F0 liền chế truyền
thuyết mới về cửa hàng kim hoàn Pandora: khi bà vợ mở chiếc hộp kim hoàn trưng bày trong cửa hàng ra
thì mọi nỗi đau khổ (nghe bà vợ cằn nhằn đòi mua, nỗi ám ảnh hết tiền dự phòng ...)
bay ra và ám vào ông chồng. Ông chồng vội vàng đóng lại và giữ mất niềm hy vọng
bán lại chiếc hộp để thu hồi phần nào tiền của gia đình! J
Nhìn thấy tiệm cà
phê free wifi duy nhất ở Moskva cho đến thời điểm này (hình 23).
Trên phố còn có
một cái “Thư viện lịch sử triết học và văn hóa Nga”. F1 đòi vào xem. Nhìn kỹ lại
thì thư viện nghỉ ngày thứ bẩy – tức là ngày này!!!
F1: Hôm qua chị sinh viên có bảo, phố
Arbat cổ không có gì đâu, đừng đi. Hôm nay mới thấy, đúng là phải đi, đi rồi mới
biết đúng là không có gì! Thú vị nhất chắc là có tượng 1 con bò được xích bằng
xích sắt vào cột (hình 24-1), để đừng có ai “dẫn” đi. Về mặt này thì XHCN với
tư bản giống nhau - F0 hồi đi Florence (Italia) có chụp được hình con tỳ hưu bằng
đá cũng bị xích lại (hình 24-2). Tinh thần bảo quản property ở đâu cũng như
nhau!
Trên đường ra
sân bay đi Saint Peterbourg, chụp được tượng hiếm hoi còn sót lại của ông tổ chủ
nghĩa cộng sản (ТК = nhà sáng tạo ra chủ nghĩa cộng sản) (hình 25)
Tắc đường dữ dội,
đi từ trung tâm Moskva ra sân bay Domodedovo mất 1,5 giờ cho 30 km! Vào làm thủ
tục check in vẫn là cảnh lộn xộn. Thường ở Việt Nam hay nước khác, khách đi
theo đoàn sẽ làm thủ tục chung do HDV thực hiện. Đứng được một lúc thì nhân
viên hàng không tuyên bố từng người một cầm passport lên làm chứ không theo
thông lệ chung!?
F1: người Nga lạ thật, xây rất ít toilet
mà lại không có biển chỉ dẫn, xuống đến nơi thì xếp hàng dài cả dặm! Phải chạy
nước rút 100m đến đầu kia sân bay mới có chỗ giải quyết. Có phải là người Nga
không cần đi toilet không? Ở bên ngoài,giá đi toilet công cộng một lần gấp 3 lần
giá ở Anh, cho nên F0 mới đưa ra lời giải thích: “người Nga một lần đi nhiều bằng 3 lần người
Anh đi, cho nên giá mới gấp 3. Bởi vì một lần đi nhiều, cho nên nhu cầu tần số
thấp lại, không cần nhiều toilet!”. Thấy hình như cũng có lý, Như vậy, người Anh nên học cách nhịn
cho lâu, một lần đi cho nhiều, tần số nhu cầu giảm bớt, đỡ tốn tiền xây toilet,
lại luyện tập được văn hóa xếp hàng mà không bức xúc. Cơ mà được cái bên Hàng
không làm thủ tục theo nguyên tắc ‘tin tưởng nhau là chính’, nên trong lúc F1
chạy đi làm chuyện quan trọng, để F0 ở lại làm thủ tục cho cả 2 bố con lên máy
bay, mà nhân viên vẫn check in cho, không cần biết “đứa bé” có mặt hay không.
Riêng về điểm này không biết tư bản nên hay không nên học?
HDV ra chia
passport, không có kinh nghiệm nên tự mình đứng đọc tên từng người rồi phát. Sau
khách trong đoàn chủ động đề nghị phụ giúp phát cho nhanh. Vào check in một lúc
mới phát hiện ra nhóm Hà Nội không bay chuyến này! Lỗi tại ai? Không ai biết
??? HDV phải ở lại với nhóm Hà Nội, còn nhóm Sài Gòn tự đi lên máy bay và HDV
ĐP tại Saint Petersburg sẽ đón ở sân bay. Nếu trong đoàn không có người biết tiếng
thì sao nhỉ?
F1: may mà HDV đi với đoàn HN, không
thì lúc đoàn HN đến St Petersburg, chẳng biết anh ta có toàn mạng quay về VN
không!?
May mà mua được
SIM điện thoại nội địa nên có thể liên lạc với HDV ĐP khi tới Saint Petersburg.
Check in xong là 13h55 mà chuyến bay vào 14h!!! Đồ ăn nhẹ buổi trưa được chia
nhưng không kịp ăn, nước uống phải vứt lại khi kiểm tra an ninh.
Có một O 70,
bình thường đi chơi thì đi rất khỏe, đeo ba lô cả chục kg không sao, 2 tay kéo
2 va ly vượt dốc ầm ầm, nhấc lên thềm cao bình thường, nhưng khi làm thủ tục
check in ở sân bay thì luôn là người tàn tật yêu cầu sân bay làm thủ tục riêng
cho mình và người phụ giúp, yêu cầu cấp cho xe lăn và người đẩy! Và O 70 rất lấy
làm tự hào vì điều đó! Từ đó chết tên là “bác xe lăn”.
F1: cho nên mới nói, thôi U60 đau lưng,
thoát vị đĩa đệm cột sống, mắt mờ rồi, chân yếu rồi, bây giờ bảo bạn U60 là bác
sĩ viết cho cái giấy, rồi đến sân bay cũng ngồi xe lăn thử xem cảm giác thế
nào. U60 tâm đắc lắm, bảo: “được
rồi, về nhà thử”.
Có lý thật, có khi mình đi với U60 lần sau cũng được làm thủ tục sớm, đi vào phụ
xách đồ cho “người già lại còn tàn tật” như em của O70 nói trên!
Sân bay Pulkovo của
Saint Petersburg to vừa phải, chỉ có 2 băng tải nhận hành lý. Theo HDV ĐP thì
sân bay nội địa lớn hơn sân bay quốc tế! Hành lý đưa vào từ máy bay rất chậm,
hơn 1 tiếng mới nhận được hành lý.
F1: mọi người xuống sân bay rồi không
thấy “bác xe lăn” cùng em gái đâu, mới lo lắng bảo HDV ĐP đi tìm, nói, bác có
biết tiếng Nga tiếng Anh gì đâu. HDV ĐP đi làm việc với bên Hàng không, 15min
sau chưa thấy quay lại, nhưng đã thấy O70 xuất hiện rồi, nói tiếng Anh/Nga như
gió, đi bộ rất hoành tráng trên đường ra. Thì ra không phải là hàng không giữ
không cho xuống, mà là xe bus đưa mọi người vào nhà ga, còn 2 cụ ở lại sau đi
xe riêng! VIP hơn cả VIP!!!
HDV ĐP nói rất
văn vẻ “cám ơn các bạn đã mang mặt trời đến cho chúng tôi vì theo thống kê
trong năm chỉ có 65 ngày nắng!”
Đẩy F1 lên làm
phiên dịch để khoe con gái.
F1: F0 rất khoái chí, bảo:”ờ, ai dịch là chuyện của người nấy chứ,
ai khô cổ là chuyện của người đấy chứ, mình cứ khoái chí là được rồi”. Có nên chăng là mình cũng nên khoe thế
hệ thanh niên già nhà mình biết tiếng Nga tốt lắm, cho F0 lên dịch tiếng Nga thử
không? Bảo, ấy, có F0 lên dịch mới biết, thanh niên già nhà mình còn ngon lành
lắm, chứ không biểu diễn làm sao mà biết được?!
Trên đường vào
thành phố thấy được tượng hiếm hoi của ông tổ chủ nghĩa cộng sản Nga (ТК = nhà
lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản) (hình 26) (4-1)
Về đến khách sạn,
tiếp tục đẩy F1 làm nhiệm vụ của HDV: nhận passport, phân phòng cho mọi người.
Các phụ lão cứ tấm tắc khen: trẻ con điều
hành còn hơn HDV thực thụ!
Đặc biệt (đối với châu Âu) trong phòng
khách sạn có vòi xịt rửa ở bồn cầu. Theo tiêu chuẩn của F(-1) (bà ngoại của F1)
nếu có vòi xịt là khách sạn 5 sao. Như vậy đây sẽ là khách sạn 6 sao vì vòi xịt
có cả điều chỉnh nước nóng – lạnh!
F1: Nhân viên phục vụ ở đây cũng như
trong nhà hàng ăn mặc đẹp quá, trông như mấy nhân viên an ninh bảo vệ tổng thống!
Giống cả nét mặt vô hồn và kiểu cách ra vẻ quan trọng! Nhưng mà giống y như
business man, nhìn không phân biệt được đâu là khách đâu là phục vụ; hay là cứ
ai ăn mặc tuềnh toàng thì là khách, ai com-lê giầy bóng lộn là nhân viên? Hôm nọ
ở Moscow, nhân viên khách sạn cũng y như thế, có khi còn hơn, cho nên, mấy hôm
không quen, cứ tưởng business man thật, F1 cứ đi ra cửa thấy là nhường đường.
Đúng là có đi mới thấy mình ‘quê’; hay là cái ‘quê’ này là các nước tư bản
‘quê’? Quản lý của Anh, Ý, Tây Ban Nha v.v cũng chỉ mặc đến thế là hết cỡ. Đẳng
cấp như thế, là nhân viên ở Nga bằng với các cấp quản lý của tư bản rồi.
Xong xuôi mọi chuyện mới 21h, mặt trời
còn chưa lặn! F0&F1 đi dạo dọc theo Đại lộ Nevsky – đại lộ chính của Saint
Petersburg.
F1:
ấn tượng như chưa đâu bằng. Ở Anh thì chỉ có kiến trúc Anh, ở Pháp chỉ có kiến
trúc Pháp, tương tự như Ý, Tây Ban Nha etc. Như vậy, riêng St. Petersburg là
hơn hẳn các nước khác, vì chỉ riêng nó là tập trung tất cả các kiến trúc các nước
chỉ thiếu mỗi kiến trúc của Nga (?!), đặc biệt là ngay trên một con đường. Như
vậy, 1 thành phố mà như tất cả các nước Tây Âu gộp lại, mới là 1102 (độc nhất
vô nhị).
Theo lời kể lại thì nhóm Hà nội đến 24h mới
tới khách sạn. Phải làm 1 hành trình vất vả nhưng cũng thú vị: đi tàu điện (4-2)
ngược từ sân bay vào thành phố. Có xe car đón tại nhà ga đưa đến nhà hàng ăn tối,
uống bia, hát karaoke. Sau đó xe car đưa ra ga xe lửa đi loại express, ngồi ghế
hạng nhất đến Saint Petersburg. Thời gian chỉ mất khoảng 4 giờ cho quãng đường 650
km.
F1: Cũng may mà HDV dẫn đoàn đi để giải
tỏa, các cụ hát rất vui, nên sáng hôm sau mới không thấy mình mẩy bầm tím gì. Nếu
không có tour karaoke đấy, có khi phần còn lại của chuyến đi, đoàn phải tự đi với
nhau thôi!!!
(4-1) theo chuyện tiếu
lâm của Nga ngày xưa: hồi đó Khorusov tuyên bố: chúng ta sẽ trồng ngô trên mặt
trăng! Vì vậy tồn tại 3 TK: 1) Mars - Tvorets Communizma (Tворец Kоммунизма) –
người sáng tạo ra CNCS; 2) Lenin - Teoretik
Communizma (Tеоретик Kоммунизма) – nhà lý thuyết của CNCS và 3) Tvorets
Cucuruzy (Tворец Kукурузы) - người sáng tạo ra ngô.
(4-2) электричка là một
dạng xe hỏa kiểu tàu chợ sử dụng năng lượng điện để di chuyển trong phạm vi gần
(dưới 200 km).
PHẦN 5
Đi Petergof (5-1) bằng
xe car. Đường cao tốc (?) mới làm, không trạm thu phí, mỗi bên gồm 4 làn + 1
làn dịch vụ. Ngẫm lại cao tốc Việt Nam!
Ngắm kiến trúc Nga đặc
trưng & hiếm hoi ở vùng Saint Petersburg qua nhà thờ (hình 27) qua kính xe
F1: F0 về nhà nhìn hình, tấm tắc, ai chụp mà đẹp
thế nhở. F1 trả lời: ‘Con chụp đấy’, liền thấy F0 đổi giọng: ‘À, hèn gì nó mờ thế.’
Lần đầu được vào xem vườn
thượng uyển phía trước, vườn mang phong cách của tây Âu hoàn toàn (hình 28)
Tòa nhà chính là trộn lẫn
phong cách Pháp với nhà thờ “củ hành” phong cách Nga (hình 29)
Còn phía sau là vườn “hạ(?)
uyển” với các đài phun nước nhìn ra vịnh Phần lan (hình 30)
F1: nguồn gốc từ ‘vườn hạ uyển’ là vì HDV của
đoàn tiếp tục không dịch được, đẩy F1 lên dịch. HDV ĐP nói tiếng Anh, đầu tiên
nói ‘upper garden’, thì dịch là vườn thượng uyển, nhưng sau đấy đề cập tiếp đến
‘lower garden’; nếu không dịch là ‘hạ uyển’ thì phải dịch thế nào cho chuẩn? Nếu
như có thể dịch ‘Tôi yêu cầu anh đi đi’ thành ‘I love toilet you go go’, thì tất
nhiên cũng có thể dịch ‘lower garden’ thành ‘vườn hạ uyển’, có khi còn rõ nghĩa
hơn.
Đoàn tập trung lề mề nên
“trượt” mất tour bắt đầu vào lúc 11h xuống 11h15.
Hẹn nhau tập trung lại
vào lúc 12h tại chỗ đậu xe. Thất lạc 2 người. Tìm mãi mới thấy hai O 70 đi lạc
ra cổng trước. Hai O 70 nhất định không chịu ra chỗ xe đỗ mà bắt xe đến đón!
Đi với các phụ lão, bất
kỳ trong bất kỳ điểm tham quan nào có một vị trí vô cùng quan trọng cho lúc tới
và lúc đi, đó là toillet. Mỗi điểm tham quan sẽ mất vào đấy 30 ÷ 60’.
F1: U60 nhà mình mừng quá, bình thường đi với
thanh niên chúng nó không cho vào, bây giờ đi với đoàn phụ lão chẳng ai cằn nhằn
nếu mình vào cả.
Về đến nhà hàng Việt
“Chùa một cột” ở Saint Petersburg đã là 14h. Hai O 70 lại đi thẳng vào toillet,
khi ra bàn thì phải chia đôi mỗi người 1 bàn. Các O70 dỗi, không ăn, ra cửa ngồi
vì mọi người đụng đũa mà không chờ! HDV năn nỉ mà không được. Lấy thêm xuất ăn
mang ra thì các O70 ném xuống đất, lấy chân di lên. Lên xe, 2 O70 phát biểu: “mọi người ăn mà không chờ là bất lịch sự!“. Nhưng
đến trễ mà không báo, bắt mọi người chờ thì là gì???
HDV buồn phiền tâm sự với
F0. F0 thông cảm: “những người bằng tuổi tôi thì ở cơ quan, trên đầu có chí ít 1 sếp và nhiều
khách hàng quát nạt, về nhà còn bố mẹ với vợ mắng; còn các cụ do đã nghỉ hưu, ở
nhà thì mắng con chửi cháu, ra đường quát thiên hạ nên quen tính rồi, đâu có bị
ai kiềm chế. Anh khổ là phải. Ở đây không chỉ một hai cụ mà tới ba chục. Thôi
chịu khó nghiến răng chịu đựng cho hết tour!”
Đến Hermitage (5-2)
(bên ngoài - hình 31-1, cầu thang chính - hình 31-2), không còn thấy chiến hạm Аuvrora
- Rạng Đông (5-3) neo trước cửa. Hệ thống dịch vụ
hiện đại: HDV được cấp máy phát, còn mỗi người tham quan được cấp 1 máy thu để
nghe cho thuận tiện. F1 phát hiện ra: phòng gửi đồ có tới 3.700 chỗ! HDV dịch
không nổi do có nhiều từ mới. Đẩy F1 lên dịch thế từ tiếng Anh nhằm 2 mục đích:
1)Khoe con gái 2)Tạo điều kiện cho F1 nghe được thông tin chính xác từ HDV ĐP,
nếu muốn biết thêm gì thì hỏi trực tiếp (biến HVD ĐP thành HDV riêng J). F1 dịch chuẩn các từ
chuyên sâu về kiến trúc, tôn giáo, hội họa. Các phụ lão cứ tấm tắc khen. Thậm
chí một O70 – làm trong lĩnh vực kiến trúc cũng xác nhận. Do thời gian có hạn
nên HDV ĐP chỉ dẫn đi xem các danh họa nổi tiếng từ nước ngoài như: Mi-ken-lăng-giơ-lô (1 tác
phẩm), Leonardo da Vinci (2 tác phẩm/14 toàn thế giới), Rafael, Rembrandt (26 tác phẩm!)...
F1: dịch có micro thì khỏe, không phải nói to, nhưng vấn đề là bảo
tàng thì đông, mà mình phải đi theo HDV ĐP để nghe nói. Mà HDV ĐP thì đã đi bao
nhiêu trăm lần rồi, không cần nhìn tranh cũng biết nó đẹp xấu thế nào, cho nên,
chỉ đứng ngoài xa xa, chỉ, này đây là tranh của Leonardo da Vinci, nó như thế
này này, mọi người có một phút chụp hình, nếu chen vào được. Mình thì vừa đứng
nghe HDV ĐP dịch, vừa nghển cổ nhìn, nhưng vì chiều cao có hạn, nên rốt cuộc cũng
không thấy gì lắm. Kế hoạch của F0 đã phản tác dụng, nhưng U60 vì già rồi nên
hình như cũng không bị ai phản bác ý kiến nhiều, lần sau vẫn tiếp tục đẩy F1
lên thế mạng. Như vậy, có nên kết luận là niềm vui của U60 là hành (hạ) không?
HDV ĐP nhắc nhiều lần:
không chụp hình! Thanh niên vốn thích nổi loạn, thích làm điều không cho phép
là điều dễ hiểu.Nhưng các O60 và O70 vẫn lén làm thì thật không hiểu??? để mấy
bà trực nhật phát hiện & nói nặng lời.
F0: người Việt Nam có những điểm chung: láu cá,
khôn lỏi. Người Việt Nam thường giải quyết tốt những vấn đề vụn vặt, tình thế,
chiến thuật nhưng dở trong toàn cục, chiến lược.
19h15 vẫn chưa ăn tối
xong. F0&F1 quyết định thay đồ ngay tại quán rồi tự tìm phương tiện đi xem
balê vở “Hồ thiên nga” tại nhà
hát Аleksandrinsky
(hình 32).
Theo đúng
cổ điển, F0 đeo cravat, thay giầy tây. Bắt F1 mặc váy, đổi giày tây. Nhờ tài xế
xe car bắt dùm taxi. Rất ít taxi ở Saint Petersburg, vẫy được xe tư nhân chở lậu. Mất
3 phút đến nơi. Biết trước giá khoảng 200 rúp. Hỏi thử tài xế. Tài xế nghĩ
không biết tiếng Nga, láu cá giơ 3 ngón tay. – Vặc nhau một hồi, tài xế đành
nói “thôi, được rồi” rồi cầm tiền phi
thẳng.
F1: Ấn tượng nhất là lúc tài xế lùi xe giữa đường.
Ở Anh thì nghiêm cấm lùi xe, dù đường có hay không có xe, nhưng ở đây thì không
cấm. Nếu xe đang chạy là 50km/h, thì tốc độ lùi xe ít ra cũng phải 30km/h. Đứng
sau có thể nghe rõ tiếng rú ga. Lại một lần nữa, nên có giải đua xe đi giật
lùi; thế nào người Nga cũng vô địch!
Thấy nhiều người lớn ăn
mặc không theo chuẩn: quần jean, giày thể thao. Là khách du lịch? Hay là tư duy
thay đổi theo thời đại?
Trước khi diễn có thông
báo cấm chụp hình bằng tiếng Anh và tiếng Nga. Vẫn thấy flash nhá đều. Khách du
lịch hay dân bản xứ “quá yêu” nghệ thuật?
Chỗ ngồi tuyệt vời, hàng
thứ 6, vị trí giữa nhưng giá vé dịch vụ nên quá đau bụng: 120 USD/vé!!!
F1: U60 thừa nhận nếu hồi đấy đi xem thì sẽ ngủ
gật, nhưng bây giờ bắt đầu nghiệm thấy một điều gì đấy. Tự thấy mình may mắn là
đã thấy hay rồi, chứ không cần 30 năm trở lại mới thấy hay. Nghe U60 bảo hồi đấy
đi xem ở Bolshoi Theatre có diễn viên ballet rất nổi tiếng múa, và U60 lăn ra
ngủ gật, tiếc hùi hụi.(F0: đấy là tại
vì nhậu và đánh bài từ tối hôm trước cho đến 10h sáng hôm đi xem nên mới tệ vậy
chứ chí ít ra cũng phải ngồi nghiêm túc và làm bộ say mê chứ!). Mặc dù
ngồi hàng thứ 6, nhưng lại một lần nữa, vì chiều cao quá khiêm tốn nên phải
xoay đầu liên tục thì mới thấy trên sân khấu được, vì bị người đằng trước che mắt.
Đến giờ giải lao mới nghiệm ra, à, không phải vì mình chiều cao khiêm tốn, mà
là hiệu ứng domino, vì từ ghế thứ 2 người ngồi đã phải xoay đầu liên tục mới
nhìn được, cho nên đến chỗ mình đương nhiên là phải xoay đầu, chứ không phải vì
mình thấp quá!
Dàn diễn viên đông và
hoành tráng, trình độ đạt đẳng cấp. Người xem cơ bản là chuẩn. Cả nhà hát khoảng
1.000 chỗ mà im lặng như tờ.
Lúc về gặp mưa mà không
bắt được taxi. Đành đội mưa lết bộ.
F1: nếu đến chỉ để xem nhà hát, còn vào xem
ballet thì ngủ gật như U60, thì chỉ cần xem nhà hát lớn SG là được rồi. Nhưng nếu
thấy ballet hay, thì tour extra này đáng bỏ tiền để xem cho biết ballet nổi tiếng.
(5-1) Petergof: địa điểm xây
cung điện mùa hè của Pie đệ nhất.
(5-2) Hermitage bao gồm 6 tòa
nhà (trong đó có cung điện mùa đông – nơi ở của các Sa Hoàng trong thế kỷ
18-19) là bảo tàng nghệ thuật quốc gia Nga có tới 3 triệu hiện vật.
(5-3) Аuvrora (Rạng đông) là
chiến hạm lâu tuổi nhất của hải quân Nga. Chiến hạm này đã nổ phát súng đầu
tiên vào cung điện mùa đông bắt đầu cuộc cách mạng tháng Mười mở đầu cho kỷ
nguyên XHCN.
PHẦN 6
Xe car đưa đến thành phố
vệ tinh Puskin (6-1) (hình
33).
Trước
cổng vào có dàn nhạc tự tổ chức, mặc đồng phục quân nhạc kiểu ngày xưa, khách
đi qua bỏ tiền tùy hỉ, sẽ được chụp ảnh chung và cử nhạc theo yêu cầu. Chả biết
ai đề xuất mà dàn nhạc cử quốc ca Việt Nam!?
F1: ngạc
nhiên thứ nhất là có nhiều người VN đi đến nỗi dàn nhạc này biết cử quốc ca VN,
còn ngạc nhiên thứ 2 là có người có ý tưởng yêu cầu cử quốc ca thật, nhưng đứng
nghe thấy bình thường, chứ không phải như bình thường là ngược lại phải đứng
nghiêm
HDV
tiếp tục nhờ F1 làm phiên dịch. Hôm nay không cấp máy thu và phát nên F1 biểu
diễn giọng với cường độ như thời đi dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 1!
Vào
sảnh chính của cung điện là sảnh ánh sáng (hình 34), tất cả sững sờ vì độ lớn
(rộng 700 m2) và rực rỡ của các trang trí bên trong phủ bằng vàng (mất
8 kg vàng!) dưới ánh sáng của 700 ngọn đèn.
Được xem gian phòng hổ
phách nổi tiếng mới phục chế xong. Rất tiếc là không được chụp hình bên trong!
F1: tự nhận xét thấy vốn liếng tiếng Việt của
mình thui chột. Có nhiều từ không biết phải quay sang hỏi F0. Ví dụ: ‘bố ơi,
đào đồ cổ lên gọi là gì?’ F0 nghĩ một lúc thì nhớ ra là ‘khai quật’. Nhưng nếu
F0 vừa biết tiếng Nga vừa biết tiếng Việt, tại sao lại không lên biểu diễn cho
con gái ấn tượng?
F0: U60 giờ không cần gì nữa ngoài việc khoe con
gái để tống “quả bom nổ chậm” đi J
Ra ngoài chụp với tượng
Puskin trong khuôn viên của cung điện (Hình 35), không biết Puskin uống mấy
chai mà đã xỉn?
Ăn trưa tại quán ăn “Thế
kỷ XIX” ở ngay trong khuôn viên cung điện. Ngay lối vào trưng bày bộ sưu tập
các chai rượu 50-100 ml (hình 36).
Số tủ trưng bày kín 3 bức
tường ở lối vào và tường trước phòng ăn (khoảng 20 m2). Không bán lại
mặc dù nhiều loại có đến 10 chai giống nhau. Tự an ủi, bộ sưu tập này còn thiếu
nhiều loại như: chai lúa mới, nếp mới, bình hồ lô của Việt Nam!
Vào ăn, F1 cứ khen hoài
cô bé phục vụ bàn trông dễ thương giống như búp bê (hình 37)
F1: Ấy ấy. Bố không được post hình lên đâu
nha! Phạm luật đấy!
F0: Tôi xin phép rồi mà!
F1: Bố mới xin phép chụp chứ có xin phép post
đâu!
F0: Hừm hừm. Làm sao bây giờ nhỉ?Nhưng mà Luật sư
riêng nhà mình đã khuyến cáo thì chắc phải nghe thôi.
F1 (an ủi): Thôi để con làm văn tả người vậy.
Và phàm cái gì không thấy mà chỉ tưởng tượng thì sẽ rất đẹp và lãng mạn!
F1: đã bảo F0 rồi, là không nên chụp hình. F0
vẫn chụp. Xem ra thêm tầm mấy năm nữa, lên đến O60 thì sẽ giống các cụ cùng
đoàn. Thêm nữa là không được post hình nếu không được cho phép. Thật ra trong bản
cũ F0 đã để hình lên, nhưng vì F1 đã giở luật ra khuyến cáo, nên F0 dù ấm ức
nhưng cuối cùng đã gỡ hình xuống. Như vậy, thì ra F0 vẫn còn đang U60, nhưng một
bàn chân đã qua ngưỡng từ U sang O rồi. Cô phục vụ bàn nhìn thẳng thì giống búp
bê; có lẽ mặt mấy con matryoshka bán ở ngoài là vẽ theo mặt những người như thế.
Thế nhưng đến khi nhìn nghiêng mới thấy, hóa ra không phải là giống búp bê
không, mà nét mặt rất cổ điển. F1 nhớ đến một truyện ngắn của O’ Henry. Một bà
tỷ phú nhìn thấy một cô gái, rơi nước mắt và bảo: ‘Con thật giống một người bạn
rất lâu năm của ta.’ Bà nằng nặc đòi đón cô gái về ở cùng. Sau này, khi cô gái
dọn ra ở riêng, vẫn không thể hiểu được vì sao bà tỷ phú lại ấn tượng với mình
như vậy. Trong đám cưới cô gái, có một người bạn của chú rể đến, thấy thế mới
cười. Anh chỉnh lại vòng hoa trên đầu cô gái, rút tờ đô-la ra và giơ lên cho mọi
người xem. Hóa ra mặt cô gái lúc nhìn nghiêng trông giống hệt hình đầu người
trên đồng tiền. Từ chuyện này, có nên suy ra mình cũng sẽ trở thành tỷ phý, vì ấn
tượng rất mạnh với khuôn mặt giống khuôn mặt trên đồng tiền của cô phục vụ bàn
dễ thương này không? :D
Trên đường về Saint
Petersburg, để giết thời gian, HDV ĐP kể về cuộc đời và đọc thơ của Puskin. F1
nhớ lõm bõm mấy câu vốn được ông bạn học cùng phòng ngày xưa vốn rất khoái văn
thơ và rên rỉ ca suốt ngày nên xung phong lên. Cũng mào đầu với các cụ đây là bản
dịch của dịch giả Thúy Toàn (may được một O70 “gà” cho mới nói đúng tên dịch giả)
chứ mình không có tài cán gì ở đây:
...
|
...
|
Я
помню чудное мгновение
|
Anh nhớ mãi phút giây
huyền diệu
|
Передо
мной появлясь ты
|
Trước mặt anh, em bỗng
xuất hiện
|
Как
мимолетное видение
|
Như hư ảnh mong manh vụt
biến
|
Как
гений чистотой красты
|
Như thiên thần sắc đẹp
trắng trong
|
...
|
...
|
Vậy mà xuống dưới thấy một
O70 đang truy vấn F1: “bố mày nói học ngành hóa mà sao lại thuộc thơ tình? Chắc
ngày xưa có vấn đề”. Tội nghiệp F0 quá. Đúng là oan Thị Mầu, ấy nhầm,
Thị Kính chứ. Ngày xưa cho đến ngày nay: đi học thì làm văn chỉ dưới trung
bình, bố mẹ thì mắng: “mày chả có tí khiếu nào về kiến trúc, hội họa”, bạn bè thì nói:“cho mày nghe nhạc như đàn gảy tai trâu”
(mà cũng phải rồi, biệt danh hồi nhỏ của F0 là trâu mà!). Chỉ còn được mỗi
một điểm son là trí nhớ tốt. Hôm nay trí nhớ lại hại chủ rồi L.
F1: tự thấy mình may mắn vì say xe nên ngồi dưới,
không bị mọi người túm lên góp vui. U60 không biết vì thấy mọi người hát ở trên
vui quá, hay vì muốn gỡ thể diện, đã lên biểu diễn cho mọi người xem. Thôi, lâu
lâu cho thanh niên già biểu diễn, có khi lại thấy trẻ lại. Sau này phải phát
huy tinh thần say xe nhưng không đổ ra như bao cát, để tạo cơ hội cho U60 tìm
niềm vui, chứ nếu say quá ‘người già tàn tật’ lại phải vác bao cát, cũng khổ :D
Chiều về ghé vào điểm
bán quà lưu niệm “Каlinka”. Mặc dù nằm dưới hầm nhưng quán rộng và rất nhiều
hàng hóa. Lần đầu tiên thấy cung cách phục vụ theo kiểu kinh tế thị trường.
Ghé tham quan Pháo đài Petropalovskaia.
Đã đến Leningrad 3 lần nhưng chưa lần nào ghé xem. Đây là pháo đài được xây dựng
nhằm mục đích bảo vệ Saint Petersburg nhưng chưa một lần thực hiện nhiệm vụ này. Vào
nhà thờ (hình 38) trong pháo đài. Đây là nơi chôn cất các Sa
Hoàng kể từ Pie đệ nhất. Nicolai II bị bắn chết vào năm 1918 cũng được cải táng về đây năm 1998 và
phong thánh (???) năm 2000.
Để ý thấy cây thánh giá
trên nóc nhà thờ được làm giống theo của cơ đốc giáo.
So sánh trên hình 39 cho
thấy sự khác nhau giữa thánh giá (bên trái) của Công giáo (Католици́зм - Catholicism) và thánh
giá (bên phải) của Chính thống giáo (Правосла́вие
- orthodox). Đây là 2 nhánh lớn nhất của Cơ đốc giáo hay Kitô giáo
(Христиа́нство - Christianity). Gạch ngang số 1 là đặc trưng của Chính thống
giáo. Gạch nghiêng số 2 tượng trưng cho số phận con người: khi Chúa Giê su bị hành
hình, đồng thời có 2 người bị hành hình theo. Một người xin rửa tội và được
theo phía nghiêng lên để lên thiên đường. Một người không chịu rửa tội thì theo
phía nghiêng xuống để xuống địa ngục. Ở một vài nhà thờ Chính thống giáo, vạch
nghiêng thứ 2 thay bằng một vòng cung 3. Đó là mỏ neo của Chúa khi dừng lại với
nhân loại. (các giải thích trên đây là của HDV ĐP tại Moskva, tôi chưa có điều
kiện kiểm chứng lại).
Sự khác biệt (thánh giá)
tại nhà thờ này được thực hiện theo yêu cầu của Pie đệ nhất (theo lời HDV ĐP ở Saint Petersburg). Nước Nga ở tình trạng lạc hậu về xã hội cũng
như khoa học, kỹ thuậtvào cuối thế kỷ XVII, kém hàng trăm năm so với tây Âu. Pie
đệ nhất sau khi đi vòng quanh tây Âu đã
đem về những cải cách đáng kể cho nước Nga và từ đó rút ngắn khoảng cách giữa
Nga và tây Âu. Tuy nhiên những cải cách mang tính copy trong kiến trúc, ngôn ngữ,
xã hội, và thậm chí trong tôn giáo có phải là tốt nhất không, khi về nguyên tắc,
bản copy không bao giờ bằng bản origin?
F1: điểm đáng lưu ý
lả nhà thờ này mặc dù xây theo kiến trúc Catholic, nhưng lại là cho nhánh
Orthodox. Do đó, nếu như nói để cây thánh giá của Catholic trên nóc nhà thờ
Orthodox giống như ‘râu ông nọ cắm cằm bà kia’ có lẽ cũng không phải là quá xa
so với sự thật. Thêm nữa, có lẽ nếu muốn bắt chước, nên bắt chước cả về đẳng cấp,
chứ không phải chỉ có cái vẻ ngoài không. Ví dụ nếu như Tây Âu xây nhà thờ bằng
đá hoa cương, thì nhà thờ bắt chước theo phong cách đó ít nhất cũng nên ốp đá.
Thế nhưng những cây cột lớn của nhà thờ này là bê tông bình thường (FO:”hừm! Thời đó làm gì đã
có beton? Chả lẽ phục chế tệ thế?”) , lại chỉ sơn giả đá hoa cương, làm cho cả gian kiến
trúc nhìn vào rất buồn. Nếu có thể trích ít vàng trên nóc ra để mua đá xây cột,
có lẽ sẽ giống hơn, nhìn đỡ Hồ Cẩm Đào
hơn, mà phần nóc lại giống kiến trúc Tây Âu hơn nữa. Vào trong nhà thờ, HDV ĐP
phương chỉ cặn kẽ từng ngôi mộ bằng đá và nói rất nhanh về lịch sử nước Nga từ
thời Peter I. F1 lặp lại như con vẹt, cũng không hiểu gì lắm. Chi đến khi HDV
ĐP chỉ cho một cái đồ thị vẽ các ngôi hoàng đế từ ông nội của Peter I đến
Nicolai II, tình hình mới khả quan hơn. Và vì F1 là thành viên thế hệ 9x, tất cả
những thông tin đó đã bay ra khỏi đầu ngay khi bước chân ra khỏi cửa nhà thờ, cũng
từa tựa như nước đổ đầu vịt vậy. Rất may là các cụ không có hứng thú với lịch sử
nước Nga tiền cộng sản, nên mọi người đã nhanh chóng đi ra khi HDV ĐP đang giải
thích cái đồ thị đấy; thứ nhất mình nói sai cũng không ai biết, thứ hai cũng chả
ai nghe mình nói làm gì, đỡ mệt.
May mắn được ghé chụp
hình chung với chiến hạm Rạng Đông ở chỗ đậu mới (hình 40-2). So sánh với hình
chụp 06/1981 (hình 40-1)
Một trong những nhà thờ mang phong cách Nga đặc trưng là Nhà thờ cứu máu (?) (Собо́р
Воскресе́ния Христо́ва на Крови́ - Church of
the Savior on Blood) (Hình
41). Nhà thờ này được xây theo lệnh của Sa Hoàng Аleksandrа III để tưởng nhớ Sa Hoàng Аleksandrа II tại nơi
Аleksandrа II bị đánh bom.
F1: nhà thờ rất đẹp, có cảm giác giống St
Basil ở Moscow. Chỉ tiếc là không có thời gian để tham quan xem kiến trúc bên
trong như thế nào.
Một trong 2 nhà thờ lớn
nhất của Saint Petersburg là Nhà thờ
Kazansky (hình 42).
F1: trông giống nhà thờ St Peter
Basilica ở Vatican ở chỗ có 2 dãy hành lang kéo ra theo hình cánh cung 2 bên
(colonnade). Kiểu kiến trúc này bây giờ rất khó thấy, ngay cả ở Ý hay Hy Lạp.
Thật may mắn là lại được nhìn thấy ở Nga, và không may là vì mặc dù trong đoàn
có một chị rất mê kiến trúc, đã đi khắp các nước để xem kiến trúc rồi (theo lời
chị bảo), nhưng vẫn không có được đa số để yêu cầu dừng xe xuống quan sát cho kỹ
hơn. Có phải vì trong nhà thờ không có ‘điểm đến yêu thích’, nên mọi người vội
quá không có thời gian để ngắm nữa không?
Nhà thờ lớn nhất còn lại
là Saint Isaac's Cathedral (6-2)
(hình 43-2). So sánh với hình chụp
07/1979 (hình 43-1)
Tại sân bay khi làm thủ
tục check in bay về Moskva lại gặp cảnh lộn xộn do HDV gây ra: đã biết là phải
check in theo từng người mà vẫn không chịu chia trước passport.
Vào khu kiểm tra an ninh
thấy làm cực kỳ kỹ càng: phải tháo cả dây lưng, giày. Đã qua máy chiếu, lại còn
khám bằng tay. Việc sắp xếp, bố trí mặt bằng không hợp lý dẫn đến người dồn ùn ứ
tại khâu này.
Tại Moskva khâu kiểm tra
còn chặt chẽ hơn: soi hành lý trước cửa vào sân bay, kiểm tra hành lý bằng tay
trước khi qua cửa khẩu, cân và kiểm tra kích thước hành lý xách tay, soi hành
lý ở cửa hải quan, soi người trong máy soi đặc biệt dạng hộp kính đóng kín.
F1: Hành lý xách tay của mình toàn là đồ nhậu
của F0: cá hun khói, pho mai, mỡ heo muối, trứng cá, bánh mì đen… Giỏi lắm thì
được 5 kg mà mấy chị hải quan bắt đặt lên cân. Lên máy bay thấy mấy người Việt
vác lặc lè cả cái va li du lịch, chắc phải đến 15 kg.
F0: Thì biết điều với hải quan là qua tuốt mà!
(6-1) thành phố vệ tinh Puskin
(tên cũ: Làng Sa Hoàng – quần thể cung điện là quà tặng của Pie đệ nhất cho
Catherine I, được xây từ 1710). Thành
phố được đổi tên thành “Làng trẻ em” vào năm 1918 và Puskin vào năm 1937
nhân 100 năm ngày mất của thi hào này.
(6-2) Nhớ lại ngày xưa đi tham
quan nhà thờ này. Nghe hướng dẫn nói, do thế kỷ 19 là căn nhà cao nhất Saint
Petersburg. Một nhà khoa học (Euler ?) đã làm thí nghiệm chứng minh sự quay hay
là nghiêng gì đó của trái đất bằng cách làm 1 con lắc. Lúc mới bắt đầu thì con
lắc đi qua tâm của vòng tròn vẽ trên nền nhà. Sau một thời gian, thì con lắc lệch
qua 1 bên vào khoảng 20 cm so với tâm cũ. Những năm 80 vẫn được xem biểu diễn
thí nghiệm này. Đợt này do không được vào trong nhà thờ nên không biết còn
không? ACE nào đang ở Saint Petersburg cho thêm thông tin về vụ này.
MỘT SỐ SUY NGHĨ SAU CHUYẾN
ĐI
1)HDV tuy rất nhiệt tình
và tích cực nhưng yếu về nghiệp vụ cũng như ngôn ngữ khi làm thủ tục, tham
quan. Để làm tốt chức năng truyền tải thông tin đến khách, có lẽ cần đọc thêm về:
thần thoại Hy Lạp, thần thoại La Mã, tôn giáo (chủ yếu là kinh tân ước và cựu ước),
hội họa, kiến trúc.
2)Người Việt ở Nga ngày
xưa có câu ca nhận dạng
“Ăn nhanh, đi chậm, hay
cười
Thích mua đồ cổ là người
Việt Nam”
Ngày nay người Việt có
những đặc tính mới: ăn chậm, đi chậm, nói&cười to ở nơi công cộng, không chấp
hành những luật lệ chung: hút thuốc, nhổ bậy, vứt rác... Chắc nhờ các văn sĩ và
thi sĩ làm dùm những câu ca để nhắc nhở làm sao cho người Việt đừng là những
cái gai trong mắt thiên hạ, đừng gây phản cảm trên thế giới.
3)Hệ thống quản lý và dịch
vụ của Nga vẫn còn quan liêu, chậm chạp, ít thay đổi ngay cả so với Việt Nam.
4)Người Nga ngày nay có
vẻ đăm chiêu, ít cởi mở và vui vẻ như ngày xưa. Ít thấy dùng chữ “cám ơn” và
“xin mời” trong giao dịch hàng ngày.
5)Moskva (thành phố lớn
nhất Nga) và Saint Petersburg (thành phố lớn thứ hai) mang phong cách khác nhau
trong kiến trúc, dịch vụ. Moskva có kiến trúc đặc trưng của Nga, cách hành xử
hơi “tự tin” quá. Còn Saint Petersburg thì mang kiến trúc tây Âu, cách dịch vụ
ân cần và thân thiện hơn, có hướng tới phục vụ du lịch. Nhớ lại câu nói cách
đây trên 30 năm: “nếu Kiev là vườn rau
thì Leningrad là thành phố, còn Moskva là cái làng lớn!”.
PHỤ LỤC: GIÁ CẢ VÀ HỆ THỐNG TIỀN TỆ NGA
Nga vẫn giữ đơn vị tiền
là rubl (1 rub = 100 copêc) và copêc. F0 được cầm trong tay các loại tiền sau:
Tiền
xu: 10 và 50 copêc; 1, 2, 5 và 10 rub
Tiền
giấy: 10, 50, 100, 500 và 1000 rub
Nghe
nói còn 1 và 5 copêc tiền xu; 5000 rub tiền giấy.
Giá
cả thì theo thực tế đã trải qua:
Quốc gia
|
Hàng hóa
|
Xưa (1977)
|
Nay (2012)
|
So sánh (lần)
|
Nga (đổi tiền tỷ lệ
1000:1 năm 1998)
|
Vé metro, lượt
|
5
copêc
|
28
rub
|
560.000
|
Vé xe bus, lượt
|
5
copêc
|
23
rub
|
460.000
|
Vodka hiệu “Русская
водка”
|
5
rub
|
120
rub
|
24.000
|
Khoai tây, kg
|
30
copêc
|
10
rub
|
33.333
|
Kem ốc quế của GUM
|
20
copêc
|
60
rub
|
300.000
|
Việt Nam (đổi tiền tỷ
lệ 10:1 năm 1985)
|
Phở
|
1
đ
|
25.000
đ
|
250.000
|
Như vậy 2 thứ (khoai tây
và vodka) lên giá ít nhất là thứ cần thiết nhất cho cuộc sống hàng ngày của người
Nga?
Ngày xưa cầm trong túi tờ
10 rub là yên tâm đi tung tăng khắp nơi trong thành phố thậm chí thành phố khác,
bây giờ tối thiểu có lẽ phải tờ 500 rub? Một số hình tiền tệ để tham khảo (hình
44-1, 44-2, 45-1, 45-2)
Nhân tiện trên tờ 500 r
có hình Pie đệ nhất, kể luôn 1 chuyện tầm
phào nghe được ở Moskva. Trên sông Moskva có 1 công trình mới: 1 con tàu
có tượng của Pie đệ nhất (hình 46).
Chuyện kể rằng Nga đúc tượng Cô lôm bô đem tặng cho Mỹ, Mỹ không nhận; tặng cho
Tây Ban Nha, Tây Ban Nha cũng không nhận. Nga tức quá mang về thay đầu của Pie
đệ nhất vào và đặt lên chiếc tầu trên!
Một số lời
bình sau khi xem xong phóng sự này
A. Để đánh giá các O60 & 70 có lẽ cần xem
xét một cách toàn diện hơn:
1)Chủ
quan:
-Những cái tôi than phiền chỉ là những cái không được của các O60 & 70,
còn những cái được thì lại coi là
đương nhiên! (nhược điểm cố hữu của con người J), ví dụ như: buổi sáng
luôn đúng giờ, không chê bai các món ăn, chấp nhận sự thay đổi chương trình
theo hoàn cảnh thực tế, không kêu ca khi phải đi bộ v.v... Những điểm được này
thực sự là điểm yếu ở các tour khác và thường xảy ra với lứa tuổi thanh niên cũng
như sồn sồn kiểu chúng ta!
-Khi người ta về hưu, cảm giác mất quyền lực làm
hụt hẫng, về nhà có mắng con cháu thì chúng nó vâng dạ ngoài miệng chứ chắc gì
chúng nó nghe một cách nghiêm túc đừng nói tuân theo. Và các O60 & 70 hoàn
toàn cảm nhận thấy điều đó, nên khi có điều kiện càng phải chứng minh uy quyền
của mình.
2)Khách
quan:
-Các O60 & 70 chưa được biết cách xử sự đúng
ở nơi công cộng với điều kiện ở phương Tây (ai dậy, chỉ bảo?)
-Như đã trình bày trong bài, các O60 & 70 đã
quen sai phái và quát nạt người khác do hoàn cảnh tạo ra, nên cái gì không bằng
lòng là “phát huy” ngay.
-Về cấu tạo cơ thể, đến tuổi đó có sự thay đổi
làm cho người ta bảo thủ hơn, lẫn một chút (tôi cũng đang cảm thấy J ), sức khỏe kém đi (cần
sử dụng WC thường xuyên).
B. Bản chất của con người là sự vô tổ chức.
Tôi được nghe 1 “học thuyết” về cái gọi là “sự
vô tổ chức”.
Trước hết, trong tự nhiên, vật chất luôn dao động:
chất khí - chuyển động tự do theo 3 phương, chất lỏng - chuyển động tự do theo
2 phương, còn chất rắn mặc dù không chuyển động nhưng sắp xếp lộn xộn vô tổ chức.
Trong trường hợp tốt (grafit, kim cương...) sẽ tạo thành mạng tinh thể có cấu
trúc đúng đắn, nhưng (vẫn lại chữ nhưng!) chúng vẫn dao động & lắc lư xung
quanh vị trí của mình chứ không chịu đứng nguyên.
Nếu có một tác động cưỡng bức từ phía ngoài,
trong trường hợp riêng như từ trường sẽ làm các tinh thể sắt phải hướng theo một
chiều mặc dù vẫn cố gắng “ngọ ngoạy” một chút!
Trường hợp riêng khác là khi ta hạ nhiệt độ bên
ngoài xuống. Càng thấp thì các phần tử càng đứng “nghiêm túc” hơn trong đội ngũ.
Và tới nhiệt độ 0 K (với một số chất, có lẽ chỉ cần nhiệt độ cao hơn đã đạt trạng
thái đứng nghiêm tuyệt đối – trạng thái siêu dẫn!?) thì các phần tử sẽ đứng
nghiêm hoàn toàn (như anh lính đứng nghiêm ở mộ chiến sĩ vô danh!).
Các cụ thường nói “trần làm sao thì âm làm vậy”,
ở đây thì tự nhiên làm sao thì con người (là một phần của tự nhiên) làm vậy. Vấn
đề là có tạo ra được một tác động cưỡng bức hay không? Và ngoài kết quả đạt được
cần suy nghĩ đến những thiệt hại kèm theo không tránh khỏi