Gần
cuối chương trình khi chiếu đến cảnh bà mẹ và cô gái quê tiễn anh lính quay lại
chiến trường, nhà thơ Hồng Thanh Quang – trước đây cũng từng du học ở Nga thời
những năm 1986 – 1990, hồi đó anh ta đang “cặp bồ” với cố ca sĩ Lê Dung – đã
nhắc tới tuyệt phẩm “Đợi anh về” bài thơ của Konstantin Simonov và bản dịch của
nhà thơ Tố Hữu. Anh ta có nói: “Thực ra Tố Hữu dịch không sát tiếng Nga…”! Lúc
đó tôi mới giật mình và tìm hiểu trên mạng và khám phá ra cả một huyền thoại về
bài thơ “Đợi anh về”.
Konstantin Simonov thời sau chiến tranh Vệ quốc vĩ đại |
Thời chúng ta ai cũng thuộc
vài câu trong bài thơ nổi tiếng này và những người học tiếng Nga ai cũng thủ
cho mình vài câu mào đầu bài thơ: “Жди меня, и я вернусь. Только очень жди,…”.
Tuy nhiên để đọc hết bài thơ bằng tiếng
Nga thì trình độ của những người học tự nhiên như tôi là không thể, và cái
chính là chúng ta hiểu hoàn toàn theo bản dịch của Tố Hữu:
“Em ơi đợi anh về
Đợi anh hoài em nhé
Mưa có rơi dầm dề
Ngày có buồn lê thê
Em ơi em cứ đợi.”
Đợi anh hoài em nhé
Mưa có rơi dầm dề
Ngày có buồn lê thê
Em ơi em cứ đợi.”
Những
câu thơ này nếu tìm trong nguyên gốc tiếng Nga thì không có đoạn nào tương ứng,
vậy thì sao lại bảo Tố hữu dịch thơ Simonov?
Rất
may là tôi tìm được “công cuộc dịch thơ” Simonov trên trang “Nước Nga trong
tôi” (diendan.nuocnga.net) và vỡ ra nhiều điều về bài thơ bất hủ này.
Dịch
giả nổi tiếng Thúy Toàn đã từng viết như sau về bản dịch “Đợi anh về” của Tố
Hữu: “Cho nên bài thơ đã mang đậm cảm hứng của riêng ông. Bài thơ mang giọng
điệu Việt Nam và ít nhiều có hơi hướng… tiểu tư sản. Nếu so với nguyên bản
tiếng Nga, từng chữ, từng chữ thì thấy có những chỗ chưa chính xác.”
Vậy
Tố Hữu dịch bài thơ này từ đâu?
Valentina Serova - đàn bà là nguồn gốc của mọi đau khổ!!! |
"Đợi anh về" đến với đông đảo bạn đọc Việt Nam khi chúng ta đang thực hiện cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Nhà thơ Tố Hữu, trong hồi ký "Nhớ lại một thời" đã tiết lộ: Bấy giờ ông đang "đầu quân" vào một đơn vị bộ đội. Một tối sinh hoạt cùng anh em trước giờ đánh trận Phố Ràng, bất chợt ông nghe một anh lính thốt lên: "Trời ơi là trời, nhớ vợ quá các bác ơi!". Rồi anh em bộ đội lại yêu cầu ông: "Anh có bài nào "nhớ vợ", đọc cho em nghe với".
Thế là Tố Hữu đọc cho anh em nghe bài "Mưa rơi" (sau này được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ thành bài hát khá phổ biến) ông viết tặng vợ. Anh em bộ đội nghe xong reo ầm lên: "Bác tả giống vợ em quá, tài thật".
Như được kích thích, Tố Hữu chợt nhớ trong túi của mình có một cuốn thơ được dịch ra tiếng Pháp của 7 nhà thơ Nga, trong đó có một bài ông rất thích là bài "Đợi anh về" của Simonov.
Ông nhận thấy "bản dịch tiếng Pháp khá tốt", và mặc dù "không biết có trung thành với nguyên bản của tiếng Nga không", nhưng đối với ông "thế là đủ để dịch ra tiếng Việt". Tố Hữu cho hay: "Tôi chưa bao giờ dịch thơ. Không ngờ bài thơ này lại dịch nhanh đến vậy. Có lẽ vì lúc đó tôi được sống cùng chiến sĩ nên dễ đồng cảm với nỗi nhớ nhà, đặc biệt nhớ người yêu của anh em bộ đội".
Một lần nữa, lịch sử lặp lại: Bài thơ từng gây xúc động hàng triệu, hàng triệu trái tim thanh niên Liên Xô đã lại trở thành tài sản tinh thần của hàng triệu thanh niên Việt Nam trong suốt mấy cuộc chiến tranh vừa qua. Người ta từng tìm thấy trong đáy ba lô của nhiều chiến sĩ giải phóng quân đã hy sinh có bản chép tay bài thơ nói trên.
Chúng ta hãy đặt bài thơ “Hãy
đợi anh, anh sẽ trở về” của Simonov bên cạnh các bản dịch khác:
Жди меня K.B.Симонов. Жди меня, и я вернусь. Только очень жди, Жди, когда наводят грусть Желтые дожди, Жди, когда снега метут, Жди, когда жара, Жди, когда других не ждут, Позабыв вчера. Жди, когда из дальних мест Писем не придет, Жди, когда уж надоест Всем, кто вместе ждет. Жди меня, и я вернусь, Не желай добра Всем, кто знает наизусть, Что забыть пора. Пусть поверят сын и мать В то, что нет меня, Пусть друзья устанут ждать, Сядут у огня, Выпьют горькое вино На помин души... Жди. И с ними заодно Выпить не спеши. Жди меня, и я вернусь, Всем смертям назло. Кто не ждал меня, тот пусть Скажет: - Повезло. Не понять, не ждавшим им, Как среди огня Ожиданием своим Ты спасла меня. Как я выжил, будем знать Только мы с тобой,- Просто ты умела ждать, Как никто другой. 1941 |
Đợi anh về
(Người dịch: Tố Hữu)
Em ơi đợi anh về Đợi anh hoài em nhé Mưa có rơi dầm dề Ngày có buồn lê thê Em ơi em cứ đợi. Dù tuyết rơi gió thổi Dù nắng cháy em ơi Bạn cũ có quên rồi Đợi anh về em nhé! Tin anh dù vắng vẻ Lòng ai dù tái tê Chẳng mong chi ngày về Thì em ơi cứ đợi! Em ơi em cứ đợi Dù ai nhớ thương ai Chẳng mong có ngày mai Dù mẹ già con dại Hết mong anh trở lại Dù bạn viếng hồn anh Yên nghỉ nấm mồ xanh Nâng chén tình dốc cạn Thì em ơi mặc bạn Đợi anh hoài em nghe Tin rằng anh sắp về! Đợi anh anh lại về. Trông chết cười ngạo nghễ. Ai ngày xưa rơi lệ Hẳn cho sự tình cờ Nào có biết bao giờ Bởi vì em ước vọng Bời vì em trông ngóng Tan giặc bước đường quê Anh của em lại về. Vì sao anh chẳng chết? Nào bao giờ ai biết Có gì đâu em ơi Chỉ vì không ai người. Biết như em chờ đợi. |
Bản tiếng Pháp
Attends-moi Si tu m'attends, je reviendrai, Mais attends-moi très fort. Attends, quand la pluie jaune Apporte la tristesse, Attends quand la neige tournoie, Attends quand triomphe l'été Attends quand le passé s'oublie Et qu'on n' attend plus les autres. Attends quand des pays lointains Il ne viendra plus de courrier, Attends, lorsque seront lassés Ceux qui avec toi attendaient. Si tu m'attends, je reviendrai. Ne leur pardonne pas, à ceux Qui vont trouver les mots pour dire Qu'est venu le temps de l'oubli. Et s'ils croient, mon fils et ma mère, S'ils croient, que je ne suis plus, Si les amis las de m'attendre Viennent s'asseoir auprès du feu, Et s'ils portent un toast funèbre A la mémoire de mon âme... Attends. Attends et avec eux refuse de lever ton verre. Si tu m'attends, je reviendrai En dépit de toutes les morts. Et qui ne m'a pas attendu Peut bien dire : "C'est de la veine". Ceux qui ne m'ont pas attendu D'où le comprendraient-ils, comment En plein milieu du feu, Ton attente M'a sauvé. Comment j'ai survécu, seuls toi et moi Nous le saurons, C'est bien simple, tu auras su m'attendre, comme personne |
Dịch sát nghĩa tiếng Nga
Hãy đợi anh
K. Simonov Hãy đợi anh, và anh sẽ về Chỉ là phải đợi rất lâu Hãy đợi, khi nỗi buồn ập đến Những cơn mưa màu vàng, Hãy đợi, đến khi tuyết rơi Hãy đợi, đến khi nóng cháy Hãy đợi, cho tới khi những người khác không đợi được, Khi họ đã quên từ hôm qua. Hãy đợi, cho dù từ nơi xa Những bức thư sẽ không tới, Hãy đợi, cho đến khi làm chán ngán Cả những ai đang đợi cùng. Hãy đợi anh, anh sẽ về. Đừng mong tốt lành làm gì, Để cho những ai nằm lòng, Thôi quên đi cho rảnh. Hãy để con trai và mẹ tin Vào điều không còn anh, Hãy để các bạn mệt mỏi chờ, Họ ngồi quây quần bên ngọn lửa, Cùng uống rượu vang chát Ngấm tận sâu tâm hồn... Hãy đợi nhé. Đừng cùng với họ Vội vã uống cạn li. Hãy đợi anh, anh sẽ về. Khiến mọi cái chết phải tức, Để những ai không đợi anh, Sẽ nói rằng: - May mắn thôi. Do không hiểu, họ chẳng đợi được rồi, Làm cách nào giữa đạn bom Bằng chờ mong của chính mình, Em đã cứu được anh. Anh đã sống sót thế nào, chúng ta sẽ biết Chỉ chúng ta biết với nhau – Đơn giản là em biết chờ đợi, Không như một ai khác . |
Sơ qua về tiểu sử của K. Simonov và hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Жди меня”:
Konstantin Simonov sinh năm
1915 và mất năm 1979. Ông là một nhà thơ, nhà biên kịch phim và nhà văn nổi
tiếng khắp thế giới với nhiều tác phẩm như: Đợi anh về (thơ và phim), Những
người sống và những người chết (tiểu thuyết, phim), Nhân danh tổ quốc (hay là
Người Nga: kịch bản kịch và phim)… Ông là người lính thực thụ, bám sát trận
chiến để viết bài cho các báo, đã từng chiến đấu và đổ máu, từng tham gia và
chứng kiến giải phóng Berlin… Ông được tặng thưởng những Huân chương cao quý
nhất của Liên Xô. Năm 1974
Konstantin Simonov đã được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa. Ông còn ba lần được tặng thưởng Huân chương Lênin, Giải thưởng Lênin (1974)
và Giải thưởng Nhà
nước Liên Xô (1942, 1943, 1946, 1947, 1949, 1950).
Ông Simonov có tới tận … 3 bà
vợ và 4 người con. Vợ cả và vợ hai đều là những nhà văn nổi tiếng phụ trách tạp
chí Văn học thời những năm 1940. Vợ ba là nữ diễn viên nổi tiếng Valentina
Serova và là “nàng thơ” của Simonov trong bài “Đợi anh về”. Ông đã viết về hoàn
cảnh ra đời của bài thơ như sau:
“Ngay đầu cuộc chiến trên mặt trận phía Tây - điều này còn xảy ra hơn một năm trước đó – tôi đã viết bài thơ “Đợi anh về”. Vấn đề ở chỗ là thường tôi không thích viết thư và trong thời gian chiến tranh tôi không hề viết một lá thư nào. Nhưng đôi lúc tôi cảm thấy nặng nề và cô đơn (điều này trong chiến tranh có thể là lẽ thường tình). Thỉnh thoảng tôi vẫn viết thơ khi ngồi trên xe, trong hầm trú ẩn, của đáng tội, cả những bức thư viết nhưng không gửi cho một người phụ nữ, người mà đang ở cách xa tôi và tôi cảm tưởng như chẳng bao giờ được gặp lại cô ấy nữa.
Trong một dịp khi di chuyển từ mặt trận này sang mặt trận khác, có vài ngày ở Moscova, tôi đã viết tặng cô ấy những dòng thơ này thay cho những lá thư cô ấy đã không nhận được từ tôi. Tôi coi những dòng thơ này là của riêng mình với cô ấy. Nhưng sau đó vài tháng, khi tôi có mặt ở phương Bắc xa xôi, lúc đó bão tuyết mịt mù và thời tiết rất xấu đã buộc chúng tôi phải ngồi lỳ nhiều ngày trời dưới hầm sâu, hoặc trong những ngôi nhà gỗ tròn phủ đầy tuyết. Hàng giờ liền để giết chết thời gian, tôi đem đọc cho mọi người nghe những vần thơ cũ của mình. Trong ánh đèn dầu leo lét và đèn pin, những người lính đã cặm cụi chép lại bài thơ “Đợi anh về” của tôi vào những mẩu giấy nhỏ, bài thơ mà trước đây tôi chỉ dành riêng cho một người. Chính những gì của bài thơ mà mọi người chép lại và những gì đã thấm sâu vào trái tim họ đã thôi thúc tôi nửa năm sau quyết định công bố bài thơ của mình lên báo. Khi báo vừa mới đăng, tôi đã nhận được hàng trăm lá thư hồi âm quanh bài thơ của mình. Đôi lúc có những lá thư vụng về nhưng thực sự xúc động. Và tôi hiểu rằng, không chỉ do bài thơ có cái gì đó hay đặc biệt mà vì chính bài thơ là tâm tư tình cảm thiết tha của hàng trăm ngàn con người. Đó chính là niềm tin vào sự chờ đợi của những người yêu, người vợ ở hậu phương xa với họ, rằng người ta cần phải chờ đợi họ - những người lính ngoài mặt trận. Tin rằng sự chờ đợi sẽ làm vơi đi nỗi khổ hạnh của chiến tranh đối với những người lính và chính nó đôi khi đã cứu sống họ….”.
Năm 1972, Simonov đã sang
thăm Việt Nam và viết tác phẩm ký sự về cuộc chiến tranh khốc liệt ở đây mang tên Nỗi
khổ không của riêng ai và sau đó là tập thơ Việt Nam, mùa Đông năm bảy
mươi[1][2].
Đây là những tác phẩm cuối cùng trong cuộc đời sáng tác của Simonov.
Và nhà thơ Simônốp, trong lần
sang thăm vùng đất lửa Việt Nam này, được tận mắt chứng kiến sức sống lớn lao
của bài thơ, đã xúc động viết bài thơ "Tặng đồng chí Tố Hữu". Chúng
ta lại một lần nữa được chứng kiến bản dịch hay hơn bản gốc, trong trường hợp
này là bài thơ “Đợi anh về” của Tố Hữu ở Việt Nam trong những năm kháng chiến
trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ. Nhiều nhà thơ đã đề nghị: “Đợi anh về”. Thơ
Tố Hữu phỏng theo K. Simonov – vì bài thơ nổi tiếng này đã đi vào lòng người,
sống với văn học Việt Nam, với đời sống tinh thần Việt Nam.
Nhiều nhà phê bình đã nhận ra
câu thơ xuất thần của Tố Hữu trong bài thơ này là câu: “Trông chết cười ngạo
nghễ” và có câu tương ứng tiếng Nga của Simonov: “Всем смертям назло”. Thú thực
là tôi không hiểu câu này khi đọc bài thơ “Đợi anh về”, chỉ cảm thấy là tác giả
cười nhạo cái gì đó vì “chết cười” theo tiếng Việt dùng cho trường hợp nói về
cái gì đó rất buồn cười và phi lý. Chỉ sau khi đọc phân tích từ các nhà phê
bình, tôi mới hiểu rằng Tố Hữu muốn diễn đạt: “Trông thấy cái chết, mà cười
ngạo nghễ” nhưng vì thơ chỉ có 5 chữ nên rút gọn lại để chữ “chết” sát với chữ
“cười”. Và câu này có hiệu ứng rất mạnh, khiến cho có nhà dịch giả đã từng sử
dụng lại khi dịch tên của một cuốn tiểu thuyết.
Trong bài thơ “Tặng đồng chí Tố Hữu”, Simonov cũng chơi chữ trên cái từ nguy hiểm nhất - “chết”. Ông mong muốn sau này hòa bình, những người phụ nữ trẻ không còn phải gánh chịu cảnh đợi chờ như thời trận mạc, và khi ấy, khi thơ ca đã làm xong sứ mệnh vẻ vang của nó, bài thơ "sẽ chết - trong lời dịch tuyệt với của anh" (nguyên văn đoạn kết bài thơ). Thật là một cách nói độc đáo: Bởi "chết" trong sự "tuyệt vời" ấy, có nghĩa là bài thơ sẽ còn sống mãi.
Tôi xin đưa ra nguyên bản
tiếng Nga bài thơ “Tặng đồng chí Tố Hữu” và bản dịch bài thơ này của Nguyễn
Viết Thắng, cùng với đó là hai bản dịch sát nghĩa tiếng Nga “Hãy đợi anh” của
hai nhà thơ vườn có bút danh là Bútgai và Geo (sưu tầm từ trang web:
diendan.nuocnga.net).
Товарищу
То Хыу,
который
перевел «Жди меня»
Я знаю,
здесь мои стихи живут
В прекрасном
Вашем переводе.
И будут
жить, покуда жены ждут
Тех, кто в
походе.
Уж четверть
века пушки бьют и бьют!
И вдовы на
могилы ходят,
И, ждя
живых, мои стихи живут
В прекрасном
Вашем переводе.
Скорей бы
наступил тот год
На
длительном пути к свободе,
Когда стихи,
как люди, свой поход
Закончат в
Вашем переводе.
Пусть в этот
день, когда уже не ждут
С войны
людей и – тишина в природе,
Мои стихи,
легко вздохнув, умрут
В прекрасном
Вашем переводе.
|
Gửi đồng chí Tố
Hữu,
người dịch “Đợi anh về”
Tôi biết rằng thơ của tôi đang sống
Ở đây, trong bản dịch đẹp của Anh.
Và sẽ sống đến ngày người vợ vẫn
Ngóng trông chồng về từ cuộc chiến tranh.
Một phần tư thế kỷ súng không ngừng!
Những người vợ góa vẫn đi ra mộ
Vẫn chờ đợi, thì thơ tôi còn đó
Còn sống trong bản dịch đẹp của Anh.
Tôi cầu mong ngày ấy đến cho nhanh
Trên con đường đến tự do dằng dặc
Ngày mà thơ, cũng như người, kết thúc
Cuộc hành quân trong bản dịch của Anh.
Hãy để ngày, khi không còn trông ngóng
Người trở về - yên lặng giữa thiên nhiên
Thì thơ tôi sẽ thở phào nhẹ nhõm
Rồi chết trong bản dịch đẹp của Anh.
|
Bản dịch “Hãy đợi anh” của Geo, theo thể tự do
Hãy đợi, anh sẽ về. Thật vững lòng em nhé! Đợi cả khi những cơn mưa màu vàng Gieo nỗi buồn quạnh quẽ, Đợi cả khi tuyết sa, Khi trời đổ lửa, Đợi - khi từ hôm qua Không ai đợi ai nữa, Đợi - khi từ miền xa Chẳng còn thư tới, Đợi - khi đã ngán rồi Tất cả, những ai cùng ngóng đợi. Hãy đợi, anh sẽ về, Đừng tha thứ cho kẻ Bên tai em rủ rỉ: Đến lúc quên… Dẫu mẹ và con trai có tin Rằng anh không còn nữa, Dẫu bạn bè nản lòng, ngồi bên lửa Uống rượu vang đắng viếng hồn anh... Em hãy đợi. Đừng vội cùng bọn họ Nhấp chén điêu linh... Hãy đợi, anh sẽ về, Vênh vang, chấp ngàn cái chết. Mặc kẻ không chờ dợi, thấy anh : «May mắn thôi!» - họ thốt. Họ làm sao hiểu được: Giữa lửa đạn chiến trường, Bằng chờ đợi, yêu thương, Em cứu anh thoát chết. Cớ sao anh sống sót? Hai ta hiểu được thôi, - Đơn giản: giữa muôn người Chỉ riêng em Biết đợi. |
Bản dịch “Hãy đợi anh” của Butgai, thơ 5 chữ
Đợi anh, anh sẽ về Chỉ có điều rất đợi Đợi anh, khi buồn tủi Lá vàng cơn mưa bay Đợi, qua tuyết rơi dày Đợi, cả hè nắng cháy Khi không ai đợi nổi Họ đã quên hôm qua Đợi anh, khi phương xa Thư anh không về được Khi mọi người bỏ cuộc Chẳng ai cùng đợi anh Em ơi, em hãy đợi Em chớ nên nghe lời Của tất cả những người, Cho rằng không nên đợi. Dẫu mẹ già con dại Đã tin rằng mất anh, Hết kiên nhẫn bạn thân, Ngồi buồn bên đống lửa, Rượu nồng cùng nhau uống, Tưởng nhớ linh hồn xanh… Riêng em, hãy đợi anh, Đừng vội vàng rượu viếng. Đợi anh về em nhé, Thần chết sẽ bỏ qua. Mặc ai không chờ ta, Sẽ nói anh may mắn. Không hiểu sự thần thánh Của lòng em đợi chờ Giữa lửa đạn kẻ thù Đã cho anh sự sống Chỉ hai ta hiểu thấu Sao anh sống trở về: Đơn giản vì đợi chờ Vì riêng em đã đợi |
Tác giả của bài thơ nói như vậy, còn bản thân “dịch giả” Tố Hữu đã nhận xét gì về bản dịch của mình?
Trước hết phải nói ngay rằng,
sau khi được phổ biến trên báo chí, bài thơ đã được Tố Hữu đưa in vào tập thơ
"Việt Bắc" cùng các bài thơ sáng tác khác của ông (có ghi tên tác giả
Simônov).
Cuối bài, ông ghi năm dịch chứ không ghi năm bài thơ ra đời. Có lẽ, với ông, bài thơ "Đợi anh về" đã thân thuộc như thể con đẻ. Đã có một tờ báo thuật lại rằng: Trong một lần trò chuyện về thơ tình yêu, nhà thơ Tố Hữu đã khiêm tốn nói với một nhà báo - đồng thời là một nhà thơ trẻ - rằng "Con người ta không phải ai cũng là một cây đàn muôn điệu" và ông tự nhận ông viết ít và không xuất sắc trong mảng thơ tình.
Rất bất ngờ, nhà báo trẻ nọ nhắc ngay đến một bài thơ tình rất thành công "của Tố Hữu": Bài "Đợi anh về", thì Tố Hữu đã sửng sốt và sung sướng thốt lên: "ờ nhỉ!"./.
Cuối bài, ông ghi năm dịch chứ không ghi năm bài thơ ra đời. Có lẽ, với ông, bài thơ "Đợi anh về" đã thân thuộc như thể con đẻ. Đã có một tờ báo thuật lại rằng: Trong một lần trò chuyện về thơ tình yêu, nhà thơ Tố Hữu đã khiêm tốn nói với một nhà báo - đồng thời là một nhà thơ trẻ - rằng "Con người ta không phải ai cũng là một cây đàn muôn điệu" và ông tự nhận ông viết ít và không xuất sắc trong mảng thơ tình.
Rất bất ngờ, nhà báo trẻ nọ nhắc ngay đến một bài thơ tình rất thành công "của Tố Hữu": Bài "Đợi anh về", thì Tố Hữu đã sửng sốt và sung sướng thốt lên: "ờ nhỉ!"./.
Em cũng thích cả Konstantin Smirnoff - loại 40 độ ... Anh Thành ạ ... :-) nhập vào 200 mL là ra thơ ngay và ... Bà xã ở nhà .... "Đợi anh về" tay cầm ... Thước kẻ. :-)
ReplyDeleteHehe,
DeleteSao bảo trước đây em thích loại có màu cơ mà, TN ơi!
Cũng là cái tên Konstantin, TN nhỉ! Tới hôm qua anh mới biết Konstantin trong tiếng Nga có cách gọi khác là Kirill đấy (khi tra wikipedia). "Quê một cuc" phải không TN?!
Bản lĩnh XĐTV, là nói chuyện TY khi cả mạng sôi sục vì HD-981. Bravo, các anh.
ReplyDeleteGóp thêm một tiếng nói yêu nước, em gửi các anh, chị, các bạn đọc một bản dịch mới bài Đợi Anh về, do em gái em dịch, cô bé đã dịch thơ Puskin.
Hãy đợi anh, anh nhất định sẽ về
Chỉ một điều, xin em gắng đợi
Dẫu cho lòng có buồn vời vợi
Dẫu mưa tuôn vàng úa không gian
Dẫu tuyết rơi phủ trắng ngập tràn
Dẫu trời đổ muôn vàn nắng gắt
Dẫu người ta lòng chờ mong đã tắt
Và quên đi yêu dấu của hôm qua.
Em hãy chờ anh dẫu từ phương xa
Thư không đến được tay em người nhận
Đợi anh nhé, dù bao người vô vọng
Và nản lòng, chẳng còn thiết chờ trông
Hãy đợi anh, anh nhất định sẽ về
Đừng để ai làm em xao động
Đừng nghe lời khuyên dù là chân thật
Rằng thời gian tới lúc phải lãng quên.
Kể cả khi mẹ và con cũng tin
Rằng mãi mãi anh không trở lại
Và bạn bè cũng chẳng còn nhẫn nại
Cụng với nhau ly rượu đắng buồn thương
Tưởng nhớ anh bên ánh lửa đêm trường
Thì em ơi xin em hoài cứ đợi
Ly rượu ấy chớ nên cùng uống vội!
Hãy đợi anh, anh nhất định sẽ về
Bằng mọi giá vượt lên cái chết
Những người đã quên sẽ như nhau hết
Nói rằng anh là kẻ gặp may
Nhưng thật ra họ nào đâu có hay
Rằng chính em là người cứu rỗi
Cuộc đời anh bằng niềm tin tuyệt đối
Như ngọn lửa kia bất diệt kiên cường
Chỉ hai ta là biết tỏ tường
Vì lẽ nào anh còn được sống
Bởi chỉ em đã không từ hy vọng
Chỉ mình em, không ai khác trên đời!
Anh Thành "lên dây cót" cho một thế hệ sắp lên đường ... Lại có các người đàn bà ngâm khúc "đợi anh về ..." . hôm nay có biểu tình không biết có em nào bị vô bót không ... Người yêu lại ngâm "đợi anh về" của K. Simonov :-)
DeleteBộ phim "đàn sếu bay" (Letiat Juravli) cũng nói về bi kịch của những người phụ nữ chờ chồng trong chiến tranh... Bị kẻ cơ hội tung tin chồng chết để cầu hôn ... Theo em thì bài Thơ: Đợi Anh Về của Liên xô cũng là một dạng Chinh Phụ Ngâm thời hiện đại ... Cầu mong cho quê hương không cần các Chinh Phu nữa ... Thế giới phẳng rồi ... Uýnh nhau làm gì cho dân khổ ... :-)
DeleteTuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu
Cổ nhân chinh chiến kỷ nhân hồi ....
Cám ơn ANN về bài thơ dịch tuyệt hay! Phải nói là bài thơ dịch "thất ngôn" (7 chữ) số 1 mà anh từng đọc. Chỉ còn thể "lục bát" là chưa có thôi.
DeleteEm gái ANN bao tuổi nhỉ? Cô em có vẻ hơn cô chị về mặt thơ đấy. Đang dịch thơ Puskin thì có phương án khác cho câu "Tôi yêu em đến nay chừng có thể" (Thúy Toàn), hay không?
He he, :-)
Thế thì "Nhất em nhì chị ... Hay Nhất chị nhì em" anh Thành nhỉ ... :-)
DeleteHề hề hề,
DeleteVậy là lại có thêm ANN em tham gia vào phong trào thơ .... thẩn của anh chị em XĐTV.
Văn thơ của ANN em chắc cũng lai láng chẳng kém chi ANN chị. Cứ đọc cái bản dịch bài thơ này thì thấy rõ cái văn tài trong ấy. Các nhà văn, nhà thơ nhà bình ...loạn nghĩ sao chẳng rõ, nhưng riêng mõ tui, với cái vốn văn học Nga chẳng đây cái lá mít thì bản dịch này so với bản dịch của "đại thi hào" Tố Hữu hay những bản dịch của các "tiểu thi nhân" như Butgai và Geo còn hay hơn, sát nghĩa hơn, dễ hiểu và dễ thấm hơn nhiều nhiều..
Có nhẽ rằng các "đại thi hào" hay "tiểu thi nhân" khoái dùng "đại ngôn" nên cái đám "tiểu ngôn" như mõ tui đọc hoài mà chả hiểu, chả thấm và chả thể khoái được.cái "bài thơ nổi tiếng" (như Công Thành đã nói) của cái ông nhà thơ Nga cũng nổi tiếng không kém là Konstantin Simonov này.
Thuở học trò cũng có nghe loáng thoáng đâu đó về cái bài thơ này, và thậm chí cũng biết rằng nhiều chàng nhiều nàng còn cặm cụi chép lại vào sổ tay văn chương chi chi đó chả ít thì nhiều dăm ba câu của bài thơ và lấy làm khoai chí lắm lắm. Nhưng thú thực rằng với mõ tui thì nó còn tệ hơn "nước chảy đầu vịt" nó trôi qua mà chả để lại một tí lăm tăn nào.
Bữa nay được Công Thành xới lại nên cũng tò mò đọc thêm chút chút. Nhưng nếu như không có bản dịch của ANN em thì có nhẽ tui cũng chả thể có hứng để lạm bàn về nó.
Bản dịch của ANN em cho thấy mạch thơ liền lạc và có logic hơn rất nhiều so với các "đai ngôn" khác. Nó cũng khiến người đọc dễ dàng hình dung được đúng tâm trạng của cái nhà ông K. Simonov này khi viết thơ (tất nhiên là đã có tham khảo phần giới thiệu của chính ổng mà thám tử Công Thành đã chộp được rồi tung ra ở trên).
Và có nhẽ cũng vì thế mà mõ tui cũng cảm thấy có hứng hơn để hiểu thêm về bài thơ đó.
Cám ơn cả ANN chị lẫn ANN em về bản dịch này.
Hề hề hề,.....
Tôi đã yêu em : lòng này còn vương vấn
ReplyDeleteCõi hồn yêu chưa tắt lửa tình si
Nhưng không muốn em phải trăn trở nghĩ suy
Hay buồn khổ bởi một điều gì nữa ...
Tôi yêu em lặng câm, không chờ hứa
Lúc cồn cào, khi ghen tị đớn đau
Tôi yêu em chân thật, thẳm sâu
Cầu sao em có được một người yêu em đến thế!
Em Nguyễn Mai Liên gửi tặng các anh, chị icva!
@ A Công Thành: tất nhiên em phải giỏi hơn chị ạ! Hì, hì...
He he,
DeleteThật là:
Trong nhà nhì chị, nhất em,
Ra đường khối kẻ còn kèm (kém) hơn ta!
Thân tặng em Nguyễn Mai Liên (lục bát nghiêm đấy nhé)!
Hề hề hề,
DeleteMõ tui sưu tầm được câu kệ chả biết của ai như sau:
Ở nhà nhất chị nhì em,
Ra đường lắm kẻ lem nhem lại cứ bảo nhất em nhì chị.........
Chả biết nó đúng hay sai. nhờ thám tử Công Thành điều tra giúp.....
Định nhờ VH tìm bản dịch tiếng Anh, nhưng vưa tra ra rồi:
ReplyDeleteto Valentina Serova
Wait for me, and I'll come back!
Wait with all you've got!
Wait, when dreary yellow rains
Tell you, you should not.
Wait when snow is falling fast,
Wait when summer's hot,
Wait when yesterdays are past,
Others are forgot.
Wait, when from that far-off place,
Letters don't arrive.
Wait, when those with whom you wait
Doubt if I'm alive.
Wait for me, and I'll come back!
Wait in patience yet
When they tell you off by heart
That you should forget.
Even when my dearest ones
Say that I am lost,
Even when my friends give up,
Sit and count the cost,
Drink a glass of bitter wine
To the fallen friend -
Wait! And do not drink with them!
Wait until the end!
Wait for me and I'll come back,
Dodging every fate!
"What a bit of luck!" they'll say,
Those that would not wait.
They will never understand
How amidst the strife,
By your waiting for me, dear,
You had saved my life.
Only you and I will know
How you got me through.
Simply - you knew how to wait -
No one else but you.
1941
Hề hề hề,
DeleteNghe thiên hạ đồn rằng còn có cả bản dịch tiếng Tây ban nha hay Bồ đào nha chi chi đó. Kính mong thám tử tiếp tục điều tra cho ra ngồn gốc nhé....
You had saved my life.
DeleteOnly you and I will know
How you got me through.
Simply - you knew how to wait -
No one else but you.
Bản dịch tiếng Anh cũng rất hay và sát nghĩa anh Thành ạ ...
Hề hề hề,
DeleteNó hay và sát nghĩa phải chăng bởi nó dịc từ bản tiếng Việt của ANN em??????
Bản gốc của Konstantin Smirnoff rất "trung thành" với bản dịch của ...ANN em anh Bình nhé :-)
DeleteHề hề hề,
ReplyDeleteCó ngay, có ngay :-))
Wart auf mich
Text: Konstantin Simonow / dt. Fassung: Klara Blum; Musik: Matwey Blanter
Wart auf mich, ich komm zurück,
Aber warte sehr.
Warte, wenn der Regen fällt
Gelb und trüb und schwer.
Warte, wenn der Schneesturm tobt,
Wenn der Sommer glüht.
Warte, wenn die andern längst,
Längst des Wartens müd –
Warte, wenn vom fernen Ort
Dich kein Brief erreicht,
Warte – bis auf Erden nichts
Deinem Warten gleicht.
Wart auf mich, ich komm zurück!
Kalt und stolz hör zu.
Wenn der Besserwisser lehrt:
„Zwecklos wartest Du!“
Wenn die Freunde wartensmüd
Mich betrauern schon,
Trauernd sich ans Fenster setzt
Mutter, Bruder, Sohn,
Wenn sie mein gedenkend, dann
Trinken herbe Wein.
Du nur trink nicht – warte noch
Mutig, stark, allein.
Wart auf mich, ich komm zurück!
Ja, - zum Trotz dem Tod,
Der mich hundert-, tausendfach
Tag und Nacht bedroht.
Für die Freiheit meines Lands
Rings umdröhnt, umblitzt,
Kämpfend fühl ich, wie im Kampf
Mich dein Warten schützt.
Was am Leben mich erhält;
Weißt nur Du und ich:
Daß Du, so wie niemand sonst
Warten kannst auf mich.
Đề nghị anh Thái Dối cho ý kiến ạ!!! Anh là dân DDR mà chốn kỹ thế???!!!
DeleteHì hì,
Nhạc Của Tui
Hề hề hề,
DeleteNhẽ ra Công Thành phải nói là :" Có .... thêm , có thêm ......" mới phải lẽ.
Hay là cái thứ tiếng DDR chi đó đồng nghĩa với tiếng Tây tiếng Bồ ????
Hề hề hề, Mõ mà.
"trốn kỹ" chứ! Bắt quả tang anh NCT viết nhầm chính tả tiếng Vịt nhé ;)
DeleteBài viết thú vị, còm mèn còn hay hơn nữa, rôm rả quá!
Hề hè,
DeleteAnh cố ý viết sai đấy, VH ah! Với anh Thái Giỏi phải đặc biệt một tí, thì anh mới thò mặt ra. Vì anh ấy "một chốn đôi nơi" mà: ngoài XDTV ra còn Hội trưởng Việt Đức gì đấy!!!
(scattered to two places)
Oh, thật là nhanh nhảu đoảng, chui vào bẫy dành cho anh Thái LV!
DeleteThái (lò) Dò ra đây rùi. Anh cũng chẳng biết bài này tiếng Đức ra sao.
DeleteNhưng CT quá chuẩn đấy.
Có đường link đây:
https://www.youtube.com/watch?v=B6PHkEnmop4&list=RDB6PHkEnmop4
Anh không nói dối (Thái Dối) đâu, hì hì
Cóngay bản tiếng Việt anh Thái ơi
Deletehttp://youtu.be/oO4Qk9T10r4
Và bản tiếng Đức:
Deletehttps://www.youtube.com/watch?v=fkCTW_KWOTs
Thực ra thì Hải thấy thật xấu hổ vì đọc còm của ANN trên blog iCVA rồi hỏi Gúc mới biết về vụ HD-981.
ReplyDeleteBáo chí truyền thông chính thức của bọn Mẽo không thấy đả động gì cả!
Mới đọc và xem cả tối hôm qua. Thấy tức muốn chửi đ mẹ thằng TQ. Sao nó đểu thế.
Mà sao vụ đánh nhau ở Trường Sa hồi 1988 mình chẳng biết gì cả nhỉ?
Những vụ như thế này mới thông cảm phần nào với mấy bác BCT. Làm chính trị khó kinh khủng.
Hề hề hề,
DeleteĐừng nóng , đừng nong Việt Hải ơi.
Chuyện đâu còn có đó cả mà.
Việc báo chí và truyền thông chính thống của Mỹ không đả động gì tới vụ này là có lý do cả đấy chứ chẳng phải "chúng nó" chả biết gì hay là mù cả rồi đâu.
Chuyện Trung quốc nó đểu thì cũng chả phải bây giờ mới thế, Đểu từ thuở hồng hoang tới giờ rồi. Có điều rằng cái đểu ấy mà nhiều người vẫn muốn học theo mới là cái đáng bàn.
Vụ này so với vụ đánh nhau ở Trường sa năm 1988 hay vụ cắt cáp ngầm năm 2011 - 12 chi đó thì nhằm nhò gì.
Theo thông tin nghe lỏm thì chuyện "va chạm" giữa quân và dân ta với quân nhà Tàu vẫn diễn ra hàng ngày trên biển loanh quanh cái "khu vực tranh chấp" đó. Thế nhưng chỉ những khi sắp có biến động chính trị chi chi đó thì những điều này mới được khoe ra mà thôi.
Vậy nên cần hết sức bình tĩnh và tỉnh táo để theo dõi những diễn biến tiếp theo của sự việc này cũng như các diễn biến chính trị khác kể cả trong nước cũng như trên thế giới.
Cái gọi là giàn khoan HD-981 chẳng qua chị như "cục gạch" mà dân ta quen dùng để xếp hàng trong cái thời bao cấp ấy mà. Nó được dùng để "xếp hàng" trên bàn cờ chính trị thế giới mà thôi chứ chả có ý nghĩa quái gì về vấn đề kinh tế cũng như luật pháp quốc tế cả. Khi cần thì Trung quốc cũng sẵn sàng quẳng cái vèo ra khỏi thế giới hiện hữu này mà chả phải tiếc rẻ gì đâu. Vấn đề là ở chỗ quẳng lúc nào và quẳng vào đâu mà thôi.
Còn chúng ta thì hãy cứ bình tĩnh để có thể xem được hết tấn trò chính trị mới này. May ra có thể kiếm được chút chút cái gọi là lợi ích cho kinh nghiệm sống của bản thân.
Cũng chả nên quá lo cho các bác trong BCT làm chi, bởi các bác ấy dư xăng để biết cần phải làm chi và làm như thế nào rồi. Có vậy các bác ây mới có thể tồn tại và vững chân trong BCT được chớ.
Hề hề hề,....
Oài!!! A Bình siêu cao thủ!
DeleteHề hề hề,
DeleteBình ơi, "cục gạch" HD-981 có giá trị hàng trăm triệu USD và hàng ngày để vậ hành tốn hàng triệu USD đấy: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/hd-981-vao-vung-bien-viet-namtrung-quoc-dang-tra-gia-dat-3037820/
Hề hề hề,
DeleteChả có cục gạch nào là không có giá trị cả Công Thành ạ. Nó có thể là tiền tấn tiền tỷ , song bản chất vẫn chĩ là cục gạch mà thôi. Khi người ta khoái thì nó sẽ có giá trên trời mà khi đã chả khoái thì giá nó sẽ bằng ..... cục gạch.
Không tin Công Thành thử hỏi mua cục gạch dùng để xây lăng mộ Pi e đại đế xem nó có giá bao nhiêu nhé.
Hề hề hề,
DeleteỚi ANN ơi. đầu của anh nằm dưới 1m80, cao chi đâu. Chả bằng một cú nhảy của ông Hoàng Vĩnh Giang thủa nào.
Chuyện về chính trị thời nay thì anh còn "thấp thủ" hơn em gái nhiều lắm. Có điều là anh quen nhìn chính trị với con mắt của một thằng mõ và luôn cố gắng để cái phận mõ này có thể tồn tại trong con mắt các nhà chính trị mà thôi.
Hề hề hề......
@VH: em cứ chửi thoải con gà mái đi. Có thế thì nó mới xả được. Anh PTB có tài đã giải thích cực đơn giản, nhưng mỗi tội là cái hòn gạch ấy nó to như .... cái mả thằng ăn mày, lại nằm chình ình ngay ..... trước cổng nhà mình nên mới ra nông nỗi này. Đến nỗi, vợ con anh chẳng thèm biết ông Tổng, ông Chủ, ông Thủ nhà mình là ai mà cũng bức xúc, quan tâm thời sự 24/24, kể cả con gái đang trong thời gian chuẩn bị thi.
DeleteĐài truyền hình Nga 1: "Первый канал" có chương trình "Жди меня", tổ chức những cuộc gặp mặt sau hàng chục năm xa cách. Nguyên nhân có thể là do chiến tranh, tai họa, tai nạn... hay có thể chẳng là lý do gì cả.
ReplyDeleteGần đây Đài truyền hình Việt Nam cũng học Nga cho ra chương trình TH: "Như chưa hề có cuộc chia li" cũng lấy được khối nước mắt người xem.