Lễ
Vu Lan, tôi lại chợt liên tưởng đến một câu chuyện viết về người Mẹ mà tôi được
đọc từ hồi còn là sinh viên ở Nga. Vì đã lâu quá rồi, nên tôi chẳng nhớ nổi
bài viết được đăng trên tờ báo nào, tác giả là ai và cũng không thể nhớ chính xác hoàn toàn nội dung câu
chuyện này nữa? Tôi xin kể lại cho các bạn cùng nghe những gì tôi còn nhớ được
nhé!
Vào
một kỳ nghỉ cuối tuần, tôi đến chơi nhà anh bạn học hồi đại học. Vợ chồng anh
bạn tôi có một cậu con trai 3 tuổi thông minh, kháu khỉnh và hiếu động. Có
khách đến nhà và lại là ngày nghỉ, nên bà chủ chạy đi mua thực phẩm để làm một
bữa ăn tươi. Còn lại ba chúng tôi, sau một hồi hàn huyên, trong lúc cậu bé chạy
nhảy khắp nhà, anh bạn tôi phàn nàn:
-
Thằng nhóc này nghịch như quỷ sứ ấy! Nhưng cái mà tôi bực nhất với nó không
phải là chuyện nó nghịch ngợm, mà là ở chỗ nó chẳng coi tôi ra gì cả! Nó thì
lúc nào cũng chỉ mẹ, mẹ, mẹ... cái gì cũng mẹ ơi, mẹ ơi, mẹ ơi... con với chả
cái, nó không biết rằng trụ cột của gia đình này là tôi,... chính tôi chứ không
phải ai khác!
Bỗng
nhiên! Cậu bé khóc thét lên rồi chạy đến chỗ chúng tôi, tay ôm trán. Anh bạn
tôi quát:
- Cứ nghịch cho lắm vào. Bố đã nói bao nhiêu lần rồi mà con có thèm nghe đâu! Thế làm sao nào?
Thằng
bé một tay ôm trán, một tay chỉ ra phía ngoài kể tội cái cửa:
- Cái cửa nó đập vào đầu con!
Thấy
bố cáu giận nên cậu bé không biết làm gì hơn ngoài cách thút thít khóc. Vừa may
mẹ cháu đã về! Sau khi nghe con trai mách tội cái cửa, chị ôm con vào lòng và
hôn lên chỗ đau của cậu bé, rồi nói:
- Lần sau con phảỉ cẩn thận nhé, đừng chơi với cái cửa nữa, kẻo nó sẽ lại làm đau con!
Cậu
bé ôm lấy mẹ, ríu rít vui như một con chim nhỏ và cười tươi như chẳng có chuyện
gì vừa xảy ra. Cậu đã quên tất cả, quên cả đau và quên cả nỗi sợ hãi người bố
vừa nghiêm khắc, vừa nóng nảy kia.
.................
Bẵng đi một thời gian... nghe tin anh bạn bị ốm nặng... Tôi vội vàng đến thăm anh.
Anh
nằm mê man trên giường, mắt nhắm nghiền và thỉnh thoảng tôi lại nghe thấy anh
khẽ gọi: “Mẹ ơi!”
Nhạc và Lời : Mi Trầm
http://cadoan.smmparish.net/thanhnhac/xin-vang-mi-tram/
1. Mẹ ơi! Ðời con dõi bước theo Mẹ, lòng con quyết noi gương Mẹ, xin Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng.
Mẹ ơi! Ðường đi trăm ngàn nguy khó, hiểm nguy dâng tràn đây dó. Xin Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng.
ÐK:
Xin vâng.
Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng.
Hôm qua hôm nay và ngày mai xin vâng, Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng.
Hôm nay tương lai và suốt đời.
2. Mẹ ơi! Ðời con dõi bước theo Mẹ, lòng con quyết noi gương Mẹ, xin Mẹ dạy con hai tiếng xin Vâng.
Mẹ ơi! Ðường đi phủ đầy bóng tối, bẫy chông giăng tràn muôn lối. Xin Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng.
3. Mẹ ơi! Mẹ tin nơi Chúa an bài.
Mẹ nên phúc ân muôn loài, nơi Mẹ đoàn con tuôn đên nương thân.
Mẹ ơi! niềm tin bên Mẹ rạng rỡ.
Lòng con sao còn bỡ ngỡ, xin Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng.
Hề hề hề,
ReplyDeleteChả phải chỉ có mình anh bạn này gọi mẹ ơi khi ốm đau đâu. Mình có nhớ một phim của Nga ngày xưa nói về chiến tranh vệ quốc. Trong đó có chuyện phát xít Đức cử người theo dõi tại bệnh viện và phát hiện ra một nữ điệp báo của Nga do khi đẻ con cô này đã gọi mẹ ơi bằng tiếng Nga.
Từ đó có thể suy ra hai tiếng " mẹ ơi " là câu cửa miệng của mỗi con người khi gặp khó khăn hay bất hạnh. Điều này có nhẽ luôn đúng với mọi chủng tộc trên thế giới chứ chả riêng gì người Việt ta. Lý giải cho nó thì rất nhiều cách nhưng theo thiển ý của mình thì có lẽ là bởi " Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào" Người mẹ luôn là người đầu tiên giang tay ra đón đứa con của mình cho dù nó lầm lạc hay tội lỗi tới đâu. Những ai để mất đi tình thương yêu này thì có nhẽ cũng sẽ chẳng còn gì đáng để mà nhớ ở trên đời này nữa và cũng có nhẽ rằng sẽ là những kẻ bất hạnh cùng cực. Cầu mong rằng mọi người sẽ gọi " mẹ ơi" không phải chỉ khi khốn khó hay đau khổ mà hãy nhớ gọi "mẹ ơi" ngay cả khi hạnh phúc và thành đạt.
Hề hề hề,
Trong phim "17 Khoảng khắc Mùa xuân" anh Bình à. Trên iCVA cách đây lâu lắm rồi có một bài nói về bộ phim này...
DeleteKhó khăn gọi Mẹ là lẽ tự nhiên rồi, Bình ạ! Nhưng dường như qua khó khăn là quên ngay.
DeleteGọi Mẹ nhiều cũng không phải là tốt... Mất thiêng!!!
Hoan hô Minh chăm viết bài. Mấy ngày lễ sẽ có bài cho blog.ichuvanan.org nhé :D
Hề hề hề, Công Thành có suy nghĩ độc đáo nhể???
DeleteGọi mẹ nhiều có nhẽ cũng không hẳn là tốt thật bởi nó thể hiện sự bất lực của bản thân. Song nếu nói gọi nhiều mất thiêng thì có nhẽ cần xem xét lại bởi hai tiếng "mẹ ơi" đó luôn là thiêng liêng với bất cứ ai và ở bất cứ đâu Thành ạ. Cái thiêng không phải là cái lợi ích vật chất cụ thể nào cả mà nó là cái lợi ích về tinh thần mà người gọi có được để họ có thể vượt qua được những khó khăn trên đường đời.. Và vì thế theo cách hiểu của Mõ tui thì nó đa đang và chẳng bao giờ là mất thiêng cả. Không tin Công Thành hãy gọi thử xem sao......
Bình nghĩ sao về những người mà trong mỗi câu nói đều nhắc tới Mẹ vài ba lần?! Thiêng hay không là tùy tâm, vấn đề là có thực tâm hay không?
DeleteMọi từ ngữ, kể cả từ thiêng liêng như từ Mẹ, đều trở nên vô nghĩa khi nhắc đi lặp lại nhiều lần. Không tin Bình thử 1000 lần xem sao...
Hề hề hề, 1000 lần liên tục thì chưa bao giờ mõ tui phải dùng, nhưng nếu tính đúng tính đủ thì từ khi biết nói đến giờ mõ tui gọi mẹ có nhẽ còn dư đ61y Công Thành ạ. Điều đó chả có chi là lạ cả bởi mõ tui vốn là thằng hèn mà.
DeleteCái vụ một câu nói nhắc tới mẹ vài lần chắc Công Thành muốn nói tới từ "đ. mẹ" hay "mẹ kiếp" gì đó mà những từ này thì không thuộc phạm trù "ný sự" ở đây Công Thành ạ.
Thiêng thì đúng là phải tùy tâm, nhưng trộm nghĩ những người đã phải thốt lên hai tiếng "mẹ ơi" trong những lúc khốn khó nguy nan thì ắt hẳn cái tâm của họ sẽ rất thực chứ chả có chi để mà lừa dối ở đây đâu Thành ơi.
Dạo này đọc bài của Minh rất thích thú ...
ReplyDeleteHội báo của Minh rất khí thế, bài viết của bạn thật sâu sắc, nhẹ nhàng ... Cảm ơn bạn nhé
ReplyDeleteMai Lê đọc bài này và comment nhé: http://blog.ichuvanan.org/2015/09/ram-thang-tam-tet-trung-thu.html
DeleteCám ơn các anh chị, em sẽ còn viết nhiều thêm nữa cho blog của mình luôn sôi động ạ!
ReplyDeleteRất thâm thuý, cảm ơn Minh!
DeleteMột điều mình thấy nữa là khi bọn trẻ con lớn lên, bắt đầu đi làm kiếm tiền thì sẽ cư xử công bằng hơn (tức là phân phát tình cảm đều hơn) với các ông bố. Mà thực ra cũng chẳng cần chờ đến lúc đó đâu...
Con gái em thì bố là nhất anh ạ!
ReplyDeleteTrong một đoản văn viết về mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh mang tên " Bông hồng cài áo" có đoạn: " Thương mẹ là một cái gì rất tự nhiên...Thương mẹ không phải là một vấn đề luân lý đạo đức...Thương mẹ là một vấn đề hưởng thụ...Một món quà như mẹ mà còn không vừa ý thì hoạ chăng có làm Ngọc Hoàng Thượng Đế mới vừa ý, mới bằng lòng, mới sung sướng. Nhưng tôi biết, Ngọc Hoàng không sung sướng đâu, bởi Ngọc Hoàng là đấng tự sinh, không bao giờ có diễm phúc có được một bà mẹ".
ReplyDeleteBởi yêu thương mẹ là một tình cảm rất tự nhiên nên cho dù 3 tuổi, 30 tuổi hay ba lần 30 tuổi và hơn thế nữa, chúng ta vẫn cứ gọi " mẹ ơi!" mỗi khi cần sự chở che của mẹ.
Lại một lễ Vu Lan sắp tới. Những ai còn được cài bông hoa đỏ trên áo hãy tận hưởng diễm phúc còn có mẹ, được gọi mẹ ơi mỗi lúc vui, buồn. Còn tôi, đã mấy mùa Vu Lan cài bông hoa trắng, tôi vẫn muốn gọi "mẹ ơi"! Và tôi tin rằng mẹ tôi vẫn nghe thấy tiếng tôi gọi, vui khi tôi vui và luôn chở che cho tôi trên mỗi bước đường đời. Mẹ ơi!!!
Bài viết ngắn gọn nhưng sâu sắc. Hỡi những ai còn Mẹ, đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không!
ReplyDelete