Saturday, August 31, 2013

Mặt trời chưa bao giờ mọc như thế!

...Ta quen nhau chưa đầy một ngày
Nhưng hạnh phúc không tính được bằng ngày
Và tình yêu không đong đếm theo giờ*...

"Chị Nhung" (1970)
Nếu nói tới những thần tượng của các ngôi sao một thời xa xưa không thể không nhắc tới Ái Vân. Đối với bọn thanh thiếu niên, và có lẽ cả thiếu nhi vào những năm 70-80, cái tên Ái Vân thể hiện một hình mẫu lý tưởng về một cô gái, một thiếu nữ "trong mộng" thời bấy giờ. Hình ảnh "Chị Nhung", cô biệt động Sài gòn thông minh, gan dạ và xinh đẹp, trong bộ phim cùng tên năm 1970, đã chiếm một vị trí đặc biệt trong trái tim của các thanh thiếu niên đủ mọi lứa tuổi.

Friday, August 30, 2013

Con kiến mà leo cành đa...

Ascending and Descending
M.C. Escher 1960
Con kiến mà leo cành đa,
Leo phải cành cụt leo ra leo vào,
Con kiến mà leo cành đào,
Leo phải cành cụt leo vào leo ra...

Hôm qua không biết lang thang thế nào mà lại chui vào nhà của bác Nguyễn Trọng Tạo, người đã viết tặng cô thôn nữ hái sen của XDTV câu:  "Mây ghé làng anh mây mặc yếm nâu... ".
Thấy có cái hình vẽ Mobius strip nổi tiếng của Escher[*] tò mò đọc thì mới biết cái hình đó chỉ là để câu khách. Ờ mà cũng hợp lý, vì quyển GEB cũng xuất bản theo khổ để bàn, coffee table, to uỵch. Vì thế quyển này thường được dùng để bày ngoài phòng khách, nơi uống trà, cà-phê trong nhà các trọc phú về tri thức,  tạm gọi là "trưởng giả trí tuệ" - có thể họ cũng đồng thời là triệu phú về tiền bạc tài sản - để phô trương tầm văn hóa của mình[**].

Wednesday, August 28, 2013

"Thôn nữ hái sen" đi đâu?

Mây lang thang
Vâng, thưa các bạn, sau một thời  gian tạm xa lánh cõi trần tục[1] của blog iCVA, anh NCT, thám tử lừng danh XDTV về độc thủ "Google Nhất Chỉ Thần Chưởng"[2] đã quay lại với đề tài yêu thích của bà con XDTV!

Thể theo nguyện vọng chưa được đặt ra của bà con, anh đã bắt tay ngay vào việc, tiếp tục lần theo dấu vết của người đẹp "lội bùn vạch lá hái sen".

Cùng anh NCT quay trở lại với cõi iCVA là người bạn đồng hành từ mấy thập kỷ nay, Còm sĩ "Hề hề hề"[3] Watson PT Bình[4].

Tuesday, August 20, 2013

Nhân tài XĐTV - Thế hệ tương lai

Xin giới thiệu hai tài năng âm nhạc Diệu Linh và Diệu An qua các cuộc thi và biểu diễn âm nhạc ở nước Nga.

Joseph Haydn - Concerto for Piano in D Maj Part 1- Diệu Linh Trần và giao hưởng quốc gia Mát-xcơ-va

Wednesday, August 14, 2013

Lan man về ... tiếng Nhật

suki desu
"Kanguru" và "Kangaroo"

Bạn Trần Quang Minh vừa mới kể một chuyện vui  liên quan đến chữ "kangaroo" trong đó có đoạn một "bác nông dân" hỏi xỏ một nhà "bác học", một người hay lên mặt khoe khoang ai cũng chê là dốt và đặc biệt là rất sính nói tiếng ngoại quốc. (Nghe sao phảng phất giống một tay "Vịt cừu" nào đó thế!)

Câu hỏi của bác nông dân là:
"Con gì đi lên núi bằng 5 chân, xuống núi bằng 3 chân, ngủ bằng 4 chân?"

Tuesday, August 13, 2013

Kỷ Niệm Xưa

Thư gửi: Các bác và các bạn cựu học sinh trường Bưởi – Chu Văn An

Chúng tôi, Ban Giám hiệu và Ban liên lạc cựu học sinh trường THPT Chu Văn An, Hà Nội xin gửi tới các bác và các bạn lời chào bằng hữu và thân thiết !

Thưa các bác và các bạn,
Trước đây 5 năm nhà trường tổ chức Lễ hội kỷ niệm 100 năm thành lập trường, sau đó đón nhận danh hiệu Anh hùng lao động thời đổi mới do nhà nước trao tặng.
Năm nay, Ban Giám hiệu đang phối hợp với Hội cựu giáo chức và Ban liên lạc cựu học sinh chuẩn bị tổ chức Lễ hội kỷ niệm 105 năm ngày trường khai giảng khóa đầu và chuẩn bị hồ sơ đề nghị Nhà nước xem xét, trao tặng trường ta danh hiệu “Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.


Đọc xong tin này mà lòng xao xuyến lạ! Bởi vì tôi cũng từng là học sinh của trường Bưởi-Chu Văn An của chúng ta đó thôi! Trong lúc suy ngẫm lại những kỷ niệm thời còn là một cậu học trò bé bỏng tôi chợt nhớ tới một câu chuyện thật đáng ghi nhớ, nếu không nhầm thì tôi đã đọc chuyện này trên báo Tiền Phong. Tôi xin kể ra đây những gì còn nhớ được để anh chị em chúng ta cùng suy ngẫm.
 

 Một ông đi du học ngoại quốc trở về và nghe nói rằng với văn bằng tiến sĩ, nào văn chương, nào sử ký, nào pháp luật, nào kinh tế học, nào xã hội học, nào triết học, ngoài ra có cả phần y khoa bác sĩ và bằng kỹ sư cầu cống nữa. Bởi thế thiên hạ gọi ông là một "Bác học". Nhưng người đời trọng ông bao nhiêu, thì ông lên mặt bấy nhiêu. Thậm chí với ai ông cũng chê là dốt, và ngồi với ai, dù người ấy là người cùng nước ông cũng thao thao xổ ra những tiếng ngoại quốc và những tiếng ngoại quốc...
Ngày nọ nhà "Bác Học" về quê, trên xe buýt anh ta lớn tiếng khoe trình độ học vấn của mình, rồi kể đủ thứ chuyện trên đời. Nào là chuyện kim tự tháp Ai Cập, chuyện Thần Thoại Hy Lạp, chuyện đạo Ki Tô, chuyện đạo Hồi… Trong lúc xổ ra hàng tràng tiếng ngoại quốc anh ta giải thích cho mọi người rằng Kangaroo theo tiếng địa phương có nghĩa là “tôi không biết”.

Vì bực mình với thái độ kiêu ngạo của “Bác Học” nọ một người nông dân đã ra lời thách đố. Luật chơi sẽ là “Bác học” ra một câu đố, nếu bác nông dân không trả lời được sẽ bị mất một đô la Mỹ, còn khi bác nông dân ra câu đố lại nếu “Bác học” không trả lời được sẽ mất gấp mười lần, tức là mười đô la Mỹ. Bởi vì “Bác học” này học rộng, tài cao cái gì cũng biết mà.

Mọi người trên xe rất lo lắng cho bác nông dân, nhưng cũng chấp nhận làm trọng tài. Cuộc chơi bắt đầu. Nhà “Bác Học” ra câu đố trước:
- Tháp Áp phen ở đâu?


Bác nông dân suy nghĩ một lát rồi đầu hàng và móc túi trả cho “Bác học” một đô la Mỹ. Đến lượt bác nông dân ra câu đố. Trong lúc mọi người hồi hộp, bác hỏi:
- Con gì đi lên núi bằng 5 chân, đi xuống núi bằng 3 chân, còn lúc ngủ bằng 4 chân?


“Bác học” của chúng ta và tất cả mọi người cùng suy nghĩ hồi lâu. Sau đó “Bác học” cũng đầu hàng và móc túi trả bác nông dân 10 đô la Mỹ. Cuối cùng không nén nổi tò mò nhà “Bác học” của chúng ta lên tiếng hỏi người nông dân:
- Thưa bác! Con vật đó là con gì mà kỳ lạ vậy?


Bác nông dân mỉm cười trả lời: “Kangaroo” rồi móc túi trả cho bác học của chúng ta một đô la Mỹ!!!

Vòng luân hồi của cuộc sống

Ai hay xem phim với con hồi chúng còn bé chắc hẳn còn nhớ bộ phim "Vua Sư tử". Nhạc phim này hồi đó tôi thấy rất hay. Tất nhiên bây giờ con cái đã lớn cả rồi, xem lại, nghe lại có thể không còn cảm giác hay kinh khủng như trước nữa.

Elton John sáng tác bản nhạc "Vòng Luân hồi của cuộc sống" và cũng rất hay hát bài này[1].

Thursday, August 8, 2013

Nhạc "hoành tráng" của Hans Zimmer

Vừa liếc qua danh sách "100 thiên tài đương đại còn sống" đăng trên tờ nhật báo "Điện tín hàng ngày " (The Daily Telegraph) của nước Anh, số ra năm 2007 mà anh NCT dẫn ra trong bài viết về G. Perelman tôi mừng rỡ khi nhận ra một lô xích xông "người quen". Trong số đó có nhà soạn nhạc người Đức Hans Zimmer, tác giả của mấy bản nhạc mà tôi rất ưa thích. Mới hôm qua đây thôi, tôi vẫn còn đang nghe "Giờ đây ta đã hoàn toàn tự do"[1] và "Chinh phục thiên đường"[2]. Dưới đây xin giới thiệu một số bản nhạc thuộc thể loại anh hùng ca[3] của Hans Zimmer.

Wednesday, August 7, 2013

Perelman G. - Thần đồng Toán học Phương Đông

Thiên tài "quái kiệt" Perelman G.
Chắc không ai đã từng học chuyên Toán và quan tâm về các sự kiện Toán học, không biết Peralman Grigori – Dị nhân Toán học kiệt xuất, người đã từng từ chối nhiều Giải thưởng danh giá, trị giá hang triệu USD…, người đã từng nói không một chút kiêu ngạo: “Tôi  thấu hiểu cả vũ trụ, tôi đã có đủ những gì mình muốn, bởi vậy tôi không quan tâm đến tiền bạc và danh vọng”.
Nhân dịp nhà toán học nổi tiếng người Nga - Grigori Perelman tròn 47 tuổi, Science Daily có bài đặc biệt ôn lại thân thế và sự nghiệp của một cá nhân tài năng, vốn nổi danh với công chúng khắp thế giới qua bản tính “lập dị”.

Thursday, August 1, 2013

Bác sĩ - học và làm


Hai mẹ con ngày nhận bằng tốt nghiệp
ở Trường Đại học Y Hà Nội
Học ở đâu? Làm nghề gì  luôn là những câu hỏi hóc búa đối với mỗi bạn trẻ và chính bố mẹ của chúng. Nghề Y – một nghề cao quý, nhân đức và cần thiết cho xã hội cũng như cho từng gia đình. Có biết bao điều trăn trở day dứt về ngành Y, về bệnh viện, tốt có, xấu có. Cuộc sống mà. Con gái tôi, Đỗ Thị Minh Phương, đã thi vào Đại học Y Hà Nội, hệ Bác sĩ Đa khoa từ năm 2005.
Phương chỉ cho tôi thông tin trên internet, mẹ xem đây này:  “Ông Nguyễn Hữu Tú - phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y cho biết, điểm thi năm nay của thí sinh vào trường cao hơn năm trước rất nhiều, nhất là ngành Bác sĩ Đa khoa, dự kiến điểm chuẩn có thể là 27,5 điểm hoặc hơn một chút. Theo thống kê của nhà trường, số thí sinh đạt 27 điểm trở lên có hơn 700, đa số các thí sinh này đều đăng ký vào ngành Bác sĩ đa khoa. Như vậy, trong 550 chỉ tiêu ngành Bác sĩ đã khoa trừ đi số thí sinh tuyển thẳng còn khoảng hơn 400 chỉ tiêu”.