HOÀNG QUỐC HẢI
Tình cờ và cũng là may mắn nữa, vào Sài Gòn lần này tôi được gặp bà góa phụ Vũ Hoàng Chương, tức bà Thục Oanh ở nhà ông Trần Mai Châu, nơi đường Tự Đức cũ. Nhà ở xế ngôi trường Trần Văn Ơn vài chục mét.
Tình cờ và cũng là may mắn nữa, vào Sài Gòn lần này tôi được gặp bà góa phụ Vũ Hoàng Chương, tức bà Thục Oanh ở nhà ông Trần Mai Châu, nơi đường Tự Đức cũ. Nhà ở xế ngôi trường Trần Văn Ơn vài chục mét.
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương -
Ảnh của Cao Lĩnh, Sài gòn 1970 |
Ông Trần Mai Châu là nhà giáo về hưu. Ông là dịch giả tập "Thơ Pháp thế kỷ 19", đoạt giải văn học dịch Hội Nhà văn Việt Nam năm 1997. Và ông cùng với nhà thơ quá cố Trần Dần, nhà triết học Vũ Hoàng Địch (em trai nhà thơ lớn đã quá cố Vũ Hoàng Chương) lập ra nhóm "Dạ Đài". Tờ "Dạ Đài" là tiếng nói tiêu biểu của nhóm, mới in được số 1, đang chuẩn bị ra số 2 thì Toàn quốc kháng chiến (1946) đành bỏ, và mỗi người một nẻo suốt 9 năm dài kháng chiến.
Từ lâu tôi đã nghe nữ sĩ Ngân Giang nói về thân thế của Vũ quân. Nhất là tài nội trợ của bà Thục Oanh. Bà nói nhiều lần đến chơi với nhà thơ Vũ Hoàng Chương nơi phố Hàng Điếu, khi ông còn ở Hà Nội. Hai người mải nói chuyện thơ phú, chẳng để ý đến thời gian, Bà Thục Oanh sau khi pha trà rồi ý tứ ngồi cạnh nữ sĩ Ngân Giang. Nhưng bà lui ra ngoài lúc nào chẳng ai hay. Và tới lúc Vũ quân mệt mỏi, vừa đói thuốc vừa đói cơm, thi sĩ đứng dậy đi loanh quanh trong phòng, cũng là lúc bà Thục Oanh bê ra một mâm cơm thịnh soạn. Nữ sĩ Ngân Giang cho tới nay vẫn chưa hết ngạc nhiên: "Tôi không hiểu chị ấy đi chợ và làm cơm vào lúc nào? Bởi tôi có cảm giác như lúc nào Thục Oanh cũng ngồi cạnh tôi".
Bà Thục Oanh đã ngoài 70 tuổi, dáng người mảnh khảnh. Tóc để buông, tấn áo dài màu trang nhã hợp với tuổi của bà. Ở bà, phảng phất nét đẹp tinh tế của các cô gái Hà Nội cách đây già nửa thế kỷ. Bà là em ruột của nhà thơ tài danh Đinh Hùng.
Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Vỹ, Trần Huyền Trân, Ngân Giang, Lê Văn Trương... là một trong những nhóm các bậc văn tài được đương thời mến mộ. Trong đó, Lê Văn Trương là người lớn tuổi hơn cả. Và nơi ông có phong thái một người hùng, một người hào hiệp và trượng nghĩa kiểu Mạnh Thường quân. Nhà ông lúc nào cũng đầy ắp khách.
Vũ Hoàng Chương trước yêu Tố Uyển. Tố Uyển phụ ông đi lấy chồng. Ngày cưới vào 12 tháng 6. Ông làm bài "Mười hai tháng sáu" để khóc cho mối tình tan vỡ. Trong đó có những khổ thơ rất thống thiết, chứng tỏ ông không chỉ là một đấng tài hoa, mà còn là một tài năng trác việt.
"Tháng sáu, mười hai, từ đây nhé
Chung đôi, từ đây nhé lìa đôi !
Em xa lạ quá, đâu còn phải
Tố của Hoàng xưa, Tố của tôi.
Men khói đêm nay sầu dựng mộ
Bia đề tháng sáu, ghi mười hai,
Tình ta, ta tiếc! cuồng, ta khóc.
Tố của Hoàng nay Tố của ai?..."
Theo nhà văn Mạc Lân (con trai nhà văn quá cố Lê Văn Trương) thì bài này lúc đầu có tựa đề "Kiều Thu đệ nhất khúc". Còn bài khóc thứ hai với tựa đề "Kiều Thu đệ nhị khúc". Cả hai bài, anh Mạc Lân đều đọc thuộc lòng cho tôi nghe. Vào dịp khác, tôi sẽ trở lại bài thơ này và mối giao hảo giữa nhà thơ Vũ Hoàng Chương với gia đình nhà văn Lê Văn Trương.
Trong mối giao tình của các bậc văn thi sĩ mà ta quen gọi là "lớp tiền chiến", quả thật có nhiều điều muốn nói. Trước hết là về văn tài của họ. Sau đó là tấm lòng của họ đối với bạn bè và thời thế.
Qua trao đổi, tôi được biết bà Thục Oanh hiện sống rất thanh bạch, nếu không nói là thanh bần với con người trai lớn của bà. Và chỉ bằng một suất lương giáo viên trung học của anh.
Trước 1975, Vũ Hoàng Chương sống tàm tạm, là nhờ ở sự tần tảo và cần kiệm của bà Thục Oanh. Nhà nghèo thế mà khi ông Vũ Hoàng Địch (em trai nhà thơ) vào thăm sau 30.4.1975, Vũ Hoàng Chương còn có gom góp đủ tiền mua được mười mét gấm, gởi tặng nữ sĩ Ngân Giang ngoài Hà Nội.
Thật là tinh tế, tại sao ông không gởi cho nữ sĩ chiếc quạt hay một vật dụng vào khác, thiết thực hơn. Bởi vì, ông biết Ngân Giang là một nữ sĩ đài các. Vào thập kỷ sáu mươi, bảy mươi, phải quét lá làm củi đun. Mở quán bán nước trà xanh với vốn đăng ký 5 đông bạc, ở cận bến sông.
"Quán nước bên sông cuối phố nghèo
Miếng trầu bát nước có bao nhiêu..." (Thơ Ngân Giang)
Ấy vậy mà khi tiếp khách thơ, nữ sĩ vẫn cứ xài trầm, kiểu cách như trong thơ bà :
"Khơi đỉnh trầm lên kìa thái giám
Cho hương tỏa quyện điệu tì bà..."
Với bà, dường như trầm là hương vị của thơ.
Bà Ngân Giang kể tiếp: "... Ý anh ấy gởi cho tôi mười mét gấm, là để tôi may áo. Mà lại là gấm mầu nâu nữa. Tôi hiểu như là Vũ quân khuyên tôi hãy dẹp bỏ lòng trần, trở về với Phật. Tôi không thể làm theo ý anh được. Bởi lẽ gạo ăn hàng ngày còn thiếu, sao có thể mặc áo gấm. Con cái còn trông cậy cả nơi mình, làm sao mà rảnh rang miền tục lụy. Thế là tôi đành phải bán mười mét gấm đó, mua được 5 yến gạo, và còn đủ tiền may một bộ quần áo thường. Nói ra điều này, tôi thấy tủi cho mình, và cũng tội cho vong linh của Vũ quân lắm!".
Cái tình nghệ sĩ thương nhau nặng sâu là vậy đó. Tôi còn được biết, thi sĩ Vũ Hoàng Chương chơi rất thân với nhà giáo Trần Mai Châu. Cũng dễ hiểu, vì ông Trần Mai Châu cùng ông Vũ Hoàng Địch (em ruột Vũ Hoàng Chương) đã là bạn rất thân với nhau từ thuở "Dạ Đài".
Tôi đã được nghe đôi lần bác Trần Mai Châu đánh giá rất cao các thi phẩm của thi sĩ Vũ Hoàng Chương. Và ngay trong buổi tao ngộ này, nhiều người nói về Vũ Hoàng Chương, như nói về một nhà thơ lớn. Các vị tuổi cao, nhưng nhớ và thuộc thơ của Vũ Hoàng Chương, có lẽ chẳng ai chịu nhường ai.
Tuy nhiên, nhớ được những bài thơ chưa được in của Vũ Hoàng Chương, có lẽ bác Trần Mai Châu là đệ nhất. Hai người bạn vong niên này trân trọng nhau, tựa như nhà thơ Trần Lê Văn lưu giữ tác phẩm của nhà thơ quá cố Quang Dũng vậy.
Nhà thơ Quang Dũng mỗi lần làm được bài thơ mới, đều ghé đọc cho nhà thơ Trần Lê Văn nghe. Biết tính bạn, mỗi lần như vậy, nhà thơ Trần Lê Văn đều lấy sổ tay ra chép. Có lần nhà thơ Quang Dũng gặp lại người yêu từ thuở còn trai trẻ. Lục vấn những kỷ niệm xưa, ông viết được bài thơ "Vườn ổi" rất hay. Sợ phu nhân đọc được thì mệt lắm, ông đốt bài thơ ấy đi. Sực nhớ vẫn còn một bản nơi sổ tay của nhà thơ Trần Lê Văn, ông bèn gặp nhà thơ Trần Lê Văn đòi lại. Nhà thơ Trần Lê Văn hỏi:
- Ông đòi làm gì?
Tần ngần một lát, Quang Dũng khẽ nói:
- Mình đốt đi, kẻo bà xã đọc được lại phiền ra.
Nhà thơ Trần lê Văn nhất định không trả. Và sau khi nhà hơ Quang Dũng mất, ông đã đưa bài "Vườn ổi" vào "Tuyển tập thơ Quang Dũng"
Theo Tạp chí Sông Hương
Từ lâu tôi đã nghe nữ sĩ Ngân Giang nói về thân thế của Vũ quân. Nhất là tài nội trợ của bà Thục Oanh. Bà nói nhiều lần đến chơi với nhà thơ Vũ Hoàng Chương nơi phố Hàng Điếu, khi ông còn ở Hà Nội. Hai người mải nói chuyện thơ phú, chẳng để ý đến thời gian, Bà Thục Oanh sau khi pha trà rồi ý tứ ngồi cạnh nữ sĩ Ngân Giang. Nhưng bà lui ra ngoài lúc nào chẳng ai hay. Và tới lúc Vũ quân mệt mỏi, vừa đói thuốc vừa đói cơm, thi sĩ đứng dậy đi loanh quanh trong phòng, cũng là lúc bà Thục Oanh bê ra một mâm cơm thịnh soạn. Nữ sĩ Ngân Giang cho tới nay vẫn chưa hết ngạc nhiên: "Tôi không hiểu chị ấy đi chợ và làm cơm vào lúc nào? Bởi tôi có cảm giác như lúc nào Thục Oanh cũng ngồi cạnh tôi".
Bà Thục Oanh đã ngoài 70 tuổi, dáng người mảnh khảnh. Tóc để buông, tấn áo dài màu trang nhã hợp với tuổi của bà. Ở bà, phảng phất nét đẹp tinh tế của các cô gái Hà Nội cách đây già nửa thế kỷ. Bà là em ruột của nhà thơ tài danh Đinh Hùng.
Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Vỹ, Trần Huyền Trân, Ngân Giang, Lê Văn Trương... là một trong những nhóm các bậc văn tài được đương thời mến mộ. Trong đó, Lê Văn Trương là người lớn tuổi hơn cả. Và nơi ông có phong thái một người hùng, một người hào hiệp và trượng nghĩa kiểu Mạnh Thường quân. Nhà ông lúc nào cũng đầy ắp khách.
Vũ Hoàng Chương trước yêu Tố Uyển. Tố Uyển phụ ông đi lấy chồng. Ngày cưới vào 12 tháng 6. Ông làm bài "Mười hai tháng sáu" để khóc cho mối tình tan vỡ. Trong đó có những khổ thơ rất thống thiết, chứng tỏ ông không chỉ là một đấng tài hoa, mà còn là một tài năng trác việt.
"Tháng sáu, mười hai, từ đây nhé
Chung đôi, từ đây nhé lìa đôi !
Em xa lạ quá, đâu còn phải
Tố của Hoàng xưa, Tố của tôi.
Men khói đêm nay sầu dựng mộ
Bia đề tháng sáu, ghi mười hai,
Tình ta, ta tiếc! cuồng, ta khóc.
Tố của Hoàng nay Tố của ai?..."
Theo nhà văn Mạc Lân (con trai nhà văn quá cố Lê Văn Trương) thì bài này lúc đầu có tựa đề "Kiều Thu đệ nhất khúc". Còn bài khóc thứ hai với tựa đề "Kiều Thu đệ nhị khúc". Cả hai bài, anh Mạc Lân đều đọc thuộc lòng cho tôi nghe. Vào dịp khác, tôi sẽ trở lại bài thơ này và mối giao hảo giữa nhà thơ Vũ Hoàng Chương với gia đình nhà văn Lê Văn Trương.
Trong mối giao tình của các bậc văn thi sĩ mà ta quen gọi là "lớp tiền chiến", quả thật có nhiều điều muốn nói. Trước hết là về văn tài của họ. Sau đó là tấm lòng của họ đối với bạn bè và thời thế.
Qua trao đổi, tôi được biết bà Thục Oanh hiện sống rất thanh bạch, nếu không nói là thanh bần với con người trai lớn của bà. Và chỉ bằng một suất lương giáo viên trung học của anh.
Trước 1975, Vũ Hoàng Chương sống tàm tạm, là nhờ ở sự tần tảo và cần kiệm của bà Thục Oanh. Nhà nghèo thế mà khi ông Vũ Hoàng Địch (em trai nhà thơ) vào thăm sau 30.4.1975, Vũ Hoàng Chương còn có gom góp đủ tiền mua được mười mét gấm, gởi tặng nữ sĩ Ngân Giang ngoài Hà Nội.
Thật là tinh tế, tại sao ông không gởi cho nữ sĩ chiếc quạt hay một vật dụng vào khác, thiết thực hơn. Bởi vì, ông biết Ngân Giang là một nữ sĩ đài các. Vào thập kỷ sáu mươi, bảy mươi, phải quét lá làm củi đun. Mở quán bán nước trà xanh với vốn đăng ký 5 đông bạc, ở cận bến sông.
"Quán nước bên sông cuối phố nghèo
Miếng trầu bát nước có bao nhiêu..." (Thơ Ngân Giang)
Ấy vậy mà khi tiếp khách thơ, nữ sĩ vẫn cứ xài trầm, kiểu cách như trong thơ bà :
"Khơi đỉnh trầm lên kìa thái giám
Cho hương tỏa quyện điệu tì bà..."
Với bà, dường như trầm là hương vị của thơ.
Bà Ngân Giang kể tiếp: "... Ý anh ấy gởi cho tôi mười mét gấm, là để tôi may áo. Mà lại là gấm mầu nâu nữa. Tôi hiểu như là Vũ quân khuyên tôi hãy dẹp bỏ lòng trần, trở về với Phật. Tôi không thể làm theo ý anh được. Bởi lẽ gạo ăn hàng ngày còn thiếu, sao có thể mặc áo gấm. Con cái còn trông cậy cả nơi mình, làm sao mà rảnh rang miền tục lụy. Thế là tôi đành phải bán mười mét gấm đó, mua được 5 yến gạo, và còn đủ tiền may một bộ quần áo thường. Nói ra điều này, tôi thấy tủi cho mình, và cũng tội cho vong linh của Vũ quân lắm!".
Cái tình nghệ sĩ thương nhau nặng sâu là vậy đó. Tôi còn được biết, thi sĩ Vũ Hoàng Chương chơi rất thân với nhà giáo Trần Mai Châu. Cũng dễ hiểu, vì ông Trần Mai Châu cùng ông Vũ Hoàng Địch (em ruột Vũ Hoàng Chương) đã là bạn rất thân với nhau từ thuở "Dạ Đài".
Tôi đã được nghe đôi lần bác Trần Mai Châu đánh giá rất cao các thi phẩm của thi sĩ Vũ Hoàng Chương. Và ngay trong buổi tao ngộ này, nhiều người nói về Vũ Hoàng Chương, như nói về một nhà thơ lớn. Các vị tuổi cao, nhưng nhớ và thuộc thơ của Vũ Hoàng Chương, có lẽ chẳng ai chịu nhường ai.
Tuy nhiên, nhớ được những bài thơ chưa được in của Vũ Hoàng Chương, có lẽ bác Trần Mai Châu là đệ nhất. Hai người bạn vong niên này trân trọng nhau, tựa như nhà thơ Trần Lê Văn lưu giữ tác phẩm của nhà thơ quá cố Quang Dũng vậy.
Nhà thơ Quang Dũng mỗi lần làm được bài thơ mới, đều ghé đọc cho nhà thơ Trần Lê Văn nghe. Biết tính bạn, mỗi lần như vậy, nhà thơ Trần Lê Văn đều lấy sổ tay ra chép. Có lần nhà thơ Quang Dũng gặp lại người yêu từ thuở còn trai trẻ. Lục vấn những kỷ niệm xưa, ông viết được bài thơ "Vườn ổi" rất hay. Sợ phu nhân đọc được thì mệt lắm, ông đốt bài thơ ấy đi. Sực nhớ vẫn còn một bản nơi sổ tay của nhà thơ Trần Lê Văn, ông bèn gặp nhà thơ Trần Lê Văn đòi lại. Nhà thơ Trần Lê Văn hỏi:
- Ông đòi làm gì?
Tần ngần một lát, Quang Dũng khẽ nói:
- Mình đốt đi, kẻo bà xã đọc được lại phiền ra.
Nhà thơ Trần lê Văn nhất định không trả. Và sau khi nhà hơ Quang Dũng mất, ông đã đưa bài "Vườn ổi" vào "Tuyển tập thơ Quang Dũng"
Theo Tạp chí Sông Hương
Bảng Vàng Hoa Tím
ReplyDelete- Vũ Hoàng Chương
Hà Nội xưa đưa nàng đi thi,
Có chàng thư sinh tình rất si.
Cài hoa lên tóc còn buông xõa
Chàng nhủ người yêu: - Chớ sợ gì!
Hoa này, anh đã mất nhiều công
Chọn ở Hàng Bài, em biết không?
Đề khó đến đâu hoa cũng thuộc,
Rắc hoa đầy giấy góp là xong...
Nàng vui như Tết, vào sân trường
Hy vọng bay theo lòng ngát hương.
Chàng đợi nàng trong rừng Bách Thảo,
Như trong huyền thoại của Đông Phương.
Đưa nhau ríu rít đón nhau về,
Ngày lại ngày... cho tình càng mê.
Bài Sử Địa hay bài Vạn Vật
Cũng đều tươi nét hoa Pensée!
Đường lên Hàng Quạt gió say reo;
Cửa Bắc giờ đây bảng sắp treo.
Dựa sát vai chàng, hơi thở gấp,
Ôi, nàng cảm động biết bao nhiêu!
Người đi xem bảng mới lơ thơ,
Nắng sớm đùa trên cỏ nhởn nhơ.
Chàng dỗ dành: - Em đừng nghĩ quẩn
Yêu nhau, thi có trượt bao giờ!
Kia rồi: Hương phấn đã truyền tin!
Đôi lứa mừng, quên cả giữ gìn.
Tay khoác tay nhau làm cánh bướm
Song song, lìa sóng cỏ, bay lên.
Chợt nghe thiên hạ bảo thầm nhau:
- Người đẹp Hàng Gai lại đỗ đầu!
Chàng ghé bên tai nàng, giễu cợt:
- Áo hồng như thể áo cô dâu!
Nàng xem hoa nở đúng tên nàng
Rồi mỉm cười: - Thôi, kệ bảng vàng!
Anh hãy cắt bài thơ áo tím
Cho em mặc nhé! Rất thời trang!