Kính thưa toàn thể cư dân XĐTV, vừa qua có nhận được lời phàn nàn của Bang trưởng rằng cái blog này sắp chết yểu nên một số thành viên lấy làm lo lắng lắm lắm. Vậy nên cụ Hoàng Tiến Cường có yêu cầu Mõ tôi phải làm cái chi chi đó để dựng thằng blog này ngọ nguậy. Do tài năng chưa phát nên Mõ tui chỉ có thể làm theo yêu cầu của cụ Cường là post các bài mà cụ ấy dày công tích cóp từ năm ngoái tới giờ. (mặc dù cái việc này cụ ấy hoàn toàn có thể tự làm nhưng vì quan niệm rằng đã có Mõ thì phải bắt nó làm nên cụ ấy hành tôi đấy thôi, rõ khổ thân thằng Mõ).
Và dưới đây là công trình thứ .... không nhớ của cụ Cường.
BÌNH
ĐỊNH - NHỮNG NGÀY SỔNG CHUỒNG
F0 và 2 tên bạn nối khố (biết
& học cùng từ 1970) PTB & TTN sau 2 lần lỡ hẹn năm ngoái đã “được phép”
thoát khỏi vòng kiểm soát của các bà chủ đi du hí Bình Định.
I. BÌNH ĐỊNH:
VÕ VÀ THƠ
1.Võ
Với câu ca dao nổi tiếng
được modified:
“Ai về Bình Định mà coi,
Bảo tàng Tây Sơn cách Quy Nhơn
khoảng 50 km. Đối với dân bụi chính hiệu thì đây là chuyện nhỏ. Chả cần khẩu
trang, mũ nón, áo che nắng, găng tay, vớ chân gì cả, 3 chàng xỏ áo pull quần
short không có cả chai nước dự phòng lao lên 2 xe máy thuê cà rịch cà tàng
thiếu nhớt, chùng sên, bugi ậm ạch lúc nổ lúc không, phanh thì: bố mòn trơ đùm lì
chai, săm vá nhiều chỗ, mọi bộ phận đều kêu trừ cái còi, chắc chỉ kém thời bao
cấp “đi xe cố vấn, mặc áo chuyên da” một chút thẳng tiến hướng tây.
Bảo tàng Tây Sơn đón khách với
tượng đài Quang Trung (hình 1.1) ngay tại vị trí trung tâm.
Đúng là vai trò của Nguyễn Nhạc chỉ thể hiện khi dựng cờ khởi nghĩa, sau khi chiếm được Quy Nhơn dựng thành hoàng đế là bằng lòng với một vùng đất nhỏ bé chứ không có hùng tâm thống nhất quốc gia. Nguyễn Lữ tuy nổi tiếng với bài hùng kê quyền nhưng năng lực cũng có hạn, được giao quản lý Nam Bộ mà khi Nguyễn Huệ vừa quay lưng đi là bị Nguyễn Ánh đánh cho tơi tả. Vai trò của Tây Sơn hoàn toàn gắn với tên tuổi của Nguyễn Huệ - Quang Trung, vị tướng cầm quân chưa thua trận nào trong cuộc đời chinh chiến!
Khu bảo tàng chia làm hai phần rõ ràng:
Phần trên nền nhà cũ của Tây Sơn tam kiệt với 2 di tích còn
lại: giếng nước mà TTN xin chút nước cầu may (hình 1.2).
PTB: Nghe đồn giếng này thiêng lắm, ai uống nước
tại đây không thành tài cũng thành danh: Quan chức thì phó thành chánh, cấp
thấp lên cấp cao; Doanh nhân thì đánh đâu trúng đấy; những người làm dịch vụ
(cò các loại) thì vô cầu liên tục; dân công nghệ - kỹ thuật thì cử nhân lên
thạc sĩ, thạc sĩ lên tiến sĩ, tiến sĩ lên tiến sĩ khoa học; dân nghiên cứu thì
nhanh chóng thăng bậc từ nghiên cứu viên thường lên chính rồi cao cấp; dân
giảng dạy thì đại nhảy vọt từ trợ lý giảng viên qua chính, cao cấp lên các hàm
phó giáo sư rồi giáo sư …
và cây me cổ thụ mà 2 du khách quậy đang xin lộc bởi F0 xúi
và chụp hình làm chứng cớ (hình 1.3).
Phần trình diễn võ thuật
có từ thời Tây Sơn mà chủ yếu do cánh chị em biểu diễn.
Có thể vì lý do nguồn gốc
gia đình Tam kiệt ở An Khê, là địa danh gắn với các dân tộc Tây Nguyên – theo
chế độ mẫu hệ, trước khi định cư tại đây?
PTB:
Hoặc giả vì đây là quê gốc của tướng bà Bùi thị Xuân nên các quý ông chỉ được
phép làm nền …….
Trống
trận chỉ gồm 3 phần : xuất quân, Xung trận- Phá thành và Khải hoàn ca mà
hoàn toàn không có phần lui quân - đặc trưng các chiến dịch do Nguyễn Huệ - Quang Trung chỉ thắng không thua (Hình 1.4
và clip 1.1)
PS: cái video có cả âm thanh trống trận này quá to (> 100MB) nên không nhét được vào blog, đành gửi link ở đây để mọi người có thể vào xem. Nhớ xin bản quyền cuả anh Trần Thanh Nguyên I đỏ. Nhờ Việt Hải xem giùm xem có thể upload vào blog được không.
PS: cái video có cả âm thanh trống trận này quá to (> 100MB) nên không nhét được vào blog, đành gửi link ở đây để mọi người có thể vào xem. Nhớ xin bản quyền cuả anh Trần Thanh Nguyên I đỏ. Nhờ Việt Hải xem giùm xem có thể upload vào blog được không.
https://drive.google.com/file/d/0B-9hPix9ZJg1U3RJNE9mY1JxeWs/view?usp=sharing_eid&ts=56174753
Sau đó
là các màn biểu diễn võ Tây sơn với các màn đơn đả độc đấu và nhất nữ đả tứ hổ
mà có nhẽ mọi người cũng đã quen thấy trong các cuộc biểu diễn võ thuật.
Kết
thúc phần biểu diễn võ thuật là màn chơi võ quạt khá độc đáo của tập thể các diễn
viên không chuyên này (clip 1.2)
https://drive.google.com/file/d/0B-9hPix9ZJg1QVY2b3RnajNpX2c/view?usp=sharing_eid&ts=561747d1
https://drive.google.com/file/d/0B-9hPix9ZJg1QVY2b3RnajNpX2c/view?usp=sharing_eid&ts=561747d1
Sau khi
rời bảo tàng, ba chàng ngự Honda quần cộc liều mạng ghé thăm đền thờ tướng bà
Bùi Thị Xuân do Nhà nước xây dựng ngay trên mảnh đất quê hương của Bà. Tiếc rằng
đang giờ nghỉ trưa nên phải chờ.
Hình
1.5 Dân phượt cũng phải nghỉ ngơi ;-)
Đền thờ
được xây dựng trên khu đất rộng mênh mông (hình 1.6) phù hợp với tính cách
khoáng đạt của Bà (hình 1.6).
Nhác thấy
phong độ của 3 anh quần cộc, vị thủ từ dứt khoát không cho vào cổng chính mà bắt
đi bằng cổng nách để vào viếng Bà.
Vừa lọt
vào trong, 3 dân phượt thực hiện ngay chước thứ 6 - dương đông kích tây của Tôn
Tử binh pháp: trong khi PTB quấn lấy ông từ giữ đền giả vờ hỏi thăm chuyện này
chuyện nọ để đánh lạc hướng thì 2 tên còn lại kẻ khua chiêng, người gõ trống
(hình 1.7a và b) để xơi vụng chút lộc của tướng Bà.
TTN: các anh chỉ sính nói chữ mà
toàn nói bậy, đúng phải là thanh đông kích tây!
PTB: Dù đã được xem màn múa trống
trận tại bảo tàng Quang Trung, song xem ra anh TTN vẫn chưa thuộc cách sử dụng
dùi trống có hai đầu, đặc trưng của trống trận Tây Sơn
2.Thơ
2.Thơ
Quy Nhơn gắn với cuộc đời
của nhà thơ tiền chiến Hàn Mặc Tử. Phía Nam có rất nhiều di tích và truyền
thuyết gắn với Hàn Mặc Tử:
- lầu Ông Hoàng –Phan
Thiết nơi Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm dạo chơi, trú mưa và đàm đạo về đủ mọi chuyện
trên đời.
- Nhà tưởng niệm Hàn Mặc
Tử là nơi ông từng dưỡng bệnh và mất tại đó. Căn nhà này nằm tại bệnh viện Quy Hòa
do Pháp xây dựng và tồn tại cho tới ngày nay (hình 1.8)
Hình 1.9: mộ cũ của Hàn
Mặc Tử.
Bên cạnh ngôi mộ là con
dốc đứng leo lên ngọn núi Xuân Vân và được dân địa phương gọi là dốc Mộng Cầm.
PTB:
Ôi chao nhà thơ này quả là lãng mạn thật khi mà đến chết vẫn nằm ngửa để ngắm
nàng Mộng Cầm từ chân lên đầu ;-)
Hình 1.10: Hàn Mặc Tử mới
tuyển được 2 lính canh là kỹ sư già đời.
PTB:
nơi mà các em của Hàn Mặc Tử đã cải táng giúp ông có thể ngắm nhiều hơn là chỉ
một nàng Mộng Cầm . Từ đây có thể nhìn chếch thẳng xuống bãi tắm Hoàng hậu, nơi
Nam phương Hoàng hậu đã từng độc chiếm thời son trẻ và ngày nay là nơi mà nhiều
nam thanh nữ tú đua nhau phô hoặc diễn. Dân địa phương gọi đây là bãi đá trứng
bởi thiên nhiên tạo ra muôn vàn viên đá cuội to nhỏ tròn thu lu như những quả
trứng vậy. Phải chăng nơi đây có liên quan chi đó tới truyền thuyết trăm trứng
và bà Âu Cơ????
Con đường nối liền 2 nơi
đặt mộ này chạy vòng vèo theo chân ngọn núi Xuân Vân (nhưng dân địa phương gọi
là đồi Mộng Cầm) được mang tên Hàn Mặc Tử, xứng với một đời thơ vịnh của ông.
Wiki nói rằng, lúc đầu Nguyễn Trọng Trí lấy hiệu là Hàn Mạc Tử
với nghĩa là chàng trai đứng sau bức rèm lạnh lẽo, trống trải. Sau đó bạn bè gợi
ý ông nên vẽ thêm Mặt Trăng khuyết vào bức rèm lạnh lẽo để lột tả cái cô đơn của
con người trước thiên nhiên, vạn vật. "Mặt Trăng khuyết" đã được đặt
vào chữ "Mạc" thành ra chữ "Mặc". Hàn Mặc Tử có nghĩa là
"chàng trai bút nghiên".
F0 vốn dân kỹ thuật,
quay qua hỏi 2 kẻ đồng hành – cũng dân kỹ thuật: vậy các anh thuộc bài thơ nào
của Hàn Mặc Tử thì gáy lên cho anh em thưởng thức. PTB, vốn chuyên gia phát ngôn
của tất cả các hội mà hắn có chân trong đó, nhanh nhẩu: thì đây, “ai mua trăng
tôi bán trăng cho...” rồi tắc tị nên quay sang TTN thúc: “đọc tiếp đi”. TTN ngắc
ngứ phán: đại khái là thế. F0 gãi đầu gãi tai một hồi nhưng không thêm được chữ
nào.
Kết luận:
-Dân kỹ thuật chỉ biết Hàn
Mặc Tử gắn với trăng, thế là hết!!!
-Cuộc đời của nhà thơ lãng
mạn chỉ cần qua 7 chữ là trở thành nổi tiếng với dân thường!
PTB
bổ sung: Một nhà thơ, hơn ba chục tuổi đời với dăm bài thơ khó hiểu nhưng hầu
như chả làm được cái gì có ích cho xã hội sẽ trở thành danh nhân mà người đời
truyền tụng. Còn ba thằng kỹ thuật với ngót sáu chục tuổi trời và hàng chục
công trình con con mang lại lợi ích không nhỏ cho xã hội cũng sẽ rơi tõm vào hư
không như hàng vạn triệu người bình thường khác!
PS: Sau một hồi tẩy trùng thì cái video ngó cũng tạm ổn nên Mõ tôi liều mạng post lên để mọi người kiểm tra lại. Nếu thấy vẫn chưa ổn thì mõ tui lại gỡ xuống vậy. Hề hề hề,....
Một cách post sáng tạo nửa blog nửa fb đây: phối hợp tác chiến giữa tác giả và còm sĩ kiêm mõ!
ReplyDeleteBa chàng "ngủ làm pháo hỏng" mà sao lúc nào cũng chỉ được tối đa là hai cái mặt trong ảnh?
Chỗ này vắng đìu hiu tới mức không nhờ được ai chụp cho một pô cả đoàn ạ?
Hề hề hề, đúng là pháo hỏng thật nên chả dám ngo ngoe gì chỉ lẳng lặng tự sướng với nhau mà thôi. Khổ thế......
DeleteXem xong Hải không khỏi nhớ tới bộ phim "Lợn rừng" xem cách đây đã lâu về mấy lão tuổi tầm MLC (khủng hoảng trước tuổi về hưu - mid life crisis) rủ nhau đi du lịch mô tô khám phá thế giới.
ReplyDeleteWild hogs:
"Một nhóm bạn trung niên lên đường du lịch bằng môtô để thoát khỏi cuộc sống đời thường nhàm chán. Nhưng những anh chàng dân chơi nửa mùa đã gặp vô số rắc rối khóc dở mếu dở trong chuyến du lịch bão táp này."
Hề hề hề, 3 thằng này chửa gặp bão nhưng cũng bị táp cho lên bờ xuống ruộng rồi. Có nhẽ chỉ xứng dân chơi 1/4 mùa thôi chứ chả được 1/2 đâu.
DeleteNguyên tắc là rình sơ hở của kẻ khác để chớp nên chẳng bao giờ có đủ 3 mạng ;-)
ReplyDeleteVả lại 3 kẻ suốt ngày tìm kẽ hở để châm chích nhau nên chẳng ai dại mà dây vào :-)
ReplyDeleteGiờ tiền bạc và danh vọng tuy ít nhưng nếu ăn dè có lẽ cũng
ReplyDeletetạm đủ. Chỉ có tuổi là hơi bị thừa.
Đến giếng thần cầu sức khoẻ, tuổi trẻ và/hoặc những cái quan trọng hơn cho cuộc sống có được không hở các anh?
Ơ, mà sao dùi trống của anh Nguyên lại to và dài gấp năm lần dùi chiêng của anh HTC thế nhỉ (xem hình 1.7a và b)?
Anh Nguyên lúc uống nước giếng thần cầu gì đó?
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteHề hề hề, chuyện cái dùi của anh Nguyên to và dài là vì anh ấy chăm tập luyện thể .... dục thể ..... thao ấy mà.
ReplyDeleteLúc uống nước thần anh ấy cầu cho "quốc sái dân n....an" ấy mà .....
Cái giếng này thiêng lắm nên đã cầu thì cầu cái to to chớ cầu cái nhỏ nhỏ như Việt hải thì phí của ..... thần lắm.