Với
tôi, cũng như với bao người VN khác, cái tên ĐBP gần gũi biết bao nhiêu. Năm
1964, khi tôi đang học lớp 1, tôi được vào sân vận động Hàng Đẫy để dự mít tinh
nhân 10 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hôm đó tôi được xem tái hiện trận chiến
đấu cuối cùng của chiến dịch Điện Biên khi bộ đội ta xông vào hầm Đờ Cát và
phất là cờ VN trên nóc hầm. Năm 1973 vào một ngày cuối năm học lớp 10 (năm cuối
của giáo dục phổ thông khi đó), tôi được gọi lên kiểm tra miệng môn sử về
“Chiến dịch Đông Xuân 1953-1954 và chiến thắng ĐBP”. Tôi đã trả bài rất ngon
lành, trích dẫn những tư liệu không chỉ có trong SGK hay bài giảng của thầy dạy
sử, ví như trích dẫn nội dung và thời gian mà Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên
Giáp đọc nhật lệnh mở màn chiến dịch trước khi quân ta tiến đánh cứ điểm Him
Lam (tôi đã thuộc lòng diễn biến của chiến dịch ĐBP từ khi còn nhỏ).
Đặc
biệt hơn ngày 7/5/1984, 30 năm chẵn kể từ ngày kết thúc trận ĐBP, tôi đang học
nghiên cứu sinh tại Pháp. Vào buổi thời sự hàng ngày lúc 20h, các đài truyền
hình của Pháp đều mở đầu bằng tin “Cách đây 30 năm, ĐBP đã thất thủ” và sau đó
các đài đều dành gần nửa buổi thời sự để đưa tin và bình luận về trận đánh nổi
tiếng này mà người Pháp đã thua trận tại đó. Tôi biết hơn quan điểm của người
Pháp, của các nhà sử học và sỹ quan Pháp về trận đánh này.
Thế
mà đến năm nay 2014, năm kỷ niệm 60 năm chiến thắng ĐBP, tôi vẫn chưa lên thăm
mảnh đất thiêng liêng miền Tây Bắc ấy. Vì vậy tôi và Nguyệt đã cố thu xếp thời
gian để lên thăm ĐBP vào cuối tháng 4/2014. Sắp đến ngày kỷ niệm 60 năm nên
book vé máy bay rất khó, đến mức không thể đi ĐBP vào cuối tuần, mà chỉ có thể
đi trong tuần.
Sân
bay Mường Thanh đã đi vào 2 câu thơ của nhà thơ Tố Hữu:
“Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam
Hoa mơ lại trắng vườn cam lại vàng”
Sân
bay là nơi đón nhận khách du lịch đi bằng đường hàng không đến ĐB. Không còn
vết tích gì của một sân bay thời chiến tranh xưa. Tại chiến dịch ĐB, quân ta đã
cắt đứt đường lên xuống của sân bay Mường Thanh, buộc quân Pháp phải dùng thả
dù để tiếp tế. Không ít số dù đã rơi vào tay quân ta, trong đó có cả kiện hàng
rượu ngon, thuốc thơm dành cho Đở Cát khi ông ta được phong cấp tướng.
Đi
cùng chuyến bay của chúng tôi là một đoàn cựu chiến binh ĐBP quay lại thăm
chiến trường xưa. Các cụ đều đã U90 và rất phấn khởi được quay lại thăm ĐB.
Điện
Biên là một thành phố nhỏ miền Tây Bắc, nơi đây không còn rõ những di tích của
một trận chiến nổi tiếng thế giới. Sau 60 năm chỉ còn những điểm cao như A1 còn
giữ lại những nét của chiến tranh khi xưa. Cầu Mường Thanh trở thành một nút
giao thông quan trọng cùng chợ tấp nập. Hầm Đờ Cát bây giờ lọt vào giữa một khu
đô thị tấp nập, phố xá đi qua ngay sát hầm. Một thành phố đã hình thành và phát
triển trên ngay bãi chiến trường xưa.
Tôi
bắt đầu cuộc thăm ĐB bằng lên Mường Phăng, nơi đóng đại bản doanh Bộ chỉ huy
chiến dịch. Nơi đây cách ĐBP hơn 30 km, đi qua hồ Pá Khoang rất đẹp và là một
điểm du lịch tiềm năng của Điện Biên. Tôi và Nguyệt được thăm hồ bằng ca-nô. Hồ
rộng hơn hồ Tây của Hà Nội một chút, được những cánh rừng non xanh bao phủ,
thấp thoảng là những nhà nghỉ du lịch mới được xây dựng gần đây, là những cầu
treo nối 2 bờ. Hồ này là hồ nhân tạo, được lực lượng thanh niên xung phong Tây
Bắc xây dựng từ 1974-1979 nhằm phục vụ cho thủy điện và thủy nông của cánh đồng
Mường Thanh. Chúng tôi đều thấy hồ Pá Khoang còn đẹp hơn hồ Thung Nai. Nếu được
đầu tư thêm, hồ Pá Khoang sẽ là một điểm du lịch hút khách của ĐB.
Quang cảnh hồ Pá Khoang |
Qua
hồ Pá Khoang đi thêm hơn 10 km là đến cách rừng Mường Phăng. Trước khi vào thăm
Sở chỉ huy chiến dịch ĐBP bạn có thể ghé thăm những tượng đài được dựng lên bên
dưới cánh rừng.
Tượng đài "Đại tướng Võ Nguyên Giáp đọc thư Bác Hồ gửi bà con dân tộc Điện Biên" |
Từ
đường nhựa đi bộ hơn 1 km đường rừng là đến khu Sở chỉ huy chiến dịch. Bây giờ
đường được bê tông hóa nên rất dễ đi lại. Đường khá dễ đi chứ không phải leo
cao như tôi tưởng tượng. Lần lượt các làn trại (đã được dựng lại cho giống với
nguyên gốc khi xưa) và các biển ghi danh các địa điểm lịch sử hiện ra trước khi
đến được khu chính của sở chỉ huy. Có một con đường hầm 69m nối nơi làm việc
của Tổng tư lệnh chiến dịch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thiếu tướng Hoàng Văn
Thái, Tổng tham mưu trưởng chiến dịch, còn lại đều là những lán trại nằm trên
mặt đất.
Lán làm việc của Đại Tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp |
Những
lán trại, hội trường của Sở chỉ huy được xây dựng đơn sơ hơn nhiều so với hầm
boong-ke của phía Pháp. Dễ hiểu cuộc chiến tranh nhân dân của người VN có những
lợi thế hơn hẳn so với kẻ đi xâm lược. Núi rừng, sông nước là lợi thế của quân
ta. Có ở khu Mường Phăng tôi mới thấm thía hơn câu thơ của Tố Hữu khi viết về
những cánh rừng Việt Bắc trong thời chiến tranh chống Pháp “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”.
Đường hầm 69m nối nơi làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thiếu tướng Hoàng Văn Thái, Tổng tham mưu trưởng chiến dịch |
Trên
đường quay về ĐBP chúng tôi còn được chiêm ngưỡng tượng đài kéo pháo của quân
ta. Những khẩu pháo của QĐNDVN đã nổi tiếng với thay đổi cánh đánh dẫn tới “kéo
pháo vào rồi lại kéo pháo ra”, đã nổi tiếng qua bài “Hò kéo pháo” của nhạc sỹ
Hoàng Vân, đã nổi tiếng làm câm họng pháo binh Pháp, khiến quan năm Pháp
Piroth, chỉ huy pháo binh tại ĐBP, đã phải tự tử sau trận hai bên đấu pháo vào
ngày quân ta mở đầu chiến dịch Điện Biên, đánh chiếm cứ điểm Him Lam ngày
13/3/1954.
Tượng đài kéo pháo |
Về
ĐBP, chúng tôi thăm quan ngay hầm Đờ Cát, là Bộ chỉ huy của quân Pháp trong
chiến dịch ĐBP. Khu hầm nằm ngay trung tâm thành phố, ngay sát các phố xá đông
đúc, đã được che bằng một mái tôn nhựa lớn để tránh hư hỏng của mưa nắng. Các ụ
cát đã được làm giả bằng bê tông. Vòm sắt cong nổi lên trên vẫn còn nguyên,
cùng toàn bộ phận hầm được đào sâu và khá rộng nằm dưới đất. Đường hầm, phòng
làm việc rộng hơn nhiều so với đường hầm và lán làm việc của Sở chỉ huy của
quân ta. Tất cả toát lên một sự chắc chắn, bề thế, nhưng những thứ đó đã không
giúp cho quân Pháp thua trận tại ĐBP. Nơi đây đã ghi nhận một trong những chiến
công hiển hách nhất của VN trong các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, nơi quân
ta đã bắt sống một tướng của một quân đội chính quy viễn chinh lớn bậc nhất thế
giới khi đó.
Hầm ngầm của tướng Đờ Cát: to, rộng và kiên cố |
Chúng
tôi ghé thăm tiếp Nghĩa trang liệt sỹ Điện Biên, được xây ngay cạnh đồi Độc Lập
khi xưa. Nơi đây chôn cất 2432 liệt sỹ đã ngã xuống tại chiến dịch ĐB. Chỉ có
bốn ngôi mộ được chôn riêng và có tên đầy đủ, đó là các liệt sỹ anh hùng: Bế
Văn Đàn, Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện và Trần Can. Nghĩa trang được bài trí
sạch sẽ, ngăn nắp, có nhiều cây cối bao quanh cùng cổng và đài nghĩa trang to
lớn, uy nghiêm. Tôi thấy có rất nhiều vòng hoa viếng các liệt sỹ ĐB của nhiều
tổ chức, cơ quan trong cả nước gửi đến. Có 2 bức tường đá dài, trên đó đã khắc
tên những liệt sỹ Điện Biên.
Nghĩa trang liệt sỹ Điện Biên |
Chúng
tôi lên thăm và ngắm tượng đài ĐBP, bằng đồng, vốn được dựng 10 năm trước nhân
dịp kỷ niệm 50 năm ngày chiến thắng ĐB. Tượng được bố trí ở đỉnh một ngọn đồi
cao nhất thành phố và có một kích thước lớn đáng kể trong những tượng đài ở VN.
Nhưng nói thật, nó không có vẻ đẹp tương xứng với quy mô của chiến thắng ĐB.
Tôi đã được xem nhiều tượng đài chiến thắng trên thế giới nên lấy làm tiếc cho
tượng đài này. Đúng ra nó cần được thiết kế đẹp hơn để xứng đáng với khối lượng
lớn đồng được bỏ ra, xứng đáng với tượng đài của một chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Tượng đài Chiến sỹ Điện Biên |
Cuối
cùng chúng tôi lên thăm đồi A1, nơi đã diễn ra trận đánh ác liệt nhất của chiến
dịch ĐBP. Đây là nơi án ngữ cuối cùng trong cụm các cứ điểm phía đông của trung
tâm Mường Thanh. Với kiến trúc hầm ngầm kiên cố, quân Pháp đã kháng cự lại sức
tiến công của QĐNDVN trong 39 ngày (từ 30/3/1954 đến sáng sớm 7/5/1954). Cứ
điểm A1 chỉ bị hạ khi quân ta đã đào một đường hầm dưới hầm ngầm của quân Pháp
và đặt khối thuốc nổ 960 kg, và cho nổ tung hầm ngầm này vào 20h ngày 6/3/1954.
Tiếng nổ của khối bộc phá khổng lồ này cũng là hiệu lệnh tổng tiến công đợt 3
vào trung tâm Mường Thanh. 4h30 sáng 7/5, quân ta đã chiếm được hoàn toàn đồi
A1, sau đó lần lượt hạ các điểm chốt khác, vượt qua cầu Mường Thanh và bắt sống
tướng Đớ Cát vào lúc 17h30 chiều 7/5/1954. Chiến dịch ĐBP kết thúc thắng lợi.
Đồi A1 hôm nay |
Chiến
thắng ĐBP là một chiến thắng có tầm vóc thế giới, kết thúc cuộc chiến giữa một
quân đội chính quy, dày dạn chinh chiến qua bao nhiêu thế kỷ, chinh phục biết
bao nhiêu thuộc địa, và một bên là quân đội nhân dân non trẻ chưa đến 10 năm
thành lập của một nước thuộc địa nghèo nàn và lạc hậu về kinh tế. Sau chiến
thắng ĐB, có 22 nước thuộc địa đã vùng đứng lên đấu tranh dành độc lập từ tay
các đế quốc, trong đó rất nhiều nước là thuộc địa của Pháp. Nơi đây là một tập
đoàn cứ điểm mạnh và hiện đại của thế giới lúc đó, tập trung hơn 16200 (gồm 16
tiểu đoàn quân Pháp và nhiều đại đội khác), cùng biết bao xe tăng, đại bác và
máy bay do Mỹ viện trợ. Nước Pháp là một trong 4 nước đồng minh chiến thắng
phát xít Đức ở Đại chiến thế giới thứ 2 (1939-1945). Đến năm 1967, Pháp đã phải
trao trả độc lập cho tất cả các thuộc địa của mình, chấm dứt hơn 400 năm chủ
nghĩa đế quốc kiểu cũ.
Nên
nhớ rằng trong chiến tranh chống Mỹ, chưa có một tiểu đoàn nào của quân Mỹ bị
tiêu diệt. Quân đội ta chỉ tiêu diệt đến cấp đại đội quân Mỹ. Qua đó để thấy sự
vĩ đại của chiến thắng ĐBP của QĐNDVN, chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” do lòng yêu nước, sự đoàn kết
và trí thông minh của một dân tộc làm nên.
Hoàng hôn trên hồ Pá Khoang |
Nhân dân trên đường vào thăm Hầm Đại tướng |
Trước lán làm việc của Thiếu tướng Hoàng Văn Thái |
Bếp Hoàng Cầm, nấu ăn nhưng không có khói để che mắt quân Pháp |
Ao bộc phá trên đồi A1 |
Nghĩa trang liệt sỹ Điện Biên lúc nào cũng có hoa và hương |
Phố đẹp nhất Điện Biên Phủ mang tên Đại tướng. Biển mới gắn buổi sáng, 2 hôm sau mới làm lễ gắn biển. |
Cửa hàng bán đồ lưu niệm. Người ta nói dân Điện Biên chỉ biết 2 cái tên: Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp |
Anh Ngọc thuộc bài làu làu! Chắc không phải chỉ có mỗi bài 9 năm kháng chiến chống Pháp và chiến dịch ĐBP mà có lẽ ngày xưa điểm tổng kết lịch sử cao lắm chứ chẳng chơi.
ReplyDeleteTheo Hải biết thì có mấy bạn lớp tím và cùng năm ở TV2 cả ba mẹ đều tham gia chiến dịch ĐBP, sau thắng lợi tổ chức lễ cưới ngay trong hầm Đờ Cát!
Ah mà nhờ bài và ảnh này nên bây giờ đi du lịch ở đâu có chen lấn cũng cũng phải cố mà nhớ mặt bà chị, không dám xô đẩy hoặc gây sự ;)
Bức ảnh hoàng hôn trên hồ Pá Khoang của a Ngọc rất đẹp ... Như Pro :-)
ReplyDeleteMình có Điện Biên Phủ trên bộ, Điện Biên Phủ trên không rồi ... Nay thiếu một Điện Biên Phủ dưới nước nữa cho đủ bộ ... Chỉ có điều thế hệ ĐBP thì chắc ... Khó tìm thời nay
ReplyDeleteBây giờ căng thẳng trên biển dễ biến thành Điện Biên Phủ dưới nước lắm anh ơi!
ReplyDeleteNgày xưa ĐBP trên bộ là nhờ Tàu giúp đánh Pháp, ĐBP trên không nhờ Nga giúp (tên lửa SAM máy bay Mig) đánh Mỹ, nay có ai giúp ta làm ĐBP dưới nước đây ??? (Uýnh trận vòng vòng ...)
DeleteDi chúc của hoàng đế Trần Nhân Tông (courtesy bạn Khang), post ở đây để không làm ảnh hưởng tới cuộc trao đổi thơ lãng mạn bên "Đợi Anh về":
ReplyDelete[im] https://lh5.googleusercontent.com/--r8-SC4sNL0/U3HSMYR-BbI/AAAAAAAABro/WzZsaKztVmg/s600/trannhantongs%2520testament.jpg [/im]
"Chớ coi thường chuyện vụn vặt nảy ra trên biên ải..."
DeleteMột câu hỏi ở đây là chúng ta tự coi mình là "đại bàng" hay "chim chích"?
Theo tin từ Ban Đối ngoại Thượng nghị viện Mỹ 2014/5/9 (http://www.foreign.senate.gov/press/chair/release/senators-express-concerns-over-maritime-dispute-in-south-china-sea-call-chinese-actions-troubling):
ReplyDeleteMột nhóm thượng nghị sĩ của hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa, bao gồm TNS Robert Menendez (D-NJ), Marco Rubio (R-FL), Ben Cardin (D-MD), Jim Risch (R-ID), and John McCain (R-AZ) và Patrick Leahy (D-VT) đã ra nghị quyết lên tiếng phản đối vụ tàu Trung Quốc gây rối ở Biển Đông:
"Những động tác gần đây của Trung Quốc trong việc đưa một giàn khoan dầu được hộ tống bởi các tàu quân sự và các loại tàu khác vào vùng biển tranh chấp ở Biển Nam Trung Quốc ngoài khơi bờ biển của Việt Nam - và các tiểu xảo công kích tiếp theo đó bởi các tàu Trung Quốc, bao gồm cả việc dồn ép, đâm chặn các tàu Việt Nam - là rất đáng lo ngại. Những hành động này đe dọa sự tự do thương mại toàn cầu trong một khu vực quan trọng. Tuyên bố đơn phương của Trung Quốc về việc hoạch định một khu vực phòng không trong tháng mười một và việc quấy rối liên tục đối với các tàu của Nhật Bản xung quanh lãnh thổ Nhật Bản trong khu vực Biển Đông Trung Quốc đều đã đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về cách tiếp cận của Trung Quốc đối với an ninh trong khu vực.
" Tự do hàng hải , bao gồm quyền tự do hoạt động của Hải quân Hoa Kỳ và các quyền sử dụng hợp pháp biển và không phận ở Đông Á là rất quan trọng cho sự thịnh vượng của Hoa Kỳ và sự an toàn của toàn bộ khu vực. Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi chính quyền Mỹ cho các lãnh đạo Trung Quốc ở cấp cao nhất hiểu rõ rằng các tuyên bố lãnh thổ và tranh chấp phải được giải quyết một cách hòa bình, ngoại giao và phù hợp với luật pháp quốc tế. Nỗ lực đơn phương để thay đổi hiện trạng hoặc sử dụng vũ lực, ép buộc và đe dọa là không thể chấp nhận và sẽ chỉ dẫn đến sự mất ổn định.
" Trong tháng tư, chúng tôi giới thiệu một nghị quyết tái khẳng định ủng hộ của Mỹ đối với tự do hàng hải và hoạt động trong khu vực và thúc giục tất cả các bên liên quan trong tranh chấp lãnh thổ và tranh chấp để tìm kiếm giải pháp ngoại giao hòa bình những tranh chấp. Chúng tôi hy vọng rằng các đồng nghiệp của chúng tôi sẽ tham gia với chúng tôi trong việc gửi một thông điệp mạnh mẽ để đáp ứng với những hành động khiêu khích bằng cách giải quyết càng sớm càng tốt. "