Pages

Tuesday, August 13, 2013

Kỷ Niệm Xưa

Thư gửi: Các bác và các bạn cựu học sinh trường Bưởi – Chu Văn An

Chúng tôi, Ban Giám hiệu và Ban liên lạc cựu học sinh trường THPT Chu Văn An, Hà Nội xin gửi tới các bác và các bạn lời chào bằng hữu và thân thiết !

Thưa các bác và các bạn,
Trước đây 5 năm nhà trường tổ chức Lễ hội kỷ niệm 100 năm thành lập trường, sau đó đón nhận danh hiệu Anh hùng lao động thời đổi mới do nhà nước trao tặng.
Năm nay, Ban Giám hiệu đang phối hợp với Hội cựu giáo chức và Ban liên lạc cựu học sinh chuẩn bị tổ chức Lễ hội kỷ niệm 105 năm ngày trường khai giảng khóa đầu và chuẩn bị hồ sơ đề nghị Nhà nước xem xét, trao tặng trường ta danh hiệu “Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.


Đọc xong tin này mà lòng xao xuyến lạ! Bởi vì tôi cũng từng là học sinh của trường Bưởi-Chu Văn An của chúng ta đó thôi! Trong lúc suy ngẫm lại những kỷ niệm thời còn là một cậu học trò bé bỏng tôi chợt nhớ tới một câu chuyện thật đáng ghi nhớ, nếu không nhầm thì tôi đã đọc chuyện này trên báo Tiền Phong. Tôi xin kể ra đây những gì còn nhớ được để anh chị em chúng ta cùng suy ngẫm.
 

 Một ông đi du học ngoại quốc trở về và nghe nói rằng với văn bằng tiến sĩ, nào văn chương, nào sử ký, nào pháp luật, nào kinh tế học, nào xã hội học, nào triết học, ngoài ra có cả phần y khoa bác sĩ và bằng kỹ sư cầu cống nữa. Bởi thế thiên hạ gọi ông là một "Bác học". Nhưng người đời trọng ông bao nhiêu, thì ông lên mặt bấy nhiêu. Thậm chí với ai ông cũng chê là dốt, và ngồi với ai, dù người ấy là người cùng nước ông cũng thao thao xổ ra những tiếng ngoại quốc và những tiếng ngoại quốc...
Ngày nọ nhà "Bác Học" về quê, trên xe buýt anh ta lớn tiếng khoe trình độ học vấn của mình, rồi kể đủ thứ chuyện trên đời. Nào là chuyện kim tự tháp Ai Cập, chuyện Thần Thoại Hy Lạp, chuyện đạo Ki Tô, chuyện đạo Hồi… Trong lúc xổ ra hàng tràng tiếng ngoại quốc anh ta giải thích cho mọi người rằng Kangaroo theo tiếng địa phương có nghĩa là “tôi không biết”.

Vì bực mình với thái độ kiêu ngạo của “Bác Học” nọ một người nông dân đã ra lời thách đố. Luật chơi sẽ là “Bác học” ra một câu đố, nếu bác nông dân không trả lời được sẽ bị mất một đô la Mỹ, còn khi bác nông dân ra câu đố lại nếu “Bác học” không trả lời được sẽ mất gấp mười lần, tức là mười đô la Mỹ. Bởi vì “Bác học” này học rộng, tài cao cái gì cũng biết mà.

Mọi người trên xe rất lo lắng cho bác nông dân, nhưng cũng chấp nhận làm trọng tài. Cuộc chơi bắt đầu. Nhà “Bác Học” ra câu đố trước:
- Tháp Áp phen ở đâu?


Bác nông dân suy nghĩ một lát rồi đầu hàng và móc túi trả cho “Bác học” một đô la Mỹ. Đến lượt bác nông dân ra câu đố. Trong lúc mọi người hồi hộp, bác hỏi:
- Con gì đi lên núi bằng 5 chân, đi xuống núi bằng 3 chân, còn lúc ngủ bằng 4 chân?


“Bác học” của chúng ta và tất cả mọi người cùng suy nghĩ hồi lâu. Sau đó “Bác học” cũng đầu hàng và móc túi trả bác nông dân 10 đô la Mỹ. Cuối cùng không nén nổi tò mò nhà “Bác học” của chúng ta lên tiếng hỏi người nông dân:
- Thưa bác! Con vật đó là con gì mà kỳ lạ vậy?


Bác nông dân mỉm cười trả lời: “Kangaroo” rồi móc túi trả cho bác học của chúng ta một đô la Mỹ!!!

3 comments:

  1. Mình có nghe chuyện liên quan đến chữ "kanguru" này nhưng không nhớ đoạn bác "nông dân" chơi xỏ nhà "bác học" hay "lên mặt khoe khoang ai cũng chê là dốt" như trong chuyện Minh kể.

    Thú vị là ở chỗ đây có thể là một chuyện hoàn toàn có thật. Vì chữ "kanguru" trong tiếng Nhật
    "勘ぐる"
    có nghĩa là "second guess", dịch sát nghĩa là
    "đoán lần thứ hai"
    , hay theo mình dịch ý thì là "phỏng đoán, đoán mò".

    ReplyDelete
  2. Tìm ra được mẩu chuyện về kangaroo ở đây:

    "This is apparently the basis for the long-standing myth that James Cook is supposed to have asked a native “What is that?” to which the reply “kangaroo”, supposedly meaning “I don’t know”, was given. Though amusing, this is not the case."

    Hóa ra mình cũng nhớ nhầm.

    ReplyDelete
  3. Hồi nhỏ e đọc báo, không nhớ là báo Tiền Phong hay báo Thiếu Niên. Chuyện kể rằng ngày đầu mới tới châu Úc, các nhà thám hiểm thấy con chuột túi lạ quá mới hỏi một người dân bản xứ "Con đó gọi là con gì?". Người bản xứ trả lời: "Kangaroo" có nghĩa là "Tôi không biết". Vì không hiểu "kangaroo" có nghĩa là "tôi không biết" nên những người mới tới châu Úc này tưởng con chuột túi tên là Kangaroo, thế rồi từ đó con chuột túi được gọi là kangaroo cho tới ngày nay! Thật là thú vị phải không ạ!

    ReplyDelete