chẳng biết gì đến mẹ, chẳng thiết gì đến vợ. Quên mẹ thì bất hiếu, ham sắc thì lòng dâm, mê dục thì bất nghĩa, bất nghĩa thì cai trị bất minh, người như thế sao gọi là quan tài giỏi-chồng quý được!
V ì Thu H ồ Tử không nhớ quê hương, người thân…m à xảy ra chuyện đau lòng như v ậy!
Quê hương tôi có món rau muống ăn thường xuyên, cứ vài ngày không có rau muống là lại thèm. Bạn có thể thấy bình thường, nhưng những ng ười từng xa quê lâu năm như chúng tôi, thì rau muống là món đặc sản vô cùng quý hiếm. Bạn hãy thử hình dung 5 năm đại học ở xứ lạnh, các loại rau  bình thường ở đó như bắp cải, c à rốt … đã là khó khăn rồi, rau muống thì chỉ có trong mơ mà thôi.
Thật may mắn cho chúng tôi, khi Việt Nam mở cửa, nhiều nước trên thế giới  thông thương, mà người ta gọi là thế giới phẳng… thì cũng là lúc chúng tôi đã tốt nghiệp đại học và nghiên cứu sinh. Lúc n ày ngoài học bổng chúng tôi còn có thể làm thêm. Vì vậy, món đặc sản rau muống đôi khi đã trở thành sự thực trong bữa ăn của chúng tôi, chứ không còn chỉ là hình ảnh trong giấc mơ cháy bỏng  của  thời  sinh viên nữa! Giờ đây mỗi khi các bạn tôi ở nước ngoài về thăm quê hương là chúng tôi lại cùng nhau thưởng thức món ăn mà trong một thời gian dài, chúng tôi chỉ có thể chiêu đãi nhau bằng hình ảnh trong trí tưởng tượng mà thôi!!!
Mặc dù kinh tế đã khá hơn, nhiều chuyện ăn uống, tiêu pha, thu nhập…m à ngày xưa chỉ có trong mơ, thì nay đã thành sự thật. Nhưng tôi vẫn nhớ chuyện mơ ước của những thanh niên dù nghèo mà lạc quan và luôn vui vẻ, yêu đời. Ngày đó, trong công viên có một đôi tình nhân sánh vai nhau chuyện trò vui vẻ. Chàng trai nói:
- Hàng đêm, anh đều nằm mơ thấy mỗi tháng mình kiếm được một ngàn đô(1) giống như bố của anh.
- Bố anh kiếm được một ngàn đô mỗi tháng cơ à? - Cô gái hết đỗi ngạc nhiên.
- Không, bố anh cũng nằm mơ giống anh.
Ước mơ của tôi là có tiền!
1   1-    Ngày đó 1000 USD là số tiền rất lớn!


Monday, October 10, 2016

HẠNH PHÚC Ở ĐÂU?




Xin hãy nhớ rằng hạnh phúc của bạn nằm ngay trong tâm hồn bạn!
 Loài người đã bị trừng phạt như thế nào?
Nói đến chuyện loài người bị trừng phạt người ta thường hay nghĩ đến chuyện ông Adam và bà Eva trong Kinh Thánh, hoặc nghĩ tới chuyện nàng Pandore trong thần thoại Hy Lạp. Nhưng đó là chuyện xưa rồi ai mà chẳng biết. Tuy nhiên chuyện Quỷ đã trừng phạt loài người thì chưa hẳn ai cũng biết. Chuyện là thế này, một ngày kia khi Quỷ Vương quyết định trừng phạt loài người, Quỷ Vương bèn họp tất cả quần thần và bàn cách trừng phạt. Nhưng các hình phạt kiểu cũ kia chưa ăn thua. Cho dù con người có thể phải chết, phải lao động cực nhọc, phải mang bệnh tật... nhưng họ vẫn cứ hạnh phúc bên nhau. Vì vậy Quỷ Vương quyết định sẽ giấu hạnh phúc của loài người đi, để họ phải bất hạnh khổ đau. Nhưng giấu ở đâu bây giờ?
Giấu ở trên núi cao? Không được! Vì đỉnh núi cao nhất quả đất này con người đã chinh phục từ lâu.
Giấu ở đáy biển sâu? Con người đã có nhiều loại tầu lặn hiện đại và các thiết bị trục vớt sẽ tìm thấy.
Giấu ở trên mặt trăng? Con người đã lên mặt trăng từ thế kỷ 20 rồi.
….  
Cuối cùng một con quỷ thông thái bậc nhất đã hiến kế: “Chúng ta sẽ giấu Hạnh Phúc của loài người ở trong chính tâm hồn của chúng.”

Thế là từ đó mỗi khi đi tìm hạnh phúc, xây tổ ấm gia đình, nhiều người cứ phải nhớn nhác đi tìm kiếm khắp nơi. Vậy mà hạnh phúc như vẫn ngoài tầm tay. Trong khi tìm khắp chỗ này, chỗ nọ… thì họ đâu có biết rằng nó ở ngay trong tâm hồn của họ!
Có mấy mẩu chuyện cười “Tìm kiếm không đúng chỗ” được kể như thế này:
+Một người hàng xóm thấy Nasruddin quỳ gối và chống tay đang tìm kiếm một vật gì đó liền hỏi:
-Thưa thầy thầy đang tìm gì đó?
-Tôi tìm chìa khóa của tôi.
Cả 2 cùng quỳ gối để tìm, sau hồi lâu người hàng xóm hỏi:
-Thầy đã mất chìa khóa ở đâu?
-Ở trong nhà tôi.
-Chúa ơi, tại sao thầy lại tìm kiếm ở đây?
-Bởi vì ở đây sáng sủa hơn!
+Lần khác, người ta thấy Nasruddin ngồi trên lưng lừa phóng vun vút trên con đường làng. Mọi người hỏi, thì Nasruddin trả lời:
-Tôi đi tìm con lừa của tôi.
+Còn một bà nọ thì vào cửa hàng bán mũ, sau một lúc lâu và vất vả tìm kiếm, bà  ra với chiếc mũ vừa ý trong tay. Nhưng khi đến quầy thanh toán tiền thì nhân viên nhà hàng đã vui vẻ trả lời:
     - Thưa bà! Bà không phải trả một xu nào cả, vì đây chính là chiếc mũ bà đã mang vào.
  Có thể nhiều người cũng đang đi tìm chìa khóa hạnh phúc gia đình ở ngoài như vậy. Trong khi hạnh phúc ở trong chính gia đình người ta, cũng như Nasruddin đi tìm chìa khóa ở bên ngoài trong khi đánh rơi ở trong nhà, tìm lừa trong khi chính mình đang cưỡi trên lừa. Cũng như người đàn bà nọ đi tìm mua chiếc mũ ở cửa hàng, trong khi chiếc mũ vừa ý nhất lại đang trong tay mình và là của mình.
Bàn tay ta làm nên hạnh phúc



Cứ thấy ánh sáng hào nhoáng văn minh là như con thiêu thân đâm rầm vào. Rồi lăn ra chết! Nơi Tivi, nơi quảng cáo, nơi các đua đòi theo sức ép... Phải làm thêm giờ, phải kiếm thêm tiền, phải có xe xịn, phải có nhà sang... Nhiều thứ phải lắm. Khiến gia đình bị bỏ rơi hoang tàn, rồi cũng từ đó mà sinh ra một xã hội rối loạn như đang thấy hiện nay. Bao nhiêu bài khảo luận về tội ác, về băng đảng, về xì ke ma túy, sẽ chẳng ăn thua gì, một khi cái rễ nằm ngay tại trong mỗi gia đình đã bị cắt đứt.
Bạn thân mến! Bạn có biết rằng những quốc gia hạnh phúc nhất hành tinh lại là những quốc gia nghèo?
Quốc gia hạnh phúc nhất 2015: Colombia
Colombia vốn nổi tiếng về những món ăn ngon, tinh thần lạc quan, do vậy không có gì ngạc nhiên khi đất nước này trở thành quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Theo một cuộc khảo sát gần đây của Hiệp hội Quốc tế WIN/ Gallup, đất nước Nam Mỹ đứng đầu danh sách những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Cuộc khảo sát tiến hành tham khảo người dân ở 54 quốc gia và đánh giá người Colombia hạnh phúc gấp đôi so với những công dân nước khác.
Brazil và Peru cũng nằm trong số các nước Mỹ Latinh được liệt kê trong top 10 của hạnh phúc nhất trên thế giới, với các vị trí tương ứng là thứ ba và thứ tám.
Trong khi đó trong bảng danh sách các quốc gia theo thu nhập thì Braxin đứng thứ 76 và Pê-ru đứng thứ 83. (Danh sách quốc gia theo GDP (PPP) bình quân đầu người của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế 2015 thì Colombia thứ 86 với 13,847 Đô la quốc tế, Brasil thứ 76 với 15,615 Đô la quốc tế và Peru thứ 90 với 12,195 Đô la quốc tế)
Những quốc gia hạnh phúc nhất 2016:
Việt Nam đã vượt Anh và Mỹ trong bảng xếp hạng các quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao nhất thế giới, mới được công bố ngày 21.7
Một bảng xếp hạng các quốc gia hạnh phúc bền vững nhất thế giới có tên là Happy Planet Index (chỉ số Hành tinh Hạnh phúc) vừa được công bố ngày 21.7, trong đó Việt Nam lọt top 5.
Người Việt Nam nghèo, lao động vất vả nhưng hạnh phúc!
 Happy Planet Index được Quỹ Kinh tế mới xuất bản, không đánh giá các thang đo kinh tế thuần túy. Thay vào đó, họ xếp hạng sự hạnh phúc của các quốc gia dựa trên việc người dân cảm thấy hạnh phúc như thế nào với số lượng tài nguyên môi trường mà nước đó sử dụng.
Sự hạnh phúc của một quốc gia được đo bằng các yếu tố liên quan đến sức khỏe, tuổi thọ và bất bình đẳng xã hội và được chia ra theo tác động của quốc gia này với hệ sinh thái.
Trong khi nhiều nước Mỹ Latinh đứng đầu danh sách, các nước phương Tây xếp hạng kém hơn. Anh chỉ đứng thứ 34, trong khi Mỹ đứng thứ 108.
Dưới đây là 10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới: 
1-Costa Rica, 2-Mexico, 3-Colombia, 4-Vanuatu, 5-Việt Nam, 6-Panama, 7-Nicaragua, 8-Bangladesh, 9-Thái Lan, 10-Ecuador
 
Trần Quang Minh i vàng