Thursday, September 13, 2012

ICVA và vấn đề GIÁO DỤC, DU HỌC


Kính gửi anh chị em và các bạn!

Chiều CN 9-9 vừa rồi em có đến thăm thầy Khải ngồi chơi cả buổi chiều.
Thầy rất vui và cho biết thầy vẫn theo dõi các chương trình giảng dạy
của các trưởng ở Mỹ, Anh, Pháp, Úc... Thầy bảo xem họ dạy như thế nào và bảo bài tập của họ thường ít đánh đố hơn của các lớp chuyên VN.
Thầy kể anh Ngọc đã mời thầy 30-9 này đi cùng các học trò cũ. Khi hỏi
thăm con gái Minh học thế nào, thầy bảo đừng gây áp lực bắt nó cứ phải
đoạt giải này giải nọ trong các kỳ thi học sinh giỏi nữa mà phải xem nó thích cái gì? (Cháu mấy năm vừa rồi liên tiếp được giải toán, tin học và ngoại ngữ mà). Thầy đưa ra ví dụ như ông Dương Thụ vốn là bạn học của thầy, nhưng ông ấy đã bỏ toán mà đi theo con đường âm nhạc, cuối cùng ông ấy là nhạc sĩ xuất sắc thế cơ mà! Thầy bảo các ông ở bộ Giáo Dục trước đây cứ làm như bọn đoạt giải các kỳ thi lớn sau này sẽ vực dậy cả đất nước, nên áp lực lên bọn trẻ lớn quá, lẽ ra phải để cho chúng nó phát triển tự nhiên mới phải. (Bây giờ bộ Giáo dục vẫn chưa thống nhất về chuyện giảng dạy) Nhưng thầy lại bảo nếu cháu nó thích học thì cứ động viên, nếu nó thích học toán thì ông sẽ dạy cho, nếu nó thích học nhạc... thì tìm người dạy cho nó môn nào nó thích. Điều kiện để làm học trò của ông chỉ là có thích học toán hay không mà thôi!
Thầy kêu một số trường hợp chỉ có bố mẹ thích cho con học toán, nhưng chính chúng nó lại không thích. Thế mà bố mẹ chúng nó vẫn cứ nài ép thầy dạy cho chúng nó. Việc đi du học cũng vậy, thầy khuyên nên tính kỹ, để cho chúng nó lớn, có nhận tức rồi hãy cho đi kẻo lại như 1 số trường hợp nhà có tiền cứ cho con đi du học bừa bãi, thế là đi 6-7 năm sau về chỉ toàn chơi chứ có học được cái gì đâu? Em bảo anh trai em ở Đức thì cứ thúc dục cho cháu sang bên đó, nhưng e và bà nội cháu thì muốn ít nhất là học xong phổ thông mới đi. Thầy bảo đúng rồi! Kể cả học xong ĐH mới đi cũng chẳng sao, vì khi đó nó sẽ biết cần phải học cái gì, chứ cái gì cúng học thì chịu sao nổi, khó mà có kết quả tốt được! Thầy bảo vậy là rất thuận lợi cho cháu, vì bác nó như thế là rất quan tâm đến chuyện học của nó, chứ không phải như nhiều người đón người nhà sang chỉ đê kiếm tiền thôi!
Tối qua em đã nói chuyện với anh trai em, anh ấy bảo thầy Khải đã bảo thế thì nên nghe lời thầy, vì đó là tâm huyết và kinh nghiệm của thầy, nó ở nhà mà lại thích học toán thì chỉ làm cho thầy vất vả thêm chứ thầy có được cái gì đâu? (Ngoài niềm vui day học của thầy). Anh con bác ruột e là Đỗ Kim Cương cũng là học trò tầy khải 76-79, nên mọi người trong nhà rất vui khi sắp tới gia đình lại có thêm 1 học trò của thầy Khải nữa! Thôi nhé! Để khi khác em nói chuyện thêm sau. Chúc tất cả anh chị em luôn vui vẻ và xứng đáng là học trò của thầy!

Trần Quang Minh 79-82
 
Các anh,

Em học khóa 79-82. Vinh dự là học trò của Thầy, được đứng trong cùng tập thể với các anh.

Với sự cố gắng và quyết tâm của các anh, Group "TrothayKhai" và Blog "ichuvanan" đã được sinh ra. Rút kinh nghiêm từ việc các hội nhóm mọc lên như nấm, nhưng sự tồn tại của chúng đều ở trạng thái thờ ơ và lay lắt - do thiếu mục đích và ý tưởng chung. Và với mong muốn tập thể chúng ta không chỉ tồn tại đến 30/9/2012, em có một vài suy nghĩ muốn trao đổi cùng các anh và các bạn như sau:

1- Các anh và các bạn đều là tinh hoa một thời, một số hiện đang giữ những trọng trách quan trọng, là những người định hình cho sự phát triển của đất nước. Liệu có thể chia sẻ các hiểu biết hoặc nhìn nhận của mình cho bạn bè đồng môn hoặc con em chúng ta thông qua Blog "ichuvanan" được hay không ?

Để làm việc này, có thể mở trên Blog các mục như "Kỹ thuật thế giới" để bác Tuấn (Nguyễn) ở Úc, hoặc các anh khác có hiểu biết về lĩnh vực này post bài - cũng là một cách để nâng tầm khoa học nước nhà. Hoặc mục " Xu hướng kinh doanh " ... chẳng hạn, để góp phần tạo ra các Mark Zuckerberg của Việt Nam trong tương lai. Hay mục " Dự án tìm người hợp tác", tìm CEO ..., vì trong số các anh, các bạn hẳn nhiều người có tài nhưng chưa có dịp làm thiên hạ "lác mắt", trong khi đó lại có rât nhiều nơi treo bảng cầu hiền lại bói không ra các "yếu nhân" ưng ý. Đấy là còn chưa nói đến việc thế hệ F1 của chúng ta có nhiều cháu cũng đang muốn "thi thố với đời" nhưng chưa tìm được nơi hợp ý, thì "ichuvanan" cũng là nơi các cháu có thể tìm đến để tham khảo.

Em thấy trên mạng có Mr. Alan Phan, sau bao năm lăn lộn xứ người hay chia sẻ các suy nghĩ của ông ấy về các vấn đề kinh tế, xã hội hiện tại. Thế thì tại sao chúng ta không thể làm như ông ấy ? Với tư chất của các anh, với kinh nghiệm sống dày dạn của mình ( cả kinh nghiệm thất bại nữa) chả lẽ không có gì để viết, để chia sẻ ? Nếu làm được điều này hẳn sẽ có nhiều người vào Blog "ichuvanan" của chúng ta để tham khảo, góp ý và thậm chí cả để đề nghị giúp đỡ nữa. Mà biết đâu, các anh, các bạn sẽ giúp người khác tránh được những sai lầm, thất bại không đáng có.

Ví dụ như em, em có một số vấn đề về tương lai con cái mà không biết hỏi ai. Con các anh phần nhiều đã lớn (trừ các bác tập 2, 3 :)) laughing) nhưng con em hiện đứa lớn nhất vừa thi Đại học, em không biết nên cho cháu học ngành gì, đi nước nào học, hay nên học trong nước ... Nếu đưa vấn đề này ra Group "TrothayKhai" để hỏi, được các anh, các bạn chỉ bảo thêm thì hay quá - để 4-5 năm Đại học của cháu không bị bỏ phí vì định hướng sai. Tất nhiên, vấn đề này đầy ông tư vấn trên mạng, nhưng ý kiến của các anh, các bạn hiển nhiên được tôn trọng và đánh giá cao hơn rất nhiều - vì toàn người có kinh nghiệm thực tế cả.

Và như các anh đã thấy, Blog nên có chỗ cho những người yêu văn học, phim ảnh, hội họa tập hợp. Giúp chúng ta nhớ lại "thời thanh niên sôi nổi", hoặc giúp cập nhật các tác phẩm hay, mới, đáng đọc, đáng xem, mà chúng ta vì lý do nào đó chưa kịp update. Như thế cũng quá tốt, phải không các anh ? 

2- Hội, nhóm chúng ta có thể yêu cầu đóng góp Hội phí và phát hành Thẻ Hội viên, cho phép các thành viên được sử dụng ưu đãi các dịch vụ của các Công ty hoặc cửa hàng của các thành viên trong Hội. Ví dụ, nếu đến ăn ở Quán A sẽ được giảm giá 15%, hoặc đi nghỉ ở Resort B sẽ được chiết khấu 10%, hay sử dụng dịch vụ của Cty Luật C sẽ được  ...miễn phí  :) happy( có thể không cần biết quán đó, hay Cty đó của ai). Em "ăn trộm" ý tưởng này của Hội Cựu sinh viên VN tại Pháp.

Trên đây là một vài suy nghĩ "thô sơ" của em. Mong các anh và các bạn có thêm các sáng kiến đóng góp nữa - để mình cùng nhau xây dựng Hội ichuvanan ngày càng phát triển.

Cảm ơn các anh và các bạn đã bớt thời gian để đọc.

Em, Tuấn (khóa 79-82)

17 comments:

  1. > Hi ACE,
    > Hôm trước bạn QuangMinh i79-82 có đề cập đến việc thăm Thầy và chuyện học hành của con cái, DC cũng đã muốn góp vài ý, rồi nghĩ lại mắc bệnh nghề nghiệp "debug - bắt rận" của dân programmers, luôn có ý vạch lá tìm sâu, cái gì của "tiền bối" mà không hợp với lòng mình, thì cũng nêu ý kiến trái chiều của mình, sợ lại mạo phạm các bậc đáng kính, nên lại thôi. Nay bạn Tuấn i79-82 lại phát biểu vấn đề này nữa, DC lại ngứa ngáy ngón tay, giao lưu quan điểm của mình luôn, chẳng e dè nữa.
    >
    > Thứ nhất, khi ta đang mông lung giữa "ngã ba đường" chưa biết nên chọn đi hướng nào (ở đây là chuyện cho con cái đi học ĐH, học ở đâu - trong hay ngoải nước, học ngành gì), thì thực chất là ta đã có tìm hiểu thông tin khá kỹ rồi, chỉ còn băn khoăn tìm "đồng minh" khẳng định giúp cái "định hướng trong tiềm thức của mình" có hợp lý hay không mà thôi. Nếu bạn chưa tự tìm hiểu thông tin và có các alternatives liên quan để lựa chọn, thì việc hỏi tư vấn bên ngoài coi như không có ích gì.
    >
    > Thứ hai, cần xác định đúng hoàn cảnh thực lực của mình (cả khả năng tài chính của cha mẹ cho con theo đuổi việc học tập, lẫn khả năng tư duy học hành của đương sự h/s), để cố gắng chọn phương án tối ưu, nếu không được cái tốt nhất, thì chọn cái kém tồi nhất trong những cái tồi đang chờ đợi mình ở đằng trước.
    >
    > Phải dài dòng quay lại thời bác Tạ Quang Bửu, Nguyễn Đình Tứ ngày trước, và với các "ngài" bộ trưởng giáo dục ngày nay một chút. Thời học xưa của chúng ta với bác Bửu là "con chim đầu đàn", h/s cứ lo "học hết sức mình", không phải lo "chạy vạy các cửa, thi triển các tiểu xảo chen ngang hàng", thì những người ưu tú nhất sẽ được tạo điều kiện cho đi du học với môi trường tốt hơn ở nước ngoài, các nước XHCN ngày đó (có thể vẫn lọt lưới một số h/s giỏi, nhưng đó chỉ là xác suất nhỏ). Tuy chính sách thời đó có "rận" như anh BQ.Ngọc đã phát biểu [ h/s không có tự do cá nhân chọn ngành học mình yêu thích, bộ giáo dục tự cho mình quyền phân bổ "các h/s ưu tú đó" buộc theo học các ngành nghề, với tỷ lệ quota h/s vào các ngành nghề, theo cảm tính của các bác ở bộ giáo dục ], nhưng dù sao cũng đã ra lò được một thế hệ có thành tựu đáng nể trong đời sống xã hội VN ngày nay. DC có thằng con trai có vẻ có năng khiếu "vẽ vời tàm tạm", muốn sau này nó học gì liên quan đến cái "sướng vẽ" của nó, hỏi một anh bạn học kiến trúc sư ở Leningrad (nay đổi lại tên cũ là thành phố St. Peterburg?) làm thế nào để luyện cho nó theo kinh nghiệm của anh ấy. Thì anh ấy trả lời: ngày trước học ở quê có biết vẽ khỉ vẽ chó gì đâu, thi ĐH được điểm đi tây thì bác Bửu xếp cho học kiến trúc, thì cứ thế mà học thôi, hêhhê, không phải ở nhà mà chui hầm trốn bom Mỹ rải thảm, hay là phải ra chiến trường cầm súng bắn người. Tức là ý anh ấy nói chả có kinh nghiệm gì cả, quẳng xuống sông xuống biển, có năng lực thì tự biết mà bơi, không thì chết, bố mẹ cũng chả giúp được gì, thư từ liên lạc thời đó với gia đình cực hiếm.
    (còn tiếp)
    DC

    ReplyDelete
  2. Thời nay, có bao nhiêu bài báo của những người tâm huyết nói về bất cập của nền giáo dục thụt lùi của VN ta hiện nay, DC không lặp lại bới móc tội của các ngài bộ trưởng giáo dục ngày nay nữa. Vậy thì "du học hay không du học - to be or not to be"? Nhiều bạn của DC dùng từ "tỵ nạn giáo dục" để nói về việc cho con du học nước ngoài đắt đỏ, bằng những đồng tiền kiếm ăn nhọc nhằn của gia đình, chỉ mong "vì tương lai con em chúng ta". Nhưng có một thực tế là tỷ lệ h/s du học "thành tài, không thành hư" so với thời bác Bửu, bác Tứ ngày xưa thì ngày nay không cao bằng. DC đã chứng kiến vài trường hợp ở Bangkok này gia đình gửi con sang học, thì 7-8 năm học không đỗ ĐH, lêu lổng, hư hỏng và tất nhiên là tiêu phá tiền của cha mẹ không thương tiếc. Và tình trạng này ở Anh, Mỹ, Úc hay các nước khác mà h/s VN mình ngày nay đi du học cũng thế mà thôi. Nếu những trường hợp đó, gia đình không tạo điều kiện cho con/cháu mình du học, thì nó học ở trong nước chắc là ít hư hỏng hơn. Đó chính là ý của Thầy Khải nói với bạn QuangMinh là để con học trong nước cũng không phải là tồi, nếu mình định hướng và giúp con vào học được ở ngôi trường tốt (hoặc là ít tồi nhất trong nhiều trường tồi ở VN hiện nay).
    >
    > Trong trường hợp cụ thể của DC, đứa con gái tốt nghiệp phổ thông (trường quốc tế làng nhàng tại Bangkok) cách đây 2 năm. Lúc đó, nó xin được học bổng (Financial Aid package) một trường bên Mỹ là 22000 USD/năm x 4 năm, phần còn thiếu gia đình phải đóng tiền cho nó đi học. DC thấy nếu đi học trường đó thì gia đình phải "đóng thêm nhiều quá", thế là ngoảnh mặt bảo con gái: bố mẹ không có tiền cho con đi học, muốn đi học thì hoặc là học ĐH ở Thái, hoặc là tự xin học bổng du học được nhiều thì bố mẹ mới support nổi mà cho đi du học. Vậy là nó bỏ học, nghỉ ở nhà 1 năm, nhất định không quan tâm xem vào học trường ĐH nào ở Thái, chờ thêm 1 năm nữa "câu" học bổng ở các trường khác bên Mỹ. Cái năm nó ở nhà không đi học, hai vợ chồng DC dường như còn khủng hoảng hơn cả đương sự là con gái. Thế mà sau 1 năm, nó đã xin được học bổng nhiều hơn nhiều, chả biết do may hay khôn, và nay mới bắt đầu vào học năm thứ nhất bên Mỹ được 2 tuần rồi, rất enjoy. Tính nó "bướng" như thế, thì tất nhiên nó muốn học gì thì nó học, chứ vợ chồng DC có can thiệp hay ép buộc hay khuyên nó học cái gì là hay (theo ý mình) được đâu. Điều này thì DC, tuy không nhận được lời tư vấn trực tiếp như ý của Thầy Khải hay anh BQ.Ngọc đã nói, nhưng đã để cho h/s (con cái mình) được quyền tự do lựa chọn điều nó thích làm, miễn không phải là việc vi phạm pháp luật.
    (còn tiếp)
    DC
    >

    ReplyDelete
  3. Nhớ lại năm nó học lớp 4, vì mắc một lỗi nhỏ nào đó, DC bắt con gái làm một bài toán "quy tắc tam suất" đơn giản. Từ đó nó sợ-ghét Toán cả đời, đến bây giờ vào học ĐH vẫn đang kêu lúng túng học môn Toán khó quá (mặc dù thì Toán SAT thì cũng được max 800/800, nhưng Toán SAT là thứ giời ơi h/s VN ai cũng làm được cả). Từ đó DC cũng chả bao giờ "dạy học" được con cả, thôi biết là mình kém sư phạm rồi, đành chịu thua con, nó muốn học gì thì nó học. Cũng không ngờ, đến năm lớp 7 nó mang cái bảng số gì rắm rối về nhà hý hoáy làm, DC nhòm thấy chả hiểu gì, hỏi con có bài tập matrix (ma trận) à, nó bảo: không, đây là trò chơi Sudoku mà cô giáo bảo chơi hay hay. DC "cú" quá, vì mình ngày trước học "chuyên toán" mà lại không biết cái trò thú vị này (hình như mới ra đời khoảng cuối những năm 199x), cũng xông ra chơi Sudoku thì toàn thua con gái. Bài Sudoku nó giải vừa nhanh hơn mình, vừa sạch sẽ trắng tinh không có vết nháp số nhằng nhịt như của DC. Quái! con dốt-sợ toán lại giải Sodoku nhanh hơn thằng bố học toán và máy tính bao năm trời, không thể chấp nhận được! Cuối cùng DC cũng đành chịu thua, hỏi kỹ thuật giải của nó thế nào mà hay vậy, nó chỉ bảo phải nhớ trong đầu liền một lúc cả bộ 9-số gồm "tập các số đã biết" và "tập các ẩn số" của zone, hàng, cột rồi kiểm tra chéo lại với nhau là ra các ẩn số. HAY, đấy là thủ thuật chính để chơi Sudoku nhanh, gọn sạch sẽ, và có công dụng "luyện trí nhớ". Về sau DC cũng đã giới thiệu trò chơi Sudoku với Thầy Khải, Thầy cũng hưởng ứng.
    >
    > Trở lại việc định hướng cho con đi học ĐH, DC có lời chân thành với ACE là nếu con/cháu mình "đang còn hư" thì hãy giữ nó bên mình mà giám sát chỉnh đốn, đẩy nó đi học xa nhà thì dễ bị rơi vào các "cạm bẫy cuộc đời" lắm. Còn nếu con mình "ngoan, có khả năng", thì hãy tạo điều kiện cho nó tung cánh bay xa, nó dễ tự lập hơn trong cuộc sống và bắt nhịp được với "hơi thở của thời đại". Tất nhiên, nếu còn các ràng buộc về điều kiện tài chính khác nữa, thì đành phải "liệu cơm gắp mắm" thôi. Việc xác định phẩm chất "hư, ngoan" của đương sự h/s thì chả biết nói thế nào, hêhêhê, nhờ Tề Thiên Đại Thánh hay Quan Âm Bồ Tát phán chỉ cho vậy.
    >
    > Vài lời huyên thuyên, các Admin thích thì quẳng lên blog iCVA, không thì thôi.
    >
    > Cheers, DC.

    ReplyDelete
  4. Dương viết hay hơn ... Su đô ku ... Hì hì ...
    Thế này gọi là ... Không Có Xu ... Đố Ku làm việc (không có thầy đố mày làm nên ...
    không có thầy ....mày đừng nên đố ... ,,,!:-)))

    Chỉ hơi thắc mắc là bạn Phạm L A Tuấn lại chỉ address to "các anh" .?
    Các chị đóng góp trên blog nhiều ... Hơn các anh ...:-)))

    Mình xin phép sẽ tham gia thảo luận nếu có dịp ...
    Nhiều khi ... "thùng rỗng kêu to, trường cổ đại thanh ... Kwack kwack cho vui thôi mà ...

    Cheers
    TN

    ReplyDelete
  5. Liệu chúng ta có nên thảo luận về "Nội lực phát triển phần mềm ứng dụng của VN không nhỉ"
    Theo em biết diễn đàn này và diễn đàn H5i10 có rất nhiều ACE công tác trong ngành phần mềm, có lẽ em ở xa nên không nắm tình hình nhưng với lực lượng kỹ sư trẻ mới ra trường có khả năng toán và tin tốt nhiều .. Như quân Nguyên thế mà sao ngành phàn mềm của ta vẫn chưa thăng hoa như Bânglore hay TQ, ...
    Với lực lượng đông đảo các ks mới ra trường 6 triệu mỗi năm ở TQ họ đang tạo ra sức mạnh mềm khiynh đảo thế giới...
    Hình như chiến lược của TQ là nội địa rồi mới ra quôc tế...
    Hình như làm phần mềm cần trường vốn và nhiểu rủi ro chăng...?
    Một ví dụ là thiết kế phần mềm hỗ trợ thiết kế viễn thông, quy mô khá đơn giản, nhỏ mà sao cả thế giới có mỗi anh IBWave của Cànada làm và chạy rất dở, cũng có khách hàng khắp 5 châu lục ...
    Huawei có làm thiên an để đối lại nhưng cũng dở nốt ..,
    Phần mềm chạy trên ipad cho học sinh học toán cũng chưa có và tại sao không ?
    ....
    Thanh niên thay vì chơi game ngồi viết phần mềm thì ... Hữu dụng hơn ...

    Mạo muội đánh trống qua của nhà Sấm tí chơi ...:-(
    Không biết tiếng trống này có chui vào ... Black hole mất tiêu .., hì hì ..,

    Tuấn K76

    ReplyDelete
  6. Thành post hộ HT Cường lên blog:

    Hi, ACE
    Tôi làm ở Viện nghiên cứu, tuy nhiên nghiêng nhiều về hướng n/c triển khai. Đã có một loạt sản phẩm ứng dụng vào thực tế OK (xem web http://cte.com.vn). Tuy nhiên, là dân trong lồng kính, cho đến giờ vẫn là há miệng chờ sung, chờ khách hàng tìm tới. ACE nào có cách nào hỗ trợ, tư vấn, hợp tác để đẩy mạnh triển khai không?
    Thanks a lot
    Hoàng Tiến Cường 73-76

    ReplyDelete
  7. Em mạo muội tung ra một challenge cho các software developer ở Vn thế này:
    Tạo ra một applet trên ipad hoặc Android vó thể dùng để :
    Vẽ đồ thị hàm số
    Đa thức đến bậc 10
    Hàm mũ, log
    Hàm lượng giác
    Mặt cong đến bạc ba
    Dẽ zoom in zoom out
    Dễ tìm giao điểm
    Dễ vi phân và tích phân tại từng điểm một
    Độ chính xác 10^-6
    Có màu sắc
    Có trục toạ độ 3d
    Có thể giải matrix bậc upto 10

    Trước hết chỉ cần 50 % là tốt rồi
    Giá bán 50 usd 50% Máy tính TI nspire đang bán 190 USD

    ReplyDelete
    Replies
    1. Vừa download thử một applet vẽ graph tên là graphicus cũng khá nhưng chưa đủ yêu cầu như trên Texas Instrument n-spire mặc dù giá có 1.99 Usd ... :-))

      Delete
  8. Em không gửi được bài, trích một số nội dung gửi anh Bình đọc cho "không vui" nhé...
    yêu cầu phải đổi mới (căn bản, toàn diện) giáo dục VN:
    Thứ nhất, đổi mới mục đích giáo dục:
    - Cần chuyển mạnh từ giáo dục truyền thụ kiến thức sang giáo dục hoàn thiện nhân cách và phát triển năng lực người học.
    + Ở đây không chỉ là vấn đề phương pháp giáo dục: nhồi nhét kiến thức hay là dạy cho học sinh cách tiếp thu kiến thức. Cho đến hôm nay, kiến thức của loài người cứ khoảng vài ba năm thì nhân lên gấp đôi. Việc áp đặt, nhồi nhét kiến thức trở nên phiến diện, không khả thi và thậm chí phản giáo dục vì khó có thể cập nhật những kiến thức mới nhất vào hệ thống giáo trình, sách giáo khoa, vốn tương đối ổn định. Phải đổi từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực, nhưng không có nghĩa là số lượng kiến thức của các em học sinh bị giảm đi. Ở đây chú ý khái niệm về kiến thức bên ngoài - tiếp thu thụ động (học) và kiến thức bên trong - kiến thức tiếp thu được chuyển hóa thành kiến thức của riêng từng cá nhân (hiểu). Chỉ có kiến thức bên trong này, mới có thể được phát huy thành năng lực cá nhân...
    + Ở đây còn có vấn đề xây dựng lại khung chương trình giáo dục, phân ban, cho phép học sinh lựa chọn môn học, số lượng môn học cho từng lớp, từng cấp học, phân chia cấp học, xây dựng chương trình phù hợp với đặc tính tâm sinh lý của trẻ, xem xét số năm học phổ thông (10, 11 hay 12 năm), số năm học đại học...
    - Trong mục tiêu giáo dục, phải quan tâm đặc biệt tới giáo dục cho đối tượng con em nông dân, nông thôn. Yêu cầu CNH, HĐH sẽ làm thay đổi cơ cấu xã hội theo hướng chuyển từ 70-75% dân số là nông dân sau 10 đến 15 năm nữa chỉ còn 30-35% thôi. Tức là, 40% dân số sẽ phải đổi nghề, thay đổi cả cuộc sống... Chưa nói đến việc mục tiêu này có đạt được không, có khả thi không, nhưng trước hết thì phải đặt ra mục tiêu đào tạo cho số lượng con em nông dân nói trên. Mâu thuẫn lớn hiện nay đang cản trở mục tiêu nêu trên là hiện tượng con em nông dân bỏ học, không có điều kiện học tập càng ngày càng phổ biến (vô cùng bức xúc). Thêm vào đó, đầu tư cho giáo dục ở khu vực nông thôn quá thấp cả về chất lượng và số lượng.
    Thứ hai về việc đánh giá chất lượng giáo dục: thi cử, bằng cấp...
    Thứ ba về quản lý giáo dục, phân cấp quản lý...
    Thứ tư về chất lượng giáo viên, yêu cầu về giáo viên các cấp học, bậc học, đổi mới việc đào tạo giáo viên, chế độ đãi ngộ, đạo đức nghề nghiệp và ý thức trách nhiệm...
    Thứ năm về cơ sở vật chất, trường lớp, đặc biệt như trên đã nêu, điều kiện dạy và học cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn...
    Rồi vấn đề giáo dục và hợp tác giáo dục với nước ngoài, vấn đề công lập, dân lập...
    Tóm lại, vấn đề giáo dục là vấn đề của toàn xã hội, đồng thời là vấn đề của mỗi gia đình, mỗi con người. Do đó cần có được sự đồng thuận của xã hội mới có thể thực hiện được. Để có được sự đồng thuận này là khó, nhưng cũng vô cùng đơn giản nếu tất cả việc nghiên cứu, tham mưu cho hoạch định chính sách xuất phát từ quyền lợi của người dân và của toàn xã hội.
    Em làm TÓM TẮT sơ lược mấy bài viết như trên, chẳng hiểu có làm anh Bình điên đầu lên không. Vì không phải học giả, nên viết có gì lộn xộn, không rõ ý tứ, làm phức tạp vấn đề ... thì mong anh Bình lượng thứ. Tiếp theo, anh quan tâm đến vấn đề nhỏ nào thì lại tiếp tục trao đổi, được không ạ?!
    Em cảm ơn anh đã quan tâm. Hì, hì...

    ReplyDelete
  9. Hề hề hề,
    Điên đầu thì chưa, xong nhức đầu thì có hơi hơi.
    Vì ANN đặt ra khá nhiều vấn đề mà để tranh luận ngay không dễ.
    Mình sẽ bắt đầu từng vấn đề một nhé.
    1/- Cần chuyển mạnh từ giáo dục truyền thụ kiến thức sang giáo dục hoàn thiện nhân cách và phát triển năng lực người học.
    Theo quan điểm cá nhân của mình thì phải là:
    - Cần kết hợp giữa giáo dục truyền thụ kiến thức và giáo dục hoàn thiện nhân cách đồng thời phát triển năng lực người học.
    Nếu không truyền thụ kiến thức thì còn cần chi tới việc giáo dục nữa nhỉ???
    Có điều việc truyền thụ kiến thức này phải được hiểu rộng hơn, không chỉ đơn thuần là những kiến thức về Văn về Toán.... mà kể cả những kiến thức về cuộc sống về xã hội, những kỹ năng sống và làm người.... mà ANN gọi là giáo dục hòan thiện nhân cách và phát triển năng lực bản thân đó.

    Thực tế mục tiêu của nền giáo dục nước ta hiện nay là gì??? Là đào tạo ra những con người mới XHCN vừa hồng vừa chuyên à??? Hay là đảm bảo cho tỷ lệ học sinh tốt nghiệp PTTH 100% ???
    Bởi vì như mình thấy thì ngay cái gọi là truyền thụ kiến thức phổ thông thôi (tức là chỉ những khái niệm cơ bản về các môn khoa học phổ thông như Văn toán ....) nền giáo dục của chúng ta cũng chưa hề đạt được.
    Bằng chứng là hàng loạt các ông tiến sĩ nhà ta mà viết một cái đơn xin việc không nổi. Hay như lắm vị giáo sư mà khi đứng lên phát biểu thì ấm ớ nói câu không thành cú, chửi tục còn hay hơn hát.......

    2/- Về phương pháp giáo dục:
    + Ở đây không chỉ là vấn đề phương pháp giáo dục: nhồi nhét kiến thức hay là dạy cho học sinh cách tiếp thu kiến thức. Cho đến hôm nay, kiến thức của loài người cứ khoảng vài ba năm thì nhân lên gấp đôi. Việc áp đặt, nhồi nhét kiến thức trở nên phiến diện, không khả thi và thậm chí phản giáo dục vì khó có thể cập nhật những kiến thức mới nhất vào hệ thống giáo trình, sách giáo khoa, vốn tương đối ổn định. Phải đổi từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực, nhưng không có nghĩa là số lượng kiến thức của các em học sinh bị giảm đi. Ở đây chú ý khái niệm về kiến thức bên ngoài - tiếp thu thụ động (học) và kiến thức bên trong - kiến thức tiếp thu được chuyển hóa thành kiến thức của riêng từng cá nhân (hiểu). Chỉ có kiến thức bên trong này, mới có thể được phát huy thành năng lực cá nhân...

    Thú thực là cái đoạn trên đây của ANN , Lùn tui thấy chưa sáng lắm. Theo ý của mình thì có nhẽ là như sau:
    Phải chuyển từ việc truyền đạt kiến thức theo kiểu một chiều, thầy giảng trò nghe sang việc truyền đạt kiến thức theo nhu cầu, nghĩa là trò hỏi và thầy giải đáp. Việc áp đặt những kiến thức buộc phải có cho người học là không cần thiết bởi vì chỉ có người học mới biết họ cần học cái gì từ người thầy của họ. Tất nhiên không phải mọi vấn đề trò hỏi thầy đều có thể trả lời ngay, nhưng với trách nhiệm và nghĩa vụ của người thầy là phải tự tìm hiểu thêm và có câu trả lời thỏa đáng cho người học. Và cũng không phải người học chỉ học một thầy mà người học có thể chọn nhiều thấy khác nhau, miễn sao họ học được cái họ cần và cái đó đáp ứng được chuẩn mực yêu cầu của xã hội. Ở đây phải nói thêm về vấn đề chuẩn mực yêu cầu của xã hội. Điều này hoàn toàn không phải do Bộ Giáo dục và đào tạo đặt ra mà chính là các yêu cầu về nguồn nhân lực của xã hội đặt ra. Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ là nơi thu thập các yêu cầu này và hệ thống hóa chúng lại để thành những chuẩn mực trong từng thời kỳ nhất định.


    (còn tiếp)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Trước hết, em nghĩ có thể thay "truyền thụ kiến thức" bằng "trang bị kiến thức" ạ. Thật ra luận bàn về khái niệm sẽ khá phức tạp. Mình nói thực tiễn thôi, anh nhỉ?!
      Cho đến nay, chúng ta vẫn nghĩ cứ nhồi nhét kiến thức cho trẻ con là xong, cho nên học sinh mới quá tải, rồi từ đó, những kiến thức cần thì không được học (như anh vừa nói), những kiến thức được học thì không cần. Cần phải coi việc trang bị kiến thức chỉ là phương tiện để đạt tới mục tiêu lớn hơn là phát triển con người một cách toàn diện, phát huy những khả năng và hạn chế những mặt xấu có sẵn trong mỗi cá nhân đó.
      Còn nếu coi kiến thức là mục tiêu, thì phải lấy cái người học hiểu - (tức là "kiến thức bên trong"), hay là kiến thức của người học không chỉ thu lượm được, mà còn "chế biến" cái được học ra thành cái của mình. Ví dụ, những kiến thức về toán - các định luật, quy tắc... được học phải được ghi nhớ, hệ thống lại, kết hợp với nhau, để khi cần thiết lấy ra sử dụng vào việc giải những bài toán cụ thể. Cùng một bài toán, giải nhanh hay chậm, cách giải hay hay không... phụ thuộc vào cách chúng ta có biết sử dụng những gì mình đã được học hay không, mức độ thuần thục đối với những gì mình được học cao hay thấp... Cái cuối cùng này - "kiến thức bên trong của mỗi người" - cũng được coi là sự đóng góp vào phát triển năng lực của cá nhân.
      Từ quan niệm vẫn còn chưa kịp thay đổi về mục tiêu giáo dục ở nước ta, dẫn đến nhiều bất cập, rõ nhất là trong thi cử: đánh đố học sinh, thầy giáo thì tăng thu nhập bằng luyện thi, học trò thì gian dối, quay cóp... Kết quả là dạy chẳng ra dạy, học chẳng ra học, mà hệ lụy còn lớn hơn nhiều là vô hình chung "luyện" cho trẻ gian dối, tác động tiêu cực đến ý thức cá nhân, đến đạo đức xã hội...
      Nhưng mà để thay đổi thật ra là không dễ, vì nó cần đến quyết tâm của tất cả mọi người, từ những người quản lý giáo dục, những nhà sư phạm, những người viết sách giáo khoa, những thầy cô giáo... đến cha mẹ học sinh, học sinh.
      Ví dụ, anh nói về chuyện dạy học không truyền đạt một chiều chẳng hạn là không dễ đâu. Giáo viên ở mình bây giờ phải đào tạo lại như thế nào, chương trình đào tạo ở trường Sư phạm phải thay đổi ra sao... tất cả đều phải được tính đến.
      Từ những ngày rất xưa của anh em mình, Thầy Khải cũng đã bắt đầu không truyền đạt một chiều mà luôn đặt câu hỏi để cho học sinh trả lời, khuyến khích học sinh tích cực học và tích cực suy nghĩ... Cho nên Thầy mới khác với hầu hết các thầy cô giáo khác đấy thôi.
      Hì, hì, em lại phải chạy rồi, sẽ lại xin "vấn an" đại ca sau nhé.

      Delete
  10. Hề hề hề,
    Tiếp theo về cái gọi là phương pháp giáo dục.
    Đúng như ANN nhận định rằng thời đại hiện nay, hệ thống kiến thức của xã hội thay đổi rất rất nhanh. Nhưng nói vậy không có nghĩa là những kiến thức cơ bản, kiến thức phổ thông cũ là không còn cần thiết nữa. Thực ra thì chính những kiến thức cơ bản ấy mới là nền tảng cho mọi sự phát triển về nhận thức , về kiến thức của nhân loại về sau. Vậy nên vẫn rất rất cần phải có đầy đủ những kiến thức đó ở bậc học phổ thông, không được bớt xén chút nào cả nếu như không nói là còn phải cập nhật thêm.
    Vậy thì hẳn là phải quá tải rồi ư???
    Không. không phải thế , chẳng có chi là quá tải ở đây cả. Bởi vì nếu như cái việc học ấy là cần cho người học thì anh ta sẽ tự biết cách để mà học cho ra trò. Không phải tất cả mọi người đi học đều có nhu cầu học giống nhau mà trái lại mỗi người sẽ có một nhu cầu, một cách học và một khả năng tiếp thu kiến thức khác nhau. Vậy nên học cái gì, học ở đâu, và học thế nào, xin hãy nhường quyền cho họ tự chọn, Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ cần chuẩn bị cho đầy đủ đội ngũ cán bộ giáo viên, đầy đủ các cơ sở vật chất cần thiết, để có thể tiếp nhận và đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của người học. Vậy là OK.
    Thế tại sao bây giờ mọi người lại cứ kêu ầm lên là học sinh bị quá tải???
    Xin thưa rằng đó chính là do người ta đang bắt học sinh phải làm, phải học những thứ mà bản thân học sinh thấy là không cần , là vô bổ. Vì không thấy cần, vì thấy vô bổ nên càng học càng chán, và càng học càng loạn óc, thế là stress, thế là quá tải thôi.
    Như vậy rõ ràng là đâu có phải nhồi nhét được thêm tí kiến thức nào đâu mà chính là đang phá dần cái sự tiếp nhận kiến thức đấy chứ. Bởi vì một khi đã chán, đã loạn óc thì chả còn tiếp thu được cái gì ra hồn nữa.
    Vậy nên để cái sự học có kết quả thì ắt phải lấy cái sự khoái của học trò làm trọng tâm, làm mục tiêu cho mọi phương pháp giáo dục, bất kể ở cấp học nào.
    Đó cũng chính là điều mà thầy Khải đã từng dạy chúng ta từ nhiều năm trước đây:
    Muốn giỏi toán phải thích toán đã. Đã thích thì phải tìm cách mà thỏa cái thích của mình, chứ thích mà lại lười thì vô nghĩa.
    Ai thích học thì thầy sẽ dạy, còn đã không thích thì không bao giờ thầy ép phải học cả.
    (còn tiếp)

    ReplyDelete
  11. Cái gọi là kiến thức cơ bản ấy cũng còn nhiều ý kiến anh ạ. Từ lớp 9 bọn trẻ ở nc ngoài đã đc tự chọn môn học, nhg nước mình cứ bàn mãi phân ban mà chẳng "dâu vào với xoan".
    Cứ sợ bọn trẻ ko chọn sử thì ko biết về sử dân tộc, ko chọn địa lý thì ko biết gì về địa lý...

    ReplyDelete
  12. Hề hề hề,
    Đã gọi là kiến thức cơ bản thì rõ ràng là không thể không học. Vấn đề chỉ là làm sao để xác định đúng và đủ cái gọi là cơ bản ấy.
    Tỷ như với học sinh phổ thông thì nhửng kiến thức cơ bản về lịch sử là gì??? Có nhất thiết phải học toàn bộ lịch sử thế giới hay không??? Bởi vì như chúng ta đã thấy, rất rất nhiều học sinh trên thế giới này không hề biết tới cái gọi là quốc gia Việt nam nay đang ở chỗ nào, nó phát triển ra sao từ trước đền nay ????
    .......
    Về vấn đề thời gian học tập cũng vậy, Không nhất thiết là phải học tất cả các kiến thức phổ thông ấy trong vòng 9, 10 hay 12 năm mà tùy theo năng lực và khả năng của người học, họ sẽ hoàn thành cái nội dung ấy trong khoảng thời gian do chính họ quyết định. Thế giới chẳng đã có những người ngoài 70 mới đi học lớp 1 đó sao????

    Vấn đề về bằng cấp cũng tương tự như vậy: Bằng cấp chỉ là để xác nhận người học đã hoàn thành một mức độ kiến thức nhất định nào đó chứ không phải là cái xác định vĩnh viễn và có giá trị như một bùa hộ thân hiện nay. Giá trị của mảnh bằng đó là năng lực làm việc thực sự của người mang mảnh bằng chứ không phải chính cái mảnh bằng ấy. Ai cũng hiểu rằng kiến thức là phải được cập nhật, nếu không nó sẽ cùn và mất dần theo thời gian. Vì thế mỗi một mảnh bằng chỉ có thể có giá trị tự thân của nó trong một khoảng thời gian nhất định mà thôi.
    Một ông kỹ sư cơ khí, chỉ cần 5 năm không làm việc với chuyên môn được đào tạo của mình thì kiến thức chuyên môn của ông ta đã lạc hậu quá nửa so với những người đang tiếp tục làm việc rồi. Vậy thử hỏi rằng cái bằng kỹ sư của ấy có còn đáng tin cậy nữa không???? Đành rằng với khả năng vốn có của ông ấy, nếu có điều kiện làm việc tiếp tục với nghề , ông ấy sẽ tiếp cận kiến thức mới nhanh hơn và có thể cũng sẽ nhanh chóng theo kịp được đồng nghiệp, nhưng xin thưa rằng điều ấy phải được kiểm chứng chứ không thể nghiễm nhiên công nhận cái khả năng ấy được. Có nghĩa là cái bằng kỹ sư của ông ấy, nếu muốn sử dụng thì cần phải có sự kiểm tra đánh giá lại.
    Đó mới là vấn đề mấu chốt để loại bỏ cái tư tưởng học ...... giả, loại bỏ được sự gian dối trong học tập, loại bỏ được những trò làm tiền trên đầu học sinh như hiện nay. Đồng thời nó cũng loại bỏ được cái tư tưởng cơ hội trong việc học nâng cao được ý thức và trách nhiệm của người học cũng như người dạy.

    ReplyDelete
  13. Anh Bình bảo: "Đã gọi là kiến thức cơ bản thì rõ ràng là không thể không học", thế có nghĩa là không có nó thì không thể sống và làm việc được đúng ko ạ? Thế thì việc: "Thế giới chẳng đã có những người ngoài 70 mới đi học lớp 1 đó sao????" lại cho thấy những kiến thức lớp 1 cũng chẳng cần dùng đến trong suốt 70 năm cuộc đời, đúng không ạ?
    Tóm lại, cũng khó đấy ạ: anh bảo "cơ bản thì không thể không học" - em nhất trí 100%, có nó mới tiếp thu được những cái khác. Nhưng phải đúng là "cơ bản" thật cơ!
    Còn anh thấy đấy, cứ bảo hết cái này là cơ bản, cái kia là cơ bản, thì học sinh chẳng bị nhồi nhét là gì?
    Bằng cấp thì anh nói tuyệt đối đúng. Đã thế còn bị bắt đi học, tốn thời gian, tiền bạc, rất nhiều tiền của cá nhân, của nhà nước.
    Mình nói "lấy học sinh là trung tâm" - nhưng chưa làm được chút nào.

    ReplyDelete
  14. Hề hề hề,
    ANN ơi, cái "không thể không học" là đối với những người muốn học. Chứ còn với những người chưa muốn học thì chả bắt họ đi học làm chi.
    Và vì thế 70 hay 90 mà muốn học cũng vẫn cứ phải học những cái cơ bản ấy. Có vậy mới buộc người học phải học cho ra trò được.
    Để sống và làm việc có thể có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau. Ông cha mình có những người chả đến lớp ngày nào vẫn sống và làm việc tốt đó thôi, thậm chí còn làm tới ông nọ bà kia mà đâu phải mất công học cho lắm.
    Vấn đề học và không học phải hiểu rằng ấy là do người học lựa chọn. Ai cũng biết rằng nếu có học thì tầm nhận thức và khả năng xử lý công việc sẽ tốt hơn là với cùng con người ấy nhưng không học. Còn với các cá nhân khác nhau thì chưa hẳn người có học đã xử lý vấn đề tốt hơn người chưa học.
    Và vì vậy, chớ coi thường người chưa học và cũng chả nên quá tin vào cái anh có học.
    Cái cần cho xã hội là khả năng làm việc của mỗi cá nhân chứ không phải bản thân cái sự học. Việc mọi người cần học là do bản thân họ muốn nâng cao khả năng làm việc của họ chứ không cần thiết phải bắt họ học khi họ đã thỏa mãn với cái họ có hoặc chưa đủ điều kiện để học.
    Nếu không xác định rõ điều này thì cái việc đưa giáo viên và học sinh vào một môi trường giáo dục có kỷ luật là cực kỳ khó.
    Tỷ như ông có thể rất giỏi, đã làm tới Tổng thống, nhưng khi ông cần học thêm một cái gì đó, buộc ông phải lựa chọn, hoặc tự học mà có để dùng, hoặc phải vào trường lớp cụ thể để được dạy. Sau khi đã cảm thấy mình học xong cái món đó, nếu chỉ dùng cho cá nhân ông thì thây kệ, chả sao cả , miễn là ông dùng đúng. Còn nếu ông muốn có bằng có cấp để cho ..... oai thì ông phải thi kiểm tra như bất kỳ một thằng nhóc học sinh nào khác. Thi được thì ông có bằng, còn không thì ông không có. Đơn giản vậy thôi. Còn cái cương vị làm việc của ông thì chả ai bắt ông phải từ bỏ nó cả bởi đơn giản rằng ông đã có nó trước khi ông học rồi cơ mà......
    Nhân đây mình cũng nói thêm về cái khái niệm Phổ cập .....
    Tại sao phải phổ cập, phổ cập để làm gì??? Để mà khoe khoang à??? Phổ cập thế quái nào được khi mà cái nhu cầu phải học không phải là của tất cả mọi người dân??? Phổ cập thế quái nào khi mà xã hội không đảm bảo nổi cuộc sống tối thiểu của mỗi con người trong đó.??? Phổ cập để cho thằng còng làm để thằng ngay ăn à????
    Chính vì những cái chủ trương lòe bịp ấy mà nền giáo dục của ta đi vào con đường cụt như hiện nay. Bệnh thành tích, bệnh sĩ hão, bệnh oai, bệnh gian dối, bệnh ..... bệnh ... bệnh ..... đều do cái mầm ấy mà ra cả. Nó chẳng những làm cho học trò hỏng đi mà còn làm cho cả những người thầy cũng dần xuống cấp.
    Theo mình nghĩ thì cái gọi là Phổ cập chỉ có thể thực hiện được khi tự bản thân cái mức Phổ cập đó là do nhu cầu của xã hội đặt ra chứ không phải do ý thích của bất cứ cá nhân nào muốn được. Khi nào xã hội đủ văn minh, đủ tươi đẹp thì chả cần phải hùng hục đi hô hào hay vận động chi cả, cái sự Phổ cập ây nó cũng sẽ thành tất yếu.
    Hãy hình dung rằng, việc bắt con người ta phải đi học trong khi người ta làm còn chưa đủ ăn, học phí thì đua nhau tăng vòn vọt, đủ mọi thứ phí phải đóng góp cho thầy, cho trường thì cái sự bắt ấy nó sẽ đem tới cái gì????? Một sự rủa thầm. một sự đối phó, một sự phản kháng bất ngờ.... Đó chả phải nguồn gốc của sử giả dối hay sao????
    Cá nhân mình cho rằng, trong xã hội hiện tại, những nghười có tâm huyết với nền giáo dục nước nhà không hiếm, khả năng của họ cũng không tồi, cái tâm của họ cũng chưa đục, họ cũng nhìn thấy cái thực trạng này nhưng hầu hết họ đều bất lực và không thể làm gì hơn ngoài những bài viết dăm thì mười họa được đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng.
    Vì sao vậy??? Vì có những rào cản rất lớn mà mỗi cá nhân không thể tự vượt qua được.
    Nó là một hệ thống, để thay đổi một hệ thống tất phải cần tới một hệ thống mới chứ không phải là tập hợp các cá nhân rời rạc. Các cá nhân có thể rất xuất sắc, nhưng nếu không tạo thành một hệ thống đủ mạnh được thì sự xuất sắc ấy cũng cầm bằng vô dụng.
    Hề hề hề,...

    ReplyDelete
  15. Đây là những việc khác nhau: cần học, phải học và muốn học... Tất nhất là cái cần, phải và muốn trùng nhau. Khi đó khỏi phải nói. Còn thì thường là người ta cứ phải học những thứ không muốn, thậm chí không cần. Ngược lại nhiều thứ muốn lại không được học, thậm chí cần hẳn hoi mà cũng không được học. Cái mâu thauanx này thì ở đâu cũng có, không chỉ ở nước mình (tất nhiên mức độ có khác nhau).
    Em không bao biện, nhưng việc thay hệ thống này bằng hệ thống khác xem chừng không khả thi. Vẫn phải bắt đầu bằng những thành viên elite thôi A ạ. Có thể em rất lạc quan, nhưng em cho rằng những biến đổi về lượng đang tích lũy để có thể thay đổi những quan niệm (mà xin lỗi cả nhà) bọn em gọi là "khốn kiếp" dẫn tới những "Bệnh thành tích, bệnh sĩ hão, bệnh oai, bệnh gian dối, bệnh ..... bệnh ... bệnh ....." ấy!

    ReplyDelete