Mùa Giáng Sinh vừa qua, khắp nơi vang lên bài hát Jingle
Bells với lời dịch Jingle Bells, Jingle Bells... thành Đêm Nô En, Đêm Nô En...
có lẽ vì thế mà nhiều người cứ lầm tưởng tiếng chuông ở đây là tiếng chuông nhà
thờ.
Nhưng thực ra không phải vậy. Tác giả bản nhạc Jingle Bells là anh James S. Pierpont, sinh trưởng tại Medford tiểu bang Massachusetts, rất có năng khiếu về âm nhạc. Cha anh là mục sư giáo phái Unitarian tại Medford. Anh tham gia hát trong ca đoàn và chơi đàn phong cầm ngay từ khi còn nhỏ.
Nhưng thực ra không phải vậy. Tác giả bản nhạc Jingle Bells là anh James S. Pierpont, sinh trưởng tại Medford tiểu bang Massachusetts, rất có năng khiếu về âm nhạc. Cha anh là mục sư giáo phái Unitarian tại Medford. Anh tham gia hát trong ca đoàn và chơi đàn phong cầm ngay từ khi còn nhỏ.
Đã lâu rồi trên
trang Vietcatholic.com có kể lại rằng:
Vào năm 1840, chàng thanh niên James S. Pierpont được giao cho nhiệm vụ sáng tác một bản nhạc đặc biệt phục vụ cho ngày lễ Tạ ơn. Một lần, trong lúc đang suy tư về bản nhạc này tại ngôi nhà của cha anh tại số 87 đường Mystic, thì anh thấy những người thanh niên đang điều khiển những chiếc xe trượt tuyết từ trên đồi cao đổ xuống. Anh chợt nhớ lại những lần đã tham gia đua xe trượt tuyết rất vui nhộn với những tiếng chuông kêu lanh canh này. Anh liền tham gia cuộc chơi cùng với họ và anh đã là người chiến thắng.
Vào năm 1840, chàng thanh niên James S. Pierpont được giao cho nhiệm vụ sáng tác một bản nhạc đặc biệt phục vụ cho ngày lễ Tạ ơn. Một lần, trong lúc đang suy tư về bản nhạc này tại ngôi nhà của cha anh tại số 87 đường Mystic, thì anh thấy những người thanh niên đang điều khiển những chiếc xe trượt tuyết từ trên đồi cao đổ xuống. Anh chợt nhớ lại những lần đã tham gia đua xe trượt tuyết rất vui nhộn với những tiếng chuông kêu lanh canh này. Anh liền tham gia cuộc chơi cùng với họ và anh đã là người chiến thắng.
Trở về nhà trong tinh thần vui
vẻ, trong đầu anh đã nảy ra một khúc nhạc anh liền đến nhà bà Otis Waterman là
người duy nhất ở đây có chiếc đàn dương cầm. Sau khi nghe khúc nhạc của anh, bà
nói bài hát này sẽ thành công khắp vùng đấy.
Tối hôm đó bản: One Horse Open Sleigh ra đời.James tập bài hát đó với ca đoàn nhà
thờ Medford và đến ngày lễ Tạ Ơn thì toàn bài nhạc có phần hoà âm
được đem ra trình diễn. Tại vùng New England thời đó, Tạ Ơn là ngày
lễ quan trọng bậc nhất nên có rất nhiều người tham dự. Họ nhiệt liệt hoan
nghênh bài hát đó nên nhiều người yêu cầu James và ca đoàn trình bày một lần
nữa vào dịp lễ Giáng sinh. Mặc dầu tác giả bài hát đề cập đến cảnh ngựa đua xe
trượt băng, lối hẹn hò trai gái... và chẳng có vẻ gì thích hợp với không khí
nhà thờ chút nào, nhưng lần trình diễn này lại là một thành công lớn đến nỗi
một số khách tới thánh đường dự lễ đã xin bản nhạc đem về địa phương của mình.
Vì bài ca được hát vào ngày 25 tháng 12 là ngày lễ Giáng sinh, nên họ dạy cho
anh em bè bạn hát như một bản nhạc mừng giáng sinh thực thụ.
Sau đó James chuyển đến Savanah
tiểu bang Georgia anh mang theo bản nhạc này. Anh tìm được người chịu
xuất bản bài hát đó năm 1857, nhưng mãi đến năm 1864 khi tờ báo Salem Evening
News đăng bài tường thuật câu chuyện về bản nhạc đó thì anh James mới biết mình
đã viết đuợc một tác phẩm đặc biệt. (Vì thế trên nhiều văn bản bài hát được ghi
là sáng tác năm 1857, mặc dù anh viết vào năm 1840).
Thế rồi bài hát được phổ biến
khắp vùng New England, và khoảng 20 năm sau đó, “Jingle Bells” có lẽ là
bản nhạc mùa giáng sinh được phổ biến nhất trong nước Mỹ. Sau đó nó được phổ
biến sang châu Âu và khắp nơi trên thế giới.
Năm 1943 đĩa đơn của Bing Crosby
hát bài này được xếp vào danh sách đĩa đơn bán chạy nhất thế giới.
Ngày nay, hình như chỗ nào cũng
thấy hát Jingle Bells. Ít có người đã được thấy cái xe trượt băng do ngựa kéo,
nhưng cả triệu người đã treo những chiếc chuông leng keng ở cửa vào dịp lễ
Giáng sinh. Hình ảnh ông già Noel thường gặp nhất là cảnh ông ngồi trên chiếc
xe trượt băng kéo bởi những con nai cổ đeo một vòng lục lạc. Rất nhiều bản nhạc
mừng giáng sinh hoặc các quảng cáo thương mại trên TV mở đầu bằng những tiếng
chuông vui. Nhờ có anh chàng James Pierpont và lời yêu cầu soạn ra một nhạc bản
cho ngày Thanksgiving mà ta có được Jingle Bells và mỗi lần nhìn thấy hình ảnh
tuyết và chiếc xe trượt băng người ta lại nghĩ ngay đến ngày lễ Giáng sinh.
Dashing through the snow / In
a one-horse open sleigh / Through the fields we go / Laughing al the way Bells
on bob-tail ring / Making spirits bright / What fun it is to ride and sing / A
sleighing song tonight Jingle bells, jingle bells Jingle all the way / Oh what
fun it is to ride / On a one-horse open sleigh. / Oh Jingle bells, jingle bells
Jingle all the way / Oh what fun it isto ride In a one-horse open sleigh.
Bài ca đã được
nhạc sĩ Nguyễn Duy đặt lời Việt rất tài tình để trở thành một bài hát mùa Giáng
sinh, tiếng lục lạc leng keng trên cổ ngựa đã biến thành tiếng chuông giáo
đường vang vang:
Một trời sáng trong an lành,
và một vùng tuyết ôm cây cành, một ngày sáng bao la tình, một nỗi sướng vui hồi
sinh. Mừng ngày Chúa sinh ra đời, người người đó đây vui cười, rộn ràng hỉ
hoan chào đón Ngôi Hai Thiên Chúa giáng sinh cho đời. Chuông mênh mông, chuông
mênh mông, chuông giáo đường ấm cúng. Chuông thanh thanh, chuông thanh thanh,
tiếng chuông xe chạy nhanh (ớ). Chuông vang vang, chuông vang vang, chuông báo
mừng đêm thánh. Chuông ngân ngân, chuông ngân ngân, ôi tiếng chuông trong tim
mình.
Có lẽ chính vì
lời Việt của Nguyễn Duy và cả một số người khác nữa cũng đặt lời Việt cho bài
hát này mà rất nhiều người Việt cứ đinh ninh rằng tiếng chuông trong bài hát là
tiếng chuông nhà thờ, chứ họ đâu có biết rằng đó là tiếng chuông của xe trượt
tuyết. Tiếng chuông đã vang lên
xuyên suốt 3 thế kỷ và chắc là sẽ còn lâu hơn thế nữa!
Bài đầu tiên của năm 2015!
ReplyDeleteMinh không viết thì mình cũng không biết về lời dịch ra tiếng Việt của NS Nguyễn Duy. Kể ra cũng hay đấy nhỉ.
Đúng bài hát này chỉ là một bài hát trẻ con vui nhộn, chẳng liên quan trực tiếp gì đến nhà thờ hay tôn giáo nào cả. Tiếng chuông lanh lảnh từ cái lúc lắc treo quanh cổ ngựa kéo xe trượt tuyết trở thành tiếng chuông nhà thờ thì quả là một bước nhảy khá xa!
Xuất phát ban đầu của lễ Noel có gốc gác trong đạo Thiên Chúa nhưng ngày nay có lẽ là lễ của tất cả mọi người, không còn là của riêng những người theo đạo nữa. Bây giờ thì đó là một cơ hội làm ăn lớn của các công ty thương mại...
Hôm qua một ông cha kể chuyện: Thành phố vào thăm nhà thờ và chúc mừng Lễ Phục Sinh sắp tới, Các ông ấy bảo chỉ có lễ Phục Sinh là của riêng Kito giáo các ông thôi, con Giáng Sinh là của chung tất cả mọi người, của cả chúng tôi nữa!
DeleteCó nhiều lời Việt khác nữa anh ạ! Nhưng đa số khiến người ta liên tưởng tới đêm Noel, tới tiếng chuông nhà thờ!
ReplyDeleteNhạc Jingle Bells mà đem vào Nhà Thờ hôm 24/12 có khi lại bị Cha Cố tống ra ngoài đường ấy chứ. Jingle Bells xuất phát từ ngày lễ Tạ ơn (6/12 đến hết năm) và nó liên quan đến Chúa chỉ vì Chúa được sinh ra vào 24/12. Thế thôi!!!
ReplyDeleteCông nhận Trần Quang Minh chịu khó tìm hiểu về tôn giáo nói chung nhưng nhiều khi cứ tưởng mọi vấn đề đều liên quan đến tôn giáo thì hóa ra lại không phải.
Dù sao tôn giáo cũng có tác dụng tốt tới sức khỏe của em! :-)