Saturday, September 29, 2012

Thầy Khải của chúng tôi

Blog ichuvanan xin được đăng toàn văn bài báo của Trần Duy Phương (lớp i 79 - 82) đăng trên báo LAO ĐỘNG số ra ngày 29/9/2012: http://laodong.com.vn/Xa-hoi/Thay-Khai-cua-chung-toi/85804.bld


Thầy Khải của chúng tôi

Thứ bảy 29/09/2012 06:35
Chúng tôi là học trò lớp I (i) chuyên toán cấp 3 Chu Văn An từ các năm 1970 - 1982. Thầy chủ nhiệm của chúng tôi là Đào Thiện Khải. Khi đó, thầy mới hơn 30 tuổi và phụ trách khối chuyên toán. Sau này, Hà Nội thành lập trường chuyên Hà Nội - Amsterdam, thầy về làm hiệu phó, rồi hiệu trưởng của trường... 
Thầy Đào Thiện Khải.

Friday, September 28, 2012

Cuộc sống thật và tình cảm cũng thật...


Anh thấy mình vui mừng vì cô mang văn bản xuống trình ký và giải thích một số thay đổi trong văn bản. Hai anh em đàm đạo dăm bảy phút.  Dạo này anh không còn làm việc đối diện với phòng của cô để mà thỉnh thoảng sang uống chén trà, trao đổi đôi ba câu chuyện. Trọng trách lớn hơn, công việc nhiều hơn, anh không còn đủ thời gian bàn về văn hóa nữa.

Wednesday, September 26, 2012

Chuyển gió...


Có phải trời thương ai trời khóc
Từng giọt buồn giọt nhớ tuôn rơi
Có phải trời thương em thương tôi
Đi quá nửa con đường mới gặp

Phút dịu dàng...




Anh nói yêu mùa Thu
Có màu xanh của mắt em nhìn say đắm
Có màu vàng của nỗi nhớ mang tên em
Và mùa Thu có mưa rơi cho lòng anh bối rối

Monday, September 24, 2012

Thơ Hồ Xuân Hương





Động Hương Tích  
Bày đặt đá ai khéo khéo phòm, 
Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom, 
Người quen cõi Phật chen chân xọc, 
Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm 
Giọt nước hươu tình rơi thánh thót, 
Con thuyền vô trạo cúi lom khọm 
Lam tuyền quyết cả phồn hoa lại, 
Rõ khéo trời già để dở dom


Qua Kẽm Trống 
Hai bên thì núi, giữa thì sông, 
Có phải đây là Kẽm Trống không? 
Gió đập cành cây khua lắc cắc, 
Sóng dồn mặt nước vỗ long bong. 
Trong hang đá hơi còn hẹp, 
Ra khỏi đầu non đã rộng thùng. 
Qua cửa mình ơi, nên ngắm lại, 
Nào ai có biết nỗi bưng bồng.


Thiếu nữ ngủ ngày 
Mùa hè hây hẩy gió nồm đông, 
Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng. 
Lược trúc chải cài trên mái tóc, 
Yếm đào trễ xuống dưới nương long. 
Đôi gò Bồng đảo sương còn ngậm, 
Một lạch Đào nguyên nước chửa thông. 
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt, 
Đi thì cũng dở, ở không xong.

Hang Cắc Cớ
Trời đất sinh ra đá một chòm, 
Nứt làm hai mảnh hỏm hòm hom. 
Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn, 
Luồng gió thông reo vỗ phập phòm. 
Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm, 
Con đường vô ngạn tối om om. 
Khen ai đẽo đá, tài xuyên tạc, 
Khéo hớ hênh ra lắm kẻ dòm.


Vịnh Cái quạt (1) 
Một lỗ sâu sâu mấy cũng vừa, 
Duyên em dính dáng tự ngàn xưa. 
Vành ra ba góc da còn thiếu, 
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa. 
Mát mặt anh hùng khi tắt gió, 
Che đầu quân tử lúc sa mưa. 
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng, 
Phì phạch trong lòng đã sướng chưa ?

Đừng Xanh Như Lá ...


Trầu Cau


Quả cau, nho nhỏ, miếng trầu ôi, 
Này của Xuân Hương đã quệt rồi. 
Có phải duyên nhau thì thắm lại 
Đừng xanh như lá, bạc như vôi.


Thân em như quả mít trên cây 
Da nó xù xì, múi nó dầy 
Quân tử có thương thì đóng cọc, 
Xin đừng mân mó, nhựa ra taỵ



Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi, 
Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi. 
Quân tử có thương thì bóc yếm, 
Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi.





Sunday, September 23, 2012

Ở nhà Chủ nhật...



Sáng Chủ nhật, bố và con còn đang ngủ, mẹ tranh thủ đi gội đầu. Nếu có ai hỏi tại sao mẹ phải đi 5km vào buổi sáng Chủ nhật, khi cả nhà còn đang ngủ nướng, chỉ để gội đầu và ăn một bát bánh đa cua ở gánh hàng rong vỉa hè trước cửa tiệm gội đầu trên phố Trần Quốc Toản, thì chắc chắn mẹ chẳng biết trả lời thế nào,

Saturday, September 22, 2012

I just wanna go home ...


Michael Bublé


Songwriters: Buble, Michael; Foster-Gillies, 


Another summer day
Has come and gone away
In Paris and Rome
But I wanna go home, mmm

May be surrounded by
A million people I
Still feel all alone
I just wanna go home
Oh, I miss you, you know

And I've been keeping all the letters
That I wrote to you
Each one a line or two
"I'm fine baby, how are you?"

Well I would send them but I know
That it's just not enough
My words were cold and flat
And you deserve more than that

Another airplane
Another sunny place
I'm lucky I know
But I wanna go home
Mmm, I got to go home

Let me go home
I'm just too far
From where you are

I wanna come home

And I feel just like
I'm living someone else's life
It's like I just stepped outside
When everything was going right

And I know just why you could not
Come along with me
That this was not your dream
But you always believed in me

Another winter day
Has come and gone away
In even Paris and Rome
And I wanna go home
Let me go home

And I'm surrounded by
A million people I
I still feel alone
Oh, let me go home
Oh, I miss you, you know

Let me go home
I've had my run
Baby, I'm done
I gotta go home

Let me go home
It'll all be all right
I'll be home tonight
I'm coming back home

Cứ sợ...

Gửi tặng chị Liên TP!

Cứ sợ không kịp hưởng ánh nắng mùa hè
Hưởng sự dịu ngọt của hoa trước khi thành trái quả
Cứ sợ màu vàng của mùa thu da diết quá
Báo đông về theo những trận mưa

Cứ sợ tuổi trẻ đi qua không kịp nữa
Để ước mơ bỏ lại trên đường dài
Sợ ánh sáng ban ngày tắt trên nghị lực
Sợ những ngày còn kiệt sức héo hon

Cứ sợ tình yêu như trận cười chao đảo
Tan đi rồi, trống rỗng một khoảng không
Sợ ánh mắt ai một ngày không xao xuyến
Mất đi rồi sức quyến rũ lạ lùng
 
Cứ sợ hình bóng sẽ chìm vào đêm tối
Sợ đau buồn sẽ đến với cô đơn
Sợ đến một ngày bao nghị lực
Sẽ không còn trong tâm trí già nua
 
Cứ sợ đi những nỗi sợ cho ngày mai
Để không phải bao giờ ngồi tiếc nuối
Sao trên trời có đêm còn quên mọc
Mà đời người thì khó nhọc khôn cùng
 
ANN

Friday, September 21, 2012

Anh và tuổi 45





Tuổi 45 đã đi qua.

Tình cờ xem bộ phim về mấy bà tuổi 45, có một chút vững vàng trong sự nghiệp, có một chút gia tài đủ tự lập, con cái lớn bắt đầu tách khỏi mẹ, chưa hẳn đã gọi là xấu - thậm chí có vẻ còn mặn mòi hơn, một chút chán chường, bất cần hơn và... chồng bắt đầu bị lôi cuốn bởi những cô gái trẻ đẹp chỉ đáng tuổi con họ. 

 
Hơi chạnh lòng. Con gái bênh bố: nhưng mà đấy là phim, bố có làm gì mẹ đâu. Ừ nhỉ, sao lại chạnh lòng. Thì ra bản thân mình cũng thay đổi, đòi hỏi nhiều hơn, khắt khe hơn, hiểu biết nhiều hơn, nhưng cũng quên nhiều hơn. Có nghĩa là, mình cho ít đi và mong nhận được nhiều hơn.

Con gái à, con có lý, mẹ chỉ thiếu có cái chổi sẽ hóa thành phù thủy.

Cô bạn gái thân nhất bảo: em chỉ thích mấy anh to cao, đẹp trai.

Cô bé cùng làm nói: em thích mấy anh chàng hài hước...

Còn mình, mình thích anh, thích được ngồi tâm sự với anh, kể cho anh nghe những khó khăn, chia sẻ những niềm vui, "buôn" với anh về những điều hão huyền vẫn mơ ước.

Cái tuổi 45, đã trôi qua. Anh vẫn ở lại cùng mình, lọ mọ kiếm cho mình chai nước hoa đặc biệt. Loay hoay tìm loại Chocolate mình thích.

Nhà sắp xây xong, không quá nhiều hứng khởi, nhưng, đó là ngôi nhà của tuổi 45, lâu đài của mơ ước, nó đánh dấu tình cảm của mình dành cho anh - một cách hiện hữu, có hình, chứ không vô hình, vô dạng như tình yêu - lãng mạn và vô định. 







Anh à, các cụ bảo "chẳng ai cầm tay nhau từ sáng đến tối được", thế mà mình vẫn ở bên nhau, cho dù tuổi 45 đã đi qua, không trở lại.



ANN

Thursday, September 20, 2012

Thôn nữ hái sen

Thôn nữ hái sen

1./ "Bà con" version

Em ơi sen hái một mình
Mà sao vén váy rung tình bà con
Làn da trắng nõn nòn non
Lại thêm hạt nhũ vẫn còn hơi sương
Em ở đẩu, để anh thương
Mặc cho bà xã réo lườm xoắn tai ...
- DC (nguyên tác)

2./ "Anh giai" version

Em ơi sen hái một mình
Mà sao vén váy rung tình anh giai 
Da trắng nõn đùi với vai
Lấp ló hạt nhũ bỡn tài làm sao
Em địa chỉ ở nơi nao
Làm sốt dân mạng bàn vào tán ra ...
- DC


3./ "Dương con" version

Em ơi sen hái một mình
Mà sao vén váy rung tình Dương con
Làn da trắng nõn nòn non
Lại thêm hạt nhũ vẫn còn hơi sương
Em ở đẩu, để anh thương
Mặc cho bà xã réo lườm xoắn tai
- VH sửa "một tý" (đúng một chữ)

4./ "Quan họ" version

Em ơi sen hái một mình
Mà sao vén váy rung tình liền anh
Làn da trắng, lá sen xanh
Lại thêm hạt nhũ trông thành giọt sương
Em ở đẩu, để anh thương
Mặc cho bà xã réo lườm xoắn tai ...
- NCT

5./ "Ca Dao Rựa" version

Này cô có cái chũm cau
Anh bấu một cái nếu đau anh đền
- TN (sưu tầm ...  Phải nói rõ để khỏi bị .... Xoắn tai ... :-)


Xem tiếp
- Thôn nữ hái sen là ai? (ảnh!)
- Thôn nữ hái sen đi đâu? (ảnh + Mây lang thang!)

Hôm nay lại đi cầy mái nhà ...quốc trần nhà ... :-))

Hôm nay vác máy đi ... Cầy nhà băng
Head quater của ANZ trông như Vương Cung thánh đường La Mã

Chẳng bao giờ đủ dài cả...




6h tối Thứ Sáu, viết nốt mấy dòng trên giấy trình tài liệu. Nhìn lại bàn làm việc đã dọn hết các loại giấy tờ ngổn ngang. Tắt đèn, ra khỏi phòng và "tự do, hai tiếng ngọt ngào"! Trước mặt là 5 ngày nghỉ phép với cả nhà.

Chuyến bay khuyến mại cuối cùng trong ngày vào đến Thành phố là 11h20'. Như mọi lần, phút đầu tiên luôn luôn có trục trặc. Lần này là thiếu mất chữ "Thị" trên vé máy bay. Nhưng, cũng như mọi lần, mọi chuyện đều giải quyết ổn thỏa.

Về khách sạn nhận phòng để sáng mai bay ra đảo.

Cố tình chọn chuyến bay 10h30' sáng Thứ Bảy để khỏi phải dậy quá sớm. Mấy bố con ăn sáng xong còn chạy đi mua thuốc rỏ mắt, sữa tươi... mang theo ra đảo. Đến sân bay mẹ mua thêm trái cây, mọi chuyện khá hoàn hảo.

Máy bay đến phân nửa là trẻ con, chủ yếu là nước ngoài. Chúng chạy nhảy, bò lổm ngổm giữa hai hàng ghế, những ông bố phát mệt để đuổi theo, mang con mình về ghế ngồi. Văn hóa Đông và Tây đã khác nhau ngay từ cách chăm con trẻ, thế mới nói, nó thấm vào con người từ khi ở trong bụng mẹ cơ mà.

Chả thế mà chúng ta khác nhau. Khác nhau nhưng không có nghĩa không thể chung sống, ít nhất là đang ngồi cùng nhau trên một chuyến máy bay đó thôi.

Máy bay hạ cánh nhẹ nhàng trên đảo, khách sạn có người ra đón. Các con vui vẻ. Nghe mấy bố con say sưa bàn nhau kế hoạch khám phá đảo, mẹ chỉ nghe đã thấy mệt. Cố gắng thôi. Có phải lúc nào tụi nó cũng hứng khởi thế đâu!

Ngày đầu tiên trôi qua nhẹ nhàng. Cả nhà tắm biển ở bãi biển của khách sạn, nghỉ ngơi rồi đi ăn tối.
Phú Quốc quả là một túi cá khổng lồ. Cá bơi lội tung tăng ngay ở bãi tắm. Cá nhỏ thì bơi theo đàn, cá lớn một chút thì bơi từng đôi, hoặc bơi lội một mình, nhởn nhơ, không hề chạy trốn khi người bơi qua. Chúng còn bơi theo, quẩn vào chân bạn nữa, có lẽ để ăn những lớp vảy da bong theo nước. Mấy bố con say sưa chụp hình, quay phim mấy con cá vàng, cá kiếm, cá sọc... luẩn quẩn dưới chân.

Bữa tối thì không được "nhẹ nhàng" lắm, với một con tôm hùm, mình rang muối, đầu nấu cháo. Đêm xuống cả nhà đi dạo. Hoa Láng với những bông to, tím và trắng, thơm mát, lẫn với hương cau nồng nàn, có lẽ chúng đủ sức hàn gắn cả những trái tim tan nát nhất. Mẫu đơn, hoa giấy, lan tây, dâm bụt... nở hoa e ấp làm cho màn đêm thêm huyền diệu, dịu dàng.

Mẹ chơi cờ vua với bố, các con cổ vũ. Như tất cả các lần, mẹ thua, chỉ có là cầm cự được bao lâu mà thôi. Có điều hơi đặc biệt là bố say sưa thế nào mà đi tướng ngay vào chân tốt của mẹ!

Sáng Chủ nhật, bố gọi cả nhà dậy sớm để đi biển. Trời mát, se lạnh như mùa thu Hà Nội, nắng vàng tươi. Ăn sáng xong, thuê 2 chiếc xe máy, bố chở anh, mẹ chở em chạy dọc bờ biển phía Tây Bắc đảo. Đường đất đỏ đang làm, khó đi, mấy cây cầu gỗ chênh vênh...

Rồi cả nhà lênh đênh 4 tiếng trên biển bằng ca nô đi hòn Đồi Mồi, hòn Móng Tay, bơi lội ngắm san hô và câu cá. Cả nhà câu được hơn chục con cá, mẹ cũng cũng câu được 3 con bé bằng nửa bàn tay, nhưng nướng ăn ngon vô cùng. Ăn con cá mình tự câu có khác. 7h tối về tới khách sạn, gọi pizza, kết thúc ngày thứ hai sôi động trên đảo cũng bằng đi dạo và chơi cờ. Mẹ cầm cự được 20'.

Sáng Thứ Hai, lại chạy xe máy, lần này là dọc bờ biển phía Nam, tắm biển, lái môtô nước, leo núi và qua làng chài Hàm Ninh ăn hải sản. Bữa trưa có cua, tôm và cá tươi. Lại về khách sạn muộn và ăn tối bằng pizza, bít-tết. Sau khi đi dạo, bọn trẻ tiếp tục cổ vũ bố mẹ chơi cờ. Mẹ chiến đấu dũng cảm được 30'. Ngày thứ ba trôi đi như thế và bọn trẻ vẫn tràn đầy hưng phấn. Chúng rủ nhau hôm sau đi lặn bình hơi và câu mực.

Sáng Thứ Ba, ăn sáng xong mới đi hỏi về chuyện lặn bình hơi. Hóa ra cần phải đi từ 7h sáng. Vậy là lỡ mất cơ hội lặn sâu. Thế mà bọn trẻ vẫn vui vẻ. Có lẽ chúng đã học được cách chấp nhận cái được và cái không được, biết cách tự cân bằng giữa thành công và thất bại. Chúng thực sự đã lớn hơn nhiều. Kế hoạch vẫn tiếp tục. Đi thăm bảo tàng, trại chó, về tắm biển và tối đi câu mực.

Thăm bảo tàng mẹ mua một cái vòng đá đeo cổ làm kỷ niệm, các con mỗi đứa chọn cho bạn một cái vòng đeo tay. Về khách sạn đi bơi, bọn trẻ say sưa bơi lặn, chụp cá. 4h chiều cả nhà mới đi ăn trưa.

Đi ăn thì buồn cười, hết thức ăn rồi mà mọi người mới được lưng bụng. Gọi thêm thức ăn lại từ đầu, quán ăn ngạc nhiên, chắc họ không biết người đất liền có thể ăn nhiều đến thế nào. Về nhà mẹ ngủ được 1h trước khi ra biển câu mực.

Mực câu được không nhiều, có 3 con thôi, nhưng khá to, con trai lại vớt được mấy con cá kiếm, coi là thành công. Về khách sạn, mẹ leo lên giường ngủ mất, khỏi phải đi dạo và chơi cờ như kế hoạch. Cả nhà để mẹ ngủ. Mọi người tốt bụng thật đấy! Giá ngược lại, mẹ sẽ khua cả nhà dậy cho mà xem... Trước mắt là ngày mai trở về, nhiều việc bộn bề lắm.

Sáng Thứ Tư, ngày cuối cùng trên đảo. Cả nhà dậy muộn sau bữa câu mực tối hôm trước.

9h hơn mới đi ăn sáng. Ngồi gần mấy bác nhà ta, đang say sưa tranh luận những chuyện trên trời, từ chính trị đến "chính em", nhưng mà nghe như trên mây, trên gió. Mẹ hơi chạnh lòng lo cho các con. Các con sau này sẽ thế nào nhỉ, đi học rồi sẽ về nước hay làm việc ở nước ngoài, cuộc sống ở nước ngoài rồi có ổn thỏa không?

Nhưng mà thôi, câu chuyện ấy còn dài lắm, chẳng ai mà tính trước được đâu. Ngày hôm nay cả nhà đang bên nhau, như thế là hạnh phúc lắm rồi, phải vậy không nhỉ?!

Ăn sáng xong còn có một tiếng để bơi lội.

Trên đường ra bãi biển hoa vẫn nở dịu dàng níu giữ người ta.

Vẫn phải về thôi, dù cá bơi lội tung tăng dưới chân, dù trời trong xanh, dù biển hiền hòa, bao dung đến mấy...

Những ngày thần tiên trôi đi quá nhanh. Chợt nhớ, có ai đó đã nói: "Các kỳ nghỉ, hệt như đàn ông, chẳng bao giờ đủ dài cả..."!!!

Đùa đấy nhé!

ANN

Wednesday, September 19, 2012

"Và con tim đã vui trở lại"... sau trận cầu tuyệt vời

                                                                                      Hi ACE,


 
Tôi muốn mở thêm một chuyên mục mới trong forum mang tên "Thể thao", sau khi xem trận cầu có đầy đủ "hỉ, nộ, ái, ố" diễn ra sáng sớm nay Real Madrid vs Manchester City 3 - 2!
Hai cái tên vang dội trong bảng "tử thần" của Champions League đối đầu trực tiếp trên sân Bernabeu và đội nào thắng sẽ có ưu thế rất lớn để vượt qua bảng này vào vòng play-off.
Real Madrid - câu lạc bộ xuất sắc nhất thế kỷ 20, hiện đang giữ chức vô địch Tây Ban Nha, siêu cúp của xứ sở bò tót, đang rất khát khao tìm kiếm danh hiệu vô địch Champion League dưới thời của huyấn luyện viên số 1 thế giới Jose Mourinho. Tuy nhiên RM đã khởi đầu tệ hại nhất trong vòng 18 năm qua của giải vô địch Tây Ban Nha, chỉ đạt được 4 điểm sau 4 trận đấu và kém đội đầu bảng Barcelona những 8 điểm. Đáng lưu ý là trong trận thắng duy nhất trước Granada, C. Ronaldo đã ghi 2 bàn nhưng lại không ăn mừng chiến thắng mà lại tỏ ra "buồn". Nỗi buồn lây ra toàn đội và cả ban huấn luyện, lên tới cả chóp bu câu lạc bộ, lan ra giới báo chí toàn thế giới, làm người hâm mộ mất ăn mất ngủ hàng tuần nay.
Ngược lại, bên phía đội khách - Man City - đội vô địch Premier League khởi đầu giải ngoại hạng Anh khá tốt với 2 trận thắng 2 trận hòa hiện đang đứng thứ 4, chỉ kém đội đầu bảng Chelsea 2 điểm. Năm ngoái Man City bị đội Porto loại khỏi Champions League một cách đáng tiếc, nhưng cũng đã tích lũy được ít nhiều kinh nghiệm trên đấu trường này.
Trên tất cả mọi điều, đây là cuộc đối đầu của hai đội bóng có tiềm lực tài chính mạnh nhất thế giới với dàn cầu thủ đắt nhất thế giới. Tổng giá trị của các ngôi sao dự bị hai bên ở Bernabeu hôm qua là 363,3 triệu euro.
C. Ronaldo động tác ăn mừng quen thuộc. Tranh TN


Hiệp 1 diễn ra với thế trận một chiều RM kiểm soát bóng tới 74% và tạo ra ít nhất là 4,5 cơ hội ngon ăn nhưng những cú sút của Ronaldo (3 lần), Higuain và Kherdia đều vọt xà hoặc bị thủ thành J. Hart bắt được. Bên phía Man xanh cũng có 1, 2 cơ hội phản công nhưng không thành công. Real Madrid liên tục ép sân, nhưng họ vẫn bất lực trong việc xuyên phá cầu môn Man City, các đường mở bóng sang hai cánh cho Ronaldo, Di Maria đều bị đội khách vô hiệu hóa. Trận đấu diễn ra với tốc độ khá cao, Man City không hề phòng ngự tiêu cực, họ vẫn tạo được những đường bóng có nét nhờ sự cơ động của Yaya Toure, David Silva.

Bước sang hiệp 2, Man City chơi áp sát ở khu vực giữa sân khiến Real Madrid không thể áp đặt được thế trận, nỗ lực của Ronaldo bên cánh trái đều bị Maicon hóa giải. Trong khi đó, Man City giữ được thế trận ở giữa sân nhờ phong độ chói sáng của Yaya Toure.
Phút 54, hậu vệ Nastasic phá bóng không dứt khoát tạo điều kiện để Higuain băng xuống, tuy nhiên Joe Hart đã lao ra phá bóng kịp thời. 6 phút sau, Marcelo đột phá bên cánh trái rồi tung cú sút xa, đáng tiếc là bóng đi chệch cột dọc.
Đến phút 64, lại là Marcelo dứt điểm từ xa đưa bóng đi sạt xà ngang trong gang tấc. Khi đội hình Real Madrid đẩy lên quá cao, họ đã để lộ sai lầm để Man City có nhiều khoảng trống để phản công. Và phút 68, Yaya Toure bất ngờ tăng tốc rồi chọc khe thông minh cho cầu thủ vào sân thay người Dzeko xử lý bóng gọn gàng rồi đánh bại Casillas, mở tỷ số 1-0 cho Man City.
Man City tiếp tục khiến hàng thủ đội chủ nhà điêu đứng khi Yaya Toure có bóng bên cánh phải rồi dứt điểm chạm mép lưới bên. Real Madrid chơi không ấn tượng, nhưng sự tỏa sáng nơi cá nhân đã mang lại sự khác biệt. Phút 75, Marcelo đảo bóng rồi dứt điểm bằng chân phải vào góc cao khiến Joe Hart đành bó tay, gỡ hòa 1-1 cho Real Madrid.
Real Madrid thi đấu khá khẩn trương và liên tục dồn ép đối phương. Phút 80, Benzema sút bóng khá căng từ cự ly hẹp buộc Joe Hart phải đấm bóng cứu thua. Kịch tính trận đấu đã được đẩy lên ở phút 86 khi Kolarov đá phạt khó chịu, bóng khẽ chạm chân Alonso vào lưới, 2-1 đầy bất ngờ cho Man City.

Tỷ số này, nếu được giữ nguyên đến lúc tan trận, sẽ nâng nhà ĐKVĐ Ngoại hạng Anh lên một tầm cao mới, đồng thời có lẽ sẽ đẩy Real, vốn đã sa lầy trong khó khăn ở La Liga, vào một cuộc khủng hoảng sâu rộng về mọi mặt. Tuy nhiên, khi đã ở cận kề chiến thắng, đội quân dưới trướng Mancini lại bộc lộ sự non nớt của một đội bóng mới chỉ lần thứ hai dự Champions League. Trạng thái lâng lâng khiến Man City đánh mất sự tập trung cần thiết và phải trả giá đắt. 
Real, trong thế bị dồn vào chân tường, đã vùng dậy mạnh mẽ và thể hiện đúng bản lĩnh của một ông lớn từng chín lần vô địch và là khách quen ở Champions League suốt 16 năm qua. Benzema ở phút 87 rồi Ronaldo đúng phút 90 đã đưa Real trở về từ cõi chết khi lần lượt ghi bàn gỡ hòa rồi ấn định thắng lợi 3-2 nghẹt thở cho đội nhà ngay trước khi trọng tài Skomina cắt còi báo tan trận.

Sau trận đấu Mourinho không dấu được vẻ sung sướng đến tột bậc:
"Real có thể thua trận, Mourinho có thể thua trận, các học trò của tôi có thể thua trận và chúng tôi có thể thua trận như tối nay. Chúng tôi lẽ ra đã thua và điều đó là tôi tự hào. Real đã không để những thất bại tồi tệ như trước Sevilla hay Getafe lặp lại. Điều làm tôi hạnh phúc không phải là ba điểm, mà là bản năng chiến thắng, là DNA của đội bóng đã trở lại".
"Bóng đá là thế và chúng tôi xứng đáng thắng. Nếu tôi cảm thấy Real không xứng đáng, tôi sẽ cảm thông với Man City nhiều hơn, nhưng hôm nay, rõ ràng Real đã chơi tốt hơn Man City rất, rất nhiều. Chúng tôi cố gắng và thể hiện khao khát chiến thắng ngay từ những phút đầu tiên"
"Hy vọng, bản năng chiến thắng của đội bóng sẽ không biến mất một lần nữa. Các cầu thủ làm tôi tin vào điều đó, vì nếu họ đã chơi tốt, đã chiến thắng Barca hay Man City, họ có thể làm điều đó trước mọi đối thủ".
Mourinho cuối cùng tỏ ra hả hê với một bộ phận truyền thông mà ông cho rằng chỉ chực chờ Real thua trận để đả kích ông và các học trò: "Một số vị đã viết xong mọi thứ về chúng tôi và họ phải vứt đi những gì đã viết ra. Chiến thắng của Real sẽ buộc họ phải mở lại máy tính và làm việc khó khăn hơn".

Còn về phía Man City, sau trận đấu, thủ thành Hart - người đã có một trận đấu tốt - tỏ vẻ chán chường. "Dẫn trước 2-1 nhưng khi trận đấu còn chừng 5 phút, chúng tôi đã không giữ được", anh nói. "Chúng tôi biết trách ai bây giờ ngoài chính bản thân mình. Thật khó để có thể rời sân sau một trận thua với tỷ số 2-3 mà vẫn cảm thấy lạc quan. Tôi thực sự xin lỗi". Hành động của thủ thành số một người Anh lập tức vấp phải phản ứng quyết liệt của HLV Mancini. "Hart nên ở nguyên trong khung thành và làm công việc của cậu ấy. Nếu cần có ai đó chỉ trích đội bóng, thì đó phải là tôi chứ không phải Hart", nhà cầm quân người Italy nói.
"Ở đây tôi mới là người đưa ra những đánh giá chứ không phải cậu ấy. Nhưng đúng là thật khó để nuốt trôi thất bại này. Vấn đề không phải là vì chúng tôi đã thua. Gặp một đội như Real, tay trắng là điều bình thường. Nhưng thua theo cách này thì thật khó chấp nhận".

Nguyễn Công Thành (sưu tầm và tổng hợp từ các báo)

"Chết vì tai nạn giao thông là cái chết có ý thức, chết tự nguyện chết..."

"Chết vì tai nạn giao thông là cái chết có ý thức, chết tự nguyện chết..."

Suốt hai tháng học lớp quản lý hành chính nhà nước, ngày hôm qua mới được nghe một tiết giảng hay. Thầy giáo giảng về "Quản lý nhà nước về kinh tế". Thầy đến đúng giờ, lớp mới có 6 trên tổng số 90 học viên. Ngồi đợi thêm 1 giờ đồng hồ thì lớp được khoảng 25 người. Thầy ngao ngán: "chỉ cần nhìn cách đi học của các anh chị thì biết ngay nền hành chính của nước ta sẽ còn lâu mới cải thiện được". Đúng rồi, nhưng quả thật là khi chỉ có 1/60 bài giảng hay, thì nền giáo dục của chúng ta sẽ ra sao nhỉ?!

Thầy giáo bắt đầu từ các khái niệm, rồi làm rõ một số vai trò, chức năng của nhà nước trong quản lý kinh tế. Cả lớp bật cười khi thầy bảo: "Cái ông nhà nước kể cũng lạ, việc của mình - quản lý vĩ mô - thì chẳng chịu đầu tư vào mà nghiên cứu tìm giải pháp để mà làm, đâu có ai làm hộ được, cứ đi lo bắt nạt mấy doanh nghiệp, chúng nó làm sao mà làm ăn tử tế được chứ...". Nói về mối quan hệ giữa nhà nước và kinh tế thị trường, thầy phân tích: "đúng nhất là phải có hàm lượng thị trường cao nhất có thể trong mỗi chính sách của nhà nước, nhà nước không phải để xóa bỏ kinh tế thị trường, mà để khắc phục những khuyết tật của nó mà thôi". Rồi thầy ví von: "người ta phải xuống nước mà đẩy bè theo ý mình, thế mới vinh quang, chứ không phải leo tót lên bè ngồi, rồi để người khác đẩy, ý thức để đi đâu hết rồi...". Đang giảng về kinh tế, nói về việc phải giữ môi trường ổn định để phát triển, thầy bảo: "số người bị giết chóc vì khủng bố ở mấy nước chưa chắc đã nhiều hơn số người bị tai nạn giao thông ở chúng ta, vì mỗi ngày tới vài chục người chết vì tai nạn giao thông. Nhưng, khủng bố kinh hoàng vì nó gây tâm lý hoang mang, chấn động cả xã hội, còn tai nạn giao thông thì ngược lại, xảy ra rất êm đềm, đó là những cái chết có ý thức, chết tự nguyện chết". Cả lớp phì cười. Thầy giảng thêm: "đúng như vậy, nhìn cái cách người dân chúng ta tham gia giao thông bất chấp luật lệ mà xem, tai nạn xảy ra liệu có phải tự nguyện không?!".

Đúng như thế, cuối cùng vẫn là vấn đề tự giác, vấn đề ý thức của từng cá nhân, vấn đề của từng con người. Đã đành, ước gì nhà nước làm thật đúng chức năng quản lý vĩ mô của mình! Thế nhưng mà, sự vận hành của nhà nước, nói cho đến cùng, cũng phụ thuộc vào công việc của cá nhân những thành viên, những con người tham gia vào bộ máy hành chính ấy. Một khi mà ý thức trách nhiệm của mỗi người chưa bằng, chứ không nói là phải hơn, chưa tương xứng với trách nhiệm anh ta được giao thì hỏi bằng cách nào công việc chạy tốt được?!

Lớp học vẫn chỉ có 6/90 người đến học đúng giờ, tỷ lệ 1/15!

Và bài giảng hay còn tệ hơn nữa, tỷ lệ là 1/60!

ANN

Tuesday, September 18, 2012

Wonderful Chill Out Music

Quintana Roo





Wonderful Chill out Music




Tim Ng


Cập nhật 2013/12/19: Một số clips TN giới thiệu đã bị YT blocked hoặc tiêu hủy. Thay bằng clips tương tự, mới tìm được.




Tím bằng lăng, nơi đáy mắt... Bằng lăng



Hà Nội mùa này ngập phố màu tím. Cô bạn tôi say mê bằng lăng, đợi từng ngày hoa nở.

Cái giống hoa đến lạ, chỉ nở đúng năm ngày là nhạt tím. Cây trước, cây sau, cả phố phường đủ tông màu sắc tím. Từ đậm tới nhạt, làm lu mờ cả sắc đỏ chói chang của phượng vĩ đầu Hạ.

Mỗi sáng đi làm, ngẩn ngơ ngắm hoa, chợt quên cả chuyện đang phải nhích từng vài cm một giữa dòng người đông nghịt. Có khi nào 50 tuổi đến nơi rồi, mà vẫn còn xao động vì một sắc hoa tím, như thế có được gọi là bình thường không nhỉ?!

Chợt thấy tiếc vì mấy ngày anh vắng nhà bằng lăng còn chưa nở, mai mốt anh trở về hoa tím sẽ nhạt mất đôi ba phần. Chợt thấy chông chênh, mong manh, giống những ước mơ giản đơn mà chẳng bao giờ, chẳng thể nào vẹn toàn được.

Bữa cơm chiều có hai món rau, một thịt, một cá và không có hoa, chẳng có sắc tím nào trên bàn ăn. Anh trở về với mấy hộp gia vị súp cá kiểu Hung, vài cái gọt rau quả, đập càng cua, ép tỏi, nghiền khoai tây... cứ như một bà nội chợ "chính hiệu". "Tâm hồn ăn uống" chẳng liên quan gì đến bằng lăng, nhưng lại làm tôi xao động. Đàn bà thật dễ tổn thương, dễ lấy lòng, dễ bị làm xúc động.

Thế cho nên, bằng lăng ngập trời, cũng chẳng thể nào tím hơn... sắc hoa nơi đáy mắt!

ANN


CẢM XÚC CỦA 2 THẾ HỆ KHI THĂM NƯỚC NGA

Hề hề hề,
Đây là cảm cúc của ông bạn vàng từ thời hết cởi truồng đến nay Hoàng Tiến Cường sau khi tái nhập Nga thời gian vừa qua. Kèm theo đó là cảm xúc của một nữ sắp luật sư thế hệ 9X khi lần đầu đặt chân lên cái nôi của CNXH một thời.
Hay dở xin mọi người cứ thoải mái cảm nhận và bình loạn vì nó đã được khổ chủ đồng ý.
Riêng Lùn tui, do chưa có cơ hội nào để bén mảng tới cái nước Nga ấy nên chỉ có thể nói đơn giản về cảm nhận của mình với cài bài viết này là : ĐÁNG ĐỌC.
Do nội dung khá nhiều nên Lùn tui xin phép post làm nhiều lần để mọi người thêm ..... thèm và có nhiều cơ hội bình loạn.


CẢM XÚC CỦA 2 THẾ HỆ KHI THĂM NƯỚC NGA

Lời tựa: Cọp con đạt kết quả cao trong năm học vừa qua, đồng thời nịnh mẹ bằng cách ôm chân vừa thủ thỉ tâm sự vừa xoa, đấm bóp cho cọp mẹ (1-1). Cọp mẹ phấn khởi duyệt cho con gái đi tour nước Nga gồm 2 điểm: Moskva và Saint Petersburg (1-2). Tuy nhiên, do không an tâm thả con gái đi một mình nên điều bố làm vệ sĩ kiêm private tour guide, đồng thời kiêm luôn con lừa mang vác khi cọp con say tàu (bay), xe!
Tất cả nội dung viết dưới đây là suy nghĩ cá nhân, không nhằm ám chỉ, chỉ trích ai. Những lời bình, hay nghe kể lại có khi không mang tính xác thực, có thêm mắm thêm muối hoặc vẽ rắn thêm chân, thêm cả vây cả cánh!
Trong chuyến đi, thành phần đoàn gồm 1 nhóm phía Nam và 1 nhóm phía Bắc. Nhóm phía Nam bay ra sân bay Nội bài, từ đó kết hợp với phía Bắc bay sang Moskva. Thành phần chủ yếu là các phụ lão về hưu do bao gồm đủ các yếu tố sau: 1) Tỉ phú về thời gian 2) Đủ tiền (có thể tự chi hoặc do con cháu tài trợ) và 3) Mong muốn trở về quá khứ (với những người đã học) hoặc đến thăm cái nôi của CNXH. Do vậy người viết bài này được vinh dự là người trẻ thứ 2 trong đoàn.
Hai thế hệ đi thăm nước Nga với những cảm xúc khác nhau:
-F0 (1-3) (thế hệ già) đã đến Moskva 35 năm về trước vào ngày 6/8/1977. Cảm giác của tuổi trẻ lúc đó là náo nức, muốn được nhìn thấy và sống tại thiên đường trong mơ ngay tại trần gian.Với những người đồng niên, lúc đó Liên Xô là hiện thân của niềm mơ ước về tư tưởng, cuộc sống. Nay thế hệ già đi là muốn nhìn lại một phần đẹp nhất của cuộc đời.
-F1 (thế hệ trẻ) không có cảm xúc háo hức như F0 xưa kia mà muốn cảm nhận, so sánh một phần độc đáo, đặc sắc còn lại của châu Âu với những nơi đã đi qua và trải nghiệm.
F1: Thế hệ thanh niên già F0 muốn đi thăm lại phần đẹp nhất của cuộc đời, nhưng lại đau lưng không đi một mình được, nên phải có con lừa F1 đi theo mang vác, kiêm làm gậy chống trong lúc đi lại, tham quan…

PHẦN 1
Cảm nhận đầu tiên khi đặt chân vào phòng chờ quốc tế của sân bay Nội bài là chật chội.Không biết phòng chờ này được ai thiết kế và xây dựng từ bao giờ nhưng chật chội, thiếu ghế ngồi cho khách, tận dụng quá nhiều diện tích để bán hàng. Công tác bảo trì không được quan tâm: nhiều bóng đèn trong phòng bị hư mà không thay thế, thiết bị vệ sinh cũ kỹ, hư hỏng, không sạch sẽ, thậm chí còn kém nhà vệ sinh ở gian chờ nội địa.
F1: toilet không có khăn giấy, nhưng ở bên nội địa hình như có. Có phải là người đi trong nước thì cần lau, nhưng người đi nước ngoài thì không cần?
Vừa đặt chân đến sân bay Domodedovo – Moskva, cả F0 & F1 bị sốc vì làm thủ tục nhập cảnh. Người nhập cảnh chia làm 3 luồng: 1) Người Nga + Belarus  2) Người ở các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô (Công dân hạng 2?). 3) Người nước ngoài
Khi bộ phận làm việc tại luồng 3 đóng cửa thì nhân viên điều phối cho khách Anh, Pháp đi vào luồng 1; còn khách Việt Nam, châu Phi đi vào luồng 2.
Không gian để cho 2 luồng khách sau rất chật hẹp, lại không căng dây, phân làn và hướng dẫn cụ thể dẫn đến chen lấn, lộn xộn.
Phần mềm nhận dạng passport & VISA hoạt động quá chậm. Nhanh nhất là 5 phút sau khi nhân viên nhập cảnh đưa dữ liệu vào mới có kết quả. Ngoài ra số lượng nhân viên nhập cảnh ít nên thời gian trung bình của khách nước ngoài qua công đoạn này là 2 tiếng!!!
Ngoài ra cũng phải công nhận: phong cách chen ngang, ồn ào của người Việt không chỉ ở thế hệ trẻ mà ngay cả thế  hệ già (mặc dù đã qua thời kỳ bao cấp – xếp hàng cả ngày) rất phản cảm cho người xung quanh.
F1: tình hình là bên luồng cho người nước ngoài mở rồi, nhưng người làm thủ tục chưa đến. Có bà staff đi qua đi lại, lâu lâu thấy bà lầm bầm câu gì đấy, hỏi F0 thì F0 bảo hình như bà đang văng tục. Cơ mà mình đứng chờ còn chưa văng tục thì tại sao bà lại cảm thấy có nhu cầu bức xúc? Đi qua đi lại cuối cùng cũng đẩy đoàn Việt Nam sang xếp hàng ở lane 2, cũng không biết là Việt Nam, chỉ gọi ‘Hanoi, Hanoi’. Xếp được một lát thì lane 3 mở, tất cả lại ùn ùn tràn sang bên đấy. Thật ngạc nhiên (hay không) là mình vào đầu tiên, nhưng sau 5’ thì đã được đẩy xuống đứng giữa đám đông. Có một chị, ăn mặc rất mốt, người cao ráo, trắng trẻo, không thua gì người mẫu, đi đến cạnh hàng, cười rất tự nhiên: ‘Anh ơi cho em vào’, thế là đẩy vào như không có chuyện gì xảy ra. Rồi đến lúc chia 2 hàng, thấy hàng của chị hơi chậm hơn, mới nhân lúc không ai để ý lách sang hàng mình đứng, mới thật là ‘ngọt’. Đến lúc đấy mới vỡ lẽ, à, thứ nhất là phải quên thói quen xếp hàng, thứ nhì là phải xinh, người ta không nỡ bảo là vô văn hóa, thì chen mới nhanh, đi mới thuận tiện. Xếp hàng như tư bản, như mình thì ‘nhà quê’ quá, nên mới phải vào sau. Thêm một điều nữa là phải già, phải là O (over) 60, O 70 chen người ta mới ngại không nói, các cụ mới nhường cho, chứ trẻ quá có khi các cụ nghĩ ‘thôi chúng nó trẻ, sức chúng nó dai, cho chúng nó đứng thêm một tí cũng không mệt’ và mắng đẩy ra. U60 nhà mình chắc cũng ‘nhà quê’, cũng không biết chen, nên cuối cùng hai bố con ra cuối đoàn, còn các cụ già yếu thì vào trước hết!!!
Tuy nhiên qua bộ phận hải quan rất nhanh, thậm chí không soi hành lý, không tờ khai hải quan.
Ra ngoài nhà ga là cảnh xe chạy lộn xộn chen lẫn người đi bộ, tệ hơn Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
F1: đi ra khỏi sân bay thấy xe chạy rất nhanh trong khu vực đón khách, không khác gì đi ngoài xa lộ. Lúc vòng xe mới là ghê gớm, bởi vì không có lane, mà xe coach to, vòng ở tốc độ cao cũng không bị gì, lúc vòng khoảng cách từ đầu xe đến cái xe đang đỗ chỉ khoảng 30cm. Thế mới biết phục người Nga; người ta bảo dân Ý nghiện tốc độ chế ra Ferrari, Lamborghini etc. Nhưng so với dân Nga chắc phải gọi bằng cụ!
Mức độ tắc đường thật là ghê gớm. Mặc dù đã 20h mà phần đường ngược lại gồm 3 làn + 1 làn dự phòng ùn tắc kéo dài cả mấy cây số.
Đến khách sạn nhận phòng lại gặp cảnh Việt Nam giành nhau lấy phòng, đổi phòng gây nhầm lẫn lung tung, mất thời gian cho tất cả.

Được ở trong khách sạn có các nhân vật nổi tiếng đã đến như: Bush, Clinton, Chavez, Hillary Clinton (với tư cách ngoại trưởng), Yeltsin, Ludmila Putina, Angelina Jolie...


Khách sạn nằm cạnh ga Kiev. Phòng nhìn ra sông Moskva, thấy cây cầu đi bộ bắc qua sông chăng đèn tuyệt vời.

F1: thật không ngờ là khách sạn đẹp thế - so với số tiền đóng lúc đầu như thế là quá ‘hời’. Thật ra lúc đầu trên đường về khách sạn xe có đi ngang qua một tòa nhà to như cái lâu đài rất đẹp, là 1 trong 7 tòa nhà do Stalin chỉ đạo xây theo phong cách riêng độc đáo, mà lại đề biển là Radisson, nên mới hỏi F0: ‘Mình ở cái nhà kia đấy chứ?’- F0 rất quả quyết: ’Ừ, mình ở cái nhà đấy đấy’. Hóa ra không phải ở đấy, mà là đi thêm tí nữa, đến một tòa nhà khiêm tốn hơn, nằm cạnh bờ sông, cũng tên là Radisson. Cái nhà to to đẹp đẹp kia là chi nhánh, mở sau, còn tòa nhà mình ở là original, nên nó mới nhỏ nhỏ, nhìn bên ngoài mới hơi cũ cũ.

CHÚ THÍCH
(1-1) Cọp mẹ vốn là Sư tử (Hà Đông) ở Bắc, do chuyển vào Nam nên biến thành cọp! Con sinh ra mang gien của mẹ nên là cọp con.
(1-2) Saint Petersburg là thành phố lớn thứ 2 của Nga, nằm bên bờ biển Bắc, do Pie đệ nhất thành lập năm 1703, là thủ đô của đế quốc Nga từ 1713-1728, 1732-1928. Thành phố bị đổi tên thành Petrograd từ 1914-1924 và Leningrad từ 1924-1991.
(1-3) F1: theo sinh học: là thế hệ tiếp theo được theo dõi về tính chất di truyền hay lai tạo. Ở đây “chế” thêm: F0 – thế hệ trước và F(-1) – thế hệ trước nữa!
U60 : under 60 chỉ thế hệ có tuổi 50÷60. Ở đây “chế” thêm: O (over) 60 (70) là thế hệ có tuổi > 60 (70) cho có cảm giác trẻ hơn: O70 phải trẻ hơn U80 chứ!


PHẦN 2
Ăn sáng kiểu buffet. Chỗ nào có Việt Nam là ồn ào, lấy nhiều đồ ăn, ăn không hết rồi bỏ!
Tham quan Tretiakovskaia Galery (2-1). Rất tiếc chỉ có 1,5 tiếng trong bảo tàng.
Lại cảnh Việt Nam: đi tà tà, nói chuyện ồn ào, không chịu theo đoàn, tranh nhau đứng cạnh các bức tranh làm duyên chụp ảnh. Vừa bắt HDV (hướng dẫn viên – chỉ có 1 người) đi đầu để nghe HDV ĐP (hướng dẫn viên địa phương) dịch vừa đi cuối để xua người lạc!? Người ta đã yêu cầu: phải mua vé chụp hình trong nhà và không dùng flash mà vẫn chụp, chỉ cho nhau cách chụp lén, vẫn để flash mặc dù là O 60 &O70 !!!
F1: Hình như phải là O60, 70, chụp lén nhiều rồi mới có kinh nghiệm, bây giờ chụp mới không bị phát hiện. Nhà quê như mình chụp thế nào chả bị bắt, thôi thì giả bộ văn minh không chụp vậy. Bảo tàng có mấy bức của Levitan đẹp quá, mà xem lại chẳng được bao lâu. Đi vào nghe thuyết minh chữ được chữ mất, đi vù vù như vũ bão, cho nên hình như ngoài mấy bức của Levitan, 1 bức chân dung Dostoevsky, thì tranh đi qua não như nước đổ đầu vịt, cũng chẳng thêm được nếp nhăn não nào.
Đi bộ qua sông bằng cây cầu mới xây.Trên cầu gắn những cây giả làm chỗ để cho các đôi yêu nhau chỉ trời chỉ đất thề thốt nặng lời rồi gắn ổ khóa vào đó, vứt chìa khóa xuống sông (hình 3).

F1: Nhái theo Florence (Italy)!
F0: Hàng ngày chịu khó lặn xuống sông nhặt đống chìa khóa lên đem bán ve chai là đủ tiền nhậu rồi!
Sáng gọi điện cho Aliosha  – bạn học cũ hồi đại học, hẹn sẽ gặp nhau. Đang ngồi ăn trưa, thấy có ai đứng nhìn mình, ngẩng lên thấy có một ông người Nga. Cũng không để ý, chợt thấy quen quen, nhìn lại ra là Aliosha. Hai đứa ôm choàng lấy nhau. Đã 30 năm không gặp. Aliosha mập ra, có bụng và vẫn tận tình như xưa.
F0&F1 tách đoàn đi riêng với Aliosha. Alioshacó 1 chiếc xe Toyota cũ, trầy xước, đầy bụi.
F1: Đúng là bạn U60 nhà mình, nên xe 2 người cũng chả khác nhau mấy, mỗi chỗ xe U60 nhà mình là xe máy, còn của chú Lyosha là xe hơi. Chú Lyosha bảo: ‘Excuse me, the car is a little old and dirty, but it’s good.’ Mình cũng cười, chứ chẳng nhẽ lại bảo, xe này mà ‘old and dirty’, thì cái xe U60 nhà mình vào bảo tàng được rồi à?
Aliosha tình nguyện làm tour guide, hướng dẫn các điểm nổi tiếng ở trung tâm cho F1.
F1: chú Aliosha nói thứ tiếng Anh theo kiểu “Renglish” (Russ English): he(Eng) -> хи (ký tự tiếng Nga); house -> хауз, nghe tiếng Anh như nghe tiếng Nga, chữ được chữ mất, nhưng cũng thú vị. Lại được chứng kiến tài nghệ lái xe của người Nga. Chú Lyosha mải thuyết minh cho F1, quên nhìn đường, có cái xe đằng trước thắng gấp. May có F0 kêu lên (một cái gì đấy bằng tiếng Nga - F0: “cẩn thận”), mới quay lại phanh kịp. Kì này về nhà, bạn mình đứa nào muốn đi tour cảm giác mạnh, sẽ giới thiệu sang Nga, bảo đến đấy leo lên xe người ta lái, nhớ cả đời!

Aliosha dắt đi xem Borodino Panorama (là phòng tranh tròn, vừa ghép giữa phần vẽ và hiện vật thật, cách bố trí cho ta cảm giác đang đứng giữa trận đánh giữa quân Nga do Kutuzov chỉ huy và quân Pháp của Napoleon vào năm 1812 trong cuộc chiến tranh vệ quốc tại vùng Borodino cách Moskva 125 km về phía tây - hình 4). Vé vào cửa là 110 rúp/người.


F1: Cực kì ấn tượng, nhìn ra xa xa có cảm giác như đang ở trong trận chiến thật. Cơ mà kiến thức lịch sử của mình nghèo nàn, vào xem trận đánh với Napoleon cũng như đọc về Thuyết Tương đối, cũng không hiểu lắm. Chú Alyosha hình như mải nói chuyện với F0, đi được 2 vòng rồi mới nhận ra là đã quay trở lại điểm xuất phát. Rộng ghê gớm, nhưng đi nhiều thì chóng mặt. Trên đường đến Tranh Tròn, chú Lyosha thuyết trình cho nghe về giả thuyết của chú về Chúa Trời (God). Phần nhiều tại tiếng xe cộ bên ngoài, một phần là tiếng Anh của chú hơi Renglish quá, nên nghe chữ được chữ mất. Đại khái hình như là vật chất luôn tìm cách trở về trạng thái cân bằng => trạng thái cân bằng là God. Mở đầu kinh Cựu ước (Old Testament) – Genesis 1, God sáng tạo ra thế giới trong 7 ngày, đầu tiên chỉ có bóng tối, nên God sáng tạo ra ánh sáng. Theo hệ nhị phân thì có thể đọc là 0-1. Phần còn lại của Kinh thánh có thể mã hóa thành hệ nhị phân theo phương pháp tương tự. Đây là tiền thân của máy tính. Sau này người ta chế tạo ra máy tính, đầu tiên là rất to, xong nhỏ dần; đầu tiên chứa được ít thông tin, sau chứa được nhiều lên. Cho nên, theo phương pháp induction, cuối cùng người ta sẽ nắm được tất cả thông tin mà không cần vật chất, tức là như God (Omniscient). Nghe thấy gật gù, hình như cũng có lý, có điều hơi lạ một tí, hơi khó xác thực một tí, hơi ‘siêu hình’ một tí. Cơ mà nghe đâu hình như Dan Brown hay ai đó cũng có nói điều tương tự rồi, cho nên chắc không phải mình nghe không đầy đủ, mà là trình độ chưa đủ để hiểu hết những cái sâu xa trong học thuyết này của chú Alyosha.

Aliosha chở về thăm trường cũ. Ngoài cổng có chặn dạng xoay, có trực nhật. May mà Aliosha quen với ông Hiệu trưởng, ông ấy báo xuống nên trực nhật cho vào. Chỉ cho F1 chỗ gửi áo khoác lạnh mùa đông. Ngày xưa, các lớp phải thay nhau làm nhiệm vụ trực giữ áo, 1 ngày trong năm. Có lần đến sớm, chưa có ai giữ áo, tự vào treo áo và lấy số (ngày đấy lành thật, vậy mà không mất áo!). Chọn số lớn nhất – 3999, sau đó vào lớp cá độ, đo xem ai có số với tổng số lớn nhất!!!

F1: bố lại chơi ăn gian rồi (cũng không ngạc nhiên lắm)

F0: không phải! Đấy là tính sáng tạo của Việt Nam! J

Đến gian trưng bày, ngắm ảnh các thầy nổi tiếng đã dậy ở trường: Planovski (viết sách cho môn “quá trình và thiết bị công nghệ hóa học” - đã học theo sách này năm thứ 3), Lykov (viết sách chuyên sâu về quá trình sấy – đọc khi đi làm).

Chỉ cho F1 vị trí nhà ăn ngày xưa hay ăn trưa – bây giờ vẫn là nhà ăn như thế.

Tranh cãi với Aliosha và chỉ đúng vị trí văn phòng khoa (cơ khí) và văn phòng bộ môn ngày xưa học. Văn phòng bộ môn vẫn y hệt như cũ, còn văn phòng khoa đã sửa, không nhận ra. Gặp một thầy (già) mới chuyển về đây khoảng vài năm. Nghe giới thiệu là sinh viên cũ của trường, làm cùng chuyên ngành. Thầy mừng húm, cứ túm lại nói chuyện rất say sưa mặc dù chưa gặp lần nào. Thầy rất nhiệt tình tặng cho 1 cuốn sách và 1 bài báo do thầy viết (hình 5).


F1: Nhìn thấy thầy giáo già túm lấy F0 hăm hở trò chuyện, cứ tưởng là giáo viên cũ của F0, hóa ra không phải. Thế mới thấy, à, hình như giáo viên XHCN có khác với giáo viên tư bản thật. Ở Anh kiếm đâu ra ông giáo nhiệt tình thế này!

Aliosha nói: bây giờ toàn thầy già, đi đứng run lẩy bẩy nhưng vẫn phải giảng bài vì bọn trẻ không chịu về dạy.

F0: Đào tạo cho thế hệ tương lai ra sao đây?

Trên lối ra nhìn thấy biển tên cũ của trường, chụp chung với Aliosha (hình 6-1 – chụp 13-12-1979 và hình 6-2-ngày nay)



 
Aliosha dắt đi thăm nhà thờ nằm trên đường từ trường ra ga metro “Baumaskaia”.Ngày xưa đi qua hàng ngày nhưng không để ý vì thấy nhỏ và bình thường. Nhà thờ xây năm 1799, là nơi làm lễ chính của dòng chúa cứu thế trước khi có nhà thờ chính cạnh Kremli như hiện nay. Aliosha mua (bị các bà quản lý gợi ý!) 1 cái khăn choàng đầu cho F1 (hình 7). Bước chân vào thấy dội vì quá đẹp! Aliosha mua cho mỗi người 1 ngọn nến thắp lên và cầu khấn. Nghe nói, sau khi thắp lên và cầu ước gì được nấy (đúng kiểu như ở Việt Nam!). Rất tiếc là không được chụp hình bên trong.
F1: đẹp như nhà thờ St. Peter (Basilica) ở Vatican, có điều nhỏ hơn một tí, ít đá hoa cương hơn một tí, thiếu cái tượng Pieta etc. nhưng nhìn chung nếu St. Peter thu nhỏ lại thì chắc cũng chỉ đến thế. Trang trí mạ vàng theo một phần kiến trúc Công giáo (Catholic), có tranh tường và tranh trần (fresco) khác hẳn các nhà thờ Chính thống giáo của Nga. Chú Lyosha bảo cầu với một cái gì đấy (đã kể cho nghe rồi, bằng tiếng Anh, nhưng vì trình độ Renglish của mình chưa đủ nên vào tai này nó ra tai kia) mà cầu rất thiêng, nên thấy người ta đốt nến mình cũng làm theo như thật.

Aliosha chở đến nhà hàng do vợ làm chủ, cách trung tâm khoảng 500m, trong 1 hẻm rất nhỏ. Gặp con rể tương lai (Vova), vợ (Ludmila) của Aliosha. Vợ Aliosha trông phúc hậu, thân thiện và vui vẻ. Vợ Aliosha thuê lại mặt bằng này của Công ty (chắc giống kiểu khoán của Việt Nam) rồi mở nhà hàng. Nhà hàng chỉ có 1 phòng ăn, kê được 8 bàn nhỏ, có 1 sàn nhạc màu nhỏ xíu. Nhân viên có 1 đầu bếp (Kolia), 1 nam chạy bàn, 1 nữ chạy bàn, 1 ca sĩ (Tanhia). Giá cả đồ ăn không rẻ, khoảng 250-300 rúp (8-10 USD) / món 150-200 gr.
Con gái (Katia) Aliosha đến. Rất thân thiện và vui vẻ, dễ thương, trẻ so với tuổi (hình 8). Nói chuyện rất vui vẻ với F1, có vẻ hợp nhau. Ludmila uống vodka để tiếp F0 còn Aliosha thì vẫn chỉ uống vang (nhớ lần đầu Aliosha uống rượu (vang) là khi làm tiệc “posledny zvonok” (2-2) vào 1982!).
F1: nghe Katia lầm bầm:”Why today my dad drinks wine but not vodka? Oh, he have to drive late!”

Tâm sự với mọi người: sau khi rời Nga, những suy nghĩ về Moskva là thời gian đã ngừng lại. Khi nào các “Russkie Vietnamtsy” (2-3) gặp nhau thì ăn uống, hát hò, nghe nhạc thời đó, xem phim thời đó và nhớ về thời gian đi học – quãng thời gian đẹp nhất của cuộc đời. Ludmila rất cảm động.
F1: Aliosha đồng cảm với F0 vì là thế hệ già nên nhìn về quá khứ. Nói chuyện với Katia nhiều lắm mà cuối cùng chẳng biết là mình đã nói những gì. F0 tặng cho Katia cái lắc tay hình con tì hưu, nên mình phải giải thích cho Katia là con này “has a top but not a bottom”, tức là ăn vào mà không nhả ra. Katia hình như cũng không hiểu lắm, chỉ đại khái là đeo vào thì phát tài. Đeo vào xong bỗng dưng Katia tìm thấy tiền, mới nghĩ:“ơ, có khi mình cũng phải đòi F0 mua một cái lắc giống thế mới được!”. Cuối cùng được Katia và mẹ tặng cho quyển 1000 Kiệt tác hội họa bằng tiếng Nga, nhìn vào loằng ngoằng cũng không hiểu lắm, có điều nhìn tranh thì bật ra được là Michelangelo. Katia rất ngạc nhiên, hỏi “Có biết tiếng Nga không?”. Nghe sướng phổng mũi. Về đến nhà giở ra xem mới phát hiện ra, tiếng Nga giàu thật, giàu gấp đôi tiếng Anh. Từ “tiền Phục Hưng” thì là “proto-renaissance”, còn từ “Phục Hưng” thì là một từ loằng ngoằng gì đấy thuần Nga (FO:“Phục Hưng”=“Renaissance”-nhập từ Pháp hoặc“Vozrojdenie”-thuần Nga), trong khi tiếng Anh cho Phục Hưng thì chỉ có mỗi một từ thôi. Cho nên mới bảo, cùng một từ, một gốc mà lại có đến 2 từ hoàn toàn khác nhau về cả nguồn gốc lẫn từ ngữ; tiếng Nga mới thật đa dạng!
Tối về, F0 bảo hình như già rồi, uống không được như xưa, nên cuối cùng còn chừa lại nửa li vodka. Nghe F0 tả hồi đấy khi uống đến cuối bữa thì phải vắt cổ chai thế nào, bây giờ nghe F0 bảo thế, cũng bắt đầu hơi nghi ngờ khả năng uống cho đến giọt cuối cùng của F0 ngày xưa. :D
Nghe Tanhia hát lại một bài của ngày xưa, hỏi mượn Ludmila một nhành hoa để tặng. Có lẽ ở Nga chưa có phong cách tăng hoa (giả) mà bo tiền (thật) nên Ludmila không hiểu, nói hoa là nguyên bó không rút ra được. Đành mang đại tiền lên tặng. Ludmila đề nghị chọn bài. F0 chọn bài “Đôi bờ”. Có vẻ Tanhia không biết bài này, tập một lúc theo nhạc rồi mới hát nhưng không cảm nhận được nên hát không có hồn.
F1: cũng may lúc đấy đang đứng ngoài nói chuyện với Katia nên không nghe, không bị sụp đổ hình tượng (của bài “Đôi bờ”)
Cuộc vui nào cũng có lúc chia tay, đúng lúc thì sẽ rất đẹp để nhớ. Katia và F1 trao đổi email để liên lạc tiếp. Cả nhà Aliosha chở F0&F1 về khách sạn rồi mới về.
Mời Alioshavà cả nhà sang Việt Nam chơi. Chắc gặp khó khăn về tài chính nên Alioshamời ngược lại đến Moskva vào mùa đông.
F1: Lyosha rất nhiệt tình, bảo phải đến xem ‘White winter’ thế nào. Cơ mà thôi, mình là ‘thanh niên hoi’, ‘White winter’ ở Anh cũng đủ rồi. Có khi phải chờ gia đình Lyosha sang Anh mình dẫn đi chơi, chứ sang Nga lạnh lắm, chịu không được.

(2-1) Tretiakovskaia Galery: bảo tàng nghệ thuật mang tên Tretiakov do ông Tretiakov đã dành toàn bộ cuộc đời và tài sản mua tranh, tượng nghệ thuật tạo nên.
(2-2)  “posledny zvonok”: “tiếng chuông cuối cùng”, là bữa tiệc theo truyền thống (?) do sinh viên trong lớp tổ chức để chuẩn bị ra trường, thường làm vào học kỳ cuối (còn lên lớp học) trước học kỳ làm luận văn – chỉ ngồi nhà viết và vẽ.
(2-3) “Russkie Vietnamtsy”: Người Việt gốc Nga – từ lóng chỉ cựu sinh viên Việt Nam tại Nga.


PHẦN 3

Xe đưa đến ga “Аrbatskaia” để cho đoàn trải nghiệm cảm giác đi mеtro. Hiện nay soát vé bằng thẻ (hình 9-1, 9-2).

C:\Documents and Settings\HTCUONG\Desktop\hi`nh 8-2.JPGC:\Documents and Settings\HTCUONG\Desktop\hi`nh 8-1.JPG


Nạp tiền vào thẻ theo số lần dự kiến đi, hệ thống sẽ trừ dần và thông báo số lần có thể đi còn lại. Cây chắn đường thì luôn đóng, chỉ khi nạp tiền mới mở ra nên kiểu trốn vé của sinh viên ngày xưa là bước nhấc chân cao qua đèn cảm ứng không còn tác dụng. Nghe đồn sinh viên thời nay trốn bằng cách nhún người qua như đu xà kép. Như vậy sẽ khó hơn do bà già soát vé dễ phát hiện hơn (3-1).

F1: Thế mà buổi tối đi chơi với một chị Việt Nam sống ở Nga, nhìn thấy đúng là có thanh niên nhảy qua bằng cách đấy thật. Bà già soát vé thổi còi, ra đến nơi thì sinh viên đã chạy biến mất.

HDV và HDV ĐP đã giải thích rất rõ ràng: khi đứng trên thang cuốn thì đứng về bên phải, nhường bên trái cho người vội đi bộ xuống. Lại cảnh dân Việt Nam có tai như điếc, gây rối loạn cho sự đi lại khi đứng lung tung cả bên phải lẫn bên trái.
Theo chương trình, đi 1 bến đến ga “Quảng trường Cách mạng”, dừng chụp ảnh (hình 10-1, 10-2)
C:\Documents and Settings\HTCUONG\Desktop\hi`nh 9-1.JPGC:\Documents and Settings\HTCUONG\Desktop\hi`nh 9-2.JPG
F1: Ga metro ở Nga rất đẹp, cái nào cũng đẹp hơn underground station ở London. Như ga ”Quảng trường Cách mạng” trong hình thì có tượng ở mỗi đường ra tàu, lại có đèn kiểu cách trên trần. Tư bản, tức là có tiền – capital. Capitalism thì không có capital để làm đẹp, còn CNXH thì lại có capital để làm đẹp, thấy hơi lạ. Hình như tại mình đọc chưa kĩ, học chưa tới, nên mới không ngộ được chân lí này…
Tiếp theo lên tham quan GUМ – (cửa hàng tổng hợp quốc gia) (hình 11-1 và 11-2)
C:\Documents and Settings\HTCUONG\Desktop\Hi`nh\hi`nh 10.JPG
 ГУМ  bây giờ đã sửa chữa nâng cấp nhiều, bán hàng hiệu là chủ yếu.
F1: công nhận metrođẹp hơn ở Anh, GUM đẹp và rộng hơn các trung tâm thương mại ở Anh, Tây Ban Nha, Hy Lạp etc. CNXH lấy đâu ra tiền nhiều hơn tư bản để làm vậy?
F0: nếu giải thích theo kiểu cổ điển: đưa nghệ thuật đến nơi công cộng cho toàn thể người lao động có thể chiêm ngưỡng. Còn giải thích theo kiểu chiết tự: vô sản = coi tài sản như hư vô nên không tiếc tiền vào những hạng mục công cộng! J (3-2)
Mua 1 kem ốc quế - loại nổi tiếng của GUМ ngày xưa để tìm lại cảm giác cũ (hình 12).
Bà già bán hàng hỏi: muốn loại gì (trong tủ có 2 loại màu trắng và tối) – Cho tôi loại cổ điển như ngày xưa – Nhận được màu trắng cổ điển. Vị cảm thấy bình thường, không ngon như ngày xưa, có lẽ do ngày xưa thiếu ăn, không có thứ để so sánh.
Quảng trường đỏ (hình 13) đang bị ngăn để dựng lễ đài làm kỷ niệm gì đó.  Quảng trường đỏ được sửa sang, điều chỉnh ngăn 1 lối vào phía bên phải bảo tàng lịch sử ở hình 13 bằng một hành lang gồm 2 tháp (trên hình thấy rõ 1 tháp) nối tiếp nhau để mở rộng bảo tàng với tòa nhà phía phải. Vị trí đó cũng là cột mốc số 0 của Moskva.

Trong chương trình không có viếng lăng Lê nin (hình 14) nhưng F1 tính vào viếng, sẵn sàng bỏ bữa trưa, hỏi kỹ thì Lăng cho vào viếng từ 10-13h hàng ngày trừ ngày thứ sáu, mà hôm nay lại là thứ sáu!L

Ngắm nghía và vào tham quan bên trong nhà thờ St Basil (hình 15). Nhà thờ này đóng cửa sửa chữa từ 1921-2007. Phải tự mua vé vào trong: người lớn 250 rúp, học sinh 50 rúp. F0 lấy 1 vé người lớn, 1 vé học sinh!
F1: Bố lại ăn gian rồi, đấy là cho học sinh Nga mà con là sinh viên rồi!
F0: Con nhỏ như là học sinh, mà học sinh Nga hay học sinh Việt cũng là học sinh! J

Bên trong nhà thờ mang kiến trúc đặc trưng của Nga, khác hoàn toàn với bên ngoài.
F1: Nhà thờ St Basil (F0: tên dịch sang tiếng Anh của Pokrovski Sobor) nhìn bên ngoài rất đẹp. Mấy ‘củ hành’ trên đầu nhìn rất lạ, lại sơn màu rất nổi, như kẹo ăn được. Nhìn vào lại nhớ đến ngôi nhà bánh ngọt trong ‘Hansel and Gretel’, mới ngộ ra, à, hồi đấy F0 bảo nước Nga như chuyện cổ tích, hình như đúng thế thật. Bảo tàng lịch sử của Nga ở gần đấy cũng đẹp, tiếc mỗi tội không đủ thời gian để vào, mà trong đoàn hình như cũng chẳng ai hứng thú để vào. Người ta đi là để chụp ảnh, với mục đích về nhà khoe, chứ còn chỉ chăm chăm đi bảo tàng như mình thì cũ rồi,“xưa rồi diễm”, cho nên, mới nghĩ, chắc cũng phải bắt đầu theo tư tưởng cấp tiến, đi theo đoàn, bỏ bảo tàng lại thôi!
Thăm mộ chiến sĩ vô danh – ngọn lửa vĩnh cửu (hình 16) phía sau Кremli.
Vườn Аleksandrovsky (3-3) xây sửa nhiều, bên trên là đài phun nước (hình 17), cụm tượng theo cổ tích: con cò mời con cáo ăn trong lọ cao cổ, công chúa và thiên nga...; dưới là siêu thị ngầm nhiều tầng.
Vào tham quan trong thành Кremli. Xem Chuông Sa Hoàng (hình 18) (3-4)

Và Đại bác Sa Hoàng (hình 19)

HDV giải thích: khẩu đại bác này khi lắp đạn vào có thể bắn xa 500m.
F1: tại sao lại xây tòa nhà dành cho nhân viên giúp việc cho Tổng Thống ở vị trí mà khẩu này lại chĩa thẳng vào?
F0: Chắc Tổng thống xếp cho nhân viên ở tòa nhà để răn đe trước: các vị nên cẩn thận, cần luôn luôn sờ tay lên đầu, lộn xộn thì đừng có trách! Giống như thanh gươm của Damocles!

F1: buổi tối một chị người quen, sinh viên người Việt sống tại Nga đến đón đi chơi, đi thăm ga metro trên cầu, đi bộ dọc bờ sông và lên đồi chim sẻ xem trường Lomonosov. May mà có cầm dù theo, không thì lúc về sẽ thành chuột lột, vì mưa to lắm, kéo dài lắm. Nghe chị bảo nếu là con gái thì cũng không sợ lắm, vì “đầu trọc” ở Nga rất lịch sự, không đánh con gái bao giờ, trừ phi có con gái trong bang. Nghe chị kể trên tàu điện, có một lần một anh sinh viên người Việt bị đánh, nhưng chỗ nào bạn gái che cho thì không bị đánh! Cho nên mới nghĩ, à, hình như cũng có khác các băng ở Anh thật. Thuyết “không đánh phụ nữ bao giờ” hình như bây giờ lạc hậu ở đấy rồi; Bây giờ nam nữ bình quyền, đánh tất! Thêm một điều phải công nhận nữa là sinh viên Việt ở Nga hình như đi bộ nhiều hơn sinh viên Việt ở Anh, cả buổi tối từ 20h đến 23h chỉ toàn đi bộ, tốc độ khoảng 1,5 lần tốc độ đi bình thường. Cho nên nghĩ lại thấy đã sáng suốt khi bảo F0:“thôi bố thì chỉ có đi ngủ thôi, chứ cái tour buổi tối này bố mà đi thì thành con chuột đông lạnh và ngày mai chắc thành con chuột què”. F0 cũng rất sáng suốt khi quyết định nằm nhà, tránh vận động, và lên chuồng (à quên, vào hang) ngủ sớm. Trường Lomonosov nhìn gần rất đẹp, vô cùng hoành tráng (hình 20). Chưa có một trường đại học nào ở Anh có building hoành tráng như thế. Nghe mọi người bảo nếu vào đó từ lúc mới sinh và ở trong mỗi phòng 5 phút thì khi đi ra khỏi tòa nhà sẽ thành cụ 70 tuổi (3-5), mới thấy con người thật là ghê gớm, xây được những công trình như thế. Tiếc là hồi đấy F0 và chú Lyosha không học trong đấy, để vào thử xem thế nếu ở mỗi phòng 30s thì đi ra thế nào. Nói chung rất ấn tượng.
F0: làm gì mà đủ tài học ở đó!

(3-1) Cơ cấu kiểm tra vé bao gồm các trụ [I] màu blue, cơ cấu ngăn chặn [II] màu red, cơ cấu nạp tiền [III] màu green, cơ cấu kiểm soát [IV] màu magenta (hình 9-3).

Ngày xưa cơ cấu ngăn chặn [II] thụt vào trong khung [I], luôn ở trạng thái mở. Khi nạp tiền (xu – 5 côpec) vào [III]. Đèn xanh sáng lên và đi qua khoảng trống giữa 2 trụ [I]. Sau khi có 1 vật gì đó cắt qua cơ cấu kiểm soát [IV] thì hệ thống sẽ ghi nhận. Nếu cứ đi vào (hoặc đi nhầm bên – hệ thống này phục vụ cho người thuận tay phải: dùng tay phải bỏ tiền và đi vào khe hở bên trái của trụ được nạp tiền), cơ cấu kiểm soát [IV] thực chất là mắt thần sẽ hoạt động và cơ cấu ngăn chặn [II] sẽ xô ra từ trụ, đồng thời còi báo động sẽ hụ lên.
Để trốn vé thì sinh viên có 1 trong 2 cách sau:
-Cách 1:  đứa thứ nhất nạp tiền, đi vào nhưng bước cao chân vượt qua cơ cấu kiểm soát [IV], các đứa tiếp theo lần lượt là động tác nạp tiền (nhưng không nạp!) cũng đi như vậy. Đứa cuối cùng đi bình thường để xóa dấu vết!!!
-Cách 2: phải căn người soát vé, nhằm lúc người soát vé không để ý, sau khi nạp tiền, 2 hoặc 3 đứa ép sát người vào nhau để không có khe hở cho ánh sáng lọt qua và cùng nhau đi qua cơ cấu kiểm soát [IV].
Ngày nay cơ cấu ngăn chặn [II] luôn ở trạng thái đóng.
Vì vậy để trốn vé, sử dụng 2 cách:
-Cách 1: chống 2 tay lên 2 trụ 2 bên và đu người vượt qua bên kia.
-Cách 2: giống như cách 2 ở trên.
Phân tích:
-Cơ cấu ngăn chặn [II] như ngày xưa sẽ bền hơn do ít phải hoạt động!
-Ngày nay khó trốn vé hơn.
(3-2) theo (http://en.wikipedia.org/wiki/GUM_%28department_store%29) thì GUM được xây từ 1890÷1893, như vậy đây không phải là thành tựu của CNXH.
(3-3) Vườn Аleksandrovsky là khu vườn hoàng gia, nằm ở phía sau điện Cremli, ngày xưa là nơi dành cho Sa Hoàng và thân quyến đi dạo.
(3-4) Chuông Sa Hoàng (Tsar Kolokol) theo (http://en.wikipedia.org/wiki/Tsar_Kolokol) được đúc từ 1733 ÷ 1735, nặng khoảng 200 tấn. Chuông bị vỡ trong quá trình đổ khuôn, riêng miếng vỡ nặng 11.500 kg
(3-5)  Có lẽ mọi người nói hơi quá sự thật. Tôi có đọc ở đâu đó trên mạng: tòa nhà chính của MGU là tòa nhà lớn nhất trong số 7 tòa nhà do Stalin chỉ đạo xây theo phong cách tân cổ điển vào năm 1949, có tổng cộng 5.000 phòng và tổng chiều dài hành lang là 33 km. Trong tòa nhà có cả bệnh viện, rạp chiếu phim, siêu thị (mini)! Như vậy là khi đỗ và bước chân vào cho đến khi tốt nghiệp hoàn toàn không cần ra ngoài nữa! Không cần sắm quần áo rét luôn J
Tôi nhớ lúc vào chơi với bạn học ở đây năm 1981, lúc về bị lạc không thể tìm được lối ra. Có cả một chuyện tiếu lâm gắn chiều cao của bảng điều khiển thang máy trong MGU với chú Đinh (?) phụ trách lưu học sinh của Sứ quán Việt Nam tại Liên xô.



PHẦN 4

Tham quan phố cổ Аrbatskaia. Gần như mọi tòa nhà đang sửa chữa (hình 21), thêm nữa, đang là sáng sớm nên ít nơi mở cửa.



Thấy 1 tiệm Salon kim hoàn đặt tên là Pandora (hình 22). Theo truyền thuyết Hy Lạp: Pandora là người phụ nữ đầu tiên trên trái đất do các thần tạo ra, dùng để trừng phạt loài người vì Prô-mê-tê đã ăn cắp lửa cho loài người: Chúa tể Zớt ra lệnh cho thần Hê-phas-tôs dùng nước & đất tạo ra thân thể; thần Aten trang bị cho quần áo, nữ công gia chánh; thần A-phrô-đi-tê tạo cho sắc đẹp và thần Héc-més cho ngôn ngữ. Cái tên Pandora, theo tiếng Hy Lạp, nghĩa là “tất cả được tặng”, vì Pandora được mỗi vị thần tặng cho một món quà. Khi Pandora với bản tính tò mò cố hữu của phụ nữ mở chiếc hộp do Chúa tể Zớt giao cho thì mọi nỗi đau khổ trong hộp bay ra và ám vào loài người. Pandora vội đóng lại và giữ mất niềm hy vọng của loài người trong hộp!!! Hesiod, người ghi chép lại truyền thuyết này, không đưa ra lời giải thích nào cho việc này, nhưng có 2 cách hiểu: hy vọng ở lại và không bị mất đi; hoặc: tất cả các thứ xấu xa đi ra, nhưng hy vọng lại không đi ra, và vì thế loài người thiếu hy vọng trong tình huống xấu!
F0 liền chế truyền thuyết mới về cửa hàng kim hoàn Pandora: khi bà vợ mở chiếc hộp kim hoàn trưng bày trong cửa hàng ra thì mọi nỗi đau khổ (nghe bà vợ cằn nhằn đòi mua, nỗi ám ảnh hết tiền dự phòng ...) bay ra và ám vào ông chồng. Ông chồng vội vàng đóng lại và giữ mất niềm hy vọng bán lại chiếc hộp để thu hồi phần nào tiền của gia đình! J
Nhìn thấy tiệm cà phê free wifi duy nhất ở Moskva cho đến thời điểm này (hình 23).

Trên phố còn có một cái “Thư viện lịch sử triết học và văn hóa Nga”. F1 đòi vào xem. Nhìn kỹ lại thì thư viện nghỉ ngày thứ bẩy – tức là ngày này!!!
F1: Hôm qua chị sinh viên có bảo, phố Arbat cổ không có gì đâu, đừng đi. Hôm nay mới thấy, đúng là phải đi, đi rồi mới biết đúng là không có gì! Thú vị nhất chắc là có tượng 1 con bò được xích bằng xích sắt vào cột (hình 24-1), để đừng có ai “dẫn” đi. Về mặt này thì XHCN với tư bản giống nhau - F0 hồi đi Florence (Italia) có chụp được hình con tỳ hưu bằng đá cũng bị xích lại (hình 24-2). Tinh thần bảo quản property ở đâu cũng như nhau!
 
Trên đường ra sân bay đi Saint Peterbourg, chụp được tượng hiếm hoi còn sót lại của ông tổ chủ nghĩa cộng sản (ТК = nhà sáng tạo ra chủ nghĩa cộng sản) (hình 25)
Tắc đường dữ dội, đi từ trung tâm Moskva ra sân bay Domodedovo mất 1,5 giờ cho 30 km! Vào làm thủ tục check in vẫn là cảnh lộn xộn. Thường ở Việt Nam hay nước khác, khách đi theo đoàn sẽ làm thủ tục chung do HDV thực hiện. Đứng được một lúc thì nhân viên hàng không tuyên bố từng người một cầm passport lên làm chứ không theo thông lệ chung!?
F1: người Nga lạ thật, xây rất ít toilet mà lại không có biển chỉ dẫn, xuống đến nơi thì xếp hàng dài cả dặm! Phải chạy nước rút 100m đến đầu kia sân bay mới có chỗ giải quyết. Có phải là người Nga không cần đi toilet không? Ở bên ngoài,giá đi toilet công cộng một lần gấp 3 lần giá ở Anh, cho nên F0 mới đưa ra lời giải thích: “người Nga một lần đi nhiều bằng 3 lần người Anh đi, cho nên giá mới gấp 3. Bởi vì một lần đi nhiều, cho nên nhu cầu tần số thấp lại, không cần nhiều toilet!”. Thấy hình như cũng có lý, Như vậy, người Anh nên học cách nhịn cho lâu, một lần đi cho nhiều, tần số nhu cầu giảm bớt, đỡ tốn tiền xây toilet, lại luyện tập được văn hóa xếp hàng mà không bức xúc. Cơ mà được cái bên Hàng không làm thủ tục theo nguyên tắc ‘tin tưởng nhau là chính’, nên trong lúc F1 chạy đi làm chuyện quan trọng, để F0 ở lại làm thủ tục cho cả 2 bố con lên máy bay, mà nhân viên vẫn check in cho, không cần biết “đứa bé” có mặt hay không. Riêng về điểm này không biết tư bản nên hay không nên học?
HDV ra chia passport, không có kinh nghiệm nên tự mình đứng đọc tên từng người rồi phát. Sau khách trong đoàn chủ động đề nghị phụ giúp phát cho nhanh. Vào check in một lúc mới phát hiện ra nhóm Hà Nội không bay chuyến này! Lỗi tại ai? Không ai biết ??? HDV phải ở lại với nhóm Hà Nội, còn nhóm Sài Gòn tự đi lên máy bay và HDV ĐP tại Saint Petersburg sẽ đón ở sân bay. Nếu trong đoàn không có người biết tiếng thì sao nhỉ?
F1: may mà HDV đi với đoàn HN, không thì lúc đoàn HN đến St Petersburg, chẳng biết anh ta có toàn mạng quay về VN không!?
May mà mua được SIM điện thoại nội địa nên có thể liên lạc với HDV ĐP khi tới Saint Petersburg. Check in xong là 13h55 mà chuyến bay vào 14h!!! Đồ ăn nhẹ buổi trưa được chia nhưng không kịp ăn, nước uống phải vứt lại khi kiểm tra an ninh.
Có một O 70, bình thường đi chơi thì đi rất khỏe, đeo ba lô cả chục kg không sao, 2 tay kéo 2 va ly vượt dốc ầm ầm, nhấc lên thềm cao bình thường, nhưng khi làm thủ tục check in ở sân bay thì luôn là người tàn tật yêu cầu sân bay làm thủ tục riêng cho mình và người phụ giúp, yêu cầu cấp cho xe lăn và người đẩy! Và O 70 rất lấy làm tự hào vì điều đó! Từ đó chết tên là “bác xe lăn”.
F1: cho nên mới nói, thôi U60 đau lưng, thoát vị đĩa đệm cột sống, mắt mờ rồi, chân yếu rồi, bây giờ bảo bạn U60 là bác sĩ viết cho cái giấy, rồi đến sân bay cũng ngồi xe lăn thử xem cảm giác thế nào. U60 tâm đắc lắm, bảo: “được rồi, về nhà thử”. Có lý thật, có khi mình đi với U60 lần sau cũng được làm thủ tục sớm, đi vào phụ xách đồ cho “người già lại còn tàn tật” như em của O70 nói trên!
Sân bay Pulkovo của Saint Petersburg to vừa phải, chỉ có 2 băng tải nhận hành lý. Theo HDV ĐP thì sân bay nội địa lớn hơn sân bay quốc tế! Hành lý đưa vào từ máy bay rất chậm, hơn 1 tiếng mới nhận được hành lý.
F1: mọi người xuống sân bay rồi không thấy “bác xe lăn” cùng em gái đâu, mới lo lắng bảo HDV ĐP đi tìm, nói, bác có biết tiếng Nga tiếng Anh gì đâu. HDV ĐP đi làm việc với bên Hàng không, 15min sau chưa thấy quay lại, nhưng đã thấy O70 xuất hiện rồi, nói tiếng Anh/Nga như gió, đi bộ rất hoành tráng trên đường ra. Thì ra không phải là hàng không giữ không cho xuống, mà là xe bus đưa mọi người vào nhà ga, còn 2 cụ ở lại sau đi xe riêng! VIP hơn cả VIP!!!
HDV ĐP nói rất văn vẻ “cám ơn các bạn đã mang mặt trời đến cho chúng tôi vì theo thống kê trong năm chỉ có 65 ngày nắng!”
Đẩy F1 lên làm phiên dịch để khoe con gái.
F1: F0 rất khoái chí, bảo:”ờ, ai dịch là chuyện của người nấy chứ, ai khô cổ là chuyện của người đấy chứ, mình cứ khoái chí là được rồi”. Có nên chăng là mình cũng nên khoe thế hệ thanh niên già nhà mình biết tiếng Nga tốt lắm, cho F0 lên dịch tiếng Nga thử không? Bảo, ấy, có F0 lên dịch mới biết, thanh niên già nhà mình còn ngon lành lắm, chứ không biểu diễn làm sao mà biết được?!
Trên đường vào thành phố thấy được tượng hiếm hoi của ông tổ chủ nghĩa cộng sản Nga (ТК = nhà lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản) (hình 26) (4-1)

Về đến khách sạn, tiếp tục đẩy F1 làm nhiệm vụ của HDV: nhận passport, phân phòng cho mọi người. Các phụ lão cứ tấm tắc khen: trẻ con điều hành còn hơn HDV thực thụ!
       Đặc biệt (đối với châu Âu) trong phòng khách sạn có vòi xịt rửa ở bồn cầu. Theo tiêu chuẩn của F(-1) (bà ngoại của F1) nếu có vòi xịt là khách sạn 5 sao. Như vậy đây sẽ là khách sạn 6 sao vì vòi xịt có cả điều chỉnh nước nóng – lạnh!
F1: Nhân viên phục vụ ở đây cũng như trong nhà hàng ăn mặc đẹp quá, trông như mấy nhân viên an ninh bảo vệ tổng thống! Giống cả nét mặt vô hồn và kiểu cách ra vẻ quan trọng! Nhưng mà giống y như business man, nhìn không phân biệt được đâu là khách đâu là phục vụ; hay là cứ ai ăn mặc tuềnh toàng thì là khách, ai com-lê giầy bóng lộn là nhân viên? Hôm nọ ở Moscow, nhân viên khách sạn cũng y như thế, có khi còn hơn, cho nên, mấy hôm không quen, cứ tưởng business man thật, F1 cứ đi ra cửa thấy là nhường đường. Đúng là có đi mới thấy mình ‘quê’; hay là cái ‘quê’ này là các nước tư bản ‘quê’? Quản lý của Anh, Ý, Tây Ban Nha v.v cũng chỉ mặc đến thế là hết cỡ. Đẳng cấp như thế, là nhân viên ở Nga bằng với các cấp quản lý của tư bản rồi.
       Xong xuôi mọi chuyện mới 21h, mặt trời còn chưa lặn! F0&F1 đi dạo dọc theo Đại lộ Nevsky – đại lộ chính của Saint Petersburg.
       F1: ấn tượng như chưa đâu bằng. Ở Anh thì chỉ có kiến trúc Anh, ở Pháp chỉ có kiến trúc Pháp, tương tự như Ý, Tây Ban Nha etc. Như vậy, riêng St. Petersburg là hơn hẳn các nước khác, vì chỉ riêng nó là tập trung tất cả các kiến trúc các nước chỉ thiếu mỗi kiến trúc của Nga (?!), đặc biệt là ngay trên một con đường. Như vậy, 1 thành phố mà như tất cả các nước Tây Âu gộp lại, mới là 1102 (độc nhất vô nhị).
       Theo lời kể lại thì nhóm Hà nội đến 24h mới tới khách sạn. Phải làm 1 hành trình vất vả nhưng cũng thú vị: đi tàu điện (4-2) ngược từ sân bay vào thành phố. Có xe car đón tại nhà ga đưa đến nhà hàng ăn tối, uống bia, hát karaoke. Sau đó xe car đưa ra ga xe lửa đi loại express, ngồi ghế hạng nhất đến Saint Petersburg. Thời gian chỉ mất khoảng 4 giờ cho quãng đường 650 km.
F1: Cũng may mà HDV dẫn đoàn đi để giải tỏa, các cụ hát rất vui, nên sáng hôm sau mới không thấy mình mẩy bầm tím gì. Nếu không có tour karaoke đấy, có khi phần còn lại của chuyến đi, đoàn phải tự đi với nhau thôi!!!
(4-1) theo chuyện tiếu lâm của Nga ngày xưa: hồi đó Khorusov tuyên bố: chúng ta sẽ trồng ngô trên mặt trăng! Vì vậy tồn tại 3 TK: 1) Mars - Tvorets Communizma (Tворец Kоммунизма) – người sáng tạo ra CNCS;  2) Lenin - Teoretik Communizma (Tеоретик Kоммунизма) – nhà lý thuyết của CNCS và 3) Tvorets Cucuruzy (Tворец Kукурузы) - người sáng tạo ra ngô.
(4-2) электричка là một dạng xe hỏa kiểu tàu chợ sử dụng năng lượng điện để di chuyển trong phạm vi gần (dưới 200 km).

PHẦN 5
Đi Petergof (5-1) bằng xe car. Đường cao tốc (?) mới làm, không trạm thu phí, mỗi bên gồm 4 làn + 1 làn dịch vụ. Ngẫm lại cao tốc Việt Nam!
Ngắm kiến trúc Nga đặc trưng & hiếm hoi ở vùng Saint Petersburg qua nhà thờ (hình 27) qua kính xe


F1: F0 về nhà nhìn hình, tấm tắc, ai chụp mà đẹp thế nhở. F1 trả lời: ‘Con chụp đấy’, liền thấy F0 đổi giọng: ‘À, hèn gì nó mờ thế.’
Lần đầu được vào xem vườn thượng uyển phía trước, vườn mang phong cách của tây Âu hoàn toàn (hình 28)



Tòa nhà chính là trộn lẫn phong cách Pháp với nhà thờ “củ hành” phong cách Nga (hình 29)

 Còn phía sau là vườn “hạ(?) uyển” với các đài phun nước nhìn ra vịnh Phần lan (hình 30)


F1: nguồn gốc từ ‘vườn hạ uyển’ là vì HDV của đoàn tiếp tục không dịch được, đẩy F1 lên dịch. HDV ĐP nói tiếng Anh, đầu tiên nói ‘upper garden’, thì dịch là vườn thượng uyển, nhưng sau đấy đề cập tiếp đến ‘lower garden’; nếu không dịch là ‘hạ uyển’ thì phải dịch thế nào cho chuẩn? Nếu như có thể dịch ‘Tôi yêu cầu anh đi đi’ thành ‘I love toilet you go go’, thì tất nhiên cũng có thể dịch ‘lower garden’ thành ‘vườn hạ uyển’, có khi còn rõ nghĩa hơn.
Đoàn tập trung lề mề nên “trượt” mất tour bắt đầu vào lúc 11h xuống 11h15.
Hẹn nhau tập trung lại vào lúc 12h tại chỗ đậu xe. Thất lạc 2 người. Tìm mãi mới thấy hai O 70 đi lạc ra cổng trước. Hai O 70 nhất định không chịu ra chỗ xe đỗ mà bắt xe đến đón!
Đi với các phụ lão, bất kỳ trong bất kỳ điểm tham quan nào có một vị trí vô cùng quan trọng cho lúc tới và lúc đi, đó là toillet. Mỗi điểm tham quan sẽ mất vào đấy 30 ÷ 60’.
F1: U60 nhà mình mừng quá, bình thường đi với thanh niên chúng nó không cho vào, bây giờ đi với đoàn phụ lão chẳng ai cằn nhằn nếu mình vào cả.
Về đến nhà hàng Việt “Chùa một cột” ở Saint Petersburg đã là 14h. Hai O 70 lại đi thẳng vào toillet, khi ra bàn thì phải chia đôi mỗi người 1 bàn. Các O70 dỗi, không ăn, ra cửa ngồi vì mọi người đụng đũa mà không chờ! HDV năn nỉ mà không được. Lấy thêm xuất ăn mang ra thì các O70 ném xuống đất, lấy chân di lên. Lên xe, 2 O70 phát biểu: “mọi người ăn mà không chờ là bất lịch sự!“. Nhưng đến trễ mà không báo, bắt mọi người chờ thì là gì???
HDV buồn phiền tâm sự với F0. F0 thông cảm: “những người bằng tuổi tôi thì ở cơ quan, trên đầu có chí ít 1 sếp và nhiều khách hàng quát nạt, về nhà còn bố mẹ với vợ mắng; còn các cụ do đã nghỉ hưu, ở nhà thì mắng con chửi cháu, ra đường quát thiên hạ nên quen tính rồi, đâu có bị ai kiềm chế. Anh khổ là phải. Ở đây không chỉ một hai cụ mà tới ba chục. Thôi chịu khó nghiến răng chịu đựng cho hết tour!”
Đến Hermitage (5-2) (bên ngoài - hình 31-1, cầu thang chính - hình 31-2), không còn thấy chiến hạm Аuvrora - Rạng Đông (5-3) neo trước cửa. Hệ thống dịch vụ hiện đại: HDV được cấp máy phát, còn mỗi người tham quan được cấp 1 máy thu để nghe cho thuận tiện. F1 phát hiện ra: phòng gửi đồ có tới 3.700 chỗ! HDV dịch không nổi do có nhiều từ mới. Đẩy F1 lên dịch thế từ tiếng Anh nhằm 2 mục đích: 1)Khoe con gái 2)Tạo điều kiện cho F1 nghe được thông tin chính xác từ HDV ĐP, nếu muốn biết thêm gì thì hỏi trực tiếp (biến HVD ĐP thành HDV riêng J). F1 dịch chuẩn các từ chuyên sâu về kiến trúc, tôn giáo, hội họa. Các phụ lão cứ tấm tắc khen. Thậm chí một O70 – làm trong lĩnh vực kiến trúc cũng xác nhận. Do thời gian có hạn nên HDV ĐP chỉ dẫn đi xem các danh họa nổi tiếng từ nước ngoài như: Mi-ken-lăng-giơ-lô (1 tác phẩm), Leonardo da Vinci (2 tác phẩm/14 toàn thế giới), Rafael, Rembrandt (26 tác phẩm!)...
F1: dịch có micro thì khỏe, không phải nói to, nhưng vấn đề là bảo tàng thì đông, mà mình phải đi theo HDV ĐP để nghe nói. Mà HDV ĐP thì đã đi bao nhiêu trăm lần rồi, không cần nhìn tranh cũng biết nó đẹp xấu thế nào, cho nên, chỉ đứng ngoài xa xa, chỉ, này đây là tranh của Leonardo da Vinci, nó như thế này này, mọi người có một phút chụp hình, nếu chen vào được. Mình thì vừa đứng nghe HDV ĐP dịch, vừa nghển cổ nhìn, nhưng vì chiều cao có hạn, nên rốt cuộc cũng không thấy gì lắm. Kế hoạch của F0 đã phản tác dụng, nhưng U60 vì già rồi nên hình như cũng không bị ai phản bác ý kiến nhiều, lần sau vẫn tiếp tục đẩy F1 lên thế mạng. Như vậy, có nên kết luận là niềm vui của U60 là hành (hạ) không?


HDV ĐP nhắc nhiều lần: không chụp hình! Thanh niên vốn thích nổi loạn, thích làm điều không cho phép là điều dễ hiểu.Nhưng các O60 và O70 vẫn lén làm thì thật không hiểu??? để mấy bà trực nhật phát hiện & nói nặng lời.
F0: người Việt Nam có những điểm chung: láu cá, khôn lỏi. Người Việt Nam thường giải quyết tốt những vấn đề vụn vặt, tình thế, chiến thuật nhưng dở trong toàn cục, chiến lược.
19h15 vẫn chưa ăn tối xong. F0&F1 quyết định thay đồ ngay tại quán rồi tự tìm phương tiện đi xem balê vở “Hồ thiên nga” tại nhà hát Аleksandrinsky (hình 32).


Theo đúng cổ điển, F0 đeo cravat, thay giầy tây. Bắt F1 mặc váy, đổi giày tây. Nhờ tài xế xe car bắt dùm taxi. Rất ít taxi ở Saint Petersburg, vẫy được xe tư nhân chở lậu. Mất 3 phút đến nơi. Biết trước giá khoảng 200 rúp. Hỏi thử tài xế. Tài xế nghĩ không biết tiếng Nga, láu cá giơ 3 ngón tay. – Vặc nhau một hồi, tài xế đành nói “thôi, được rồi” rồi cầm tiền phi thẳng.
F1: Ấn tượng nhất là lúc tài xế lùi xe giữa đường. Ở Anh thì nghiêm cấm lùi xe, dù đường có hay không có xe, nhưng ở đây thì không cấm. Nếu xe đang chạy là 50km/h, thì tốc độ lùi xe ít ra cũng phải 30km/h. Đứng sau có thể nghe rõ tiếng rú ga. Lại một lần nữa, nên có giải đua xe đi giật lùi; thế nào người Nga cũng vô địch!
Thấy nhiều người lớn ăn mặc không theo chuẩn: quần jean, giày thể thao. Là khách du lịch? Hay là tư duy thay đổi theo thời đại?
Trước khi diễn có thông báo cấm chụp hình bằng tiếng Anh và tiếng Nga. Vẫn thấy flash nhá đều. Khách du lịch hay dân bản xứ “quá yêu” nghệ thuật?
Chỗ ngồi tuyệt vời, hàng thứ 6, vị trí giữa nhưng giá vé dịch vụ nên quá đau bụng: 120 USD/vé!!!
F1: U60 thừa nhận nếu hồi đấy đi xem thì sẽ ngủ gật, nhưng bây giờ bắt đầu nghiệm thấy một điều gì đấy. Tự thấy mình may mắn là đã thấy hay rồi, chứ không cần 30 năm trở lại mới thấy hay. Nghe U60 bảo hồi đấy đi xem ở Bolshoi Theatre có diễn viên ballet rất nổi tiếng múa, và U60 lăn ra ngủ gật, tiếc hùi hụi.(F0: đấy là tại vì nhậu và đánh bài từ tối hôm trước cho đến 10h sáng hôm đi xem nên mới tệ vậy chứ chí ít ra cũng phải ngồi nghiêm túc và làm bộ say mê chứ!).  Mặc dù ngồi hàng thứ 6, nhưng lại một lần nữa, vì chiều cao quá khiêm tốn nên phải xoay đầu liên tục thì mới thấy trên sân khấu được, vì bị người đằng trước che mắt. Đến giờ giải lao mới nghiệm ra, à, không phải vì mình chiều cao khiêm tốn, mà là hiệu ứng domino, vì từ ghế thứ 2 người ngồi đã phải xoay đầu liên tục mới nhìn được, cho nên đến chỗ mình đương nhiên là phải xoay đầu, chứ không phải vì mình thấp quá!
Dàn diễn viên đông và hoành tráng, trình độ đạt đẳng cấp. Người xem cơ bản là chuẩn. Cả nhà hát khoảng 1.000 chỗ mà im lặng như tờ.
Lúc về gặp mưa mà không bắt được taxi. Đành đội mưa lết bộ.
F1: nếu đến chỉ để xem nhà hát, còn vào xem ballet thì ngủ gật như U60, thì chỉ cần xem nhà hát lớn SG là được rồi. Nhưng nếu thấy ballet hay, thì tour extra này đáng bỏ tiền để xem cho biết ballet nổi tiếng.


(5-1) Petergof: địa điểm xây cung điện mùa hè của Pie đệ nhất.
(5-2) Hermitage bao gồm 6 tòa nhà (trong đó có cung điện mùa đông – nơi ở của các Sa Hoàng trong thế kỷ 18-19) là bảo tàng nghệ thuật quốc gia Nga có tới 3 triệu hiện vật.
(5-3) Аuvrora (Rạng đông) là chiến hạm lâu tuổi nhất của hải quân Nga. Chiến hạm này đã nổ phát súng đầu tiên vào cung điện mùa đông bắt đầu cuộc cách mạng tháng Mười mở đầu cho kỷ nguyên XHCN.

PHẦN 6
Xe car đưa đến thành phố vệ tinh Puskin (6-1) (hình 33).

Trước cổng vào có dàn nhạc tự tổ chức, mặc đồng phục quân nhạc kiểu ngày xưa, khách đi qua bỏ tiền tùy hỉ, sẽ được chụp ảnh chung và cử nhạc theo yêu cầu. Chả biết ai đề xuất mà dàn nhạc cử quốc ca Việt Nam!?

F1: ngạc nhiên thứ nhất là có nhiều người VN đi đến nỗi dàn nhạc này biết cử quốc ca VN, còn ngạc nhiên thứ 2 là có người có ý tưởng yêu cầu cử quốc ca thật, nhưng đứng nghe thấy bình thường, chứ không phải như bình thường là ngược lại phải đứng nghiêm
HDV tiếp tục nhờ F1 làm phiên dịch. Hôm nay không cấp máy thu và phát nên F1 biểu diễn giọng với cường độ như thời đi dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 1!
Vào sảnh chính của cung điện là sảnh ánh sáng (hình 34), tất cả sững sờ vì độ lớn (rộng 700 m2) và rực rỡ của các trang trí bên trong phủ bằng vàng (mất 8 kg vàng!) dưới ánh sáng của 700 ngọn đèn.


Được xem gian phòng hổ phách nổi tiếng mới phục chế xong. Rất tiếc là không được chụp hình bên trong!
F1: tự nhận xét thấy vốn liếng tiếng Việt của mình thui chột. Có nhiều từ không biết phải quay sang hỏi F0. Ví dụ: ‘bố ơi, đào đồ cổ lên gọi là gì?’ F0 nghĩ một lúc thì nhớ ra là ‘khai quật’. Nhưng nếu F0 vừa biết tiếng Nga vừa biết tiếng Việt, tại sao lại không lên biểu diễn cho con gái ấn tượng?
F0: U60 giờ không cần gì nữa ngoài việc khoe con gái để tống “quả bom nổ chậm” đi J
Ra ngoài chụp với tượng Puskin trong khuôn viên của cung điện (Hình 35), không biết Puskin uống mấy chai mà đã xỉn?



Ăn trưa tại quán ăn “Thế kỷ XIX” ở ngay trong khuôn viên cung điện. Ngay lối vào trưng bày bộ sưu tập các chai rượu 50-100 ml (hình 36).


Số tủ trưng bày kín 3 bức tường ở lối vào và tường trước phòng ăn (khoảng 20 m2). Không bán lại mặc dù nhiều loại có đến 10 chai giống nhau. Tự an ủi, bộ sưu tập này còn thiếu nhiều loại như: chai lúa mới, nếp mới, bình hồ lô của Việt Nam!
Vào ăn, F1 cứ khen hoài cô bé phục vụ bàn trông dễ thương giống như búp bê (hình 37)
F1: Ấy ấy. Bố không được post hình lên đâu nha! Phạm luật đấy!
F0: Tôi xin phép rồi mà!
F1: Bố mới xin phép chụp chứ có xin phép post đâu!
F0: Hừm hừm. Làm sao bây giờ nhỉ?Nhưng mà Luật sư riêng nhà mình đã khuyến cáo thì chắc phải nghe thôi.
F1 (an ủi): Thôi để con làm văn tả người vậy. Và phàm cái gì không thấy mà chỉ tưởng tượng thì sẽ rất đẹp và lãng mạn!

F1: đã bảo F0 rồi, là không nên chụp hình. F0 vẫn chụp. Xem ra thêm tầm mấy năm nữa, lên đến O60 thì sẽ giống các cụ cùng đoàn. Thêm nữa là không được post hình nếu không được cho phép. Thật ra trong bản cũ F0 đã để hình lên, nhưng vì F1 đã giở luật ra khuyến cáo, nên F0 dù ấm ức nhưng cuối cùng đã gỡ hình xuống. Như vậy, thì ra F0 vẫn còn đang U60, nhưng một bàn chân đã qua ngưỡng từ U sang O rồi. Cô phục vụ bàn nhìn thẳng thì giống búp bê; có lẽ mặt mấy con matryoshka bán ở ngoài là vẽ theo mặt những người như thế. Thế nhưng đến khi nhìn nghiêng mới thấy, hóa ra không phải là giống búp bê không, mà nét mặt rất cổ điển. F1 nhớ đến một truyện ngắn của O’ Henry. Một bà tỷ phú nhìn thấy một cô gái, rơi nước mắt và bảo: ‘Con thật giống một người bạn rất lâu năm của ta.’ Bà nằng nặc đòi đón cô gái về ở cùng. Sau này, khi cô gái dọn ra ở riêng, vẫn không thể hiểu được vì sao bà tỷ phú lại ấn tượng với mình như vậy. Trong đám cưới cô gái, có một người bạn của chú rể đến, thấy thế mới cười. Anh chỉnh lại vòng hoa trên đầu cô gái, rút tờ đô-la ra và giơ lên cho mọi người xem. Hóa ra mặt cô gái lúc nhìn nghiêng trông giống hệt hình đầu người trên đồng tiền. Từ chuyện này, có nên suy ra mình cũng sẽ trở thành tỷ phý, vì ấn tượng rất mạnh với khuôn mặt giống khuôn mặt trên đồng tiền của cô phục vụ bàn dễ thương này không? :D

Trên đường về Saint Petersburg, để giết thời gian, HDV ĐP kể về cuộc đời và đọc thơ của Puskin. F1 nhớ lõm bõm mấy câu vốn được ông bạn học cùng phòng ngày xưa vốn rất khoái văn thơ và rên rỉ ca suốt ngày nên xung phong lên. Cũng mào đầu với các cụ đây là bản dịch của dịch giả Thúy Toàn (may được một O70 “gà” cho mới nói đúng tên dịch giả) chứ mình không có tài cán gì ở đây:
...
...
Я помню чудное мгновение
Anh nhớ mãi phút giây huyền diệu
Передо мной появлясь ты
Trước mặt anh, em bỗng xuất hiện
Как мимолетное видение
Như hư ảnh mong manh vụt biến
Как гений чистотой красты
Như thiên thần sắc đẹp trắng trong
...
...

Vậy mà xuống dưới thấy một O70 đang truy vấn F1: “bố mày nói học ngành hóa mà sao lại thuộc thơ tình? Chắc ngày xưa có vấn đề”. Tội nghiệp F0 quá. Đúng là oan Thị Mầu, ấy nhầm, Thị Kính chứ. Ngày xưa cho đến ngày nay: đi học thì làm văn chỉ dưới trung bình, bố mẹ thì mắng: “mày chả có tí khiếu nào về kiến trúc, hội họa”, bạn bè thì nói:“cho mày nghe nhạc như đàn gảy tai trâu” (mà cũng phải rồi, biệt danh hồi nhỏ của F0 là trâu mà!). Chỉ còn được mỗi một điểm son là trí nhớ tốt. Hôm nay trí nhớ lại hại chủ rồi L.
F1: tự thấy mình may mắn vì say xe nên ngồi dưới, không bị mọi người túm lên góp vui. U60 không biết vì thấy mọi người hát ở trên vui quá, hay vì muốn gỡ thể diện, đã lên biểu diễn cho mọi người xem. Thôi, lâu lâu cho thanh niên già biểu diễn, có khi lại thấy trẻ lại. Sau này phải phát huy tinh thần say xe nhưng không đổ ra như bao cát, để tạo cơ hội cho U60 tìm niềm vui, chứ nếu say quá ‘người già tàn tật’ lại phải vác bao cát, cũng khổ :D
Chiều về ghé vào điểm bán quà lưu niệm “Каlinka”. Mặc dù nằm dưới hầm nhưng quán rộng và rất nhiều hàng hóa. Lần đầu tiên thấy cung cách phục vụ theo kiểu kinh tế thị trường.
Ghé tham quan Pháo đài Petropalovskaia. Đã đến Leningrad 3 lần nhưng chưa lần nào ghé xem. Đây là pháo đài được xây dựng nhằm mục đích bảo vệ Saint Petersburg nhưng chưa một lần thực hiện nhiệm vụ này. Vào nhà thờ (hình 38) trong pháo đài. Đây là nơi chôn cất các Sa Hoàng kể từ Pie đệ nhất. Nicolai II bị bắn chết vào năm 1918 cũng được cải táng về đây năm 1998 và phong thánh (???) năm 2000.


Để ý thấy cây thánh giá trên nóc nhà thờ được làm giống theo của cơ đốc giáo.
So sánh trên hình 39 cho thấy sự khác nhau giữa thánh giá (bên trái) của Công giáo (Католици́зм - Catholicism) và thánh giá (bên phải) của Chính thống giáo (Правосла́вие - orthodox). Đây là 2 nhánh lớn nhất của Cơ đốc giáo hay Kitô giáo (Христиа́нство - Christianity). Gạch ngang số 1 là đặc trưng của Chính thống giáo. Gạch nghiêng số 2 tượng trưng cho số phận con người: khi Chúa Giê su bị hành hình, đồng thời có 2 người bị hành hình theo. Một người xin rửa tội và được theo phía nghiêng lên để lên thiên đường. Một người không chịu rửa tội thì theo phía nghiêng xuống để xuống địa ngục. Ở một vài nhà thờ Chính thống giáo, vạch nghiêng thứ 2 thay bằng một vòng cung 3. Đó là mỏ neo của Chúa khi dừng lại với nhân loại. (các giải thích trên đây là của HDV ĐP tại Moskva, tôi chưa có điều kiện kiểm chứng lại).

Sự khác biệt (thánh giá) tại nhà thờ này được thực hiện theo yêu cầu của Pie đệ nhất (theo lời HDV ĐP ở Saint Petersburg). Nước Nga ở tình trạng lạc hậu về xã hội cũng như khoa học, kỹ thuậtvào cuối thế kỷ XVII, kém hàng trăm năm so với tây Âu. Pie đệ nhất sau khi đi vòng quanh tây Âu đã đem về những cải cách đáng kể cho nước Nga và từ đó rút ngắn khoảng cách giữa Nga và tây Âu. Tuy nhiên những cải cách mang tính copy trong kiến trúc, ngôn ngữ, xã hội, và thậm chí trong tôn giáo có phải là tốt nhất không, khi về nguyên tắc, bản copy không bao giờ bằng bản origin?
F1: điểm đáng lưu ý lả nhà thờ này mặc dù xây theo kiến trúc Catholic, nhưng lại là cho nhánh Orthodox. Do đó, nếu như nói để cây thánh giá của Catholic trên nóc nhà thờ Orthodox giống như ‘râu ông nọ cắm cằm bà kia’ có lẽ cũng không phải là quá xa so với sự thật. Thêm nữa, có lẽ nếu muốn bắt chước, nên bắt chước cả về đẳng cấp, chứ không phải chỉ có cái vẻ ngoài không. Ví dụ nếu như Tây Âu xây nhà thờ bằng đá hoa cương, thì nhà thờ bắt chước theo phong cách đó ít nhất cũng nên ốp đá. Thế nhưng những cây cột lớn của nhà thờ này là bê tông bình thường (FO:”hừm! Thời đó làm gì đã có beton? Chả lẽ phục chế tệ thế?”) , lại chỉ sơn giả đá hoa cương, làm cho cả gian kiến trúc nhìn vào rất buồn. Nếu có thể trích ít vàng trên nóc ra để mua đá xây cột, có lẽ sẽ giống hơn, nhìn đỡ  Hồ Cẩm Đào hơn, mà phần nóc lại giống kiến trúc Tây Âu hơn nữa. Vào trong nhà thờ, HDV ĐP phương chỉ cặn kẽ từng ngôi mộ bằng đá và nói rất nhanh về lịch sử nước Nga từ thời Peter I. F1 lặp lại như con vẹt, cũng không hiểu gì lắm. Chi đến khi HDV ĐP chỉ cho một cái đồ thị vẽ các ngôi hoàng đế từ ông nội của Peter I đến Nicolai II, tình hình mới khả quan hơn. Và vì F1 là thành viên thế hệ 9x, tất cả những thông tin đó đã bay ra khỏi đầu ngay khi bước chân ra khỏi cửa nhà thờ, cũng từa tựa như nước đổ đầu vịt vậy. Rất may là các cụ không có hứng thú với lịch sử nước Nga tiền cộng sản, nên mọi người đã nhanh chóng đi ra khi HDV ĐP đang giải thích cái đồ thị đấy; thứ nhất mình nói sai cũng không ai biết, thứ hai cũng chả ai nghe mình nói làm gì, đỡ mệt.

May mắn được ghé chụp hình chung với chiến hạm Rạng Đông ở chỗ đậu mới (hình 40-2). So sánh với hình chụp 06/1981 (hình 40-1)

Một trong những nhà thờ mang phong cách Nga đặc trưng là Nhà thờ cứu máu (?) (Собо́р Воскресе́ния Христо́ва на Крови́ - Church of the Savior on Blood) (Hình 41). Nhà thờ này được xây theo lệnh của Sa Hoàng Аleksandrа III để tưởng nhớ Sa Hoàng Аleksandrа II tại nơi Аleksandrа II bị đánh bom.

F1: nhà thờ rất đẹp, có cảm giác giống St Basil ở Moscow. Chỉ tiếc là không có thời gian để tham quan xem kiến trúc bên trong như thế nào.


Một trong 2 nhà thờ lớn nhất của Saint Petersburg là Nhà thờ Kazansky (hình 42).

F1: trông giống nhà thờ St Peter Basilica ở Vatican ở chỗ có 2 dãy hành lang kéo ra theo hình cánh cung 2 bên (colonnade). Kiểu kiến trúc này bây giờ rất khó thấy, ngay cả ở Ý hay Hy Lạp. Thật may mắn là lại được nhìn thấy ở Nga, và không may là vì mặc dù trong đoàn có một chị rất mê kiến trúc, đã đi khắp các nước để xem kiến trúc rồi (theo lời chị bảo), nhưng vẫn không có được đa số để yêu cầu dừng xe xuống quan sát cho kỹ hơn. Có phải vì trong nhà thờ không có ‘điểm đến yêu thích’, nên mọi người vội quá không có thời gian để ngắm nữa không?

Nhà thờ lớn nhất còn lại là Saint Isaac's Cathedral (6-2)  (hình 43-2). So sánh với hình chụp 07/1979 (hình 43-1)
Tại sân bay khi làm thủ tục check in bay về Moskva lại gặp cảnh lộn xộn do HDV gây ra: đã biết là phải check in theo từng người mà vẫn không chịu chia trước passport.
Vào khu kiểm tra an ninh thấy làm cực kỳ kỹ càng: phải tháo cả dây lưng, giày. Đã qua máy chiếu, lại còn khám bằng tay. Việc sắp xếp, bố trí mặt bằng không hợp lý dẫn đến người dồn ùn ứ tại khâu này.
Tại Moskva khâu kiểm tra còn chặt chẽ hơn: soi hành lý trước cửa vào sân bay, kiểm tra hành lý bằng tay trước khi qua cửa khẩu, cân và kiểm tra kích thước hành lý xách tay, soi hành lý ở cửa hải quan, soi người trong máy soi đặc biệt dạng hộp kính đóng kín.
F1: Hành lý xách tay của mình toàn là đồ nhậu của F0: cá hun khói, pho mai, mỡ heo muối, trứng cá, bánh mì đen… Giỏi lắm thì được 5 kg mà mấy chị hải quan bắt đặt lên cân. Lên máy bay thấy mấy người Việt vác lặc lè cả cái va li du lịch, chắc phải đến 15 kg.
F0: Thì biết điều với hải quan là qua tuốt mà!

(6-1) thành phố vệ tinh Puskin (tên cũ: Làng Sa Hoàng – quần thể cung điện là quà tặng của Pie đệ nhất cho Catherine I, được xây từ 1710). Thành phố được đổi tên thành “Làng trẻ em” vào năm 1918 và Puskin vào năm 1937 nhân 100 năm ngày mất của thi hào này.
(6-2) Nhớ lại ngày xưa đi tham quan nhà thờ này. Nghe hướng dẫn nói, do thế kỷ 19 là căn nhà cao nhất Saint Petersburg. Một nhà khoa học (Euler ?) đã làm thí nghiệm chứng minh sự quay hay là nghiêng gì đó của trái đất bằng cách làm 1 con lắc. Lúc mới bắt đầu thì con lắc đi qua tâm của vòng tròn vẽ trên nền nhà. Sau một thời gian, thì con lắc lệch qua 1 bên vào khoảng 20 cm so với tâm cũ. Những năm 80 vẫn được xem biểu diễn thí nghiệm này. Đợt này do không được vào trong nhà thờ nên không biết còn không? ACE nào đang ở Saint Petersburg cho thêm thông tin về vụ này.



MỘT SỐ SUY NGHĨ SAU CHUYẾN ĐI
1)HDV tuy rất nhiệt tình và tích cực nhưng yếu về nghiệp vụ cũng như ngôn ngữ khi làm thủ tục, tham quan. Để làm tốt chức năng truyền tải thông tin đến khách, có lẽ cần đọc thêm về: thần thoại Hy Lạp, thần thoại La Mã, tôn giáo (chủ yếu là kinh tân ước và cựu ước), hội họa, kiến trúc.
2)Người Việt ở Nga ngày xưa có câu ca nhận dạng
“Ăn nhanh, đi chậm, hay cười
Thích mua đồ cổ là người Việt Nam”
Ngày nay người Việt có những đặc tính mới: ăn chậm, đi chậm, nói&cười to ở nơi công cộng, không chấp hành những luật lệ chung: hút thuốc, nhổ bậy, vứt rác... Chắc nhờ các văn sĩ và thi sĩ làm dùm những câu ca để nhắc nhở làm sao cho người Việt đừng là những cái gai trong mắt thiên hạ, đừng gây phản cảm trên thế giới.
3)Hệ thống quản lý và dịch vụ của Nga vẫn còn quan liêu, chậm chạp, ít thay đổi ngay cả so với Việt Nam.
4)Người Nga ngày nay có vẻ đăm chiêu, ít cởi mở và vui vẻ như ngày xưa. Ít thấy dùng chữ “cám ơn” và “xin mời” trong giao dịch hàng ngày.
5)Moskva (thành phố lớn nhất Nga) và Saint Petersburg (thành phố lớn thứ hai) mang phong cách khác nhau trong kiến trúc, dịch vụ. Moskva có kiến trúc đặc trưng của Nga, cách hành xử hơi “tự tin” quá. Còn Saint Petersburg thì mang kiến trúc tây Âu, cách dịch vụ ân cần và thân thiện hơn, có hướng tới phục vụ du lịch. Nhớ lại câu nói cách đây trên 30 năm: “nếu Kiev là vườn rau thì Leningrad là thành phố, còn Moskva là cái làng lớn!”.

PHỤ LỤC: GIÁ CẢ VÀ HỆ THỐNG TIỀN TỆ NGA
Nga vẫn giữ đơn vị tiền là rubl (1 rub = 100 copêc) và copêc. F0 được cầm trong tay các loại tiền sau:
Tiền xu: 10 và 50 copêc; 1, 2, 5 và 10 rub
Tiền giấy: 10, 50, 100, 500 và 1000 rub
Nghe nói còn 1 và 5 copêc tiền xu; 5000 rub tiền giấy.
Giá cả thì theo thực tế đã trải qua:
Quốc gia
Hàng hóa
Xưa (1977)
Nay (2012)
So sánh (lần)
Nga (đổi tiền tỷ lệ 1000:1 năm 1998)
Vé metro, lượt
5 copêc
28 rub
560.000
Vé xe bus, lượt
5 copêc
23 rub
460.000
Vodka hiệu “Русская водка”
5 rub
120 rub
24.000
Khoai tây, kg
30 copêc
10 rub
33.333
Kem ốc quế của GUM
20 copêc
60 rub
300.000
Việt Nam (đổi tiền tỷ lệ 10:1 năm 1985)
Phở
1 đ
25.000 đ
250.000
Như vậy 2 thứ (khoai tây và vodka) lên giá ít nhất là thứ cần thiết nhất cho cuộc sống hàng ngày của người Nga?
Ngày xưa cầm trong túi tờ 10 rub là yên tâm đi tung tăng khắp nơi trong thành phố thậm chí thành phố khác, bây giờ tối thiểu có lẽ phải tờ 500 rub? Một số hình tiền tệ để tham khảo (hình 44-1, 44-2, 45-1, 45-2)
Nhân tiện trên tờ 500 r có hình Pie đệ nhất, kể luôn 1 chuyện tầm phào nghe được ở Moskva. Trên sông Moskva có 1 công trình mới: 1 con tàu có tượng của Pie đệ nhất (hình 46). Chuyện kể rằng Nga đúc tượng Cô lôm bô đem tặng cho Mỹ, Mỹ không nhận; tặng cho Tây Ban Nha, Tây Ban Nha cũng không nhận. Nga tức quá mang về thay đầu của Pie đệ nhất vào và đặt lên chiếc tầu trên!


Một số lời bình sau khi xem xong phóng sự này
A. Để đánh giá các O60 & 70 có lẽ cần xem xét một cách toàn diện hơn:
1)Chủ quan:
-Những cái tôi than phiền chỉ là những cái không được của các O60 & 70, còn những cái được thì lại coi là đương nhiên! (nhược điểm cố hữu của con người J), ví dụ như: buổi sáng luôn đúng giờ, không chê bai các món ăn, chấp nhận sự thay đổi chương trình theo hoàn cảnh thực tế, không kêu ca khi phải đi bộ v.v... Những điểm được này thực sự là điểm yếu ở các tour khác và thường xảy ra với lứa tuổi thanh niên cũng như sồn sồn kiểu chúng ta!
-Khi người ta về hưu, cảm giác mất quyền lực làm hụt hẫng, về nhà có mắng con cháu thì chúng nó vâng dạ ngoài miệng chứ chắc gì chúng nó nghe một cách nghiêm túc đừng nói tuân theo. Và các O60 & 70 hoàn toàn cảm nhận thấy điều đó, nên khi có điều kiện càng phải chứng minh uy quyền của mình.
2)Khách quan:
-Các O60 & 70 chưa được biết cách xử sự đúng ở nơi công cộng với điều kiện ở phương Tây (ai dậy, chỉ bảo?)
-Như đã trình bày trong bài, các O60 & 70 đã quen sai phái và quát nạt người khác do hoàn cảnh tạo ra, nên cái gì không bằng lòng là “phát huy” ngay.
-Về cấu tạo cơ thể, đến tuổi đó có sự thay đổi làm cho người ta bảo thủ hơn, lẫn một chút (tôi cũng đang cảm thấy J ), sức khỏe kém đi (cần sử dụng WC thường xuyên).

B. Bản chất của con người là sự vô tổ chức.
Tôi được nghe 1 “học thuyết” về cái gọi là “sự vô tổ chức”.
Trước hết, trong tự nhiên, vật chất luôn dao động: chất khí - chuyển động tự do theo 3 phương, chất lỏng - chuyển động tự do theo 2 phương, còn chất rắn mặc dù không chuyển động nhưng sắp xếp lộn xộn vô tổ chức. Trong trường hợp tốt (grafit, kim cương...) sẽ tạo thành mạng tinh thể có cấu trúc đúng đắn, nhưng (vẫn lại chữ nhưng!) chúng vẫn dao động & lắc lư xung quanh vị trí của mình chứ không chịu đứng nguyên.
Nếu có một tác động cưỡng bức từ phía ngoài, trong trường hợp riêng như từ trường sẽ làm các tinh thể sắt phải hướng theo một chiều mặc dù vẫn cố gắng “ngọ ngoạy” một chút!
Trường hợp riêng khác là khi ta hạ nhiệt độ bên ngoài xuống. Càng thấp thì các phần tử càng đứng “nghiêm túc” hơn trong đội ngũ. Và tới nhiệt độ 0 K (với một số chất, có lẽ chỉ cần nhiệt độ cao hơn đã đạt trạng thái đứng nghiêm tuyệt đối – trạng thái siêu dẫn!?) thì các phần tử sẽ đứng nghiêm hoàn toàn (như anh lính đứng nghiêm ở mộ chiến sĩ vô danh!).
Các cụ thường nói “trần làm sao thì âm làm vậy”, ở đây thì tự nhiên làm sao thì con người (là một phần của tự nhiên) làm vậy. Vấn đề là có tạo ra được một tác động cưỡng bức hay không? Và ngoài kết quả đạt được cần suy nghĩ đến những thiệt hại kèm theo không tránh khỏi