C. G. Jung (1875-1961) |
Ngày xưa, khi tôi mới ở nhà quê ra tỉnh, chưa biết chơi tennis, khi cả Martina Hingis và Federer cũng chưa nổi thì có lẽ Ursula Andress là người Thụy Sĩ nổi tiếng nhất mà tôi biết [1]!
BTW, trong clip này có một số hình ảnh về các diễn viên trong phim 007 xưa và nay (Bond Girls: How They Looked Then...And Now).
Sau này nghe một bài hát của Eros Ramazzotti, xem báo để ý rồi tình cờ mới biết thêm một người Thụy sĩ nổi tiếng nữa đó là Michelle Hunziker, vợ (cũ) của Eros.
Nhưng blog treo nhiều ảnh phụ nữ đẹp mãi rồi, tôi thấy bây giờ đâm ra nhàm.
Có một người Thụy sĩ nổi tiếng nói một câu mà tôi thấy rất hay:
"Người nào chỉ ngó trông bên ngoài, là mơ tưởng.
Ai nhìn vào sâu bên trong... mới là tỉnh!" [2]
Tôi thấy hay hay vì nó nói lên đúng cái bệnh lơ tơ mơ của tôi.
Thỉnh thoảng, ví dụ như sau khi đã ăn uống no nê xong, làm một ly café rồi mà vẫn thấy buồn ngủ, đọc sách mà mắt cứ muốn díu lại, đầu óc cứ mơ mơ màng màng. Sực nhớ ra câu của C. G. Jung mới ngó sâu vào trong danh sách những việc cần làm trong tuần như quét nhà, dọn vườn, đổ rác (thứ Tư hàng tuần xe chở rác sẽ đi qua phố nhà tôi),... phải hạ quyết tâm thực hiện ngay mấy việc quan trọng này. Làm việc chân tay, cụ thể một lúc là tỉnh ngủ liền!
Là một nhà tâm lý học - ông tổ của ngành tâm lý học phân tích - Jung phát biểu rằng ông không thể tin một cách mù quáng, ví dụ như về sự tiếp diễn của cuộc sống ở thế giới bên kia, sau khi người ta đã từ giã với cuộc sống này. Cần phải có một loạt bằng chứng đủ thuyết phục để ông có thể tin tưởng là một lúc nào đó những giả thuyết nêu ra sẽ được chứng minh.
Question: Do you yourself believe that death is probably the end or do you believe....
Jung: Well, I can't say - wissen Sie - the word "believe" is a difficult thing for me. I don't "believe"; I must have a reason for a certain hypothesis. Either I know a thing; and when I KNOW it, I don't need to believe it. If I- I don't allow myself, for instance, to believe a thing just for sake of believing it. I can't believe it! But when there are sufficient reasons for a certain hypothesis, I shall accept these reasons naturally. And to say "We have to recon with the possibility of [so and so]." You know?
Question: Well...now you told us that we should regard death as being a goal and to stray away from it is to evade life and life's purpose. What advice would you give to people in their later life to enable them to do this when most of them must, in fact, believe that death is the end of everything? Jung: Well...you see I have treated many old people and its quite interesting to watch what their conscious doing with the fact that it is apparently threatened with the complete end. It disregards it. Life behaves as if it were going on and so I think it is better for old people to live on...to look forward to the next day; as if he had to spend centuries and then he lives happily, but when he is afraid and he doesn't looks forward; he looks back. He petrifies. He gets stiff and he dies before his time, but when hes living on, looking forward to the great adventure that is ahead, then he lives. And that is about what your unconscious is intending to do. Of course it is quite obvious that we're all going to die and this is the sad finale of everything, but never-the-less, there is something in us that doesn't believe it, apparently. But this is merely a fact, a psychological fact. Doesn't mean to me that it proves something. It is simply so. For instance, I may not know why we need salt, but we prefer to eat salt too because we feel better. And so when you think in a certain way, you may feel considerably better. And I think if you think along the lines of nature, then you think properly. |
Hỏi: Bản thân ông có tin rằng chết có lẽ là hết tất cả hay là ông tin rằng....
Jung: Ồ, không thể nói đơn giản như vậy - ông có biết không - Từ "tin" đối với tôi là một từ rất khó. Tôi không "tin"; Với mỗi một giả thuyết bất kỳ nào đó tôi phải tìm được cái lý của nó. Hoặc là tôi biết một điều; và khi tôi BIẾT nó, tôi không cần phải tin vào điều đó. Nếu là tôi - tôi sẽ không cho phép bản thân mình, chẳng hạn như là tin vào một điều nào đó không cần lý do gì cả. Tôi không thể tin như thế được! Nhưng khi có đủ lý do cho một giả thuyết nào đó, tôi sẽ chấp nhận những lý do này một cách tự nhiên. Và tôi sẽ nói "Chúng ta phải chấp nhận với khả năng như thế như thế." Ông hiểu chứ?
Hỏi: Vâng ... bây giờ ông nói với chúng tôi rằng ta nên coi cái chết như là một cái đích và né tránh nó là trốn tránh cuộc sống và mục đích của cuộc sống. Có lời khuyên nào cho những người đang sống nửa sau cuộc đời của họ để họ có thể nghĩ được như vậy khi hầu hết những người này, trên thực tế, tin rằng cái chết là sự kết thúc của tất cả mọi thứ?
Jung: Thế này nhé... Ông phải biết rằng tôi đã chữa trị cho nhiều người già và quan sát được một điều khá thú vị về những gì mà tiềm thức của họ phản ứng để đương đầu với mối đe dọa thực tế của sự chấm dứt hoàn toàn này. Nó lờ đi chuyện này. Cứ như thể là cuộc sống đã và sẽ tiếp tục mãi như thế và vì vậy tôi nghĩ rằng đối với người già tốt hơn cả là cứ tiếp tục sống tràn đầy hy vọng, trông đợi tới ngày mai; như thể người ta đã sống mãi như thế hàng thế kỷ, khi đó người ta sẽ sống hạnh phúc. Nhưng khi người ta sợ, quay lại thay vì nhìn về phía trước. Người ta sẽ hóa đá vì sợ. Người ta sẽ trở nên già cỗi, chết sớm. Nhưng khi người ta sống vui vẻ, háo hức mong chờ cuộc phiêu lưu tuyệt vời phía trước, người ta mới thực sự sống. Và đó là chính là những gì mà vô thức của bạn đang muốn hướng tới. Tất nhiên một điều khá rõ ràng rằng tất cả chúng ta đều sẽ chết và đó là một kết thúc rất đáng buồn của mọi sự trên đời này. Tuy nhiên, có cái gì đó làm cho chúng ta không tin vào điều đó, rõ ràng là như vậy. Nhưng điều này chỉ đơn thuần là một thực tế , một thực tế tâm lý. Đối với tôi không có nghĩa là nó chứng minh được điều gì cả. Nó chỉ đơn giản là như vậy. Ví dụ, tôi có thể không biết lý do tại sao chúng ta cần muối, nhưng ta thích ăn muối cũng bởi vì ta cảm thấy tốt hơn. Và vì vậy khi ta nghĩ theo một kiểu nào đó, ta có thể cảm thấy tốt hơn một cách rõ rệt. Và tôi cho rằng khi ta suy nghĩ theo xu hướng tự nhiên, thì nghĩa là ta đã suy nghĩ đúng.
|
Tuy nhiên trong nhiều trường hợp tâm lý xã hội, ông biết rằng đối với những người lớn tuổi điều quan trọng là họ phải có niềm tin là cuộc đời trước mắt con dài, còn tràn đầy hy vọng và đáng sống.
Đọc hoặc nghe xong đoạn đối thoại trên có lẽ bạn tự hỏi có gì là đặc biệt đâu nhỉ? Đúng là không có gì mới lạ cả. Có điều là người ta thường trích dẫn C. G. Jung ra như một bằng chứng rằng "chết không phải là hết".
Về C.G. Jung còn một vài câu chuyện nhỏ hay ho nhưng có lẽ để khi khác bàn. Mà cũng không hiểu có ai quan tâm không...
Hay là ACE và các bạn nghe một bài hát Pháp cũ kỹ nữa? Mời mọi người cùng nghe bài "Anh vẫn không đổi thay! Em cũng thế!" và chia sẻ với iCVA những bài hát ưa thích của mình.
Anh vẫn không đổi thay! Em cũng thế! [3]
Je n'ai pas changé
|
I have not changed
|
Je suis toujours ce jeune homme étranger
qui te chantait des romances
qui t'inventait des dimanches
qui te faisait voyager...
Je n'ai pas changé
je suis toujours ce garçon un peu fou
qui te parlait d'Amérique
mais n'était pas assez riche
pour t'emmener à Corfou
Refrain:
Et toi non plus tu n'as pas changé
toujours le même parfum léger
toujours le même petit sourire
qui en dit long sans vraiment le dire.
Non toi non plus tu n'as pas changé
J'avais envie de te protéger
de te garder, de t'appartenir
j'avais envie de te revenir.
Je n'ai pas changé
je suis toujours l'apprenti baladin
qui t'écrivait des poèmes
qui commençaient par "je t'aime"
et finissaient par "demain".
Je n'ai pas changé
je prends toujours le chemin qui me plaît.
Un seul chemin sur la terre
a réussi à me plaire
celui qu'ensemble on suivait...
|
I'm still always that young stranger
who sang to you those romances
who invented Sundays for you
who made you travel...
I have not changed
I'm still that crazy boy
who talked to you about America
but was not rich enough
to take you to Corfu
Chorus:
And you, neither you have changed
always the same light perfume
always the same smile
that says a lot without really saying.
No, neither you have changed
I wanted to protect you
to keep you, to be yours
I wanted you back.
I have not changed
I'm still an apprentice baladin
who wrote you poetry
that started with "I love you"
and ended with "tomorrow".
I have not changed
I always take the path that pleases me.
Only path on earth
succeeded in pleasing me
the one we'd follow together...
|
Ai rồi cũng đến lúc nào đó cũng phải già. Không những hình thức, sức khỏe sẽ kém đi mà nhiều thứ khác cũng bắt đầu có chiều hướng đi xuống. Điều quan trọng là phải thay đổi cách sống cho phù hợp với "tình hình và nhiệm vụ mới".
Hôm trước đọc câu chuyện đi dự hội lớp của Mr. Phan Chau, phần đầu "Vợ chồng tôi đi hội lớp", thấy thú vị, hóm hỉnh và vui.
Tôi không phải lúc nào cũng có điều kiện đi dự hội lớp, nhưng chắc chắn thuộc loại thích hội hè, bất kể cấp II, cấp III, phổ thông hay đại học.
(BTW, mời các bạn nghe một bài hát đồng quê lãng mạn - bài này lời hay và nhạc tình cảm cho nên người ta hay chơi ở đám cưới ;)
Đọc tiếp phần thứ hai, "Văn hóa hội lớp", không hiểu sao lại thấy không vui, không hài hước. Không biết tác giả có cường điệu hóa một cách quá đáng không mà nhìn quanh toàn thấy những thứ xấu xa, đáng ghét kể cả trong đám bạn bè cũng học thời phổ thông (được chia thành 4-5 loại, có loại "đếm được hàng gần chục "thằng/đứa"). Theo tác giả có một số kẻ trong đám bạn bè trước đây "học dốt toàn diện" bây giờ lại rất thành đạt, trở thành "đại nhân".
Lịch sử các nước, nhất là nước Mỹ đầy rẫy chuyện những kẻ thời đi học rất "kém", thậm chí bỏ học. Sau thành người tài, thậm chí góp phần thay đổi thế giới.
Nhưng vấn đề ở đây không phải đơn giản như vậy. Theo Mr Phan Chau, tác giả bài viết đó, nhiều người trong đám bạn bè trước đây đã trở thành những kẻ xấu xa: "bốc mùi", "thô bỉ hết sức",... nên tác giả "thấy tởm tởm", "về nhà phải chui ngay vào phòng tắm kỳ cọ và ngoáy tai, cứ như sợ lây bệnh hủi của các 'bạn đại nhân'... ". Và tác giả thốt lên "không còn háo hức muốn đi hội lớp nữa"...
Tôi có cảm giác tác giả như trút vào bài tất cả những thù ghét chứa chất, tích lũy từ lâu của mình. It's full of hatred, thật khó có thể giấu diếm được.
Không biết nên bình luận thêm gì về quan hệ với bạn bè học cùng phổ thông, cũng như về bản thân tác giả bài viết, Mr. Phân Châu. Tôi chỉ xin phép trích dẫn câu của C. G. Jung thế này:
Mọi thứ về những người khác khiến ta khó chịu có thể dẫn tới hiểu biết về chính bản thân ta*.
...
Tôi có đọc ở đâu đó rằng vào lứa tuổi U50, U60 mà lúc nào cũng:
- càu cạu, cáu bẳn với người thân,
- kêu ca phàn nàn về những thứ mình không có khả năng thay đổi,
- chê bai mọi người, luôn cho mình là đúng, và
- tránh tiếp xúc với mọi người ...
Vì thế ACE đọc xong bài "Văn hóa hội lớp" đừng để ảnh hưởng mà tránh, không đi dự lần gặp mặt XĐTV sắp tới nhé!
VH
Chú thích
[*] ="Everything that irritates us about others can lead us to an understanding of ourselves".
[1] Ai đã xem mấy phim James Bond - điệp viên 007 chắc vẫn còn ấn tượng về cô này - thời trẻ thôi tất nhiên rồi - bây giờ phải gọi là bà diễn viên.
[2] Wer nach aussen schaut, träumt. Wer nach innen blickt, erwacht!
[3] Je n'ai pas changé=Anh/Em vẫn không thay đổi. Lời Việt ở đâu đó tôi sẽ tìm hiểu hoặc dịch sau.
No comments:
Post a Comment