Wednesday, October 10, 2012

Cánh bướm trong 8 bài thơ nổi tiếng của các thi nhân Việt Nam



Anh Dương DC chế tặng MC PH bài Logo đã duyệt Bướm Vàng và “bắt” phải hát... Hê, hê. Đành phải từ chối không hát.
 
Nhưng vẫn tìm cách “trả nợ” anh Dương, bằng “món quà”, hơi bình dân một chút – sưu tầm mấy bài thơ có nhắc đến “bướm lượn”, để bù công lao của anh Dương vậy.

Hơn nữa, cũng là để tham gia cùng anh Việt Hải tìm gender của hình tượng bướm vàng, bướm trắng trong thơ, hì, hì...

Năm 1990, nhạc sĩ Trần Tiến đã phỏng theo bài thơ mang tên “Lá Diêu bông” của nhà thơ Hoàng Cầm – viết về mối tình có thật của nhà thơ với một người con gái hơn tuổi mình (và 22 năm sau anh Dương DC chế lại...). Trong lời bài hát này, “có chú bướm vàng bay theo em”. Đây chắc chắn là một “anh chàng” rồi, anh chàng ấy trách cứ cô bạn gái, sao nỡ vội lấy chồng: “lấy chồng sớm làm gì, để lời ru thêm buồn”...
 
Lần ngược lại thời gian, 30 năm trước của năm 1990, nhà thơ Giang Nam đã khóc vợ và con gái (khi ấy ông tưởng vợ mình và con gái đã bị giặc giết) “chết nửa con người” để viết bài thơ “Quê hương”.

Ở bài thơ này, nhà thơ đã từng trốn học, đuổi bướm cạnh cầu ao và khóc vì mẹ bắt được, dù chưa đánh roi nào... Cánh bướm này chưa biết yêu đương, như cánh bướm vàng bay theo ai trong “Lá Diêu bông”, mà để chỉ tình yêu quê hương, xứ sở, nơi chôn rau, cắt rốn của mình. Cho nên cánh bướm của Giang Nam, năm 1960 ấy, lưỡng tính, không phân biệt gender, anh VH ạ!

Ngược thời gian thêm 20 năm nữa so với năm 1960, tức là vào năm 1940, Nguyễn Bính viết trong bài thơ “Người hàng xóm”:
 Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn
Hai người sống giữa cô đơn
Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi.

Giá đừng có giậu mùng tơi
Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng
Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng
Có con bướm trắng thường sang bên này...

Bướm ơi, bướm hãy vào đây
Cho tôi hỏi nhỏ câu này chút thôi
Chả bao giờ thấy nàng cười
Nàng hong tơ ướt ra ngoài mái hiên

Mắt nàng đăm đắm trông lên
Con bươm bướm trắng về bên ấy rồi
Bỗng dưng tôi thấy bồi hồi
Tôi buồn tự hỏi: hay tôi yêu nàng ?
...”
Cánh bướm trắng tinh khôi, mỏng mảnh, dễ vỡ này buồn đến đau lòng. Chàng thi sĩ trẻ tuổi đã bị rào cản “dậu mùng tơi” ngăn tình đôi lứa, hay là bị chính lòng mình ngăn trở: tương tư rồi, mà chẳng biết liệu có được thương yêu... Một cái kết buồn, cho một mối tình trong sáng. Và cánh bướm trắng ấy chắc chắn là tượng trưng cho hồn người con gái thơ ngây, bạc mệnh.

Bốn năm sau đó, 1944, Nguyễn Bính viết trong bài thơ “Sao chẳng về đây”:
“... Sao chẳng về đây bắt bướm vàng,
Nhốt vào tay áo đợi thu sang,
Thả ra cho bướm xem hoa nở,
Cánh bướm vờn hoa loạn phấn hương
...”

Lời mời gọi cánh bướm vàng, là lời mời gọi người yêu thương, giã từ kinh kỳ, giã từ chốn phồn hoa đô thị, cùng với ta trở về với quê hương, với thiên nhiên, để khi “sớm nay sực tỉnh sầu đô thị, tôi đã về đây rất vội vàng...”.

Cánh bướm vàng ấy làm ta nhớ Hàn Mạc Tử trong “Duyên kỳ ngộ” :
“... Mải vui tìm cành hoa trên cánh bướm
Ai đưa ta lạc đến nước non này
Mùi cỏ lạ thơm như mùi nhụy chớm
Cùng tiếng tiêu đồng hợp chất nồng say
...”

Cuộc sống thần tiên ấy, chỉ có trong mộng ảo. Nhưng ai nỡ dám cấm con người ta phiêu diêu, thoát tục trong vài phút thăng hoa nhỉ?! Cánh bướm này, đố anh Việt Hải xác định được gender... 

Trở lại với cuộc đời, Xuân Diệu đã viết trong bài “Ta muốn ôm”:
 “Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
...”

Ông còn viết trong bài “Vội vàng”:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
...”

Cánh bướm của Xuân Diệu để tả tình yêu đôi lứa, tình yêu tròn đầy và viên mãn nhất. Thứ tình yêu đang lên ngôi của “tuần tháng mật”. Cánh bướm cũng lưỡng tính như hạnh phúc viên mãn phải đến cả từ hai phía đắm say nhau.

Và một bài thơ nữa, nơi ANN muốn tạm dừng chân, không chấp chới, chập chờn như cánh bướm nữa, là bài “Chồi biếc” của nữ sĩ Xuân Quỳnh viết năm 1963:
Dưới hai hàng cây
Tay ấm trong tay
Cùng anh sóng bước
Nắng đùa mái tóc
Chồi biếc trên cây
Lá vàng bay bay
Như ngàn cánh bướm
...”

Bà, nữ sĩ Xuân Quỳnh của chúng ta, không ấp úng như Nguyễn Bính, không phiêu diêu như Hàn Mạc Tử, không đánh đố như Trần Tiến, không rực cháy như Xuân Diệu, không xót xa như Giang Nam, mà thẳng thắn, chân tình, bộc trực tấm lòng mình, khi đã chót yêu - thì yêu cả hai hàng cây, yêu nắng gió, yêu chồi biếc và yêu cả đám lá vàng rơi “như ngàn cánh bướm”. Đó là tình yêu của đàn bà, tình yêu của người phụ nữ, không biết dấu che, nồng nhiệt đam mê, không tô vẽ... 

Thứ tình yêu lãng mạn và không lừa dối! 


ANN viết vội, có gì chưa chuẩn, nhờ các anh chị, các bạn góp ý. Em cảm ơn!

ANN

9 comments:

  1. Hề hề hề,
    Cứ như Lùn tui nghĩ thì bàn về gender của Bướm còn nhiều thứ lắm.
    Ấy nhưng trong hội XDTV này thì ắt hẳn Bướm được dành riêng để chỉ chị em rồi, khỏi cần định nghĩa lại làm chi.
    Bởi như bác Ngọc đã định nghĩa thì Chuồi là 1/2 của..... 1/2 còn lại ắt phải là bướm thôi...
    Hề hề hề,,..

    ReplyDelete
  2. Chú Bình này thô quá, em ANTA bình về Bướm trong thơ ca, còn chú thì chỉ loanh quanh Bướm chị, Bướm em.
    Cơ mà em ANTA sao siêu phàm thế nhỉ. Em làm cho bọn anh hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Em siêu quá bọn anh nản, ko mấy người dám viết gì ra. Chưa kể tốc độ ra bài của em kinh quá, sau sự kiện TSSN, mình em có số bài bằng những người khác cộng lại. iCVA là của ANTA và phần còn lại. Em thư thư một tý cho bọn anh chạy theo với. Nếu có bài post từ từ (còn viết thì cứ viết, nhất là khi dư chấn TSSN vẫn còn ngự trị trong mỗi chúng ta).
    Cơ mà anh cũng giống chú Bình thôi, thích bướm chị, bướm em thôi. Còn bướm thơ ca chỉ đọc thôi, ko thích. Em ANTA thông cảm nhé, chẳng gì anh cũng đọc hết bài của em rồi.
    Viết Thái "rận" đâu rồi, có đề tài BƯỚM đây này, sao ko thấy mày góp vui nhỉ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hê, hê... Anh Ngọc phạm qui!!! Không thể cấm người khác viết được - việc này ko thấy ghi trên rule của blogicva đâu A?! ANN ko thể viết bằng tất cả mọi người khác cộng lại nếu như các anh chị và các bạn cũng yêu quí icva như ANN, hì, hì...
      Nhưng tuân lệnh bang trưởng, em sẽ không đăng bài mới trước ngày 1.1.2013!!!

      Delete
  3. Khoan, khoan ANTA, em hãy hết sức bình tĩnh, không được manh động.
    Em mà đến 1/1/2013 mới post bài thì gay đấy. Anh chỉ bảo em từ từ một tý, đợi mọi người một tý. Ví dụ nếu mọi người post hai bài rồi thì em hãn post tiếp. Chứ đợi đên 1/1/2013 mới được đọc bài của em thì buồn chết.
    Mới lại anh bình luận và mong em từ từ post bài chứ làm sao ra lệnh cho em được. Đó là tự do cá nhân. Chẳng qua anh sợ mọi người tự ti, nhụt chí nên mới mong em từ từ.
    Hết sức bình tĩnh, không được manh động

    ReplyDelete
  4. Hề hề,
    Giật nảy người trong phòng họp, vào trộm internet thì quả có người nhắc. Đúng là đang chạm vào .... "địa phận" chuyên môn của "bọ" roài. Chỉ có tiếc rằng tao đang đi công tác, thỉnh thoảng mới có vào "bình loạn được".
    Chỉ có thể nói một câu: AN TA = TUYỆT
    Không ngờ em lại tài dén thế. Tài đến mức độ anh bó tay, không thể về với "con rận" của anh. Chỉ bình loạn thế này. Theo anh có nhiều loại bướm trong thơ (bình loạn theo ngôn ngữ hiện đại):
    - Theo giải thích của AN TA thì đó là "bướm bình dân"
    - Bướm đủ màu: Bướm thời trang (hoặc bướm quốc tế, đủ các màu da)
    - Bướm của Trần Tiến: Bướm chuyển giới
    - Bướm Giang Nam: Bướm đồng tính
    - Bướm Nguyễn Bính: Bướm bị nhiễm HIV --> chết yểu
    - Bướm Hàn Mặc Tử: Bướm chuyển từ xài heroin lên "đập đá" --> phấn khích
    Vài lời dịch nghĩa bài của AN TA theo góc độ con rận

    Cám ơn AN TA đã tung cho bọn anh theo hứng. Cứ tung bài đi, bọn anh sức yếu không tung được thường xuyên thì hứng vậy.

    Thái I-Xanh

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hề hề hề,
      Em nghe thâm cung bí sử của các bác i Xanh có bác "Dối" rất nổi tiếng. Chả biết có phải bác đây không nhỉ???
      Bữa nào phải gặp bác bàn về "chuyên môn" một chút chớ để lâu nó..... mòn mất bác ạ.
      Hề hề hề,....
      @ Bác Ngọc: bác nói thế tội chết em. Chẳng qua em chỉ vận dụng cái "Tiên đề" do bác nêu ra để định nghĩa cho nó đỡ phải tranh luận lan man, làm giảm sự tập trung vào vấn đề chuyên môn thôi mà bác. Hễ nó chưa chuẩn thì bác chỉnh chứ nó chuẩn thế mà bác vẫn chỉnh thì chết thằng em rồi.
      Hề hề hề,....

      Delete
  5. Xi Và* có lắm Chuối Xanh,
    Chuối Tím Chuối Đỏ ... Xung quanh Bướm Vàng

    Ước gì .... Anh lấy được Nàng
    Để Anh mua gạch Bát Tràng ... Về Xây....:-))))
    Xây dọc rồi lại xây ngang
    Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân
    Có rửa thì rửa chân tay
    Chớ rửa lông mày ... Chết cá ao Anh (Quang... )


    Chuối Xanh chuối Đỏ mọc nhanh quá nên ... Chuối Tím cũng ... Mọc theo ...kẻo mất quyền lợi ...!
    :-))))

    Xi và = iCVA ...

    ReplyDelete
  6. Chuối Vàng ... Không thấy "mọc" bờ ao nhỉ ...
    Chuối Vàng là chuối Tiêu ăn được ... Con nhà lành
    Còn các loại Chuối Xanh Chuối Đỏ Chuối Tím là ... Chuối Cảnh .. Rất ..độc hại .
    :-)))

    ReplyDelete
  7. bậy nào, chuối tím là chuối rừng, dùng ngâm rượu thuốc uống chữa đau lưng, chồn chân mỏi gối! :-D

    ReplyDelete