Trong mục giải cảm của báo Khoa Học & Đời Sống số ra thứ
tư, 20-04-2016 có câu chuyện như sau:
Chồng chỉ tốt với người khác.
Chúng tôi kết hôn 23 năm, ai cũng ngỡ gia đình tôi rất hạnh
phúc, tôi có người chồng tuyệt vời, nhưng thực tế không phải vậy. Chồng tôi chỉ
tốt, tỏ ra hoàn hảo với người khác, còn đối với tôi lại chẳng ra gì. Ví dụ, với
họ hàng, bạn bè, ai nhờ gì anh cũng nhiệt tình giúp đỡ. Họ mạc có công có việc,
anh không nề hà, xắn tay vào làm lụng, không từ một việc gì. Chú tôi đi viện,
suốt một tháng giời anh lên trông nom , ăn ngủ cùng chú vì chú không lập gia
đình. Thế nhưng về nhà anh hầu như không động vào bất cứ việc gì. Đi làm thì la
cà về muộn. Ngày nghỉ thì ngủ nướng. Tôi bực mình phàn nàn thì anh bảo: Càng
nói nhiều anh càng không làm. Nhưng tôi nói mà anh còn không làm, thử hỏi không
nói thì thế nào? Tôi rất buồn vì tình cảm vợ chồng cũng vì thế mà nguội lạnh.
Tôi nên làm gì để cải thiện tình hình?
Nguyến Thu Thảo ( Nghệ
An)
Báo KH & ĐS đã trả lời:
... Chị hãy thử ngẫm, vì sao với những người khác, anh ấy
thể hiện là người tốt, tuyệt vời mà trong gia đình lại như vậy? Điều đó cho
thấy, bản chất anh ấy không phải là người "chẳng ra gì". Vậy phải chăng, chìa khóa nằm trong cách ứng
xử của chị? Liệu có phải, chính sự luôn phê phán, cằn nhằn, chỉ trích của chị
đã dẫn tới cách anh ấy đáp trả theo hướng tiêu cực hay không? Chị hãy thử thay
đổi bản thân mình, nói theo "cách khác" xem kết quả thế nào...
Tri Giao
Bạn thân mến!
Chúng ta nhiều khi không nhận ra khiếm khuyết của mình, thậm
chí cố tình chỉ tìm cách đổ lỗi cho người khác. Chứ không muốn nhận lỗi của
mình. Vì thế mà có câu chuyện vui:
Một anh chồng phàn nàn với bạn là bác sĩ:
Một anh chồng phàn nàn với bạn là bác sĩ:
- Tôi không thể thay đổi được một thói quen xấu của vợ tôi!
Người bạn hỏi:
- Thói quen gì thế?
- Vợ tôi ngày nào cũng ngủ rất muộn, có hôm phải đến 5 giờ
sáng cô ấy mới chịu đi ngủ.
- Chà, như thế không tốt cho sức khỏe đâu! Mà cô ấy thức
khuya thế để làm gì?
- Chờ tôi về nhà!
Hoặc chuyện hai vợ chồng tranh luận, người vợ nói các loại
hoa - quả đều tốt cho sức khoẻ con người. Nhưng người chồng không chịu, tranh
luận mãi chả ai chịu ai. Cuối cùng người chồng cho vợ một quả đấm để chứng minh
rằng hoa, quả cũng có khi có hại cho sức khỏe con người!
Chính vì thói quen tự cho mình là đúng, luôn tìm cách giành
lẽ phải về phía mình bằng mọi giá, mà chúng ta hay gặp mâu thuẫn và phải sống
khổ sở với những mâu thuẫn này. Để tránh tối đa những mâu thuẫn xảy ra với
mình, chúng ta hãy thử xem có nên học tập câu chuyện "Sự Tích Đôi
Giày" sau:
Ngày xưa, có ông vua cai trị ở một đất nước phồn vinh nọ. Một ngày kia, vị vua đi ngao du sơn thủy. Khi quay trở lại hoàng cung, vị vua phàn nàn chân mình rất đau, bởi vì đây là lần đầu tiên vua phải trải qua một cuộc hành trình dài như thế và chặng đường ông đi lại rất gồ ghề, đá lởm chởm.
Sau đó, vị vua hạ lệnh – cho bọc tất cả con đường trong đất nước lại bằng da. Điều này sẽ dẫn đến việc phải cần hàng ngàn bộ da bò và một số lượng khổng lồ tiền bạc.
Bỗng có một hôm, người vợ của tên hầu nhà vua đã dũng cảm hỏi nhà vua: “Tại sao ngài lại tốn một số lượng tiền không cần thiết như thế? Tại sao ngài không dùng một miếng da nhỏ để bọc lại chân của ngài?”.
Nhà vua ngạc nhiên, nhưng rồi ông cũng đồng ý làm một đôi giày. Từ đó đi đâu nhà vua cũng được đi trên miếng da bò mềm mại. Đó chính là sự tích đôi giày!
Để có một cuộc sống, một nơi
chốn hạnh phúc để sống, tốt hơn là bạn nên thay đổi chính mình, trái tim bạn –
chứ không phải thế giới.
“Nếu bạn thay đổi, cả thế giới sẽ thay đổi”
Hay đấy Minh à.
ReplyDeleteChuyện những đôi giày vô chủ ở bên bờ sông Danube là sao vậy?
Câu kết luận cuối cùng có lẽ hơi khó áp dụng được cho loại "hèn" như mình. Đến tuổi này mà lại "thay đổi trái tim" thì gay go to!
"Tim" thì không muốn thay, mà muốn thay mới cái khác ("чиm"?) không được mới oái ăm chứ.
Minh đã khỏe lại rồi? Và ra bài viết mới!
ReplyDeleteAnh thì vẫn chưa tìm lại được hứng viết trên trang này. Mọi việc bị chặn lại bởi sự kiện buồn Đà Nẵng tháng 11 năm ngoái. Viết gì thì cũng phải nhớ lại phút đau thương ấy...
Tuy nhiên cũng phải thay đổi thôi, có cách nào khác đâu? :-(
Hề hề hề,
ReplyDeleteCông Thành quên lời dạy của Hồ chủ tịch rồi, phải biết biến đau thương thành hành động cách mạng chứ lị. Ngồi than khóc nhâm nhi nỗi đau hoài nó có lành lại không??? Cứ viết đi, viết khỏe vào có khi lại làm cho nỗi đau trở thành hạnh phúc đó....
Nằm cách tòa nhà quốc hội Hungary khoảng 300 m, công trình điêu khắc bằng sắt dài 40 m này là một đài tưởng niệm những người Do Thái bị bắn chết trên bờ sông Danube vào mùa đông năm 1944 - 1945. Trước khi bị các thành viên thuộc đảng Arrow Cross - phe thân Hitler ở Budapest sát hại - nhiều nạn nhân từ già trẻ, lớn bé không phân biệt trai, gái đều bị dồn đến trước dòng sông. Chúng bắt họ phải cởi giày để lại trên bờ và bắn họ rồi quăng xác xuống sông, cho nước cuốn trôi. Các nạn nhân phải cởi bỏ lại giày dép vì đây là những món đồ có giá trị trong thời chiến và quân phát xít đã thu gom chúng lại để giao dịch trên thị trường chợ đen.
ReplyDeletehttp://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/nhung-doi-giay-vo-chu-ben-bo-song-danube-3125678.html
Những đôi giày bên bờ sông Danube khiến em liên tưởng tới chuyện của Gandhi và Madela!
+ Người ta kể chuyện là có thời ông Gandhi đi một chuyến xe lửa. Khi xe bắt đầu chuyển bánh thời ông nhảy vội vã lên tàu khiến cho một chiếc giày của ông rơi xuống đường. Ông không thể nào nhảy xuống để nhặt lại chiếc giày trong khi tàu chạy càng lúc càng nhanh. Ông bèn tháo luôn chiếc giày còn lại trong chân và ném về phía chiếc giày kia ở dưới đường. Hành khách trên tàu tỏ vẻ ngạc nhiên khi nhìn thấy thế và lấy làm lạ về hành động kỳ quặc của ông.
Gandhi mỉm cười và ôn tồn giải thích rằng: “Nếu có một người nghèo nào lượm được chiếc giày thứ nhất thì người đó có thể tìm thấy chiếc thứ hai và như thế là có được đủ đôi giày để đi.”
Chúng ta ít khi nghĩ đến các người khác mà thông thường chỉ nghĩ về chính bản thân mình mà thôi. Khi bị mất mát thì điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là những thiệt thòi và bất hạnh của mình. Kế đó mất thêm nhiều thời gian nữa để nuối tiếc, than thở, rồi sinh ra chán nản. Nhiều khi trở nên bực bội và gắt gỏng nữa.
Gandhi đã có một hành động thật cao quý vì trong khi bản thân mình bị mất mát như thế, ông vẫn để tâm nghĩ đến người khác. Hành động này chứng tỏ việc nghĩ đến người khác đã trở thành một phần trong tâm tưởng và nguyên tắc sống của ông.
Nếu trong những lúc mà chúng ta được sống an bình và thành công mà chúng ta còn không quan tâm tới những kẻ bị bất hạnh hơn mình thì liệu khi gặp gian khó, mất mát, ta có thể làm được điều đó hay không? Trong xã hội, xung quanh chúng ta hàng ngày có biết bao nhiêu người thiếu thốn đang cần sự giúp đỡ. Những gì họ cần đến không nhất thiết phải luôn luôn là vật chất, nhiều khi họ chỉ cần một lời động viên an ủi. Cõi ta bà này sẽ hạnh phúc biết bao nếu mỗi chúng sinh không chỉ chăm lo cho lợi ích riêng mình mà còn chăm lo cho lợi ích của người khác nữa.
+ Madela khi trở thành tổng thống Nam Phi đã mời các cai ngục từng hành hạ ông khổ sở trong thời gian ông bị tù đến thăm. Ông nói với họ:
- Tôi đã bỏ quên quá khứ ở lại nhà tù rồi...
Cảm ơn Minh!
DeleteKhi đầu óc minh mẫn, cơ thể khoẻ mạnh, cuộc sống nội tâm và sinh lý cân bằng thì cũng dễ rộng lượng với người khác hơn.
Cách khác nữa là bớt tham vọng vật chất đi thì cũng dễ hài lòng với cuộc sống, độ lượng với người xung quanh hơn.
Để đạt được những điều này cũng đòi hỏi phải luyện tập "nội công" nhiều năm...
Đọc nhiều sách thánh hiền như Minh cũng là một cách tu luyện hay.
Hay mà sâu sắc đấy anh ạ!
ReplyDeleteAnh Thành ơi! Xem lại chuyện cũ này:
ReplyDeleteMột ngày nọ vào năm 1780 bỗng dưng cả vùng tiểu bang Connecticut bị tối hẳn lại. Ai nấy đều cho rằng đã đến ngày tận thế. Khi đó Hội đồng Lập pháp tiểu bang đang họp. Nhiều người yêu cầu hoãn cuộc họp để họ có thể về nhà cùng với gia đình chờ Chúa đến. Nhưng ông chủ tịch nói :”Không biết hôm nay có phải là ngày tận thế hay không. Nếu không thì không cần hoãn họp. Còn nếu phải thì chúng ta càng cần chu toàn nhiệm vụ hơn nữa. Xin thắp nến lên” (Drinwater).