Friday, May 30, 2014

Vài hình ảnh Tokyo ... tiếp theo

Hôm nay mình rảnh lại ngồi soạn ảnh pot lên để bà con XDTV cùng theo dõi nhé:
Toàn bộ hơn 1000 pics đc lưu giữ trong iphone và ipad nên chuyển qua blogspot không dễ dàng như lên FB, vì phải upload qua trung gian email, ... tuy vậy mọi việc cũng tạm ổn.

Mái chùa Senso-Ji hoành tráng

Thursday, May 29, 2014

Ấn tượng Kyoto

... Sau khi lướt NaritaExpress từ sân bay về trung tâm Tokyo, ngồi ngắm phong cảnh hai bên đường, vơi ruộng lúa nước , cánh đồng rau xanh, những nông trại ngay ngắn khang trang, những làng mạc hiện đại với máy cầy Kubota, ... Phong cảnh nước Nhật thật hữu tình, không ai có thể ngờ đao quốc này lại nằm trên vành đai động đất (Ring of Fire) ...
Lúa nước


Tuesday, May 27, 2014

Những nẻo đường Japan ...

           "Đời là một thời để đi ... "

    Vốn đã tò mò muốn biết người Nhật "lùn" sống thế nào, đất nước của Thái dương Thần nữ, của núi lửa của động đất, sóng thần và của những con người có kỷ luật sắt, Lòng tự trọng rất cao .. Vv và vv, mình vẫn mong có dịp được đặt chân lên đảo quốc phía đông của đại lục địa Á Âu này,...

    Mặc dù đã xem khá nhiều phim ảnh. thời sự tài liệu về Japan, ví dụ như "Lost In Translation" của Bill Murray ... rồi Top Gear của BBC... cố hình dung ra một xã hội hối hả căng thẳng và máy móc,... nhưng thực tế đã cho thấy: "Trăm nghe không bằng một thấy và trăm thấy không bằng một ... sờ" Trải nghiệm Japan quả là đã đảo lộn tất cả những ấn tượng sai lạc về một đất nước, những con người mà mình xin được chia sẻ qua tua 7 ngày Japan. Lời mào đầu xem như  đã đủ dài,... xin đi thẳng vào vấn đề.
Sân bay Narita

1. Những việc cần làm trước khi quyết định đi du lịch:
    - Lên kế hoạch thời gian
    - Book vé may bay
    - Book khách sạn
    - Lên kế hoạch tham quan
    - Lên mạng kiếm thông tin
    - Gặp gỡ nguời đã đi Nhật để hỏi thăm
    - Tham khảo lộ trình các tour du lịch

    Cuối cùng đi đến kết luận như sau: Nếu có ít thời gian, nên đi theo tour, nếu dư thời gian nên đi tự túc

    Và rồi mình chọn phương án đi tự túc vì một số lý do: tùy chọn địa điểm mình đi, đi theo khả năng, khỏe đi mệt nghỉ, trải nghiệm cảm nhận du lịch một cách thật cá nhân, không bị gò theo một tập thể nào hết, tiếp cận trực tiếp với người dân bản xứ không qua trung gian tour guide,

Monday, May 26, 2014

Công du vào những ngày phong toả Băng cốc


Cuối năm ta, đã nhìn thấy Tết mà sếp còn chỉ đạo: "tháp tùng sếp đi họp tại dự án hợp tác quốc tế tại Băng Cốc!". Quá ngán ngẩm do đã phải dự kỳ họp định kỳ lần trước tại đây nên F0 tìm cách từ chối và đề nghị cho mấy cháu trong phòng vốn to cao, đẹp trai đi tháp tùng kiêm vệ sĩ cho sếp nhưng sếp nhất định không chịu. :-(
Thôi đành khăn gói quả mướp cắp tráp theo sếp vậy.
Trước ngày khởi hành, có thông tin vụ đánh bom ở Chulalongkorn University cách khách sạn – nơi ở và hội thảo khoảng 1 km về hướng tây. Hôm sau lại ném lựu đạn tại tượng đài chiến thắng, cách khách sạn cũng khoảng 2 km về hướng bắc. Thôi, thế hệ già đi là đúng rồi. Nếu 2 phe đỏ – vàng chuyển trận derby từ động khẩu và ngồi lỳ sang động thủ thì 2 thầy trò lê bộ và ăn tết cổ truyền bằng mì ăn liền ở trong rừng nhiệt đới đâu đó trên đất Thái lan, hay Campuchia hay Lào gì đó chứ không tội nghiệp bọn nhỏ, chúng nó đâu có quen chịu khổ và đứa thì mới lấy vợ, đứa mới cặp bồ! (Tin giờ cuối: đúng ngày đến xảy ra vụ bắn ngay chỗ chặn đường cạnh khách sạn!)

Sunday, May 25, 2014

Thoát Á luận


Chân dung Fukuzawa Yukichi
Bảo tàng Quốc gia Lịch sử Tự nhiên Paris, 1862.
Lời giới thiệu theo nguồn wikipedia - Mõ iCVA:
Fukuzawa Yukichi (福泽 谕 吉, 10/1/1835 - 3/2/1901) là một tác giả Nhật Bản, nhà văn trường phái Khai sáng, giáo viên, người phiên dịch, doanh nhân đồng thời là một nhà báo. Ông là người đã sáng lập ra Đại học Keio-Gijuku - trường đại học lâu đời nhất của Nhật Bản, tờ báo Jiji-Shinpo và Viện Nghiên cứu bệnh truyền nhiễm. Ông là một nhà tư tưởng trường phái tự do và là nhà hoạt động dân quyền tiên phong của Nhật Bản. 

Ý tưởng của ông về chính phủ và các tổ chức xã hội đã tạo dấu ấn mãi mãi qua những thay đổi nhanh chóng của Nhật Bản trong thời kỳ Minh Trị. Ông được coi là một trong những người sáng lập của Nhật Bản thời hiện đại. Ông còn được gọi là một Voltaire của Nhật Bản. 

Saturday, May 24, 2014

Obama gọi điện cho Tập Cận Bình

Anh đây cũng bực, đứng ngoài không yên
A Lô, chú TẬP phải không ?
Mấy thằng em nói, chú ngông quá trời !
Biển Đông, là của nhà người
Mà sao chú định, nuốt tươi cơ à !
Giàn khoan,tàu chiến đem ra
Chú hù chú dọa, như là trẻ con

Trong nước, chú vẫn om sòm
Hoa Đông chú quậy, chẳng còn chỗ chơi !
Phải chăng, chỗ chú lắm người
Đem ra thiêu bớt, thịt tươi máu hồng !
Việt Nam, cái nhọt trong lòng
Bao đời nhà chú, vẫn lồng lộn lên

Tuesday, May 20, 2014

Quà 1-6

Nhân ngày thành lập Đội Thiếu Niên, Đội Nhi Đồng 15-5 và ngày Quốc Tế Thiếu Nhi 1-6, tôi muốn có quà và phần thưởng cho con. Nhưng cháu một mực trả lời "chưa cần" khiến tôi buồn sầu, lo lắng. Phải chăng cháu giận tôi? Tôi đã làm điều gì khiến cháu "chưa cần" đến những sự quan tâm chăm sóc của tôi?

Sunday, May 11, 2014

Huyền thoại “Đợi anh về”

Ngày Chiến Thắng (9/5) đã trôi qua mà âm hưởng của nó vẫn đọng lại trong tôi, không phải là do Lễ duyệt binh hoành tráng được tổ chức trên Quảng trường Đỏ Matxcova, mà do chương trình trên VTV3 “Trận đánh cuối cùng” (đạo diễn Lại Văn Sâm).  Có thể nói chưa bao giờ tôi được xem một chương trình do Đài truyền hình Việt Nam dàn dựng về Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, mà có ý nghĩa đến như vậy, mặc dù tôi cũng không xem từ đầu. Chương trình được thực hiện với cuộc trò chuyện giữa 3 người: Lại Văn Sâm, nhà văn Chu Lai và nhà thơ Hồng Thanh Quang, kết hợp với chiếu bộ phim “Bài ca người lính” và các tiết mục ca nhạc chủ yếu là những bài hát tiếng Nga truyền thống, nổi tiếng về cuộc chiến tranh này.
Gần cuối chương trình khi chiếu đến cảnh bà mẹ và cô gái quê tiễn anh lính quay lại chiến trường, nhà thơ Hồng Thanh Quang – trước đây cũng từng du học ở Nga thời những năm 1986 – 1990, hồi đó anh ta đang “cặp bồ” với cố ca sĩ Lê Dung – đã nhắc tới tuyệt phẩm “Đợi anh về” bài thơ của Konstantin Simonov và bản dịch của nhà thơ Tố Hữu. Anh ta có nói: “Thực ra Tố Hữu dịch không sát tiếng Nga…”! Lúc đó tôi mới giật mình và tìm hiểu trên mạng và khám phá ra cả một huyền thoại về bài thơ “Đợi anh về”.

Tuesday, May 6, 2014

Tôi thăm Điện Biên

Với tôi, cũng như với bao người VN khác, cái tên ĐBP gần gũi biết bao nhiêu. Năm 1964, khi tôi đang học lớp 1, tôi được vào sân vận động Hàng Đẫy để dự mít tinh nhân 10 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hôm đó tôi được xem tái hiện trận chiến đấu cuối cùng của chiến dịch Điện Biên khi bộ đội ta xông vào hầm Đờ Cát và phất là cờ VN trên nóc hầm. Năm 1973 vào một ngày cuối năm học lớp 10 (năm cuối của giáo dục phổ thông khi đó), tôi được gọi lên kiểm tra miệng môn sử về “Chiến dịch Đông Xuân 1953-1954 và chiến thắng ĐBP”. Tôi đã trả bài rất ngon lành, trích dẫn những tư liệu không chỉ có trong SGK hay bài giảng của thầy dạy sử, ví như trích dẫn nội dung và thời gian mà Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đọc nhật lệnh mở màn chiến dịch trước khi quân ta tiến đánh cứ điểm Him Lam (tôi đã thuộc lòng diễn biến của chiến dịch ĐBP từ khi còn nhỏ).

Monday, May 5, 2014

Hà Nội trong lòng Tây Nguyên

Xin giới thiệu với độc giả iCVA một bài bút ký đầy cảm xúc về Hà Nội của Linh Nga Niê Kdăm, nhạc sĩ và đồng thời là nhà nguyên cứu văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. 

Chị Linh Nga vốn gốc là người dân tộc Êđê, nguyên quán tại Cư M'Gar, Đăk Lăk và cũng là một người Hà Nội, thậm chí là dân CVA (C2 CVA thì phải). Những kỷ niệm của Linh Nga về trường Chu Văn An và về vườn hoa Quan Thánh khá là  thú vị và tôi có cảm giác là chưa đọc được những điều tương tự trong hồi ký của bọn lớp I chúng ta về trường (bẻ trộm hoa, hôn lần đầu, ...;)

Hy vọng của chúng tôi ở đây là mang lại đôi chút cảm hứng cho những bài theo hướng "Hà Nội trong lòng Tây ..." hoặc hay hơn nữa là "Tây ... trong lòng Hà Nội"... 


Saturday, May 3, 2014

Lớp Đỏ gặp mặt

Mừng ngày quốc tế lao động 1-5, lớp I Đỏ nhàn rỗi, "hết việc", nên tổ chức gặp mặt tại nhà hàng Kim Cúc - 575 Đê La Thành, Hà Nội.
Những thành viên tích cực nhất khai tiệc.
Đường phố Hà Nội vắng vẻ lạ thường, như ngày mồng 1 Tết, khiến cho những người còn trụ lại Hà Nội trong những ngày này cảm thấy rất hạnh phúc vì được sống "thật" với thành phố của mình.

Friday, May 2, 2014

Những phong tục kỳ lạ của đồng bào sơn cước VN

Đoàn Dự 


I. Tục “coong trình” của người Dao Đỏ ở Sa Pa


Ở Sa Pa, người Dao Đỏ có dân số đứng thứ hai sau người H’Mông (Hơ Mông, hay còn gọi là người Mông). Họ cũng có nguồn gốc từ Vân Nam, Trung Quốc, và là một bộ phận nhỏ của tộc người Dao di cư vào Việt Nam từ thế kỷ XIII đến những năm 1940 của thế kỷ trước. Họ sống tập trung đông nhất ở các xã Tả Phìn, Nậm Cang, Thanh Kim, Suối Thầu, Trung Chải…



Theo các nhà nghiên cứu thì người Dao có quan hệ mật thiết với người H’Mông. Trước đây, hai nhóm này được cho là có cùng nguồn gốc, nhưng sau khi thiên cư từ Trung Hoa vào Việt Nam thì hai cộng đồng này đã hình thành những đặc điểm khác nhau. Ngày nay, đến Sa Pa chúng ta có thể nhận ra sự khác biệt giữa người Dao và ngươi Hơ Mông về hình dáng, trang phục, cách sinh hoạt v.v…, nhưng họ vẫn chung sống tại cùng một vùng núi mặc dầu nơi cao nơi thấp khác nhau.