Đôi khi trong cuộc
sống này, một số thứ mất đi là để ... những điều tốt đẹp hơn có thể xuất hiện!
Đường Hoàng Diệu |
Thời gian gần đây, nhìn mấy
cây xà cừ cổ thụ trên đường Láng bị cưa cụt tận gốc khiến lòng tôi bồi hồi nhớ
lại. Những cây xà cừ cổ thụ này và rất nhiều cây xà cừ đã có biết bao kỷ
niệm vui, buồn với tôi.
Khi học chuyên toán của tỉnh Hà Bắc cũ ở Bắc Giang, mẹ công
tác ở Bắc Ninh, còn cha ở Hà Nội, tôi thường được đi dưới hàng cây xà cừ
của đoạn đường quốc lộ 1A Bắc Giang-Bắc Ninh-Hà Nội. Thế rồi gia đình sum họp về Hà Nội, suốt thời gian học chuyên toán Chu Văn An tôi đã được những cây xà cừ trên đường Láng và đường Chu Văn An che bóng mát. Hàng ngày đi học xa, những hôm quá đói, mệt đến ăn trưa với bác ở Hàng Bún, trên đường về tôi lại được thêm những tán lá xà cừ của phố Hoàng Diệu ghi dấu ấn của sự chở che. Còn trong thời gian học ngoại ngữ để chuẩn bị đi du học, những cây xà cừ của đường Láng và đoạn đường Ngã Tư Sở-Đại Học Ngoại Ngữ, Hà Nội (Nay gọi là đường Nguyễn Trãi) lại che bóng cho tôi.
Giờ đây, hàng ngày đưa đón con tới trường trên con đường Láng thân thuộc này, một lần nữa hàng cây cao, to, khoẻ khắn ấy lại toả bóng che chở cho cho bố con tôi.
của đoạn đường quốc lộ 1A Bắc Giang-Bắc Ninh-Hà Nội. Thế rồi gia đình sum họp về Hà Nội, suốt thời gian học chuyên toán Chu Văn An tôi đã được những cây xà cừ trên đường Láng và đường Chu Văn An che bóng mát. Hàng ngày đi học xa, những hôm quá đói, mệt đến ăn trưa với bác ở Hàng Bún, trên đường về tôi lại được thêm những tán lá xà cừ của phố Hoàng Diệu ghi dấu ấn của sự chở che. Còn trong thời gian học ngoại ngữ để chuẩn bị đi du học, những cây xà cừ của đường Láng và đoạn đường Ngã Tư Sở-Đại Học Ngoại Ngữ, Hà Nội (Nay gọi là đường Nguyễn Trãi) lại che bóng cho tôi.
Giờ đây, hàng ngày đưa đón con tới trường trên con đường Láng thân thuộc này, một lần nữa hàng cây cao, to, khoẻ khắn ấy lại toả bóng che chở cho cho bố con tôi.
Phố Chu Văn An |
Cây xà cừ cành lá sum suê che chở cho mọi người suốt mùa
hè nóng nực như thiêu, như đốt và hiên ngang trước giá rét như cắt da, cắt thịt
của mùa đông. Khi những cây bàng, cây phượng, cây cơm nguội... rụng lá khẳng
khiu, thì những cây xà cừ vẫn xanh um suốt mùa đông dù có lạnh buốt tới xương.
Bởi vậy tôi yêu cây xà cừ lắm! Đó là một hình ảnh vừa dịu mát-hiền hoà vừa hiên
ngang-bất khuất.
Nhưng kỳ lạ chưa? Khi mùa rét qua đi, trời nắng ấm dần thì bỗng
nhiên cây xà cừ trút lá, phải chăng nó đã kiệt sức sau một thời gian dài chống
chọi với thiên nhiên cay nghiệt? Không! Cây xà cừ đã thay lá để phát triển và có
bóng mát rộng lớn hơn che chở cho chúng ta! Như lời ai đó đã nói:
" Đôi khi trong cuộc sống này, một số thứ mất đi là để ... những điều tốt đẹp hơn có thể xuất hiện!"
Quả thật là như vậy!
" Đôi khi trong cuộc sống này, một số thứ mất đi là để ... những điều tốt đẹp hơn có thể xuất hiện!"
Quả thật là như vậy!
Theo báo Khoa Học Và Đời Sống 9-6-2014:
"Gần đây, hầu như mùa mưa nào cũng có người chết vì cây đổ. Có người đã thống kê, trong các loại cây thì dâu da, bằng lăng, phượng vĩ và các loài thuộc họ muồng... là dễ đổ nhất vì thân cây rỗng. Cây trồng trên phố không đơn giản là chỉ lấy bóng mát và làm đẹp đường phố, mà còn phải đảm bảo an toàn...".
Trong bài Hoa Sữa Trở Thành Ác Mộng, Vnexpress lương y Vũ Quốc
Trung (Thành viên hội đông y Việt Nam) cho biết:
"hoa sữa có nhiều tác hại với sức khoẻ.... Hoa và quả của cây có nhiều lông, có thể phát tán trong không khí, dễ gây dị ứng, viêm xoang và các bệnh về đường hô hấp. Những người có cơ địa dễ bị dị ứng sẽ ngứa, nổi mụn nhiều hơn. Phấn hoa sữa dễ làm người già, trẻ nhỏ viêm mũi dị ứng, viêm phế quản. Những người có tiền sử hen suyễn, viêm xoang thì càng bị dai dẳng hơn."
"hoa sữa có nhiều tác hại với sức khoẻ.... Hoa và quả của cây có nhiều lông, có thể phát tán trong không khí, dễ gây dị ứng, viêm xoang và các bệnh về đường hô hấp. Những người có cơ địa dễ bị dị ứng sẽ ngứa, nổi mụn nhiều hơn. Phấn hoa sữa dễ làm người già, trẻ nhỏ viêm mũi dị ứng, viêm phế quản. Những người có tiền sử hen suyễn, viêm xoang thì càng bị dai dẳng hơn."
Lương y Trung cũng bày tỏ:
"nếu trong một khu phố nhỏ có một cây hoa sữa thì sẽ dễ chịu, nhưng trồng nhiều cây dễ phản tác dụng."
"nếu trong một khu phố nhỏ có một cây hoa sữa thì sẽ dễ chịu, nhưng trồng nhiều cây dễ phản tác dụng."
Bản
thân cây bàng thì không có nhiều lông như cây hoa sữa, nhưng những con sâu róm
trên cây bàng thì rất nhiều lông. Theo huongdan.edu.vn:
"Sâu róm, hay còn gọi là sâu rọm, là loại sâu có lông rậm hoặc gai tiết chất làm ngứa rát da khi chạm phải. Bị lông/gai sâu đâm sẽ gây ngứa, đau nhức dữ dội ở vùng da tiếp xúc, các triệu chứng khó chịu do nọc độc của sâu hoặc bị nổi mề đay ngứa do dị ứng da. Một loạt các sẩn xuất huyết có thể xuất hiện trong vòng 2–3 giờ và có thể tồn tại trong nhiều ngày.
"Sâu róm, hay còn gọi là sâu rọm, là loại sâu có lông rậm hoặc gai tiết chất làm ngứa rát da khi chạm phải. Bị lông/gai sâu đâm sẽ gây ngứa, đau nhức dữ dội ở vùng da tiếp xúc, các triệu chứng khó chịu do nọc độc của sâu hoặc bị nổi mề đay ngứa do dị ứng da. Một loạt các sẩn xuất huyết có thể xuất hiện trong vòng 2–3 giờ và có thể tồn tại trong nhiều ngày.
Ngoài ra
còn có thể bị sưng hạch lân cận và sưng cả tay chân. Những triệu chứng khác gồm
nhức đầu, sốt, hạ huyết áp và co giật, diễn tiến nặng có thể tử vong..."
Hồi nhỏ trước cửa nhà tôi có
cây bàng, bởi vậy tôi rất yêu thích "Cây Bàng Trước Ngõ". Nhưng
chúng tôi cũng đã thường xuyên nếm mùi lông sâu róm trên cây "mùa đông áo đỏ,
mùa hạ áo xanh" này.
"Chi Xà cừ (danh pháp khoa học: Khaya) là một chi của bảy loài cây thân gỗ trong họ Xoan (Meliaceae), có nguồn gốc tại vùng nhiệt đới châu Phi và Madagascar. Tất cả các loài đều là cây thân gỗ lớn, cao tới 30–35 m, ít khi thấy tới 45 m, với đường kính thân cây trên 1m, thông thường rất vững chắc ở phần gốc...Cây ít sâu bệnh hại, chủ yếu là sâu loài Hypsipyla robusta cắn hại. Thân gỗ thường bị các loại bọ cánh cứng Lytus spp. phá hoại.... Xà Cừ có thể được gây trồng rộng rãi để làm cây xanh đường phố, cảnh quan công viên. Trong tự nhiên, không gian phát triển bộ rễ của cây rất lớn đủ đáp ứng điều kiện bám giữ chống chịu gió bão, tuy nhiên trong phát triển cây xanh vỉa hè, cần giới hạn đường kính thân cây không vượt quá 400mm để tránh hiện tượng cây bị gãy đổ gây ách tắc giao thông và thiệt hại kinh tế."
Còn theo cayxanhsadec.com:
"Cây xà cừ ưa sáng mọc nhanh, dễ trồng hạt nẳy mầm rất
khoẻ, tái sinh hạt và chồi đều mạnh. Cây xà cừ tăng trưởng rất nhanh, có thể
phát triển tốt trên mọi địa hình, mọi loại đất, rất phù hợp với nền đất cát của
vùng ven biển miền trung Việt Nam, cây chịu hạn và gió bão rất tốt. Đặc biệt
cây có khả năng đề kháng với sâu bệnh rất cao (chưa thấy tài liệu nào đề cập
đến vấn đề sâu bệnh của loài cây này).
Cây xà cừ thích hợp làm cây bóng mát cho các công trình cây
xanh, đặc biệt cây xà cừ rất thích hợp cho việc trồng trên các con đường vừa
tạo cảnh quan đường phố vừa đem bóng mát cho con đường."
Như vậy cây xà cừ đã hội nhập vào nước ta một cách tuyệt vời,
đáng quý!
Cây xà cừ tuy không có được hoa đẹp, sặc sỡ như hoa phượng,
bằng lăng, cơm nguội...cũng không có được hương thơm như hoa sữa, hoàng lan...
Nhưng nó đã lặng yên che bóng cho chúng ta một cách an toàn! Thật là khiêm tốn,
bình dị biết bao!
Ôi! Những hàng cây xà cừ!
Hồi ức và những tìm hiểu của Minh rất thú vị! Mình không biết hoặc không để ý lại cứ nghĩ cây xà cừ xanh tốt quanh năm, cả bốn mùa đấy.
ReplyDeleteHồi cấp II mình ở với bố mẹ ở Đoàn Trần Nghiệp. Phố này hồi đó trồng toàn cây cơm nguội. Mùa cơm nguội chín, rụng xuống, bị dẫm, đè nát thành từng mảng trên đường phố trông đen sì.
Đoạn phố Bà Triệu chạy cắt ngang Tô Hiến Thành, Đoàn Trần Nghiệp thì toàn là xà cừ, trông rất sạch sẽ.
Dạo cuối cấp I, đầu cấp II, buổi tối mùa hè mình nhớ rất hay cùng bọn trẻ con hàng xóm đi "sờ ve" xung quanh mấy gốc cây xà cừ ở đường Bà Triệu...
DeleteThis comment has been removed by the author.
DeleteQuả là Minh có những liên tưởng rất khác biệt!
DeleteCây xà cừ trồng ở nhiều nơi ở Hà Nội, trong trường Chu Văn An cũng có nhiều cây xà cừ. Hồi trước khi viết hồi ký "Thầy Khải của chúng ta", TN đã nhầm cây xà cừ với cây có quả ăn được... he he.
Cây xà cừ rất dề bị đổ khi dông bão (ở thành phố), vì tán lá nó chứa nước mưa nặng quá dẫn đến bật cả rễ. Đặc biệt nó hay đổ ra phía ngoài đường vì trong phố hút gió thế nào đấy. Gần đây nhất, cây xà cừ trên đường Phan Đình Phùng, Hùng Vương đổ đúng vào taxi đi qua làm chết lái xe.
Ở ngoài thành phố không có hiệu ứng hút gió và tích nước mưa, cây xà cừ chống lại bão khá tốt
Thực ra ban đầu em không biết cây xà cừ cũng thay lá! Nhưng khi sang châu Âu phát hiện ra cây sồi xanh lá suốt mùa đông, để rồi khi nắng lên lại thay lá. Đem thắc mắc này hỏi người thầy đáng kính của em, ông cụ đã giải thích đó là quy luật của sự phát triển, nếu không thay lá thì không thể phát triển, cũng như xã hội phải luôn thay đổi để phát triển! Từ đó em đã ghi nhớ bài học cây sồi. Thế rồi một hôm đưa con đi học trên đường Láng vào dịp nắng ấm, em phát hiện ra cây xà cừ trút lá hàng loạt. Em đã theo dõi liên tiếp mấy năm liền và phát hiện ra quy luật phát triển của cây xà cừ giống hệt cây sồi.
DeleteBác CT lại trông gà hoá quốc rồi, TN không nhầm cây xà cừ mà TN đã đính chính giúo DC không nhớ cây xà cừ là gì thôi hehehe :-) đề nghị Thám Tử CT tìm lại bài viếtđó xem ai nhầm nếu không thì là ... thám tử lò gạch đoá :-)
DeleteUh, đúng rồi. Anh nhớ hình ảnh... ăn quả...xà cừ mà TN viết! Xin lỗi TN nhé.
DeleteSao có bọn đầu đất cứ đi cưa cắt cây mà không ai nói gì ? hết "sưa tặc" lại đến "xà cừ tặc" ... Rồi sắp đến sẽ có "bằng lăng tặc" ... "Lộc vừng tặc" ... Nói chung là bọn "cây tặc" ... Đúng là bọn ... cờ tây "
ReplyDeleteKhông phải bọn "xà cừ tặc", cũng không phải họ giới hạn đường kính thân cây 400mm, mà họ cưa cụt mấy cây xà cừ cổ thụ trên đường Láng để xây dựng nhà ga "Đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông", Bây giờ thi công xây dựng nhà ga họ treo biển em mới biết ạ!
DeleteĐể đảm bảo an toàn, cây xà cừ trong phát triển cây xanh vỉa hè cần giới hạn đường kính thân cây không vượt quá 400mm. Nhưng trên các đường phố Hà Nội, phần lớn những cây xà cừ đều là những cây cổ thụ có gốc lớn người ôm không xuể. Nếu không muốn bỏ những cây xà cừ cổ thụ này, thì phải áp dụng biện pháp tỉa cành cho thật tốt. Chúng ta đã không hạn chế được đường kính gốc 400mm, cũng không áp dụng được biện pháp tỉa cành cho đến nơi, đến chốn nên mới để xảy ra chuyện đáng tiếc như anh Thành đã nêu!
ReplyDeleteTất cả đều là do lỗi của con người!
Về chữ "tặc"
ReplyDeleteNgười ta dùng chữ tặc đi trước đó, hoặc là dụng cụ của bọn tặc (như đinh tặc), hoặc vị trí, vật thể mà bọn tặc xâm phạm (như xà cự tặc, tin tặc). Nếu theo nguyên tắc này, bọn dâm tặc còn có thể gọi theo cách khác là .. tặc đây? (tực là theo công cụ thì là .. tặc, theo vị trí thì là ... tặc)?
Đúng rồi em nhớ có thời dân thành phố nháo nhác về bọn "mông tặc" (chuyên đi đâm kim vào mông chị em) ... Và sau đó có bọn "ti tặc" chuyên tấn công ... texas instrument (TI) :-)
DeleteChị cũng có tâm trạng như Minh. Mới đây thôi, một cây nữa lại xóa sổ trên đoạn đường gần nhà tôi trên phố Lý Nam Đế. Nhìn cây xơ xác, khẳng khiu không còn một chiếc lá thấy thật xót xa. Cây “tự nhiên” bị chết đứng. Gốc cây to, đường kính đến gần 1m. Cái cây thật nổi bật trong hàng cây xà cừ, cây sấu xanh biếc suốt dọc phố. Đằng sau nó, công trình xây dựng, một tòa nhà mới sắp mọc lên. Mỗi cây trên phố đều có gắn một cái biển nhỏ “sấu 15”, ‘’ xà cừ 22” … nhưng đâu có còn đâu dãy số liên tục.
ReplyDeleteÔi những hàng cây sao đen, dầu gió của Hòn ngọc viễn đông :-(
ReplyDeleteĐi hết rồi :
http://vnexpress.net/photo/thoi-su/hang-loat-cay-co-thu-o-sai-gon-bi-don-ha-de-xay-ga-ngam-metro-3020972.html
Hôm nay báo Khoa Học Và Đời Sống đưa tin: " Theo kế hoạch , để thi công tuyến đường sắt đô thị số 3 (tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội) và hai nhà ga số 8 đoạn qua khách sạn Deawoo, Ban Quản lý Dự án Đường sắt đô thị sẽ phải đốn hạ hơn 30 cây xà cừ cổ thụ từ dốc Voi Phục đến khách sạn Daewoo." Thế là cây xà cừ nhà ta lại gặp nạn rồi!
ReplyDeleteĐọc bài viết của anh Minh, thấy tình yêu của anh dành cho cây xà cừ thật nhiều, thật đặc biệt đến mức nghiên cứu cả nguồn gốc, đặc điểm sinh trưởng, tiêu chuẩn về an toàn trong công tác phát triển cây xanh đô thị.
ReplyDeleteNgày nhỏ, khu phố nhà em cũng trồng nhiều xà cừ và phượng. Dãy bên nhà em trồng xà cừ còn dãy đối diện trồng xen lẫn cây phượng đỏ và phượng vàng( tụi trẻ con bọn em hồi đó hay gọi là cây bồ kết dại vì cây có những chùm quả y hệt như chùm bồ kết). Mà không biết hàng cây đã được trồng từ bao giờ mà khi chúng em học lớp 1 thì các cây đã là cây cổ thụ, ghi dấu ấn bao trò nghịch ngợm của lũ trẻ con xóm phố tụi em. Hồi đó, mỗi đứa nhận 1 cây là của mình và đánh dấu để mỗi hôm chơi ở 1 cây, đến cây của ai thì người đó được làm chủ trò. Trước cửa nhà em là cây xà cừ, to bằng 2 vòng tay ôm của 2 đứa trẻ lớp 1 tụi em. Xin lỗi tình yêu với cây xà cừ của anh Minh, hồi đó bọn em ghét cây xà cừ lắm. Vì cây không có hoa đẹp như cây Phượng vỹ, vì cây không có quả cho hạt để tụi con gái chúng em chơi khía đùng, và vì lý do quan trọng nhất là em chuyên bị quả cây xà cừ rụng vào đầu đau điếng bởi cây cổ thụ nên quả to khi già rụng xuống không khác gì bị ném đá cả. Và chỉ ước nhà mình có cây phượng đến mức bố mẹ không hiểu sao con gái cứ hỏi nhà mình có đổi cho nhà đối diện bên kia đường được không��!.
Nhưng sau này, đặc biệt là sau khi đọc bài" Những hàng cây xà cừ" của anh, thấy yêu quý cây xà cừ rồi! Và mong các dự án đừng động chạm đến các cây xanh, đặc biệt là các cây xà cừ cổ thụ của anh Minh��!