Monday, October 5, 2015

Sâm Cầm trở về!



           Bầy Sâm Cầm nhỏ, vỗ cánh mặt trời


Chim Sâm đã về! 

4-10-2014 dự định ra Hồ Tây chơi, để hưởng không khí trong lành. Trên đường đi qua Bách Thảo, tạt vào một tẹo. Vừa dừng xe ở chỗ gửi xe, nghe tiếng chim hót, tôi ngẩng lên! Chúa ơi! Sâm Cầm đã về! Sâm Cầm đã về! Những con chim Sâm bé nhỏ có đầu và cổ màu đen tuyền đang tung tăng nhảy múa trên cành. Vừa nhảy múa vừa hót líu lo. Sao mà hạnh phúc thế? Mấy chục năm rồi mới lại thấy! Hồi nhỏ tôi ở nhà bác tôi ở 3B, Ông Ích Khiêm ra Bách Thảo, Hồ Tây rất gần. Chúng tôi rất hay ra chơi Hồ Tây, Bách Thảo, Ngọc Hà... và Sâm Cầm là một trong những động vật mà chúng tôi rất nhớ, vì trong Bách Thảo ngày đó còn có nhiều động vật, thực vật được nuôi dưỡng, gieo trồng cho trẻ con chúng tôi chiêm ngưỡng. Khác với những con vật bị nhốt trong lồng, trong chuồng...Sâm Cầm sống tự do với thiên nhiên, vì thế chúng yêu đời và hót líu lo. Không biết tình yêu tự do, thiên nhiên... của chúng đã tác động mạnh cỡ nào mà nhạc sĩ thiên tài Trịnh Công Sơn đã viết được một bài ca bất hủ:
Sâm Cầm không thành đặc sản, thì bị tước tự do nhốt trong lồng, ở công viên


Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ. Nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu... 
Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội. Mùa hoa sữa về, thơm từng cơn gió. Mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ, cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua.... 
Hồ tây chiều thu, mặt nước vàng lay mờ xa mời gọi. Màu sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời.... 
Hà Nội mùa thu, đi giữa mọi người, lòng như thầm hỏi tôi đang nhớ ai... Sẽ có một ngày trời thu Hà Nội trả lời cho tôi, sẽ có một ngày từng con đường nhỏ trả lời cho tôi... 
Hồ tây chiều thu, mặt nước vàng lay mờ xa mời gọi. Màu sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời.... 
Hà Nội mùa thu, đi giữa mọi người, lòng như thầm hỏi tôi đang nhớ ai... Sẽ có một ngày trời thu Hà Nội trả lời cho tôi, sẽ có một ngày từng con đường nhỏ trả lời cho tôi... 

Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội, nhớ đến một người.... để nhớ mọi người....

Đã lâu lắm rồi! Một phần, tôi mải lo kiếm ăn, không có thời gian dạo quanh Hồ Tây, Bách Thảo, Ngọc Hà... một phần Sâm Cầm đã giận Hà Nội chúng ta và tưởng chừng như đã ra đi không trở lại. Vì thế đã mấy chục năm rồi, tôi mới lại được chiêm ngưỡng Sâm Cầm - loài chim yêu tự do, loài chim quý hiếm... mà chúng tôi và nhiều người ngỡ rằng, chim Sâm đã giận Hà Nội, người Hà Nội... chúng ta và những người không yêu thiên nhiên, yêu tự do nói chung. Để rồi một đi không trở lại như Bách khoa toàn thư mở Wikipedia viết:
Tuy nhiên gần đây, vì nạn săn bắt vừa bãi, nên sâm cầm không trở lại Hồ Tây.

                  
Sâm Cầm non yếu ớt là đặc sản của Hồ Tây

Bạn thân mến!               
Sâm cầm (danh pháp hai phầnFulica atra) là một loài chim thuộc họ Gà nước (Rallidae).

Đây là loài chim có đầu và cổ màu đen tuyền, mắt nâu đỏ, mỏ nhọn dài và miếng sừng sau mỏ có màu trắng, trọng lượng trung bình 400-500gr nhưng cũng có con nặng 700gr.
Sâm Cầm trưởng thành cá biệt có con nặng tới 700gr

Sâm cầm là giống chim di cư, hằng năm nó bay dọc trái đất. Sâm cầm sống bằng thực vật tìm thấy dưới đáy ao hồ. Sâm cầm sinh sản tại nhiều vùng hồ và đầm nước ngọt ở Cựu Thế giới. Khi thời tiết băng giá vào mùa đông, sân cầm di cư về phía Nam và phía Tây.
Loài chim này từng di cư về Việt Nam, là loài đặc sản của vùng hồ Tây, Hà Nội:
Dưa La, húng Láng, ngổ Đầm
Cá rô Đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, khi ra thăm Hà Nội cũng có nhắc đến sâm cầm trong ca khúc Nhớ mùa thu Hà Nội:
Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi.
Màu sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời...
Tuy nhiên gần đây, vì nạn săn bắt vừa bãi, nên sâm cầm không trở lại Hồ Tây.


Sâm Cầm hốt hoảng vỗ cánh bay đi, chạy trốn người Hà Nội

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Sâm cầm như vậy có nguy cơ sẽ vĩnh biệt Hà Nội yêu dấu của chúng ta! Nguy cơ đến một ngày nào đó nghe bản nhạc tuyệt vời, Nhớ Mùa Thu Hà Nội mà khó có thể cảm thụ được bầy Sâm Cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời ra sao! Buồn thay, không chỉ Sâm Cầm mà theo sách đỏ Việt Nam năm 2007 nêu lên, mô tả và cung cấp những thông tin nắm được của 407 loài động vật và 448 loài thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

                      Tê Giác - Động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chùng

Bạn ơi! Bạn có muốn Sâm Cầm và các loài động, thực vật quý hiếm ở lại với chúng ta mãi mãi?!!!

16 comments:

  1. Sâm cầm này từ đâu bay về Việt nam vậy Minh ơi. Nghe đâu bay một lèo từ Hàn quốc tới hồ tây đấy.

    ReplyDelete
  2. Sâm cầm này từ đâu bay về Việt nam vậy Minh ơi. Nghe đâu bay một lèo từ Hàn quốc tới hồ tây đấy.

    ReplyDelete
  3. Để mình tìm hiểu thêm đã nhé! Hôm qua mới chỉ nghĩ làm sao viết để tháng 10 icva có mỗi ngày 1 bài! Chưa kịp tìm hiểu kỹ! Kể cả hành văn cũng thế, cứ viết ào ào như viết FB?

    ReplyDelete
  4. Hề hề hề, Chán chú Minh này quá, bài viết về chim Sâm cầm mà lại trưng cái ảnh của con tê giác thì thực là ..... Đành rằng chúng cùng là những loài vật được ghi trong sách đỏ, nhưng chúng khác nhau nhiều chứ lị. Giá như chú kiếm được dăm cái ảnh về chim sâm cầm có phải là ..... oai hơn mấy con tê giác này không????

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ảnh trên cùng là ảnh Sâm Cầm vỗ cánh mặt trời đó ạ! Em cho thêm nhé!

      Delete
    2. Hề hề hề, có cái ảnh nào chụp cận cảnh không chớ còn chụp từ xa như vậy chỉ thấy toàn vịt giời không à????

      Delete
    3. Em sửa bài như thế được chưa ạ?

      Delete
    4. Hề hề hề, Đẹp rồi đấy.Nhưng mà như ảnh em đã thấy, sâm cầm là loài chim nước, chân có màng. Vì thế cái cảnh: Những con chim Sâm bé nhỏ có đầu và cổ màu đen tuyền đang tung tăng nhảy múa trên cành. Vừa nhảy múa vừa hót líu lo. Sao mà hạnh phúc thế? nên xem lại Minh ạ.

      Delete
    5. This comment has been removed by the author.

      Delete

    6. Quả là chuyện lạ! Nghe có vẻ vô lý. Nhưng chính em thấy tận mắt và còn gọi người đến xem cùng anh ạ! Nó không nhảy nhót tung tăng được như chim Sâu, chim Sẻ, nhưng nó vãn có đủ khả năng chuyền từ cành lớn này, sang cành lớn khác anh ạ! Đó là điều kỳ diệu của tạo hóa! Cũng như con ong nghệ, nếu xét về khí động học thì nó không thể bay được với đôi cánh mỏng dính, bé tẹo, thân mình béo núc nặng nề. Nhưng nó vẫn bay đi thụ phấn cho con người, vì rất may là nó không biết chữ. Hay nói như những người sùng đạo " Nó được Chúa ban cho đặc ân..."

      Delete
    7. hề hề hề, chưa hiểu cái ý:" vì rất may là nó không biết chữ" này của chú Minh. Ý chú muốn nói do không biết chữ nên nó mới bay được hay là do không biết chữ nó mới đi thụ phấn hoa cho con người???? Và còn ý gì khác nữa.....
      Theo mình thì đơn giản chỉ là vì nó muốn sống nên mới phải bay và cũng vì nó muốn sống nên nó phải đi thụ phấn hoa.
      Nếu gọi đó là đặc ân của Chúa thì đặc ân này không phải chỉ dành cho loài ong nghệ mà còn là dành cho cả thế giới sinh vật vậy. Rất rất nhiều loài khác đã được hưởng cái đặc ân này bằng cách xơi mật hay xơi chính loài ong nghệ này.
      Hề hề hề,.....

      Delete
    8. Dạ! Nếu nó biết chữ và đi học. Nó sẽ biết rằng, xét về khí động học mình không thể bay và sẽ chả thử bay làm gì, vô ích! Và sẽ không biết bay. Nhưng vì không biết chữ, nó cứ liều tập bay và thế là bay được. Những hiện tượng này tiến sĩ Zig Ziglar gọi là " Dốt Nát Thông Minh". Đó là do không biết mình không thể làm nổi 1 điều gì đó nên cứ cố làm. Nhiều lần cố gắng nó giúp ta hoàn thành công việc tưởng chừng như không sao làm nổi. Hoặc thậm chí hoàn thành những công việc mà trên lý thuyết là không thể làm được. Việc con Ong Nghệ biết bay và con Sâm Cầm chuyền cành trên cây cũng là dốt nát thông minh!!! Tiến sĩ Zig Ziglar thường động viên người ta hãy cố gắng, đừng nản, đừng sợ, đừng nghe lời những kẻ bi quan, yếm thế. Hãy là người "dốt nát thông minh"

      Delete
    9. Hề hề hề,

      Con chim sâm cầm chuyền cành theo mình thì có thể nhưng bảo nó nhảy múa trên cành e là chưa hợp lý lắm, nhưng cũng không hẳn là không thể. Chỉ là mình chưa được nhìn thấy mà thôi.Và có lẽ đó cũng là cảnh mà ít người được thấy. Vì thế nghe có vẻ khó hiểu thôi Minh ạ.
      Cái sự dốt nát thông minh theo kiểu lý giải của tiến sỹ zic zac gì đó quả là zic zac thiệt. Zic zac tới nỗi mình chả hiểu cái chi.
      Vấn đề theo mình hiểu là không đúng như ông tiến sỹ này giải thích. Đơn giản chỉ là có thể ông ấy chả hiểu gì về con ong nghệ, và cũng chả hiểu gì về tư nhiên học cả. Cấu tạo cơ thể của con ong nghệ đã được quá trình tiến hóa của nó chứng minh. Nói nó không có dạng khí động học nên không thể bay được là nói cùn theo cái sự hiểu có giới hạn về tư nhiên học.Tại sao không nghĩ là cái lý thuyết khí động học chi chi của ông ấy chưa đủ để giải thích cơ chế bay của con ong nghệ ??? Tại sao không chịu thừa nhận rằng tự nhiên còn có nhiều điều mà khoa học hiện tại chưa lý giải được???
      Cái lý thuyết về dốt nát thông minh theo thiển ý cá nhân của mình thì không nên học bởi nó sẽ dẫn tới cái sự cùn trong việc học tập và phát triển tri thức và dẫn tới sự làm liều thiếu khoa học Minh ạ.
      Việc hoàn thành những công việc mà trên lý thuyết là không thể làm được. thực ra phải hiểu là hoàn thành những công việc mà lý thuyết chưa lý giải được.Và từ những sự thành công đó con người sẽ tìm ra được các lý thuyết để lý giải chúng. Như vậy hoàn toàn không phải là việc làm liều mà là làm việc có cân nhắc, suy tính và nói nôm là theo kiểu có học cả đấy chứ.
      Cuộc sống là muôn màu, bể kiến thức là vô hạn, cái ta hiểu biết là hữu hạn. Lấy sự hữu hạn để giải thích cái vô hạn thì thật là .....hữu hạn.
      Vậy nên theo mình thì hãy cố gắng để làm người thông minh dốt nát chớ chả nên làm kẻ dốt nát thông minh....
      Hề hề hề,......

      Delete
    10. "Nó được Chúa ban cho đặc ân..." ở đây nghĩa là đặc ân làm được những việc tưởng chừng như không làm nổi!!!

      Delete
  5. Tê giác một sừng của Việt nam đã tuyệt chủng (không còn nguy cơ nữa)
    Tê giác hai sừng châu Phi bị săn bắn trộm lấy sừng cung cấp cho những kẻ làm nghèo đất nước và làm hại sinh linh. Tội ác như thế không biết có bị phán xét ở thế giới khác không, thế giới này chúng được tung hô là có đạo đức ?!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hề hề hề, te giác một sừng ở VN hình như vẫn còn 1 đàn vài ba con ở vườn quốc gia Nam cat tiên thì phải.
      Tê giác một sừng không phải là chủng loài chỉ có duy nhất ở Việt nam
      Chuyện đạo và đức thì có thể thấy ở nhiều lĩnh vục khác nhau chứ chả phải chỉ có chuyện ở sừng tê giác, TN ạ.

      Delete