Wednesday, August 7, 2013

Perelman G. - Thần đồng Toán học Phương Đông

Thiên tài "quái kiệt" Perelman G.
Chắc không ai đã từng học chuyên Toán và quan tâm về các sự kiện Toán học, không biết Peralman Grigori – Dị nhân Toán học kiệt xuất, người đã từng từ chối nhiều Giải thưởng danh giá, trị giá hang triệu USD…, người đã từng nói không một chút kiêu ngạo: “Tôi  thấu hiểu cả vũ trụ, tôi đã có đủ những gì mình muốn, bởi vậy tôi không quan tâm đến tiền bạc và danh vọng”.
Nhân dịp nhà toán học nổi tiếng người Nga - Grigori Perelman tròn 47 tuổi, Science Daily có bài đặc biệt ôn lại thân thế và sự nghiệp của một cá nhân tài năng, vốn nổi danh với công chúng khắp thế giới qua bản tính “lập dị”.


Năm 16 tuổi, Perelman đã giành giải cao nhất tại cuộc thi Olympic Toán Quốc tế ở Budadpest năm 1982 với số điểm tuyệt đối.

Sau khi tốt nghiệp với tấm bằng phó tiến sĩ khoa toán cơ của LGU, chuyên về lĩnh vực nghiên cứu hình dáng các vật thể trong không gian, Perelman làm việc tại phân nhánh Leningrad, thuộc Viện Toán học cao cấp Steklov (LOMI, nay là PDMI) lừng danh.

Năm 1991, Perelman nhận giải thưởng của Hội Toán học trẻ Leningrad với những đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên môn, đây cũng là phần thưởng duy nhất trong đời mà Perelman "chịu nhận".

Perelman sinh ngày 13/6/1966 ở Leningrad, tên cũ của St Petersburg. Giáo viên dạy toán của ông - Tamara Yefimova - gọi ông là Grisha. Cậu bé học tại trường chuyên toán 239. Theo Yefimova, Grisha là một “học sinh thông minh, học giỏi tất cả các môn, trừ thể thao” (đặc điểm nổi bật nhất của các chàng trai chuyên Toán).

“Toán học luôn là điều quan trọng nhất với em. Nhưng tôi không thể nói em là một người khép kín hay lập dị. Điều đó không đúng. Grisha có bạn bè và chơi đàn violon”, Yefimova, cô giáo chuyên Toán của Perelman cho biết và nói thêm:: “Tôi hiểu tại sao em lại không muốn gặp các nhà báo. Grisha là một người uyên bác, chỉ quan tâm đến sự thật chứ không thích những chuyện bàn tán xung quanh”.

Perelman hoàn tất bằng tiến sĩ toán học, chuyên về lĩnh vực hình học nghiên cứu hình dáng của các vật thể trong không gian. Sau đó ông giảng dạy tại các trường đại học Mỹ, trong đó có Học viện Công nghệ Massachusetts, rồi về Nga vào giữa thập kỷ 1990.

Tiếp đó, ông được mời đi thuyết trình bản luận án độc đáo tại nhiều trường đại học danh tiếng hàng đầu nước Mỹ, nhưng ông lại khước từ lời mời ở lại giảng dạy lâu dài. Perelman trở về quê hương và tiếp tục làm việc ở LOMI cùng niềm đam mê nghiên cứu cháy bỏng. 

Năm 2006, Perelman được trao giải thưởng của Hiệp hội Toán học châu Âu (EMS) cho các nhà toán học trẻ, nhưng ông một mực từ chối nhận. Đúng một năm sau, Liên minh Toán học Quốc tế (IMU), trụ sở tại Berlin, Đức quyết định trao Huy chương Fields, phần thưởng cao quý mệnh danh là "giải Nobel toán học" cho  Perelman, nhưng ông đã khước từ việc đến Madrid, Tây Ban Nha, nơi diễn ra kỳ hội nghị của IMU để nhận giải.

Về giả thuyết Poincare – bài toán thiên niên kỷ, chắc chắn không có nhà Toán học nào ngoài Perelman có thể giải được, chính vì vậy mọi giải thích “ngoài lề” của một số nhà Toán học Trung Quốc (Shing-Tung Yau, Huai-Dong Cao, Zhu Xiping), đã trở thành “nực cười”. Perelman đã nói: "Tôi không thể nói rằng tôi bị xúc phạm. Những người khác còn làm tệ hại hơn. Dĩ nhiên, có nhiều nhà toán học chân thật. Nhưng hầu như tất cả đều tuân thủ tập tục. Họ ít nhiều gì cũng chân thật, nhưng họ chịu đựng những kẻ không chân thật”.[Chúng ta theo dõi đoạn youtube dưới đây của Perelman.


Thay lời kết luận chúng ta đưa ra một so sánh nhỏ sau đây:

Ai cũng biết thiên tài Toán học người Việt, niềm tự hào của chuyên Toán chúng ta – GS. Ngô Bảo Châu, người đã nhận Giải thưởng Fields về Toán học năm 2010. Vậy so sánh Ngô Bảo Châu và Perelman thế nào? Chưa có một cơ quan trên thế giới nào dám làm chuyện đó. Thế nhưng năm 2007, Nhật báo The Daily Telegraph của Anh đã xếp nhà toán học tài ba Perelman đứng thứ 9 trong bản danh sách "100 thiên tài đương đại còn sống". Trong danh sách này, vô địch cờ vua thế giới, đại kiện tướng Kasparov G. phải xếp cỡ 25?! Còn Ngô Bảo Châu, theo tôi, chưa được vào danh sách này mặc dù gần gần.

Bạn nào biết đầy đủ danh sách nói trên hãy post lên để mọi người cùng tham khảo và bình luận.

Nguyễn Công Thành (tổng hợp từ các báo)

Top 100 living geniuses

(A Survey by Creators Synectics - Theo nguồn telegraph.co.uk)

Rank Name Nationality Category #Votes
1 Albert Hoffman Swiss Chemist 27
Tim Berners-Lee British Computer Scientist 27
3 George Soros American Investor & Philanthropist 25
4 Matt Groening American Satirist & Animator 24
5 Nelson Mandela South African Politician & Diplomat 23
Frederick Sanger British Chemist 23
7 Dario Fo Italian Writer & Dramatist 22
Steven Hawking British Physicist 22
9 Oscar Niemeyer Brazilian Architect 21
Philip Glass American Composer 21
Grigory Perelman Russian Mathematician 21
12 Andrew Wiles British Mathematician 20
Li Hongzhi Chinese Spiritual Leader 20
Ali Javan Iranian Engineer 20
15 Brian Eno British Composer 19
Damian Hirst British Artist 19
Daniel Tammet British Savant & Linguist 19
18 Nicholson Baker American Writer 18
19 Daniel Barenboim N/A Musician 17
20 Robert Crumb American Artist 16
Richard Dawkins British Biologist & philosopher 16
Larry Page & Sergey Brin American Publishers 16
Rupert Murdoch American Publisher 16
Geoffrey Hill British Poet 16
25 Garry Kasparov Russian Chess Player 15
26 The Dalai Lama Tibetan Spiritual Leader 14
Steven Spielberg American Film maker 14
Hiroshi Ishiguro Japanese Roboticist 14
Robert Edwards British Pioneer of IVF treatment 14
Seamus Heaney Irish Poet 14
31 Harold Pinter British Writer & Dramatist 13
32 Flossie Wong-Staal Chinese Bio-technologist 12
Bobby Fischer American Chess Player 12
Prince American Musician 12
Henrik Gorecki Polish Composer 12
Avram Noam Chomski American Philosopher & linguist 12
Sebastian Thrun German Probabilistic roboticist 12
Nima Arkani Hamed Canadian Physicist 12
Margaret Turnbull American Astrobiologist 12
40 Elaine Pagels American Historian 11
Enrique Ostrea Philippino Pediatrics & neonatology 11
Gary Becker American Economist 11
43 Mohammed Ali American Boxer 10
Osama Bin Laden Saudi Islamicist 10
Bill Gates American Businessman 10
Philip Roth American Writer 10
James West American Invented the foil electrical microphone 10
Tuan Vo-Dinh Vietnamese Bio-Medical Scientist 10
49 Brian Wilson American Musician 9
Stevie Wonder American Singer songwriter 9
Vint Cerf American Computer scientist 9
Henry Kissinger American Diplomat and politician 9
Richard Branson British Publicist 9
Pardis Sabeti Iranian Biological anthropologist 9
Jon de Mol Dutch Television producer 9
Meryl Streep American Actress 9
Margaret Attwood Canadian Writer 9
58 Placido Domingo Spanish Singer 8
John Lasseter American Digital Animator 8
Shunpei Yamazaki Japanese Computer scientist & physicist 8
Jane Goodall British Ethologist & Anthropologist 8
Kirti Narayan Chaudhuri Indian Historian 8
John Goto British Photographer 8
Paul McCartney British Musician 8
Stephen King American Writer 8
Leonard Cohen Canadian Poet & musician 8
67 Aretha Franklin American Musician 7
David Bowie British Musician 7
Emily Oster American Economist 7
Steve Wozniak American Engineer and co-founder of Apple Computers 7
Martin Cooper American Inventor of the cell phone 7
72 George Lucas American Film maker 6
Niles Rogers American Musician 6
Hans Zimmer German Composer 6
John Williams American Composer 6
Annette Baier New Zealander Philosopher 6
Dorothy Rowe British Psychologist 6
Ivan Marchuk Ukrainian Artist & sculptor 6
Robin Escovado American Composer 6
Mark Dean American Inventor & computer scientist 6
Rick Rubin American Musician & producer 6
Stan Lee American Publisher 6
83 David Warren Australian Engineer 5
Jon Fosse Norwegian Writer & dramatist 5
Gjertrud Schnackenberg American Poet 5
Graham Linehan Irish Writer & dramatist 5
JK Rowling British Writer 5
Ken Russell British Film maker 5
Mikhail Timofeyevich Kalashnikov Russian Small arms designer 5
Erich Jarvis American Neurobiologist 5
91 Chad Varah British Founder of Samaritans 4
Nicolas Hayek Swiss Businessman and founder of Swatch 4
Alastair Hannay British Philosopher 4
94 Patricia Bath American Ophthalmologist 3
Thomas A. Jackson American Aerospace engineer 3
Dolly Parton American Singer 3
Morissey British Singer 3
Michael Eavis British Organiser of Glastonbury 3
Ranulph Fiennes British Adventurer 3
100 Quentin Tarantino American Filmmaker 2

14 comments:

  1. Hải có biết về danh sách "100 thiên tài đương đại còn sống". Danh sách này có lần được bọn lớp h5i10 của Hải đưa ra bàn (thực ra là một đề tài do tiên sinh NS khởi xướng).

    Trong danh sách này còn một người Việt là GS Tuan Vo-Dinh ở Duke University. Không biết từ năm 2007 đã cập nhật chưa (vì thế nên không có Ngô Bảo Châu?).

    Ngoài Perelman trong danh sách này còn có Andrew Wiles, người đã chứng minh thành công Fermat's Last Theorem.

    (Danh sách này không được truyền bá rộng rãi một phần vì nó tương đối là controversial, dễ gây ra nhiều bàn cãi. Đặc biệt là trong d/s có cả Bin Laden. Danh sách này, theo Hải đọc được, phản ánh cách nhìn nhận của 4000 người Anh được hỏi ý kiến, sau đó được 6 chuyên gia - được Telegraph thuê? - sàng lọc theo hệ thống của họ.)

    ReplyDelete
  2. Andrew Wiles đã chứng minh thành công giả thuyết Fermat (Fermat's Last Thorem / Conjecture) ntn?

    [youtube] http://www.youtube.com/watch?v=Hkz45Ivr12k [/youtube]

    ReplyDelete
  3. ...
    Kể từ mùa xuân năm 2003, Perelman không còn làm việc tại Viện Steklov. Theo nguồn tin không chính thức lưu truyền cho rằng một số bạn bè của ông đã nói rằng ông hiện cảm thấy không vui vẻ, thậm chí đau đớn khi bàn luận về toán học; Một số thậm chí còn nói rằng ông đã hoàn toàn từ bỏ toán học. Theo một cuộc phỏng vấn năm 2006, Perelman lúc đó đang thất nghiệp, sống với mẹ ở Saint Petersburg.

    Người ta trích dẫn lời Perelman trong một bài viết trên tờ The New Yorker nói rằng ông rất thất vọng với các tiêu chuẩn đạo đức trong ngành toán học. Bài viết này ngụ ý rằng Perelman đặc biệt đả động tới những cố gắng của Shing-Tung Yau, người đã từng nhận giải thưởng Fields, trong việc hạ thấp vai trò của Perelman và đề cao kết quả của Cao và Zhu trong việc chứng minh giả thuyết Poincaré. Perelman nói "...Tất nhiên, có rất nhiều nhà toán học trung thực ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết bọn họ là những kẻ thỏa hiệp. Họ ít nhiều đều trung thực, nhưng họ chịu đựng và tha thứ cho những người không trung thực ". Ông cũng đã nói rằng: "Những người phá vỡ chuẩn mực đạo đức không bị coi là những kẻ ngoại đạo. Con những người như tôi thì lại bị cô lập". Điều này, kết hợp với khả năng được trao tặng một huy chương Fields, đã khiến ông từ bỏ toán học chuyên nghiệp...

    Không rõ liệu việc ông từ chức ở Steklov và rút về ẩn dật ngay sau đó có nghĩa là ông không còn làm toán nữa không. Nhà toán và là người đồng hương, Yakov Eliashberg cho biết, Perelman tâm sự với ông năm 2007 rằng ông đã bắt đầu làm việc với những vấn đề khác nhưng vẫn quá sớm để nói về những chuyện này. Trước đây ông Perelman đã từng quan tâm đến các phương trình Navier-Stokes và người ta đã đồn đại, đoán rằng ông có lẽ đang làm việc với những bài toán này.
    ...
    Theo Wikipedia

    ReplyDelete
  4. Loay hay một lúc thì cũng extract được data từ telegraph.co.uk. Không cho danh sách vào còm được (bị mất table format) nên Hải chèn vào phần cuối bài viết của anh Thành.

    ReplyDelete
  5. Hề hề hề,
    Chú Công Thành này lại võ đoán rồi.
    Ít nhất có một kẻ lạc loài trong cái đám chuyên Toán này là tui chả hề biết đến cái thằng cu thiên tài kiệt xuất này. Nguyên nhân thì khá rõ rệt:
    1/- Do dốt
    2/- Do thiếu quan tâm đến tình hình toán học trên thế giới.
    3/- Do thiếu ........ tiến.
    Vậy nên cần nói lại cho rõ kẻo sau này con cháu cứ đè ra mà hỏi Perelman là thằng nào thì toi,......

    ReplyDelete
  6. Hoan hô Hải đã nhanh chóng tìm ra và đưa lên bài danh sách 100 thiên tài, đồng thời cũng tham gia tích cực về Perelman.
    Thực ra NCT đã ủ ý định viết bài này đã lâu (sau sinh nhật Perelman 13/6), nhưng lại cố nán xem có tin tức gì mới. Đặc biệt là ý kiến của Perelman về Tào Hải Đông (Huai-Dong Cao) mà VH và NCT đã nhắc tới ở trên, là một nguồn tin ít ỏi người ta biết được. Cũng theo wikipedia, Perelman coi ngững nghiên cứu của Hamilton về giả thuyết Poincare là gần hơn so với các nhà Toán học Tàu. Trường hợp này - Perelman và Hamilton - hơi giống A. Einstein và Lorentz trong phát minh thuyết tương đối hẹp. Thực hư chuyện ai đúng ai sai cần phải có nhà Toán học lên tiếng.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hề hề hề,
      Chú này lại quên câu nói của thằng cu thiên tài về các nhà Toán học rồi. (Xin chớ mắng là tui láo bởi tôi chả hiểu cái thiên tài của nó và cũng chả phải xài cái thiên tài đó mà chỉ hiểu một điều nó là thằng cu thôi).
      "Họ ít nhiều gì cũng chân thật, nhưng họ chịu đựng những kẻ không chân thật”.
      Vậy thì chắc hẳn cái sự đúng và sai ấy cũng chả phải là cái mà thằng cu ấy quan tâm. Người trong cuộc còn chả cần quan tâm thì thử hỏi những người ngoài cuộc quan tâm tới phỏng có ích chi????
      Hề hề hề,
      Trong cái danh sách Việt Hải đăng có một thiên tài người Việt Nam là cái nhà ông (hay bà chả rõ) Tuan Vo Dinh. Có ai biết thông tin gì về thiên tài này thì nói nghe chơi có khi còn hay hơn là nói về mấy thằng Tây.
      Hề hề hề,....

      Delete
    2. Bình hề hề hề "bắt rận kinh quá" làm tui giật mình phải sửa lại câu đầu tiên.
      Nguyên do là trong một buổi họp BLL, NCT đưa ra tên "thằng cu thiên tài" chưa kịp xướng hết tên thì VQ Thành i-Tím và NP Hoa i- Vàng đã tranh nhau nói, làm tui tưởng rằng mình "lạc hậu" lắm!!!
      Tuy nhiên về nhà tra cứu lại thì thực sự tin tức về Perelman chỉ có vậy.

      Câu nói của Perelman mà Bình trích dẫn quả thực hơi khó hiểu vì người ta không nêu ra hoàn cảnh lúc "thiên tài" nói câu đó. Theo tôi, trong trường hợp này Peremal coi Ủy ban xét duyệt giải thưởng cũng không hiểu chứng minh của cậu ta và lại trao giải cho hậu duệ của Tào Tháo - Tào Hải Đông (tất nhiên là không cùng năm).

      Xem ra "tính đa nghi" đang phủ khắp phương Đông.
      Hehe

      Delete
    3. Anh Thành ơi tin mới hơn về Perelman đây:

      Grigori Perelman claims he can control Universe
      28.04.2011

      Grigori Perelman, a brilliant mathematician from St. Petersbrug, who became famous worldwide after he had solved the Poincare conjecture, has finally explained his refusal to accept a million-dollar prize. According to the Komsomolskaya Pravda newspaper, the secluded scientist opened his heart to a journalist and producer of a film company, which is going to make a documentary about him.

      The reporter at first contacted Grigori Perelman's mother through the Jewish community of St. Petersburg. She talked to her son, and the latter agreed to give an interview. That was quite an achievement indeed - no other journalist has managed to ask any question to Mr. Perelman before.

      "Perelman produces an impression of an absolutely sane, healthy, adequate and normal person. He is realistic, pragmatic and clearheaded, but also sentimental at the same time. What the media say and write about him - that he is off his head - all of that is nonsense. He knows what he wants and he knows how to get it," the journalist wrote after the interview.

      The above-mentioned documentary is not going to be about Grigori Perelman's life. The film will be about the cooperation and the struggle between three major mathematical schools in the world: the Russian, the Chinese and the American ones. These three schools are the most advanced in the world in terms of the path of learning and the control of the Universe.

      When asked why he refused from the prize of one million dollars, Perelman responded: "I know how to control the Universe. Why would I run to get a million, tell me?"

      Perelman also said that he does not communicate with journalists because they are not interested in science. Instead, they want to know all details about his everyday and personal life. They want to know why the mathematician refused from the million and whether he cuts his hair and nails. The scientist also said that he is offended by the media calling him Grisha, which is a usual short for Grigori.
      ...

      Delete
    4. Grigori Perelman claims he can control Universe (tiếp theo)
      ...
      In the interview, the excerpt of which was published on the Komsomolskaya Pravda newspaper, Perelman said that he had been training his brain since his school years. Recollecting the time when he, representing the USSR, received a gold medal at the mathematical competition in Budapest, he said:

      "We were trying to solve the tasks which required abstract thinking. The distraction from mathematical logic was exactly the point of the daily training. One had to imagine a piece of the world in order to find the correct solution. Do you remember the Biblical story about Jesus Christ walking on water? I had to calculate the speed with which he had to move on the water surface not to fall through."

      Since that time, Perelman devoted his activity to studying the nature of three-dimensional space of the Universe.

      "It's very interesting. I am trying to embrace the boundless. Anything that is boundless can be embraced," he said.

      The scientist was working on his dissertation under the direction of academician Aleksandrov. "The subject was not hard: "Saddle surfaces in Euclidean geometry." Can you imagine equal-sized and irregularly spaced surfaces in infinity? We have to measure the cavities between them," the mathematician said.

      According to Perelman, every theoretical development of mathematicians has applied relevance.

      "Why did we have to struggle with the Poincare conjecture for so many years? To put it in a nutshell, the essence of it is the following. If a three-dimensional surface is reminiscent of a sphere, then it can be spread into a sphere. It is known as the Formula of the Universe because it is highly important in researching complicated physical processes in the theory of creation. The Poincare conjecture also gives an answer to the question about the shape of the Universe.

      "I've learned to compute hollowness. Me and my colleagues are studying the mechanisms that fill social and economic hollowness. Hollowness is everywhere, it can be computed, and this opens large opportunities. I know how to control the Universe. Why would I run after a million, tell me?"

      According to the newspaper, both Russian and foreign special services are showing interest in Perelman's discoveries. The scientist has learned some super-knowledge which helps realize creation. Special services need to know whether Perelman and his knowledge may pose a threat to humanity. With his knowledge he can fold the Universe into a spot and then unfold it again. Will mankind survive after this fantastic process? Do we need to control the Universe at all?

      Komsomolskaya Pravda

      Delete
  7. Danh sách này có vẻ Satiristic - hài hước :) sao Bill Gates lại đứng cạnh Bin Laden .? Chắc do chuyện cười một anh cảnh sát Mỹ bước vào thang máy bỗng gặp ba người trong đó 1 là tên tù vượt ngục đang bị truy nã, 2 là Bill Gate, 3 là Bin Laden
    Anh ta rút súng ra, trong súng co ba vien đạn hỏi anh cảnh sát sẽ làm gì ?
    Trả lời: Bắn cho Bin Laden một phát chết tốt , hai viên còn lại dành cho Bill Gate ... He he !

    ReplyDelete
  8. Còn đây nữa, lần theo Wikipedia.

    SHATTERED GENIUS
    ...
    “Grigori Yakovlevich?” I said, employing his middle name, in polite Russian form. “Is it you?”

    Perelman’s head rotated slowly. He appraised me from the corner of one eye. He said nothing. “Excuse me, please,” I continued. “I don’t want to bother you. But I have come from America to speak with you.”

    Up close, Perelman looked about fivefoot-10 and slighter than I had imagined. He was less menacing than he appeared in pictures. He did not waste thought on his appearance, though. Dandruff caked the shoulders of his coat. His clothes were streaked with stains.

    Perelman spoke with a high-toned, birdlike voice. And he knew what to say. “You’re a journalist?” he asked. His mother peeked at me from behind his shoulder, then pulled away. I nodded. Perelman looked at the sky, letting out a pained sigh. We took several small steps together. “From which publication?” he asked.

    I told him. He nodded in recognition but said, “I don’t give interviews.”

    “I know,” I said. “That’s okay.” Perelman and his mother stopped walking. They looked me up and down, as though what I’d said had confused them. I didn’t know how this was going to go, but at least Perelman had not run away. So I put on a big smile. “Good weather today, huh?” I said. And to my surprise, both the terrifying recluse and his nervous mother let out a laugh. They were disarmed. I was in.

    ...

    “Do you mind if I walk with you for a little bit?” I asked. Perelman shrugged and we kept on. He had laughed once, I thought. Maybe he would laugh again. “I was nervous,” I told him. “Everybody says you are frightening.” Perelman squinted at the sky as if contemplating something I would never understand. A man passed in front of us, walking a cat on a leash.

    Lyubov Perelman said, “If you’re not getting an interview, what’s the point of this?” Perelman put his arm around her. “It’s okay, Mother,” he reassured her. “We’re just walking.”

    Considering all I had learned about Perelman, this display of considerate behavior amazed me. And it emboldened me. No one had gotten this close to him in years. “I understand you’re not practicing math anymore,” I said. “Can you tell me what you are working on?”

    “I have left mathematics,” he said. “And what I’m doing now, I won’t tell you.”

    ...

    We reached the archway and stopped. Perelman and his mother stared at me, wondering how this would end. I looked at Perelman and asked, “How’s your Ping-Pong game?”

    “I haven’t played in a long time,” he said. He laid an arm across his mother’s shoulders. He was becoming agitated. We had walked and talked for 20 minutes, and what had I figured out? I had gotten a feeling for the man, but I had not solved the riddle. Would he help me do it? There was time for one final question. I put it to him in English, the single philosophical question that I hoped he would consider. Where does your life go from here?” I said.

    Perelman stepped closer to me. I saw that one of his upper teeth was dark brown, decayed. “What?” he said, his English skills apparently dormant. Perelman’s face was focused in concentration as I repeated the question, and I thought that he might answer. But when I finished speaking, his face went slack, as before. He understood what I wanted to find out, the path of this unusual life. He mumbled, “I don’t know.”

    ReplyDelete
  9. Oh oh,

    VH đã đưa hết lên những bài viết quan trọng nhất bằng tiếng Anh về Perelman, trong đó có bài đăng trên Komsomonaya pravda nêu rõ quan điểm của Perelman về vũ trụ và Chúa.Câu đầu tiên của bài viết này cũng đã nhắc tới vũ trụ theo nghĩa là "hiểu được" chứ không phải là "điều khiển được" như đa số các báo viết lại.

    Phỏng vấn Perelman rất khó nên lượng thông tin phần lớn là "xào nấu" lại. Bài viết mới nhất về Perelman là của phóng viên ... Playboy Israel đăng vào tháng 3 năm 2013. Một phần của nó VH đã tìm được trên đây "Shattered Genius".

    Anh NCT không giỏi tiếng Anh, nên phần lớn đọc bằng tiếng Nga, nhưng nội dung của bài báo này viết bằng tiếng Anh pdf file.

    Có vài chi tiết thú vị nữa về Perelman sẽ được viết trong những comments sau.

    ReplyDelete
  10. Perelman từ chối 3 giải thưởng danh giá về Toán học:

    1. Giải thứ nhất do hiệp hội Toán học châu Âu (EMS) trao tặng, lý do: EMS không đủ năng lực đánh giá công trình của Perelman!

    2. Giải thứ hai là giải thưởng Fields (IMU) lừng danh năm 2006 (giải thưởng Ngô Bảo Châu nhận năm 2010).
    Giải thương này, như chúng ta biết, có giá trị tiền bạc rất nhỏ 15.000 Canada dollars (Ngô Bảo Châu còn phải chia cho 4 đồng nghiệp khác nữa, còn Perelman nhận nguyên giải).
    Ngài John Ball, chủ tịch IMU, đã gặp Perelman tại Sankt Peterburg vào tháng 6 năm 2006 để thuyết phục ông nhận giải. Sau 10 giờ thuyết phục trong 2 ngày, ông đã chịu thua. Hai tuần sau, Perelman đã khái quát về cuộc đàm đạo là: "Ông ấy đã đề xuất với tôi ba phương án: chấp nhận và tới; chấp nhận và không tới, và sau đó chúng tôi sẽ gửi cho ông huân chương; thứ ba, tôi không chấp nhận giải. Ngay từ đầu, tôi đã nói với ông ấy rằng tôi đã chọn phương án ba… [giải thưởng] là hoàn toàn không thích hợp đối với tôi. Mọi người hiểu rằng nếu chứng minh là chính xác thì không sự công nhận nào khác là cần thiết."
    Kỳ tích thuyết phục không được Perelman sau này được các nhà báo mô tả lại như sau:
    John Ball tới tận Saint Peterburg và hỏi được địa chỉ của căn hộ Perelman sống cùng với Mẹ tại vùng Kuptino. Sau nhiều lần điện thoại không được JB đích thân đến tận nơi nhưng vẫn không vượt qua được cánh cửa căn hộ. Hai bên thương lượng với nhau qua cánh cửa đóng kín và nội dung chính đã được trích dẫn ở trên.
    Ở đây có thể hiểu được logic của Perelman theo kiểu Tam Đoạn Luận nghịch: Nếu IMU đã kiểm chứng được chứng minh của Perelman là chính xác, thì "không sự công nhận nào khác là cần thiết", suy ra giải thưởng là vô nghĩa và Perelman không nhận giải thưởng! (lý lẽ của một thằng khùng chính hiệu).

    3. Giải thưởng thứ 3 có giá trị lớn nhất 1.000.000 USD - giải thưởng Thiên niên kỷ - do Viện Toán học Clay (Mỹ) trao tặng năm 2010.
    INTERFAX.RU ngày 1/7/2010 thông báo: Viện Toán học Clay chờ đợi rất lâu nhưng chủ nhân của giải thưởng Thiên niên kỷ - nhà toán học người Nga G. Perelman - đã không tới nhận giải.
    Tại sao lại có tên là Thiên niên kỷ? Câu trả lời là năm 2000, chính Viện Clay đã đưa ra 7 bài toán thách thức Thiên niên kỷ mới, trong đó có giả thuyết (hay định đề) Poincare. Ai giải được 01 bài toán sẽ được nhận 1 triệu đôla Mỹ. Các nhà toán học định ra giải thưởng cũng không thể tính tới phương án nghịch: tác giả không đến nhận giải thưởng và đành phải chờ thôi.
    Lần này Perelnam có trả lời phỏng vấn của Interfax: (cũng rất khó hiểu)
    "Tôi từ chối giải thưởng. Các anh (phóng viên) cũng biết là tôi có hàng đống lý do mặt này, mặt khác. Bởi vậy tôi đã suy nghĩ (quyết định) rất lâu. Nếu nói một cách ngắn gọn, nguyên nhân chính là tôi không đồng ý với các Ban tổ chức các giải thưởng Toán học. Tôi không thích cách giải quyết của họ và theo tôi, họ không chính đáng. Tôi cho rằng những đóng góp vào lời giải giả thuyết Poincare của nhà toán học Mỹ - Hamilton R.- không kém gì những đóng góp của tôi".
    ("Я отказался (от премии. - "ИФ"). Вы знаете, у меня было очень много причин и в ту, и в другую сторону. Поэтому я так долго решал", - сказал Перельман. "Если говорить совсем коротко, то главная причина - это несогласие с организованным математическим сообществом. Мне не нравятся их решения, я считаю их несправедливыми, - заявил ученый. - Я считаю, что вклад в решение этой задачи (доказательство гипотезы Пуанкаре. - "ИФ") американского математика Гамильтона (Ричард Гамильтон. - ИФ) ничуть не меньше, чем мой".

    Смотрите оригинал материала на http://www.interfax.ru/russia/txt.asp?id=143603)
    Trong bài báo này của Interfax cũng có những ý kiến giá trị của các đồng nghiệp của Perelman về công trình Thiên niên kỷ này.

    ReplyDelete