Lời
giới thiệu: anh Công Thành cho biết Eros chính là "truyền nhân" của anh
Hùng Sơn B (i Đỏ), TN tìm trên mạng và thấy Eros là một tay trẻ tuổi
tài cao, lầu thông kinh sách kể từ Vật lý đến Triết lý văn chương nhiếp
ảnh kiếm hiệp tiểu thuyết gia vv và vv xứng đáng vơi danh hiệu "con nhà
tông ..."
website: http://www.vatlyvietnam.org/forum/showthread.php?t=26
Sau đây xin giới thiệu một bài viết về Nguyên lý bất định trong vật lý và toán học của Eros.
Trong bài có nói về những sai lầm của Einstein về các vấn đề:
1- Vũ trụ không giãn nở (Einstein thừa nhận sai và rút lại hằng số vũ trụ Cosmological constant)
2-Không thừa nhận nguyên lý bất định (indeterminism) và liên đới (entanglement) trong cơ học lượng tử -
Bất đồng sâu sắc với Bohr và Shrodinger bằng câu nói: Chúa không chơi
xúc xắc (God does not play dice) và Bohr mỉa mai lại rằng: "Đừng bảo Chúa
phải làm gì.."(Don't tell God what to do)
3-
dù sao sai lầm "vĩ đại" của Einstein (hằng số vũ trụ) lại có thể là khởi
đầu của một kỷ nguyên vật lý mới khi thuyết cơ học lượng tử hoàn thiện
được chính mình nhờ chứng minh được sự tồn tại của trường Higg. Căn
nguyên của Trọng trường là bí ẩn quan trọng nhất của vật lý.
Mời các cô chú bác XDTV xem bài viết của thế hệ thứ hai (second generation) trothaykhai
Luật chơi của khoa học là cái xác định
Trước
khi cơ học lượng tử ra đời, tất cả những gì dính dáng đến khoa học đều
là xác định: khoa học là tập hợp những nhận thức của loài người về thế
giới tự nhiên và sự nhận thức đó phải được thể hiện dưới dạng những định
luật chính xác, rõ ràng. Mức độ chính xác, rõ ràng của một lĩnh vực
nhận thức nói lên chất lượng khoa học cao hay thấp của lĩnh vực nhận
thức đó. Toán học được coi là có chất lượng khoa học cao nhất, vì lý lẽ
của nó được coi là chính xác rõ ràng nhất. Do đó, mức độ áp dụng toán
học trong mỗi lĩnh vực khoa học cụ thể cũng được nhiều người coi là
thước đo chất lượng khoa học của lĩnh vực đó. Chẳng hạn, chất lượng khoa
học của vật lý được coi là chỉ đứng sau toán thôi, và không biết tự bao
giờ, trong tâm lý của nhiều người đã hình thành thứ tự chất lượng khoa
học như sau:
Toán, vật lý, hoá học, sinh học, kinh tế...
Một
số người sùng bái sự thước đo khoa học đến mức tuyên bố rằng: sinh học
trước Mendel không phải là một khoa học, bởi vì toán học chỉ có mặt
trong các sinh học kể từ các nghiên cứu di truyền của Mendel mà thôi.
Karl
Marx cũng nhấn mạnh đến vai trò của toán học trong các khoa học. Bộ Tư
bản của ông được coi là cột mốc đánh dấu thời điểm kinh tế học trở thành
khoa học, bởi vì đó là lần đầu tiên, các qui luật kinhtế đượcphát biểu
mô tả một cách định lượng. Tuy nhiên, phải đợi đến vài chục năm gần đây
các giải Nô ben về khoa học mới được trao cho các nhà kinh tế học. Phải
chăng vì đến lúc đó, kinh tế học mới sử dụng nhiều đến phân tích toán
học ?
Một
số người không công nhận Kinh dịch là một khoa học thực sự, vì các
nguyên lý của nó không được định lượng bằng các công thức chính xác của
toán học. Một số nhà khoa học đã cố gắng toán học hoá Kinh dịch, nhưng
có vẻ như, công trình của họ không được đông đảo các nhà khoa học chú ý.
Phải chăng vì những trình bày toán học đó không đủ thuyết phục? Một số
người khác nói rằng ý đồ toán học hoá Kinh dịch là không tưởng, xuất
phát từ chỗ không hiểu bản chất các tư tưởng Phương Đông.
Gần
gũi hơn, tư tưởng về cái xác định trong khoa học có thể thấy nhan nhản
trong môn toán của học sinh phổ thông. Các em thường xuyên phải tìm "tập
xác định" của các hàm số mà các em phải đối mặt. Toán học của các em
không chấp nhận phép chia cho số 0, vì kết quả vô nghĩa, hoặc bất định.
Toán học rất "sợ" cái bất định!
Trong
thiên văn học cũng vậy, người ta không thể chấp nhận những lý thuyết
đưa ra tiên đoán kiểu "nước đôi". Thí dụ, đến ngày giờ nhất định nào đó,
một hành tinh nhất định nào đó sẽ phải xuất hiện tại một vị trí nhất
định nào đó trên bầu trời. Các lý thuyết thiên văn, phải tiên đoán được
được chính xác vị trí đó, thay vì tiên đoán nó sẽ ở đây, hoặc sẽ ở kia.
Trên thực tế, thiên văn học thế kỷ 19 đã đạt được nhiều lỳ tích tiên
đoán như thế, làm cho mọi ngưòi vừa khâm phục, vừa tin tưởng tuyệt đối
vào khoa học. Từ đó, Pierre Laplace mới đưa ra lý thuyết nói rằng nếu
biết trước trật tự vũ trụ tại một thời điểm nhất định, ông sẽ có thể
tiên đoán được chính xác trật tự vũ trụ tại bất cứ một thời điểm nào
khác. Lý thuyết này được gọi là chủ nghĩa tất định Laplace( Laplace''s determinism). Mọi tính toán của lý thuyết này đều dựa trên các định luật cơ học của Newton -
một khoa học về chuyển động và tương tác giữa các vật thể trong không
gian dưới dạng những công thức toán học chính xác. Tất nhiên, những tiên
đoán của Laplace phải dựa trên một giả thiết cơ bản cho rằng những định
luật ràng buộc vũ trụ hôm nay sẽ mãi mãi đúng, nói cách khác, các định
luật vũ trụ là bất biến - vũ trụ bị ràng buộc bởi các định luật xác
định. Vì thể, chỉ nghĩa tất địnhLaplace, thực
chất là sự phát triển tư tưởng xác định trong khoa học đạt tới đỉnh cao
mà thôi. Tuy nhiên, nếu muốn nói đến đỉnh cao nhất của tư tưởng này,
phải nói tới Albert Einstein.
Chúa không chơi trò xúc xắc
Năm
1921, trong dịp đầu tiên đến thăm nước Mỹ, khi nghe thấy tiếng đồn rằng
người ta đã khám phá ra sự tồn tại của ether, Einstein lập tức phản ứng
bằng câu nói bất hủ: "Chúa rất khôn ngoan tinh tế, nhưng Ngài không ranh mãnh".
Lý do vì nếu quả thật có ether thì thuyết tương đối đặc biệt của ông sẽ
sụp đổ. Chẳng bao lâu sau, ông đưa ra tuyên ngôn tương tụ, nhưng còn
bất hủ hơn:
" Chúa không chơi trò xúc xắc"( God not plays dice), để chống lại nguyên lý bất định của cơ học lượng tử.
Vâng,
nếu con xúc xắc là biểu tượng của cuộc đỏ đen, may rủi, bất định, thì
Chúa của Einstein không chơi trò xúc xắc! Chúa của ông là Đấng Sáng Tạo
vũ trụ, người ban hành ra những định luật xác định buộc tất thảy những
gì hiện hữu trong vũ trụ phải tuân theo. Nhiều lúc ông gọi Chúa của mình
là "Ông Cụ" ( The Old One) và khát vọng cháy bỏng trong tâm can của ông
là hiều được ý nghĩ của "Ông Cụ" như chính ông thường nói ra trên cửa
miệng, tức là khám phá ra những định luật xác định thống trị một phần
hay toàn bộ vũ trụ!
Thiên
tài có một không hai của ông đã giúp ông thoả mãn một phần khát vọng
đó: hàng loạt những khám phá vĩ đại đó đã đưa ông lên vị trí một trong
những bộ óc thông minh nhất của nhân loại, nhân vật số 1 của thế kỷ 20.
Ông là con người của huyền thoại.
Tất
cả những khám phá của ông đều thể hiện rõ tính xác đinh của của các
định luật tự nhiên, kể cả Thuyết tương đối đặc biệt (1905) lẫn Thuyết
tương đối tổng quát (1916). Trong một vài tài liệu, tôi thấy có người
trình bày Thuyết tương đối của Einstein như là một cái gì đó bất định
của Tự nhiên. Đó là một nhầm lẫn lớn, vì thuyết tương đối là một lý
thuyết xác định: nó cho phép tiên đoán chính xác các hiện tượng thiên
văn, vũ trụ. Sự chính xác trong các tiên đoán đạt tới mức kinh ngạc,
điển hình như tiên đoán vị trí của các ngôi sao ở gần mặt trời trên bản
đồ thiên văn trong các kỳ nhật thực, để từ đó xác định được chính xác độ
lệch của tia sáng khi nó đi ngang qua gần mặt trời.
Trong
khoa học, nếu coi tư tưởng xác định là cổ điển, tư tuởng bất định là
hiện đại, thì Einstein là con người cổ điển bậc nhất, bảo thủ bậc nhất,
mặc dù ông luôn là biểu tượng vĩ đại nhất của tư tưởng cách mạng trong
khoa học. Trong suốt cuộc đời, kể cả trước lúc ra đim không bao giờ ông
công nhận nguyên lý bất định của thuyết cơ học lượng tử.
Einstein
là người ngoan cố và tự ái quá chăng? Không, trong đời, đã có lúc ông
phạm sai lầm trong học thuật, nhưng khi nhận thấy mình sai, ông đã khảng
khái công bố trên báo chí rằng ông đã sai (trường hợp tranh luận với
Friedman về vũ trụ dãn nở). Nhưng với nguyên lý bất định, không bao giờ
ông cho rằng mình sai. Theo ông, nguyên lý này chỉ thể hiện sự bất lực
của khoa học trong việc khám phá ra những qui luật xác định trong thế
giới lượng tử thôi.
Nguyên
lý bất định nói rằng bạn không thể nào tiên đoán được chính xác vị trí
của một hạt cơ bản tại một thời điểm cho trước, giống như các nhà thiên
văn tiên đoán chính xác vị trí của một ngôi sao tại một thời điểm cho
trước. Bạn chí có thể tiên đoán điều đó theo một xác xuất nào đó mà
thôi. Einstein không đồng ý điều đó. Theo ông, nếu vật lý không tiên
đoán được chính xác kết quả, thì không phải bản chất bất định của Thế
giới lượng tử mà chỉ vì vật lý chưa làm tròn "bổn phận" của mình mà
thôi. Ông cố gắng bịa ra rất nhiều ví dụ tưởng tượng để chứng minh
nguyên lý bất định sai. Nhưng không may cho ông, Niels Bohr, người bảo
vệ khổng lồ của nguyên lý bất định, đã "ăn miếng trả miếng" đâu ra đấy
mỗi khi Einstein tung ra các thí nghiệm tưởng tượng của mình. Trong
nhiều cuộc "tranh hùng " giữa hai nhân vật thiên tài này, nói chung
Einstein thua, nhưng ông chỉ coi đó là cái thua tạm thời. Ông vẫn quyết
phục thù. Rất tiếc ông đã ra đi trong khi chưa khuất phục được trường
phái bất định. Nhưng lịch sử cho đến nay cũng chưa dám tuyên bố dứt
khoát Einstein sai, mặc dù cơ học lượng tử liên tục đạt được những chiến
công vang dội, thu phục được hầu hết trái tim và khối óc các nhà vật
lý. Thật vậy, tư tưởng Einstein không chết, bằng chứng là vẫn có những
trường phái hiện nay ủng hộ Einstein, tìm cách chứng minh nguyên lý bất
định sai. Chẳng hạn, nhiêu nhà vật lý cho rằng cái gọi là bất định đó
thực ra chỉ là hiện tượng rối lượng tử( quantum entanglement) mà thôi.
Và hậu thế ngày nay tìm cách dàn hoà: kết hợp Thuyết tương đối tổng quát
của Einstein(một lý thuyết mô tả những qui luật xác định của vũ trụ)
với Cơ học lượng tử của Heisenberg (một lý thuyết mô tả tính bất định
của thế giới lượng tử) thành một lý thuyết chung. Họ gọi lý thuyết kết
hợp này là Lý thuyết về mọi thứ (Theory of Everything).
Nói
theo ngôn ngữ triết học, thì sự hoà giải của hậu thế là đi tìm một sự
kết hợp giữa hai cực đối lập. Nếu hai cực này chỉ là hai cực "trái ngược
nhau" mà thôi, thì tuyên bố của Niels Bohr có thể là gợi ý mở đường:"Trái ngược không có nghĩa là mâu thuẫn, chúng bổ sung cho nhau".
Nhưng nếu hai cực này là hai cực mâu thuẫn với nhau, thì sự kết hợp là
bất khả. Đông học nói: Âm Dương đối lập nhưng hài hoà trong Thái Cực.
Phải chăng sự kết hợp của lý thuyết Einstein với lý thuyết Heisenberg
chính là tham vọng biết được Thái Cực, tức là biết được Trời - Đất. Tham
vọng này e có thái quá không?
Trong
khi tôi còn bán tín bán nghi, thì đùng một cái, một khám phá lớn gần
đây được công bố rầm rộ trên báo chí, sách vở, internet đưa ra một tuyên
ngôn trái ngược với tuyên ngôn của Einstein: " Chúa không chỉ chơi xúc
xắc trong cơ học lượng tử, mà trong cả nền tảng của toán học!". Đó là
tuyên ngôn của Gregory Chaitin, nhà toán học nổi tiếng của IBM.
Số Ômêga và hiện thực ngẫu nhiên của Chaitin
Thật
vậy, sự khám phá đã gây nên một cú sốc lớn trong giới khoa học, bởi lẽ
cho thấy toán học không phải là một hệ thống xác định như nguời ta vẫn
tưởng, mà hoá ra cũng chứa đựng tính ngẫu nhiên giống cơ học lượng tử.
Vậy là gì?
Đó là một
con số do Gregory Chaitin tìm ra vài năm gần đây dựa trên việc phát
triển định lý Godel và Sự Cố Treo Máy của Alan Turing. Godel khẳng định
mọi hệ logic khép kín đều không đầy đủ( bất toàn), và trong toán học vẫn
tồn tại những định lý đúng nhưng không thể chứng minh. Một biểu hiện cụ
thể của Định Lý Bất Toàn là Sự Cố Treo Máy: không thể đoán trước một
chương trình computer liệu có thể bị dừng lại hay chạy vòng quanh mãi
hay không. Từ bài toán của Turing, Chaitin đặt vấn đề: Hãy tính xác
xuất để một chương trình computer được chọn ngẫu nhiên trong số tất cả
các chương trình có thể sẽ bị dứng là bao nhiêu. Ông gọi xác xuất đó
là Ômega. Rõ ràng Ômêga tồn tại, vì trong thực tế, một chương trình có
thể bị dừng, có thể không. , là một số thực lớn hơn 0, nhỏ hơn 1. Tuỳ Theo
định nghĩa xác xuất, Ômega tự nhiên, chúng ta không thể bao giờ biết nó cụ
thể bằng bao nhiêu, vì theo Sự Cố Treo Máy của Turing, không thể đoán
trước một chương trình có thể bị dừng hay không. Tóm lại, nó là một số
có thật, hiện hữu, nhưng không thể tính được, hoặc không thể biết được.
Đây là chuyện chưa từng có trong toán học. KHông tồn tại bất cứ thuật
toán nào cho phép tính được các chữ số của Ômega. Nếu viết trong hệ nhị
phân, sẽ là một dãy gồm toàn các số 0 và 1 kéo dài vô hạn. Nếu coi 0
tương ứng với đồng xu sấp, 1 tương ứng với đồng xu ngửa, lập tức bạn sẽ
thấy không có thuật toán nào cho phép tiên đoán được kết quả của chuỗi
"sấp/ngửa" vô hạn của Ômega.
Từ đó, Chaitin đi đến 2 kết luận hết sức quan trọng:
-
Trong toán học tồn tại những con số ngẫu nhiên không thể tính
được(uncomputable), hoặc không thể biết được (unknowable). Kết luận này
tương đương với kết luận của Godel: Trong toán học tồn tịa những định lý
đúng, nhưng không thể chứng minh.
-
Vì những con số mang bản chất ngẫu nhiên không tính được là số thực, mà
số thực là nền tảng của số học, tức là nền tảng của toán học, do đó
tính ngẫu nhiên ( randomness) nằm trong nền tảng của toàn bộ khoa học!
Vì thế, không có gì để ngạc nhiên khi Chaitin đã gây nên một cú sốc trong thế giới khoa học lớn đến chừng nào. Tạp chí
Nếu
Chaitin đúng thì có nghĩa là không thể tồn tại một lý thuyết xác định
của toàn vũ trụ, bởi vì vũ trụ mang tính ngẫu nhiên nhiều hơn là xác
định. Thật vậy, theo Chaitin, những định lý, định luật mà khoa học đã
khám phá được thực ra quá lắm cũng chỉ giống như những hòn đảo hoặc quần
đảo ngoài biển khơi, trong khi cái ngẫu nhiên và bất định chính là biển
cả mênh mông! Ở đây, bất ngờ, ta gặp lại tư tưởng của Laplace : "Những
điều ta biết thật ít ỏi, những điều ta không biết thì mênh mông", mặc
dù Laplace là tác giả của thuyết Tất Định Vũ Trụ.
Trên
một góc độ khác, kết luận của Chaitin hoàn toàn phù hợp với kết luận
của Lý Thuyết Hỗn Độn( Theory of Chaos). Lý thuyết này nói rằng mức độ
hỗn độn của vật chất trong vũ trụ càng tăng lên, trật tự ngày càng giảm
đi (định luật Entropi). Vì thế, chẳng cần đến nguyên lý bất định của cơ
học lượng tử cũng có thể thấy rằng nhiều hiện tượng vũ trụ sẽ không thể
tiên đoán một cách xác định được.
Có
thể cái xác định chỉ là những chân lý cục bộ mà thôi, trong khi cái bất
định là chân lý toàn phần. Vì thể, ta chỉ có thể nhận biết được cái cục
bộ, chứ không thể biết được chính xác cái toàn phần. Tham vọng biết
chính xác cái toàn phần là bất khả. Nhưng đó là điều may mắn, vì nhờ thế
cuộc sống mới đáng sống, bởi lẽ niềm hạnh phúc khám phá sẽ không bao
giờ chết !
Eros
Visible but not available
Trong bài viết của Eros (TS Nguyễn Hải Sơn) có nêu tên nhà toán và logic học Alan Turing (không phải During mà Marx và đệ tử Engels "chống báng" :-)))
ReplyDeleteA. Turing là một nhà toán học vĩ đại cha đẻ của lý thuyết máy tính hiện đại với định nghĩa chính thức (formalise) khái niệm "thuật toán" và "tính toán" ( concepts of algorithm and computing). Ông giải mã được mật mã Enigma của hạm đội tầu ngầm Đức quốc xã trong thế chiến hai. Bi kịch thay trong thời bình A. Turing không "giải mã" được bộ luật hình sự cổ hủ của nước Anh bảo thủ năm 1952:
A. Turing bị xét sử vì homosexuality act mà thời đó bị coi phạm pháp.
Thay vì phải vào tù, ông lựa chọn tiêm hooc môn nữ tính vào người một hình thức "tự thiến hoá học" (chemical castration) để không vi phạm.
Hai năm sau 1954, A.Turing từ giã cõi đời bằng một liều thạch tín. Hưởng dương 42 tuổi.
45 năm sau đó năm 2009 Thủ tướng Anh Ông Gordon Brown đã thay mặt chính phủ Anh chính thức Xin lỗi trước công luận về việc "đối xử tàn tệ với A Turing" và đúng nửa thế kỷ từ ngày A. Turing bị kết án Chính phủ Anh đã ra đạo luật chính thức "ân xá" cho A. Turing. (Một chính phủ biết xin lỗi dân)
Cả bài viết lẫn comment cùng hay. Minh vàng
DeleteĐây là bài viêt hay của Eros và TN cũng có một lựa chọn tốt.
ReplyDeleteThực ra đi sâu về chuyên môn vật lý còn nhiều điểm cần bàn cãi, nhưng về mặt triết học bài viết đã xới lên được vấn đề và thu hút người đọc.
Tôi bỏ qua những thuật ngữ vật lý vì đây không phải là diễn đàn chuyên môn, mà muốn tranh luận ngay về "thứ tự chất lượng khoa học": Toán, vật lý, hoá học, sinh học, kinh tế...
Theo tôi chẳng có thứ tự nào như vậy vì mỗi ngành khoa học đều có đặc thù riêng không thể so sánh miễn cưỡng thế được. Các nhà Toán học có quyền nghĩ ra những cái không có thực và nhào nặn chúng bằng mớ biến đổi lằng ngoằng và tạo ra một thứ không có thực khác... nhưng đó là trong giới hạn Toán học thôi chứ nói chuyện với Vật lý người ta cũng không chấp nhận. Đối với Vật lý quan trọng nhất là kiểm chứng thực nghiệm: đã xảy ra chưa và có khả năng xảy ra không? Các ngành khoa học khác cũng có những điểm riêng vv.
Có một ngành khoa học chấp nhận các đặc thù riêng của các ngành khoa học khác đó là Triết học. Và một ngành khoa học chẳng cần đếm xỉa đến các ngành khoa học khác là Kinh Dịch học!
Mời mọi người tranh luận về vấn đề này.
Hề hề hề,
DeleteCái món Kinh .... Dịch này kinh lắm. Chỉ hiểu cho được Kinh là gì và dịch là gì cũng toát mồ hôi đít chứ chả chơi. Các bác uyên thâm xin cứ mạnh dạn chém, còn tui xin ngồi nghe thôi, nhưng chớ chém nhầm phải tui nghen.....
Kinh thật.
Có hai vấn đề đang "nóng"
ReplyDelete1- Đề nghị "thiến" tội phạm tình dục ...của đb quốc hội Đỗ xuân Đương ...
Hoá ra việc đó đã áp dụng tại Anh cho một " công thần " chế độ là nhà toán học Alan Turing người góp phần giúp nước Anh và đồng minh thắng Đức QX trong thế chiến hai. Số phận quá nghiệt ngã với A. Turing khiến ông phải tự vẫn ở tuổi 42...
2- Toán học từ trước đến nay vẫn đc coi là ông hoàng của các môn khoa học do tầm ảnh hưởng vĩ mô đến các môn học khác (dĩ nhiên cách xếp thứ tự của Eros hơi ... Tầm thường)
Vật lý là môn kiểm chứng những dự đoán của ... Toán học ...:-))))
Toán học ngược lại ..... Khẳng định kết quả thực nghiệm của ... Vật lý ...
Có lẽ Toán Lý là một cặp tài tử - giai nhân quan trọng nhất của khoa học
Trên thực tế Vật lý tiêu tốn hơn Toán rất nhiều, ngân quỹ cho nghiên cứu Vật lý có thể lên tới hàng chục tỷ đô la như CERN đã chi cho Large Hedron Collider. Để tìm dấu vết của phân hạt thứ năm hạt Higg boson. Hay kính thiên văn vũ trụ Hubble...
Để chứng minh cho một câu phán của thiên tài Einstein rằng đường sức Trọng trường trái đất sẽ " xoắn" nhẹ chứ không thẳng tắp như Newton. Các nhà khoa học ở Nasa đã chi 750 triệu đô để làm thí nghiệm đưa con quay hồi chuyển ( gyroscope) lên vũ trụ đo độ lệch trục vi sai của nó, thí nghiệm kéo dài 35 năm đến 2004 mới kết thúc. Hai trong số ba người khởi xướng đã không còn để chứng kiến kết quả thành công.
3- chúng ta có thể hy vọng được chứng kiến sự ra đời của Máy tính lượng tử dùng QUBIT thay cho Bit nhị phân thông thường.
4- Từ trong sâu thẳm, toán học cũng phải tuân theo nguyên lý bất định (Uncertaity Principle) bằng chứng là các số vô tỷ như Pi có đuôi vô tận, thế giới Cơ học Lượng tử là thế giới vô cùng kỳ bí xây dựng trên nền tảng bất định. Nếu lắp hằng số vũ trụ của Einstein vào Cơ học lượng tử thì lại tỏ ra ... Đúng đó là bất ngờ mới của Vật lý.
Không biết nên gọi Shrodinger là nhà Toán học hay nhà Vật lý khi ông "tính" ( đề ra)ra được công thức tính xác xuất tìm ra vị trị của một hạt cơ bản như electron tại thời điểm bất kỳ. Trước ông những công thức tính xác xuất (probability) nổi tiếng toàn từ các bộ não Toán học mà ra như Thống kê Gauss thống kê Poisson ... Vv