Xin giới thiệu với độc giả iCVA một bài bút ký đầy cảm xúc về Hà Nội của Linh Nga Niê Kdăm, nhạc sĩ và đồng thời là nhà nguyên cứu văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số Tây Nguyên.
Chị Linh Nga vốn gốc là người dân tộc Êđê, nguyên quán tại Cư M'Gar, Đăk Lăk và cũng là một người Hà Nội, thậm chí là dân CVA (C2 CVA thì phải). Những kỷ niệm của Linh Nga về trường Chu Văn An và về vườn hoa Quan Thánh khá là thú vị và tôi có cảm giác là chưa đọc được những điều tương tự trong hồi ký của bọn lớp I chúng ta về trường (bẻ trộm hoa, hôn lần đầu, ...;)
Hy vọng của chúng tôi ở đây là mang lại đôi chút cảm hứng cho những bài theo hướng "Hà Nội trong lòng Tây ..." hoặc hay hơn nữa là "Tây ... trong lòng Hà Nội"...
Tôi chợt phát hiện ra là mình luôn nhớ Hà Nội.
Trong suốt ba mươi mốt năm rời "trái tim của cả nước" về Tây Nguyên đầy nắng và gió, vì nhiệm vụ công tác, tôi đã có nhiều dịp trở lại, có khi tới sáu, bảy lần trong một năm. Vậy mà nỗi nhớ Hà Nội dường như chưa bao giờ nguôi ngoai.
Điều này cũng dễ lý giải thôi. Bởi tôi đã lớn lên ở Hà Nội, từ lúc bắt đầu tại nhà số 13 Thụy Khê, ngay sau khi rời ATK* về ( năm 1955). Và chỉ thật sự rời Hà Nội năm 1979, sau ngày nổ ra chiến tranh biên giới phía Bắc.Cũng còn bởi Hà Nội đã cho tôi nhiều quá, không chỉ là tri thức suốt từ tiểu học đến hết hai chương trình đại học âm nhạc, mà còn có những điều lớn lao hơn thế nhiều, cho tôi biết yêu thêm quê hương mình, để dành hết phần đời còn lại làm công việc sưu tầm, nghiên cứu và bảo tồn văn hoá dân gian truyền thống.
Có một câu chuyện nhỏ mà mỗi lần nhớ lại tôi rất thú vị: những năm mới về Tây Nguyên, còn làm diễn viên Đoàn ca múa Đăk Lăk, tôi kiêm cả việc dẫn chương trình. Sau đêm biểu diễn cho một hội nghị ở thị trấn Gia Nghĩa (bây giờ thị xã thuộc tỉnh Đăk Nông), ban tổ chức chiêu đãi cả đoàn bữa ăn khuya. Có một vị khách nâng ly rượu đến bên tôi: "Không ngờ đến Tây Nguyên lại gặp đồng hương Hà Nội.". Khi biết tôi quê ở Buôn Ma Thuột, anh ấy cứ hồ nghi mãi vì "chị có một giọng Hà Nội rất chuẩn đấy". Vâng! Đó là Hà Nội ban cho mà.
Tôi tự coi mình là người được số phận giành cho nhiều may mắn:
- Trở về với Tây Nguyên, bằng chức năng nghề nghiệp của hoạt động văn hoá lẫn phát thanh, đã được ánh sáng tâm hồn con người và văn minh nương rẫy cả vùng đất của chính mình khai sáng.
- Gắn bó những ngày đẹp nhất trong tuổi thơ và gần như toàn bộ cuộc đời hoạt động nghề nghiệp với Hà Nội, "chiếc nôi" của nền văn minh Sông Hồng.
- Hồn nhiên lặn ngụp sâu trong văn hoá chùa chiền tiểu thừa miền sông nước, mỗi lần háo hức đưa con cháu về quê nội, vùng Khơmer Nam bộ…
Cả ba miền đất nước, đã trao cho tôi tất cả những gì tốt đẹp nhất chứa trong tầng sâu thẳm của ngàn năm văn hóa Việt. Đặc biệt là Hà Nội, nơi mà mỗi tháng, mỗi năm, thông qua những người thày, người bạn, nâng tầm hiểu biết của tôi về văn hoá dân gian, về âm nhạc thêm đầy đặn và vững vàng. Nếu không làm được gì để góp một phần bảo tồn những nét đẹp truyền thống ấy, là do chính tôi kém tài mà thôi.
Tuổi thơ và học vấn của tôi gắn bó với Hà Nội. Không chỉ anh chị em tôi, mà cả nhiều thế hệ cán bộ các tộc người thiểu số Tây Nguyên lứa tuổi chúng tôi tập kết ra bắc thuở ấy, chắc sẽ không bao giờ quên hương tám xoan thoang thoảng trong những gốc rạ, giữa buổi trưa giang nắng chang chang bắt cua trên cánh đồng Mễ Trì. Hàng phi lao xanh rì rào hát ca trong gió suốt dọc đường từ Phùng Khoang vào trường, do chính bàn tay lũ trẻ Tây Nguyên chúng tôi năm 1960, trước khi chính thức rời vùng ven con sông Hồng đỏ ngầu phù sa (Gia Thượng, Gia Lâm) về, ươm trồng từ những bầu cây bé tý, đã chứng kiến bao lứa đôi nên duyên của cả ba khối trường: cán bộ dân tộc miền núi, đại học Tổng hợp và đại học Ngoại ngữ, rồi lại trìu mến vẫy lá tiễn lớp lớp chúng tôi lớn lên, tỏa đi các trường chuyên nghiệp, nhận lấy kiến thức, với ước mong mai về xây dựng quê hương Tây Nguyên.
Hà Nội, những tối cuối tuần được chú nhà thơ Ngọc Anh chở xe đạp ra vườn hoa Nhà kèn, nơi đặt tượng đài Lý Thái Tổ hiện nay, nghe dàn kèn hòa tấu những bản nhạc cổ điển. Những buổi chiều rời trường Chu văn An, tôi và Phương Trâm ( em gái bác sỹ Đặng Thùy Trâm) lang thang trong vườn ươm dọc đường Thụy Khê ngắm, rồi không thể cưỡng lại được việc bẻ trộm những bông hoa thược dược to như những chiếc bát, Phương thích màu tím, còn tôi lại ưa màu vàng. Những đêm sau mưa từ trường cấp III Trưng Vương về muộn, hương hoa sữa mát dịu, ru tâm hồn tôi trải dài trong những câu hát, theo vòng quay của bánh xe đạp thong thả lăn suốt con đường từ Đống Đa về tới Thanh Xuân. Tiếng chuông tàu điện leng keng không chỉ riêng trong ký ức của nhạc sỹ Hoàng Hiệp, mà còn như nhắc tôi nhớ những ngày theo học tại trường phổ thông Trung Liệt hay trường âm nhạc Việt Nam (nay là Viện âm nhạc Hà Nội) quăng cặp nhảy tàu Hà Đông mỗi khi tan lớp e lỡ chuyến, chậm về nhà….Nhớ cả xạc xào lá sấu đuổi nhau trên đường phố mùa lá rụng; gốc cây bên hông Nhà hát Lớn lá vàng rực mùa thu, gợi đến một bức tranh Levitan…
Hà Nội, vườn hoa Quan Thánh, nơi trao nhận nụ hôn đầu rồi gắn bó bên nhau suốt cả cuộc đời riêng lẫn sự nghiệp bảo tồn văn hóa & giảng dạy nghệ thuật. Con đường Thanh niên lộng gió, năm nào học sinh miền Nam chúng tôi cùng khiêng đất đá đắp nên, ngày càng đẹp hơn trong mắt mọi lứa tuổi chiêm ngưỡng.
Hà Nội 1972, gần như cả Trường âm nhạc Việt Nam từ nơi sơ tán đổ về để chứng kiến sự tan hoang của con phố Khâm Thiên thân quen, khiến câu hát "tiếng dương cầm trong căn nhà đổ…" của Phú Quang vì thế mà càng quặn thắt trong tim.
Hà Nội, nơi tôi nép vào hầm trú ẩn che chở cho bào thai đứa con đầu lòng trong tiếng bom B52 hòng "biến Việt Nam trở lại thời kỳ đồ đá".
Hà Nội, cho đến tận hôm nay rộng thêm ra, mỗi một lần trở lại, dẫu luôn khiến tôi lạc lối khi không có người đưa đón, bởi những công trình nhà cao tầng, đường phố mới liên tiếp mở ra, nhưng vẫn âm thầm chắt chiu cho tôi từng chút, từng chút một, như từng giọt mật rót đầy vào tâm hồn tôi tri thức sâu xa, đằm thắm mà nhuần nhị của người Tràng An.
Có nhiều bài hát ngợi ca Hà Nội, mà suốt cuộc đời làm diễn viên hay giáo viên thanh nhạc tôi đã từng hơn một lần cất lên : vô cùng hào hùng như "Người Hà Nội " – Nguyễn Đình Thi, "Hà Nội niềm tin và hy vọng" - Phan Nhân, "Hà Nội linh thiêng hào hoa" – Lê Mây… Nhiều nhất là những ca khúc lãng mạn đến mê hoặc lòng người như "Có phải em mùa thu Hà Nội"- Trương Quang Lộc, "Em ơi Hà Nội phố" của Phú Quang & Phan Vũ, "Hà Nội, trái tim hồng" – Văn Ký, "Nhớ Hà Nội" – Hoàng Hiệp, "Hà Nội mùa thu " – Trịnh Công Sơn… Rạo rực đắm say, phới phới nhịp điệu trẻ của tuổi thanh xuân trong "Hà Nội mùa vắng những cơn mưa" – Trương Quý Hải, "Hà Nội đêm trở gió" – Trọng Đài… Nhưng có lẽ đọng lại nhiều nhất "Mãi mãi vẫn là tuổi thơ tôi, Hà Nội" của Nguyễn Cường**, người thày đầu tiên dắt tôi vào con đường sáng tác âm nhạc, đã nói hộ rất nhiều những ký ức và kỷ niệm đầy vơi trong tôi.
Ban cho tôi, không chỉ một lần duy nhất vẻ đẹp trong suốt lấp lánh của tuổi thơ, mà còn cả tri thức ăm ắp cho sự nghiệp bảo tồn văn hóa dân gian truyền thống & âm nhạc mà suốt đời tôi theo đuổi.
Như thế, làm sao tôi không nhớ, cho dẫu tháng năm vẫn đi về, Hà Nội tôi ơi.
[*] An Toàn Khu
[**] sáng tác "H'Zen lên rẫy", "Ơi MD'răk", "Ly cà phê Ban Mê", "Còn thương nhau thì về Buôn Ma Thuột",.., nguyên nhạc sĩ của Đoàn Ca Múa Đắk Lắk
Chị Linh Nga vốn gốc là người dân tộc Êđê, nguyên quán tại Cư M'Gar, Đăk Lăk và cũng là một người Hà Nội, thậm chí là dân CVA (C2 CVA thì phải). Những kỷ niệm của Linh Nga về trường Chu Văn An và về vườn hoa Quan Thánh khá là thú vị và tôi có cảm giác là chưa đọc được những điều tương tự trong hồi ký của bọn lớp I chúng ta về trường (bẻ trộm hoa, hôn lần đầu, ...;)
Hy vọng của chúng tôi ở đây là mang lại đôi chút cảm hứng cho những bài theo hướng "Hà Nội trong lòng Tây ..." hoặc hay hơn nữa là "Tây ... trong lòng Hà Nội"...
Hà Nội tôi ơi
Tôi chợt phát hiện ra là mình luôn nhớ Hà Nội.
Trong suốt ba mươi mốt năm rời "trái tim của cả nước" về Tây Nguyên đầy nắng và gió, vì nhiệm vụ công tác, tôi đã có nhiều dịp trở lại, có khi tới sáu, bảy lần trong một năm. Vậy mà nỗi nhớ Hà Nội dường như chưa bao giờ nguôi ngoai.
Điều này cũng dễ lý giải thôi. Bởi tôi đã lớn lên ở Hà Nội, từ lúc bắt đầu tại nhà số 13 Thụy Khê, ngay sau khi rời ATK* về ( năm 1955). Và chỉ thật sự rời Hà Nội năm 1979, sau ngày nổ ra chiến tranh biên giới phía Bắc.Cũng còn bởi Hà Nội đã cho tôi nhiều quá, không chỉ là tri thức suốt từ tiểu học đến hết hai chương trình đại học âm nhạc, mà còn có những điều lớn lao hơn thế nhiều, cho tôi biết yêu thêm quê hương mình, để dành hết phần đời còn lại làm công việc sưu tầm, nghiên cứu và bảo tồn văn hoá dân gian truyền thống.
Có một câu chuyện nhỏ mà mỗi lần nhớ lại tôi rất thú vị: những năm mới về Tây Nguyên, còn làm diễn viên Đoàn ca múa Đăk Lăk, tôi kiêm cả việc dẫn chương trình. Sau đêm biểu diễn cho một hội nghị ở thị trấn Gia Nghĩa (bây giờ thị xã thuộc tỉnh Đăk Nông), ban tổ chức chiêu đãi cả đoàn bữa ăn khuya. Có một vị khách nâng ly rượu đến bên tôi: "Không ngờ đến Tây Nguyên lại gặp đồng hương Hà Nội.". Khi biết tôi quê ở Buôn Ma Thuột, anh ấy cứ hồ nghi mãi vì "chị có một giọng Hà Nội rất chuẩn đấy". Vâng! Đó là Hà Nội ban cho mà.
Tôi tự coi mình là người được số phận giành cho nhiều may mắn:
- Trở về với Tây Nguyên, bằng chức năng nghề nghiệp của hoạt động văn hoá lẫn phát thanh, đã được ánh sáng tâm hồn con người và văn minh nương rẫy cả vùng đất của chính mình khai sáng.
- Gắn bó những ngày đẹp nhất trong tuổi thơ và gần như toàn bộ cuộc đời hoạt động nghề nghiệp với Hà Nội, "chiếc nôi" của nền văn minh Sông Hồng.
- Hồn nhiên lặn ngụp sâu trong văn hoá chùa chiền tiểu thừa miền sông nước, mỗi lần háo hức đưa con cháu về quê nội, vùng Khơmer Nam bộ…
Cả ba miền đất nước, đã trao cho tôi tất cả những gì tốt đẹp nhất chứa trong tầng sâu thẳm của ngàn năm văn hóa Việt. Đặc biệt là Hà Nội, nơi mà mỗi tháng, mỗi năm, thông qua những người thày, người bạn, nâng tầm hiểu biết của tôi về văn hoá dân gian, về âm nhạc thêm đầy đặn và vững vàng. Nếu không làm được gì để góp một phần bảo tồn những nét đẹp truyền thống ấy, là do chính tôi kém tài mà thôi.
Tuổi thơ và học vấn của tôi gắn bó với Hà Nội. Không chỉ anh chị em tôi, mà cả nhiều thế hệ cán bộ các tộc người thiểu số Tây Nguyên lứa tuổi chúng tôi tập kết ra bắc thuở ấy, chắc sẽ không bao giờ quên hương tám xoan thoang thoảng trong những gốc rạ, giữa buổi trưa giang nắng chang chang bắt cua trên cánh đồng Mễ Trì. Hàng phi lao xanh rì rào hát ca trong gió suốt dọc đường từ Phùng Khoang vào trường, do chính bàn tay lũ trẻ Tây Nguyên chúng tôi năm 1960, trước khi chính thức rời vùng ven con sông Hồng đỏ ngầu phù sa (Gia Thượng, Gia Lâm) về, ươm trồng từ những bầu cây bé tý, đã chứng kiến bao lứa đôi nên duyên của cả ba khối trường: cán bộ dân tộc miền núi, đại học Tổng hợp và đại học Ngoại ngữ, rồi lại trìu mến vẫy lá tiễn lớp lớp chúng tôi lớn lên, tỏa đi các trường chuyên nghiệp, nhận lấy kiến thức, với ước mong mai về xây dựng quê hương Tây Nguyên.
Hà Nội, những tối cuối tuần được chú nhà thơ Ngọc Anh chở xe đạp ra vườn hoa Nhà kèn, nơi đặt tượng đài Lý Thái Tổ hiện nay, nghe dàn kèn hòa tấu những bản nhạc cổ điển. Những buổi chiều rời trường Chu văn An, tôi và Phương Trâm ( em gái bác sỹ Đặng Thùy Trâm) lang thang trong vườn ươm dọc đường Thụy Khê ngắm, rồi không thể cưỡng lại được việc bẻ trộm những bông hoa thược dược to như những chiếc bát, Phương thích màu tím, còn tôi lại ưa màu vàng. Những đêm sau mưa từ trường cấp III Trưng Vương về muộn, hương hoa sữa mát dịu, ru tâm hồn tôi trải dài trong những câu hát, theo vòng quay của bánh xe đạp thong thả lăn suốt con đường từ Đống Đa về tới Thanh Xuân. Tiếng chuông tàu điện leng keng không chỉ riêng trong ký ức của nhạc sỹ Hoàng Hiệp, mà còn như nhắc tôi nhớ những ngày theo học tại trường phổ thông Trung Liệt hay trường âm nhạc Việt Nam (nay là Viện âm nhạc Hà Nội) quăng cặp nhảy tàu Hà Đông mỗi khi tan lớp e lỡ chuyến, chậm về nhà….Nhớ cả xạc xào lá sấu đuổi nhau trên đường phố mùa lá rụng; gốc cây bên hông Nhà hát Lớn lá vàng rực mùa thu, gợi đến một bức tranh Levitan…
Hà Nội, vườn hoa Quan Thánh, nơi trao nhận nụ hôn đầu rồi gắn bó bên nhau suốt cả cuộc đời riêng lẫn sự nghiệp bảo tồn văn hóa & giảng dạy nghệ thuật. Con đường Thanh niên lộng gió, năm nào học sinh miền Nam chúng tôi cùng khiêng đất đá đắp nên, ngày càng đẹp hơn trong mắt mọi lứa tuổi chiêm ngưỡng.
Hà Nội 1972, gần như cả Trường âm nhạc Việt Nam từ nơi sơ tán đổ về để chứng kiến sự tan hoang của con phố Khâm Thiên thân quen, khiến câu hát "tiếng dương cầm trong căn nhà đổ…" của Phú Quang vì thế mà càng quặn thắt trong tim.
Hà Nội, nơi tôi nép vào hầm trú ẩn che chở cho bào thai đứa con đầu lòng trong tiếng bom B52 hòng "biến Việt Nam trở lại thời kỳ đồ đá".
Hà Nội, cho đến tận hôm nay rộng thêm ra, mỗi một lần trở lại, dẫu luôn khiến tôi lạc lối khi không có người đưa đón, bởi những công trình nhà cao tầng, đường phố mới liên tiếp mở ra, nhưng vẫn âm thầm chắt chiu cho tôi từng chút, từng chút một, như từng giọt mật rót đầy vào tâm hồn tôi tri thức sâu xa, đằm thắm mà nhuần nhị của người Tràng An.
Có nhiều bài hát ngợi ca Hà Nội, mà suốt cuộc đời làm diễn viên hay giáo viên thanh nhạc tôi đã từng hơn một lần cất lên : vô cùng hào hùng như "Người Hà Nội " – Nguyễn Đình Thi, "Hà Nội niềm tin và hy vọng" - Phan Nhân, "Hà Nội linh thiêng hào hoa" – Lê Mây… Nhiều nhất là những ca khúc lãng mạn đến mê hoặc lòng người như "Có phải em mùa thu Hà Nội"- Trương Quang Lộc, "Em ơi Hà Nội phố" của Phú Quang & Phan Vũ, "Hà Nội, trái tim hồng" – Văn Ký, "Nhớ Hà Nội" – Hoàng Hiệp, "Hà Nội mùa thu " – Trịnh Công Sơn… Rạo rực đắm say, phới phới nhịp điệu trẻ của tuổi thanh xuân trong "Hà Nội mùa vắng những cơn mưa" – Trương Quý Hải, "Hà Nội đêm trở gió" – Trọng Đài… Nhưng có lẽ đọng lại nhiều nhất "Mãi mãi vẫn là tuổi thơ tôi, Hà Nội" của Nguyễn Cường**, người thày đầu tiên dắt tôi vào con đường sáng tác âm nhạc, đã nói hộ rất nhiều những ký ức và kỷ niệm đầy vơi trong tôi.
Ban cho tôi, không chỉ một lần duy nhất vẻ đẹp trong suốt lấp lánh của tuổi thơ, mà còn cả tri thức ăm ắp cho sự nghiệp bảo tồn văn hóa dân gian truyền thống & âm nhạc mà suốt đời tôi theo đuổi.
Như thế, làm sao tôi không nhớ, cho dẫu tháng năm vẫn đi về, Hà Nội tôi ơi.
2010-08-01
[*] An Toàn Khu
[**] sáng tác "H'Zen lên rẫy", "Ơi MD'răk", "Ly cà phê Ban Mê", "Còn thương nhau thì về Buôn Ma Thuột",.., nguyên nhạc sĩ của Đoàn Ca Múa Đắk Lắk
Sao VH hay sưu tầm được bài hay thế nhỉ. Cảm ơn em.
ReplyDeleteCảm ơn chị: có lẽ là nhờ đọc bài và còm của mọi người, được mọi người khích lệ nên Hải thỉnh thoảng lại nổi hứng mày mò tìm hiểu...
DeleteHề hề hề,
ReplyDeleteCám ơn Việt Hải về bài viết và sưu tầm này.
Có vài suy nghĩ còn đọng lại sau khi đọc bài này.
1/- Mấy cái kỷ niệm như bẻ hoa (hay đúng hơn là ngắt trộm hoa) và cái nụ hôn đầu đời thì mình tin cánh trò thần Khải chắc cũng nhiều nhiều đấy. Có điều hình như chưa đến lúc để mọi người thoải mái bộc lộ mà thôi Cứ yên trí và hãy đợi đó.
2/- Hà nội, thực ra là của cả dân tộc, của cả đất nước chứ chả phải riêng gì của "người Hà nội". mà nói cho cùng thì cái người Hà nội này thực ra cũng là dân tứ chiếng tự tập về đó kiếm ăn mà thôi. Thử hỏi rằng cái dân Hà nội gốc hiện nay còn chiếm được bao nhiêu phần trăm dân số của Hà nội.
Từ thời các vua chúa xa xưa Hà nội đã là nơi tụ tập của dân tứ chiếng về rồi Tỷ như Lê lợi thì kéo đám con cháu từ Thanh Hóa ra, Nhà Trần thì lôi con cháu từ Nam định lên ........
Và chả nói đâu xa xôi, ngay cái đám trò thầy Khải này thử hỏi được mấy người có gốc rể tại Hà nội. Nói gốc rễ đây tức là nói đến đời các cụ năm đời của thế hệ anh em chúng ta.
Vậy nên cái văn hóa của người Hà nội thực ra là một kiểu văn hóa hội nhập từ khắp mọi miền đất nước và chắt lọc lại những gì tinh túy nhất mà thôi. Bởi chỉ có những gì tinh túy mới có thể tồn tại và phát triển được ở cái đất kinh kỳ này. Và cũng chính vì vậy mà cái văn hóa của Hà nội mang bóng dáng của mọi miền quê của đất nước.
Cái văn hóa đó nó dễ dàng được tiếp nhận bởi mọi vùng quê và bởi mọi người và được coi là thứ văn hóa cao cấp nhất của dất nước.
Chẳng thơm củng thể hoa nhài .... mà lị.
Cũng chính vì lý do này mà ai đã từng sống tại Hà nội đều không muốn đánh mất nó và đều muốn khoe với thiên hạ cái mà mình đã được hấp thự từ Hà nội.
Nhạc sĩ, nghệ sĩ , viện sỹ, hay nghiên cứu sỹ gì gì đó Linh Đan niê kđăm cũng không ngoại lệ.
Và hầu như tất cả những bài viết kiểu này đều mang nặng tinh chất ca tụng những cái hay cái đẹp của Hà nội mà quên đi những cái còn xấu tồn tại, còn chưa tinh túy của Hà nội.
Hữu xã tự nhiên hương, cái hay tự nó sẽ ngấm dần mà chẳng cần phải ca tụng nhiều về nó,
Tuy nhiên cái chưa hay nếu không được phơi bày thì nó mãi còn lẩn lút đâu đó trong mỗi chúng ta, khó có thể khắc phục được. Vậy nên rất cần có những cái nhìn khách quan hơn về cái gọi là nền văn hóa Hà nội này.và nếu có thể thì càng phê tợn sẽ càng tốt hơn.
Hề hề hề, vài điều thiển nghĩ.
Thiếu gì cái để chê anh Bình ơi: đường thì bụi kinh người, giao thông thì xe đi ẩu, quy hoạch thành phố loạn xì ngậu,.... Khổ lắm biết rồi nói mãi. Vì thế chê Hà Nội thì Hải để dành cho những người đang sống và làm việc ở đấy!
DeleteỞ lứa tuổi xế trưa này thì những kẻ đi xa thường hay nhớ về Hà Nội như nhớ về thời thơ ấu, thời còn rất trẻ trung, chơi bời bạt mạng. Cho nên bao giờ nhớ lại cũng thấy toàn những cái hay, cái đẹp ;)
Chậc chậc, kể ra viết "thời còn rất trẻ trung, chơi bời bạt mạng" thì đúng là phét lác một cách hơi quá đáng...
Delete