Friday, July 4, 2014

Văn hoá trồng cây và môi trường

Cây ổi quê
Ngày xưa Quản Trọng bên Tàu đã từng nói "thập niên chi kế mạc như thụ mộc" ... (Vì lợi ích mười năm thì trồng cây). Trong cuộc đời chúng ta, từ khi biết tư duy hẳn ai cũng thấy cây xanh như một phần của cuộc sống như nắng gió và ... cái đó.
Cũng vì cây xanh quá đỗi gần gũi nên có khi vai trò của nó bị xem thường, sức hấp dẫn của nó bị bỏ qua, đến một khi bừng mắt dậy, có khi rừng xưa đã ... khép, ruộng kia đã bê tông hoá, hồ kia đã lấp, và thế hệ trẻ em chỉ còn biết đến những thứ cây nhân tạo, cây cột điện, cây đèn đường ...
Không có cây, chim chóc bỏ ta đi, côn trùng bỏ ta đi, trái đất thừa cac bô níc và nóng dần lên... Vv và vv. Trẻ em có thể sáng tạo ra những thứ game chấn động như "flappy bird" nhưng có khi chẳng thuộc tên biết mặt một vài loại chim cũng như một và loại hoa lá cành ...

Thực phẩm và chất dinh dưỡng từ cây trái sẽ được canh tác một cách công nghiệp hoá ... Đủ chất để duy trì những thế hệ tiếp nối mang bản sắc "hiện đại, công nghiệp".
Ngày bé ai mà không đã từng trèo cây hái quả, trèo me trèo sấu trèo cây cơm nguội trèo cây đa trèo cây muỗm trèo cây cau, ...vv  có kẻ tâm thần ở Hà nội từng ngủ đêm trên ... Ngọn cây bàng. Thích thú nhất là trèo cây ổi, cành ổi dai, không giòn, ổi xanh ăn chát xít, búp ổi ăn vào chống ... đau bụng. Cành táo, cành na cành hồng xiêm đều có thể trèo được, vì không quá cao, những cây trèo nguy hiểm là cơm nguội, xà cừ, me, sấu, vì chúng quá cao, bên dưới thường là ...đường nhựa hoặc hàng rào sắt. Buổi trưa hè tiếng kêu râm ran, dùng que dính đi tìm dính ve dính chuồn chuồn đổ dế chọi dế trong ống  bơ, bắt bọ dừa cánh cam, bị bọ xít đái ... Vv và vv. Ngày nay trẻ em có lẽ không còn thơ ngây như trước, chúng chỉ thích đồ chơi plastic và game điện tử và có lẽ chúng cũng chẳng "ke" đến ve dế ếch nhái cá chim.

Khi đến một đô thị điều đầu tiên là cây xanh, ít nhất phải có vườn bách thú bách thảo, cây toả bóng trên các đại lộ lớn, công viên lâu đài cổ, sông nước, như New York có Central Park, rộng hàng trăm ha, London có Kew Botanical Garden nơi có nhà kính concervatory lưu giữ tiêu bản và ngân hàng hạt giống của các loại cây quý  hiếm trên thế giới mà trong thời kỳ "thực dân đế quốc xài lang" đã đi thu lượm từ khắp nơi trên thế giới bởi những nhà tự nhiên học như Charles Darwin, ... Cao cấp hơn, những thành phố như London Paris New York còn có bảo tàng Tự nhiên học, Nơi trưng bầy những di tích khủng long, hoá thạch, sự sống đại dương ... Vv và vv.



New York Central Park
Đến Paris không thể không ghé Vườn Luxembourg, nơi vua Louis 14 đã ganh đua với chính bộ trưởng tài chính của mình trong thú chơi công viên kiểu Pháp. Kết quả vì đố kỵ đã tống giam tay bộ trưởng kia và bắt luôn nhà thiết kế vườn của anh ta vê xây cho mình vườn Luxembourgh lộng lẫy, đến mức Pie đại đế cũng phải ... đua theo và cho xây vườn mùa hè Letnhi Sad ở St Petersburg.

Công viên Tuileries
Nam âu, Tây ban nha, Ý Hy lạp ... Vv nổi tiếng với những khu vườn Đia Trung Hải với những chủng loại cây chịu hạn như ô liu, thông, tùng và cây Cypress, một loại thông đuôi ngựa cao vút nhọn thẳng tăp trồng thành hàng ven đường...

Vườn Mùa Hè St Petersburg

Ai đã đến Singapore chắc thích thú với khu vườn Garden by the Bay, với hàng ngàn loại Xương rồng hoa đá ,... Vv.  Nhưng Vườn của Singapore chỉ là móng tay so với nghệ thuật vườn tược của Nhật bản, mình chưa có dịp đi Di Hoà Viên và Tô Châu để so sánh nhưng có lẽ Di Hoà Viên cũng chỉ ngang cơ với những Ginkaku Ji và Kinkaku Ji của cố đô Kyoto mà thôi, mà cũng có khi thua xa lắc. Người Nhật quả là yêu cây tối đa, trên đường phố những cây ngân hạnh được tỉa xén kỹ lưỡng, gốc được chống nẹp chắc chắn, phòng gió bão, những cây thông bạt phong được kê chống tỷ mỷ, dàn hoa đậu tía được buộc bằng tre đằng ngà, cây tùng được neo lên cột cao chống đổ cành gẫy cành do tuyết nặng, các loại cây phong, tuyết tùng được chăm tỉa như nghệ nhân làm tóc.

Chùa Vàng Kyoto

Nếu so Chinese Garden ngay giữa Sydney làm giả trang vườn cảnh Trung quốc thì Chinese Garden đẹp nhưng không tinh xảo bằng các khu vườn rêu Mos Garden ở Kyoto hay Tokyo.

Đời là một thời để đi, đi là một thời để xem, để ngắm để chiêm nghiệm và thays được sự vĩnh cửu của văn hoá cây trồng, ở một nơi thiên nhiên ưu đãi như thế mà rừng nguyên sinh thì teo tóp, cây nhiệt đới quý hiếm thì bị chặt hạ, công viên thì bị lấn chiếm, chùa chiền thì bị "trùng tu" một cách thiếu kỹ lưỡng sẽ làm mất đi những bản sắc văn hoá đã từng có ở như ở những đô thị VN.

Chùa bạc Kyoto

Những khu rừng già gần London luôn có hươu nai chồn cáo, những cây sồi cổ thụ luôn được đánh số bảo vệ những nhà lâm học (aborist) thường xuyên khám bệnh cho cây, chăm sóc rễ cây bằng máy phun tia nước, thổi bụi rêu,...các loại sóc nhím chồn được ghi hình và điều chỉnh số lượng bằng đặt bẫy những loài có hại,  côn trùng được nghiên cứu tỷ mỷ bằng cách đặt lưới đêm, các nhà môi trường Úc đã thành công trong việc cứu nguy một giống chim chích trên đảo Nam Thái bình dương gần tuyệt chủng (chỉ còn vài chục con ) nhưng trong quá khứ người Anh đã vô tình đem theo chuột thỏ đến Úc và New Zealand dẫn đến thảm hoạ sinh thái, hiện nay vùng Far north Quếnland của Úc vẫn bị khốn khổ vì nạn Cóc Mía (Cane Toad) quá tràn lan vì không có đối thủ trị chúng. Vùng Miami Florida thí bị nạn trăn Burma Python lấn chiếm vùng đầm lầy ...


Cây sồi cổ thụ



TN 2014

6 comments:

  1. Cám ơn anh đã nhắc lại "Vì lợi ích mười năm thì trồng cây" là trong:
    "Nhứt niên chi kế mạc như thụ cốc
    Thập niên chi kế mạc như thụ mộc
    Chung thân chi kế mạc như thụ nhơn
    Nhứt thu nhứt hoạch giả, cốc dã
    Nhứt thu thập hoạch giả, mộc dã
    Nhứt thu bách hoạch giả, nhơn dã"
    của Quản Trọng. Đã từ lâu em quên rằng câu này là của Quản Trọng. Thậm chí em còn quên luôn một loạt tích chuyện của Quản Trọng, Bào Thúc Nha. Bởi vì kể từ tháng 5-2013 để điều trị dứt điểm khối u trong thuỳ thái dương phải, em đã phải chấp nhận mất trí nhớ 2 năm nên quên rất nhiều thứ, nay anh nhắc lại câu này của Quản Trọng làm em chọt nhớ ra rất nhiều chuyện khác liên quan đến Quản Trọng, Bào Thúc Nha, Lã Bất Vi... cám ơn anh nhiều!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hay quá thế thì Minh cứ viết nhiều sẽ khôi phục đc trí nhớ thì rất tốt. Ở tuổi 50 trở lên việc bị "lãng đãng chiều đông" một tý cũng là rất bình thường thôi ...
      Hoặc là tra cứu trên google cũng làm mình nhớ lại những gì cần nhớ và quên bớt những gì cần quên ...

      TN

      Delete
  2. Hôm nọ chỉnh sửa chèn lại ảnh bài này hộ Tuấn xong thì đã muộn không kịp còm, sau rồi quên béng đi mất.

    Cảm ơn TN đã cho đi chu du thăm vườn / bảo tàng qua ảnh. Mới đến thăm được hai ba vườn trong vô số nơi mà TN kể. Phải ghi vào danh sách để sắp tới cố gắng xem đi được đến đâu ;)

    Mình hoàn toàn chia sẻ và hiểu được những suy nghĩ của TN.

    Lẽ ra định vào hùa nuối tiếc những kỷ niệm một thời và ca thán về nạn đốn cây ở Hà nội. Nhưng lại nghĩ, hãy thử đặt mình vào địa vị của mấy tay kiến trúc sư đô thị ở Hà nội xem sao.

    Thấy cũng khó ra phết.

    Một mặt thì hạ tầng giao thông, nhà ở ... phải cải tạo về cơ bản mới đủ khả năng cho phát triển.
    Mặt khác ngân quỹ lại có hạn, mà động đến chỗ nào cũng đầy những hạn chế do phải né tránh, bảo tồn bảo tàng di tích này di tích nọ, làm cho các công trình trở nên phức tạp, tốn tiền hơn rất nhiều lần.

    Vì thế người ta đành phải thỏa hiệp... đốn cây cổ thụ. Mình không hiểu những cây ở đường Láng có được coi là cổ thụ "trăm năm" hay không vì mình nhớ dạo đi học cũng vài lần từ CVA đi vòng qua đường Láng về nhà thấy đường mới làm, cây cối to cũng không nhiều lắm. Chắc là mình nhớ nhầm?

    Ngoài ra, theo mình được biết thì cũng như chơi tranh, chơi đồ cổ quý hiếm, việc duy trì các viện bảo tàng và mấy vườn botanic là những thứ mà chỉ có các thành phố lớn London, New York, Paris, Geneva,... ở các nước Anh, Pháp, Nga, Đức, Mỹ, Thuỵ Sỹ, Nhật bản,... tức là toàn bọn nhà giàu, mới afford được.

    Khi du lịch phát triển, nhà nước, thành phố thu được nhiều thuế từ khách sạn, dịch vụ liên quan tới du lịch,... thì lúc đó mới đủ tiền chăm sóc các tài sản công cộng / văn hóa quốc gia này.

    Mình cũng tự hỏi, không biết tiền thuế thu được từ ngành du lịch để có thể chi tiêu vào các công trình cho Hà nội có đáng kể không?

    Một vài ý ngô nghê...

    ReplyDelete
    Replies
    1. Theo mình Hà nội cần khoanh giữ một khu phố cổ, không động tới. Thậm chí chỉ cho đi xe đạp hoặc đi bộ trong khu vực này.

      Ngoài ra cần khoanh giữ, tạo một vài khu vườn cây xanh thật rộng nằm ngay trong thành phố.

      Còn lại có thể quy hoạch xây mới lại cho phù hợp hơn với nhu cầu của một thành phố hiện đại.

      Không biết như thế có đúng với ý của TN khi đề cập tới mô hình một số thành phố nổi tiếng trên thế giới?

      Delete
    2. Vấn đề cây xanh chỉ là một phần nhỏ trong quy hoạch đô thị, dĩ nhiên vì lý do phát triển giao thông những cây cổ thụ có thể phải hy sinh ... Nhìn vào cách quản lý cây xanh để nhận diện trình độ năng lực và lương tâm của người quản lý VH ạ ... Nó nói lên nhiều điều (chẳng hạn có người nói : hãy xem toilet công cộng là biết trình độ văn minh của một nước) .. Ở đây ta có thể nói như vậy, hãy xem cách đối xử với cây xanh để biết trình độ của một đô thị ... Nhất là trong trường hơpj một nước được thiên nhiên ưu đãi bởi khí hậu nóng ẩm mưa nhiều evergreen ...
      Ở thành phố Cain Queensland úc có khí hậu nhiệt đới nên thành phố đầy phượng vĩ đẹp vô cùng cả bằng lăng,... Cây leo, cọ quạt đặc biệt chim vẹt các mầu bay lượn hồn nhiên thật là đẹp .... Có thời ở Melbourne đào một đường hầm ngầm cắt qua thành phố, mình thấy họ dùng xe cẩu di dời toàn bộ hàng cây du (elm) cổ thụ để trồng lại ... Mỗi lần thấy hoa nhiệt đới lại nghĩ đến Hà nội, Sài gòn :-)

      Delete
  3. Cây sồi của Úc được đưa vào danh mục "di sản" ... oak tree ...
    Rất nhiều phố cổ trồng toàn Sồi (Oak Park, Oakley) ... Vvv
    Thường cây sồi sống cả trăm năm khi cây sồi già có cơ quan đến trồng cây sồi non bên cạnh để thay thế ... :-) chuyện có thật ở đây :-)

    ReplyDelete