Friday, December 27, 2013

Tình cờ vấp phải hạnh phúc*




TED Talk by Dan Gilbert: The surprising science of happiness, dịch ra tiếng Việt bởi Thao Tran

    Nếu bạn có 21 phút để nói, thì hai triệu năm có vẻ là một khoảng thời gian vô cùng dài. Nhưng so với quá trình tiến hóa, hai triệu năm chẳng là gì. Vậy mà trong hai triệu năm bộ não loài người đã tăng gấp ba lần khối lượng, từ mức 567 gram như tổ tiên chúng ta, người Habilis, trở thành tảng thịt nặng 1.360 gram mà mỗi người ngồi đây đều có giữa hai tai. Một bộ não lớn thì có cái lợi gì mà khiến tạo hóa phải ưu đãi chúng ta đến vậy?

Hóa ra là khi kích thước não tăng gấp ba, nó không chỉ to hơn ba lần, nó còn có những cấu trúc mới. Và một trong những lí do chính mà não chúng ta trở nên lớn như vậy là nó có một bộ phận mới, được gọi là "Thùy trán". Và đặc biệt, một phần gọi là "vỏ não trước trán." Vậy "vỏ não trước trán" có thể làm gì cho bạn để có thể giải thích cho cả một sự đại tu kiến trúc của hộp sọ loài người chỉ trong một cái chớp mắt của lịch sử tiến hóa?

Vâng, hóa ra vỏ não trước trán có thể làm được rất nhiều thứ nhưng một trong những điều quan trọng nhất nó làm được là mô phỏng những trải nghiệm. Phi công tập luyện nhờ hình dung trong đầu những chuyến bay để không mắc sai lầm khi bay thật. Con người có khả năng thích nghi tuyệt diệu là họ thực sự có thể trải nghiệm mọi thứ trong đầu trước khi trải qua chúng ở thế giới thực. Đây là một mánh lới mà không tổ tiên nào của chúng ta có thể thực hiện, và không một loài động vật nào khác có thể làm được. Nó là một sự thích nghi tuyệt vời. Đó ngón tay cái đối diện với bàn tay, dáng đứng thẳng, và ngôn ngữ là một trong những thứ khiến loài người chúng ta nhảy khỏi cây và bước vào trung tâm mua sắm.

Giờ thì -- (Tiếng cười) -- các bạn đều đã làm điều này. Ý tôi là, các bạn biết đấy, Kem của Ben và Jerry không có vị gan và hành tây, không phải vì họ đánh bông ít gan với hành tây, thử món đó và thốt lên, "Eo ôi" Mà đó là vì, không cần phải rời khỏi ghế, bạn có thể hình dung ra vị đó và thốt lên "eo ôi" trước khi bạn thử nó.

Hãy xem cách hệ thống mô phỏng trải nghiệm của bạn làm việc thế nào Trước khi tiếp tục bài nói của mình, tôi muốn các bạn hãy xem qua những phân tích sau. Đây là hai viễn cảnh khác nhau mà tôi mời các bạn cùng chiêm nghiệm, và bạn có thể thử liên tưởng và cho tôi biết bạn thích cái nào hơn. Một là thắng xổ số. Giải thưởng khoảng 314 triệu đô la. Trường hợp kia là bị liệt cả hai chân. Nào, hãy dành ra một chút thời gian suy nghĩ. Bạn có thể cảm thấy không cần tới một phút để suy nghĩ.

Thật thú vị là, có những dữ liệu về hai nhóm người này, dữ liệu về mức độ hạnh phúc của họ hiện giờ. Và điều này chính là những gì bạn chờ đợi đúng không? Nhưng đó không phải là dữ liệu. Tôi bịa chúng ra đấy!

Đây mới là dữ liệu thật. Bạn vừa trượt bài kiểm tra đột xuất, và tiết học mới diễn ra trong chưa đầy 5 phút. Bởi vì thực tế là một năm sau khi mất khả năng sử dụng chân của mình, và một năm sau khi thắng xổ số, những người thắng xổ số và những người liệt chân đều có mức hạnh phúc về cuộc sống tương đương nhau.

Giờ thì, đừng cảm thấy quá tệ về việc thất bại từ câu đầu tiên, vì mọi người hầu như toàn trượt trong những bài kiểm tra đột xuất thôi. Những nghiên cứu mà phòng thí nghiệm của tôi đã thực hiện, mà các nhà kinh tế học và tâm lí học trên cả nước đã thực hiện, đã tiết lộ một điều khá bất ngờ đối với tất cả chúng ta, điều chúng tôi gọi là "thành kiến tác động," thứ có xu hướng làm chức năng mô phỏng hoạt động kém đi. Làm cho bộ phận mô phỏng khiến bạn tưởng rằng những kết quả khác nhau trở nên khác biệt nhiều hơn so với thực tế.

Từ các nghiên cứu thực địa cho đến những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, chúng ta thấy rằng thắng hay thua một cuộc bầu cử, có được hay bị mất đi người yêu, được hoặc không được thăng chức, đỗ hay trượt một kì thi đại học, v.v., có tác động, cường độ và đặc biệt là thời gian diễn ra ít hơn rất nhiều so với chúng ta nghĩ. Trong thực tế, một nghiên cứu gần đây -- suýt thì hạ đo ván tôi -- chỉ ra ảnh hưởng của những chấn động lớn trong cuộc sống đối với con người cho thấy rằng nếu môt sự cố xảy ra hơn ba tháng trước, chỉ trừ một số trường hợp ngoại lệ, sự cố đó sẽ không có tác động gì đến hạnh phúc của bạn cả.

Tại sao ư? Vì hạnh phúc có thể được tổng hợp. Ngài Thomas Brown đã viết năm 1642 rằng "tôi là người hạnh phúc nhất còn sống. Tôi đã có trong mình thứ có thể biến nghèo thành giàu, nghịch cảnh thành thành công. Tôi bất khả xâm phạm hơn cả Asin; định mệnh cũng không có cách nào khiến tôi ngã gục." Loại máy móc thiết bị đặc biệt mà con người này có trong đầu là gì?

Vâng, hoá ra nó chính là cùng một bộ máy đặc biệt mà chúng ta đều sở hữu. Con người có một thứ mà chúng ta có thể nghĩ đến như là một "hệ miễn dịch tâm lý." Một hệ thống của quá trình nhận thức, chủ yếu là nhận thức một cách vô thức, đã giúp loài người thay đổi thế giới quan, để họ có thể cảm thấy tốt hơn về thế giới mà trong đó họ tìm thấy chính mình. Giống như Ngài Thomas, bạn có bộ máy này. Không giống như Ngài Thomas, bạn dường như không biết về nó. (Tiếng cười)

Chúng ta tích luỹ hạnh phúc, nhưng chúng ta lại nghĩ rằng hạnh phúc là một thứ để đi tìm. Bây giờ, bạn không cần tôi đưa ra quá nhiều ví dụ về việc con người tổng hợp hạnh phúc, tôi nghi ngờ vậy. Dù vậy tôi sẽ chỉ cho các bạn một số bằng chứng thực nghiệm, bạn không cần phải nhìn đâu xa để nhận thấy.

Như là một thách thức cho bản thân mình, kể từ khi tôi nói điều này một lần trong bài giảng, Tôi lấy một bản sao của tờ New York Times và cố gắng để tìm thấy một số trường hợp tổng hợp hạnh phúc. Và đây là ba người đã tổng hợp được hạnh phúc. "Tôi khá hơn rất nhiều về thể chất, tài chính, tình cảm, tinh thần và hầu hết mọi thứ khác." "Tôi không hối tiếc lấy một phút. Đó là một trải nghiệm vinh quang." "Tôi tin rằng nó xảy ra theo cách tốt nhất."

Những người hạnh phúc đến khó hiểu này là ai? Vâng, đầu tiên là Jim Wright. Một số bạn có thể đủ tuổi để nhớ: ông từng là chủ tịch Hạ viện và ông đã từ chức trong hổ thẹn khi một thành viên trẻ trong Đảng Cộng hòa tên là Newt Gingrich phát hiện một phi vụ khả nghi về sách mà ông đã làm. Ông đã mất tất cả mọi thứ. Từ đảng viên quyền lực nhất của Đảng Dân chủ trên cả nước, ông đã mất tất cả mọi thứ. Ông mất tiền của mình; ông mất quyền lực của mình. Ông ấy có gì để nói về điều đó sau ngần ấy năm? "Tôi khá hơn rất nhiều về thể chất, tài chính, tình cảm, tinh thần và hầu hết mọi thứ khác." Có những cách nào khác để trở nên tốt hơn? Rau? Khoáng chất? Động vật? Ông đã phần nhiều nhiều bao gồm cả những điều đó.

Moreese Bickham là một người có lẽ bạn chưa từng nghe đến. Moreese Bickham thốt lên những từ sau khi được thả ra. Ông đã 78 tuổi. Ông đã trải qua 37 năm trong một nhà tù tiểu bang Louisiana bởi một tội mà ông không hề gây ra. Ông cuối cùng đã được được minh oan, ở tuổi 78, thông qua bằng chứng DNA. Và ông đã nói gì về kinh nghiệm của mình? "Tôi không hối tiếc lấy một phút. Đó là một trải nghiệm vinh quang." Vinh quang! Anh chàng này không nói, "Vâng, bạn biết đấy, đã có một số người tử tế. Họ có một phòng tập thể dục." Nó là "vinh quang" một từ chúng ta thường để dành cho một cái gì đó giống như một trải nghiệm tôn giáo.

Harry S. Langerman thốt lên những từ này, và ông là ai đó bạn có thể đã biết đến nhưng không, bởi vì vào năm 1949, ông đọc một bài viết nhỏ trên báo về một trạm bán hamburger thuộc sở hữu của hai anh em tên là McDonalds. Và ông nghĩ rằng, "Đó là một ý tưởng thực sự thông minh!" Vì vậy, ông đã đi tìm họ. Họ nói, "Chúng tôi có thể nhượng quyền thương hiệu cho anh với giá 3000 đô la" Harry quay về New York, hỏi anh trai của ông là một chủ ngân hàng đầu tư cho mình vay 3.000 đô la, và những lời bất hủ của người anh là, "Đồ ngốc, không ai ăn bánh hamburger cả." Ông ta không cho người em vay tiền, và tất nhiên sáu tháng sau Ray Croc có chính xác cùng một ý tưởng. Hoá ra người ta có ăn bánh hamburger, và Ray Croc, chỉ trong một thời gian ngắn, trở thành người đàn ông giàu nhất nước Mỹ.

Và sau đó cuối cùng - bạn đã biết, điều tốt nhất của mọi thế giới có thể -- một số bạn nhận ra tấm ảnh hồi trẻ này của Pete Best, tay trống đầu tiên của ban nhạc Beatles, cho đến khi họ, bạn biết đấy, đẩy anh ta đi làm một việc vặt rồi lén bỏ đi và đưa Ringo vào trong một tour diễn. Vâng, năm 1994, khi Pete Best được phỏng vấn - phải, ông vẫn là một tay trống; phải, ông là một nhạc sĩ phòng thu-- ông đã nói nói: "Tôi hạnh phúc hơn so với nếu tôi ở lại cùng ban nhạc Beatles."

Ok. Có một cái gì đó quan trọng có thể học được từ những người này, và đó là bí mật của hạnh phúc. Chính là đây, cuối cùng cũng đã được tiết lộ. Đầu tiên: tích lũy sự giàu có, quyền lực và uy tín, sau đó làm mất nó. (Tiếng cười) Thứ hai: dành cuộc đời bạn ở trong tù càng lâu càng tốt. (Tiếng cười) Thứ ba: làm cho người khác thực sự, thực sự giàu có. (Tiếng cười) Và cuối cùng: không bao giờ tham gia ban nhạc Beatles. (Tiếng cười)

Ok. Bây giờ tôi, giống như Ze Frank, có thể đoán được suy nghĩ tiếp theo của bạn, đó là, "Ừ, đúng đấy." Bởi vì khi con người tích luỹ hạnh phúc, như những người đàn ông ông trên dường như đã làm, Tất cả chúng ta mỉm cười với họ, nhưng chúng ta như thể trợn mắt và nói, "Ừ đúng đấy, bạn không bao giờ thực sự muốn công việc đó." "Ừ, đúng đấy. Bạn thực sự đã không có nhiều điểm chung với cô ta đến thế, và bạn chỉ kịp nhận ra điều đó khi cô nàng ném chiếc nhẫn đính hôn vào mặt của bạn."

Chúng ta cười khẩy vì chúng ta cho rằng hạnh phúc tổng hợp được không có cùng chất lượng với thứ mà chúng ta có thể gọi là "hạnh phúc tự nhiên." Các thuật ngữ ấy là gì? Hạnh phúc tự nhiên là những gì chúng ta nhận được khi chúng ta đạt được những gì chúng ta muốn, còn hạnh phúc tổng hợp là cái chúng ta tạo ra khi chúng ta không nhận được những gì chúng ta muốn. Và trong xã hội của chúng ta, chúng ta có một niềm tin mạnh mẽ rằng hạnh phúc tổng hợp là một cái gì đó thấp kém hơn. Tại sao chúng ta có niềm tin như vậy? Vâng, câu trả lời rất đơn giản. Loại động cơ thúc đẩy kinh tế nào sẽ tiếp tục vận hành nếu chúng ta tin rằng không nhận được những gì mình muốn có thể làm cho chúng ta hạnh phúc tương đương với nhận được điều mình muốn?

Với tất cả những lời xin lỗi tới người bạn của tôi Matthieu Ricard, một trung tâm mua sắm chỉ toàn các nhà sư Zen sẽ không thể sinh lời đáng kể vì họ không ham đủ nhiều thứ vật chất. Tôi muốn đề nghị với các bạn rằng hạnh phúc tổng hợp cũng thiết thực và lâu dài như thứ hạnh phúc bạn gặp khi bạn nhận được chính xác những gì bạn đã nhắm tới. Bây giờ, tôi là một nhà khoa học, vì vậy tôi sẽ làm điều này không phải bằng biện pháp tu từ, mà bằng cách cho các bạn đắm chìm trong một ít dữ liệu.

Hãy để tôi lần đầu tiên cho bạn thấy một mô hình thử nghiệm được sử dụng để chứng minh sự tổng hợp của hạnh phúc giữa một số người già. Và mô hình này không phải của tôi. Đây là một mô hình 50 tuổi được gọi là "mô hình tự do lựa chọn." Nó cực kì đơn giản. Bạn mang theo, cứ cho là, sáu món đồ, và bạn yêu cầu một đối tượng xếp hạng chúng theo thứ tự được yêu thích từ cao xuống thấp. Trong trường hợp này, vì thử nghiệm mà tôi sắp cho các bạn xem phải sự dụng đến chúng, chúng là bản in những bức hoạ của Monet. Vì vậy, tất cả mọi người có thể xếp hạng các bản in Monet từ cái họ thích nhất đến cái họ ít thích nhất. Bây giờ chúng tôi cung cấp cho bạn một sự lựa chọn: "Chúng tôi bỗng dưng có thêm vài bản in thừa ở trong tủ. Chúng tôi sẽ đưa cho bạn như một phần thưởng để mang về nhà. Chúng tôi ngẫu nhiên có bức số 3 và số 4, chúng tôi nói với đối tượng. Sự lựa chọn này có đôi chút khó khăn, bởi vì không bức nào được yêu thích hơn quá nhiều so với bức nào, nhưng một cách tự nhiên, người ta có xu hướng chọn số ba bởi vì họ thích nó hơn một chút so với số 4.

Một khoảng thời gian sau đó - nó có thể là 15 phút; có thể là 15 ngày-- các yếu tố tương tự được đặt ra trước đối tượng, và đối tượng được yêu cầu để xếp hạng lại các yếu tố. "Nói cho chúng tôi bây giờ bạn thích chúng nhiều như thế nào." Điều gì xảy ra? Hãy xem hạnh phúc được tổng hợp. Đây là kết quả đã lặp đi lặp lại. Bạn đang xem hạnh phúc được tổng hợp. Bạn có muốn nhìn thấy nó một lần nữa? Hạnh phúc! "Bức mà tôi được nhận thật sự đẹp hơn là tôi nghĩ! Bức mà tôi đã không lấy dở ẹc!" (Tiếng cười) Đó là sự tổng hợp của hạnh phúc.

Bây giờ, đâu là phản ứng đúng với điều đó? "Ừ, đúng đấy!" Bây giờ, đây là thử nghiệm chúng tôi đã làm, và tôi hy vọng điều này sẽ thuyết phục bạn rằng "Ừ, đúng đấy!" đã không phải là câu trả lời đúng.

Chúng tôi đã thử nghiệm lên nhóm bệnh nhân những người có chứng hay quên thuận chiều. Đây những bệnh nhân đã nhập viện. Hầu hết họ có hội chúng Korsakoff, một dạng loạn tâm thần viêm đa dây thần kinh--họ uống quá nhiều, và họ không thể tạo ra kí ức mới. OK? Họ nhớ thời thơ ấu của họ, nhưng nếu bạn đi vào và giới thiệu bản thân, và sau đó rời khỏi phòng, khi bạn trở lại, họ không biết bạn là ai.

Chúng tôi đã mang những bức hoạ Monet đến bệnh viện. Và chúng tôi yêu cầu những bệnh nhân xếp hạng chúng từ bức họ thích nhất cho đến bức ít thích nhất. Chúng tôi sau đó đã cho họ chọn giữa số 3 và số 4. Giống như tất cả mọi người khác, họ nói, "Hay quá, cảm ơn ông! Điều đó thật tuyệt! Tôi có thể dùng một bản mới. Tôi sẽ lấy số ba. " Chúng tôi giải thích rằng chúng tôi sẽ có bức số ba gửi cho họ qua đường bưu điện. Chúng tôi thu gom tài liệu và rời khỏi phòng, rồi đợi nửa đúng nửa tiếng. Quay lại phòng, chúng tôi nói, "Xin chào, chúng tôi đã trở lại." Những bệnh nhân, cầu trời phù hộ cho họ, nói, "Ah, bác sĩ, tôi xin lỗi, tôi có vấn đề trí nhớ; đó là lý do tại sao tôi ở đây. Nếu tôi đã gặp anh trước đây, tôi cũng không thể nhớ ra." "Thực sự, Jim, bạn không nhớ? Tôi vừa mới ở đây với các bản in Monet?" "Xin lỗi, bác sĩ, tôi không có khái niệm gì." "Không sao, Jim. Tất cả những gì tôi muốn nhờ anh giúp là xếp hạng những bức này từ bức anh thích nhất cho đến bức anh ít thích nhất."

Họ làm gì? Vâng, đầu tiên hãy kiểm tra và chắc chắn rằng họ đang thực sự bị mất trí nhớ. Chúng tôi yêu cầu các bệnh nhân mất trí nhớ cho chúng tôi biết họ sở hữu bức nào, bức nào họ đã chọn lần trước, bức nào là của họ. Và những gì chúng tôi có được là các bệnh nhân mất trí nhớ chỉ đoán mò. Đây là những sự điều khiển bình thường, trong khi nếu tôi làm điều này với bạn, Tất cả các bạn sẽ biết bản in mà bạn chọn. Nhưng nếu tôi làm điều này với bệnh nhân mất trí nhớ, họ hoàn toàn không có đầu mối gì. Họ không thể chọn đúng bản in của mình từ một chuỗi các bức.

Đây là cái mà những sự kiểm soát thông thường đã làm: chúng tổng hợp hạnh phúc. Phải không ạ? Đây là sự thay đổi trong mức đo ý thích, sự thay đổi từ lần đầu tiên họ xếp hạng cho đến lần thứ hai họ xếp hạng. Sự kiểm soát cơ bản đã thể hiện -- đó là điều kì diệu mà tôi muốn các bạn thấy; bây giờ tôi sẽ cho các bạn xem ở dạng trực quan-- "Bức mà tôi sở hữu tuyệt hơn là tôi tưởng. Bức mà tôi không sở hữu, bức tôi đã để lại, không tốt như tôi đã nghĩ." Những bệnh nhân mất trí làm chính xác điều tương tự. Suy nghĩ về kết quả này.

Những người này thích bức mà họ sở hữu hơn, nhưng họ không biết là họ sở hữu nó. "Ừ, đúng đấy" không phải là phản ứng phù hợp! Những gì những người này đã làm khi họ tổng hợp hạnh phúc là họ thực sự, thực sự thay đổi phản ứng trước bức tranh trên cả phương diện cảm xúc, hưởng thụ hay thẩm mỹ. Họ không chỉ nói vậy vì họ sở hữu nó, bởi vì họ không biết họ sở hữu nó.

Bây giờ, khi các nhà tâm lý học cho bạn xem những cột thanh biểu đồ, bạn hiểu rằng họ cho bạn xem kết quả trung bình của rất nhiều người. Dù vậy, tất cả chúng ta có hệ thống miễn dịch tâm lý này, khả năng để tổng hợp hạnh phúc, nhưng một số người trong chúng ta thực hiện mánh này tốt hơn những người khác. Và một số tình huống cho phép mọi người thực hiện điều này một cách hiệu quả hơn so với những tình huống khác. Hoá ra tự do -- khả năng đưa ra quyết định và thay đổi quyết định -- là bạn của hạnh phúc tự nhiên, bởi vì nó cho phép bạn chọn giữa tất cả những tương lai xán lạn và tìm thấy cái mà bạn thích nhất. Nhưng tự do lựa chọn -- để thay đổi và đưa ra quyết định -- là kẻ thù của hạnh phúc tổng hợp. Và tôi sẽ cho bạn xem lý do tại sao.

Dilbert hẳn đã biết từ trước, hiển nhiên là vậy. Tôi sẽ nói song song với việc đọc truyện tranh của các bạn. "Hỗ trợ kỹ thuật của Dogbert. Lạm làm thế nào có thể tôi dụng bạn?" "Máy in của tôi in một trang trắng sau mỗi tài liệu." "Tại sao anh lại phàn nàn về giấy miễn phí?" "Miễn phí? Chẳng phải anh cho tôi giấy của chính tôi ư?" "Thôi nào anh bạn! Xem chất lượng của tờ giấy miễn phí so với tờ giấy xoàng bình thường của anh đi! Chỉ là một kẻ ngốc hoặc dối trá mới cho rằng chúng giống nhau!" "Ah! Anh nói tôi mới nhận ra, tờ giấy này có chút mềm mại hơn thật!" "Bạn đang làm gì?" "Tôi là giúp đỡ người khác chấp nhận những điều họ không thể thay đổi." Thiệt tình.

Hệ thống miễn dịch tâm lý hoạt động tốt nhất khi chúng ta gặp bế tắc, khi chúng ta bị mắc kẹt. Đây chính là sự khác biệt giữa hẹn hò và hôn nhân, phải không? Ý tôi là, bạn đi hẹn hò với một anh chàng, và anh ta ngoáy mũi; bạn sẽ không tiếp tục đi với anh ta. Bạn đang kết hôn với một chàng và ông chọn mũi của mình? Đúng, anh ta có một trái tim vàng; anh không được sờ tay vào cái bánh này. Đúng không? (Tiếng cười) Bạn tìm thấy một cách để được hạnh phúc với những gì đã xảy ra. Bây giờ những gì tôi muốn bạn xem là những người không biết điều này về bản thân mình, và việc không biết điều này có thể gây bất lợi cho chúng ta.

Đây là một thử nghiệm mà chúng tôi đã làm tại Harvard. Chúng tôi thiết kế một khóa học nhiếp ảnh, một khóa nhiếp ảnh đen trắng, và chúng tôi cho phép các sinh viên đi vào và tìm hiểu cách sử dụng một phòng tối. Và chúng tôi đưa họ những chiếc máy ảnh; họ đã đi quanh khuôn viên học xá; họ chụp 12 bức ảnh về vị giáo sư họ yêu thích, phòng họ ở và con chó của họ và tất cả những thứ khác mà họ muốn ghi nhớ về Harvard. Họ mang máy trở lại; chúng tôi tạo ra một tờ phiếu gặp; họ tìm ra hai bức ảnh tốt nhất; và chúng tôi dành sáu giờ dạy họ về cách dùng phòng tối. Và họ thổi hai trong số đó lên, và họ có hai tấm hình 8 x 10 tuyệt đẹp về những điều có ý nghĩa với họ, và chúng tôi nói, "Bạn muốn bỏ tấm nào đi?" Họ nói, "Tôi phải bỏ một ư?" "Đúng vậy. Chúng tôi cần giữ một tấm làm tư liệu. Nên bạn phải đưa tôi một tấm. Bạn phải lựa chọn. Bạn giữ một, và tôi giữ một."

Bây giờ, có hai trường hợp trong cuộc thử nghiệm này. Trong một trường hợp, các sinh viên được cho biết, "nhưng bạn biết đấy, Nếu bạn muốn thay đổi ý định, tôi sẽ luôn luôn có một trong những tấm khác ở đây, và trong bốn ngày tiếp theo, trước khi tôi thực sự gửi nó đến trụ sở chính, Tôi sẽ rất vui được"--(tiếng cười) - đúng vậy,"trụ sở"-- "Tôi sẽ rất được vui để trao đổi nó với bạn. Trên thực tế, Tôi sẽ đi đến phòng ký túc xá của bạn và đưa --chỉ cần cung cấp cho tôi một email. Tốt hơn nữa, tôi sẽ kiểm tra với bạn. Nếu bạn muốn thay đổi quyết định, tấm ảnh hoàn toàn có thể được trả lại." Nửa kia của các sinh viên được thông báo chính xác điều ngược lại: "Bạn hãy đưa ra quyết định. Và nhân tiện, thư sẽ được gửi đi, ồ, trong hai phút, tới nước Anh. Hình ảnh của bạn sẽ thong dong đi qua Đại Tây Dương. Bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy nó nữa." Bây giờ, một nửa số các sinh viên trong mỗi trường hợp được yêu cầu dự đoán xem mức độ họ sẽ thích bức ảnh họ đang giữ và bức ảnh họ bỏ lại phía sau. Các sinh viên khác chỉ được đưa trở về phòng ký túc xá và họ sẽ được đo trong 3-6 ngày sau theo ý thích và sự hài lòng của họ về những bức ảnh. Và nhìn vào những gì chúng tôi tìm thấy.

Trước hết, đây là những gì các sinh viên nghĩ là sẽ xảy ra. Họ nghĩ rằng họ sẽ có thể thích bức họ đã chọn nhiều hơn một chút so với bức họ để lại, nhưng đây không phải là sự khác biệt gì đặc biệt về thống kê. Sự tăng lên rất nhỏ, và không đáng để bận tâm cho dù sinh viên đã trong trường hợp không thể hay có thể đảo ngược.

Nhầm to. Mô phỏng sai lầm. Bởi vì đây mới là những gì đang thực sự xảy ra. Ngay trước khi trao đổi và năm ngày sau đó, những người đang mắc kẹt với hình ảnh đó, những người không có lựa chọn, những người không thể thay đổi quyết định của họ, cực kì thích tấm ảnh! Và những người đang phân vân - "Tôi có nên trả nói lại? Liệu tôi đã giữ đúng bức ảnh? Biết đâu, đây không phải là tấm tốt nhất? Biết đâu tôi đã bỏ tấm ảnh tốt đi?"- đã làm hại bản thân mình. Họ không thích bức ảnh của họ, và trên thực tế ngay cả sau khi cơ hội trao đổi đã hết hạn, họ vẫn không thích bức ảnh của họ. Tại sao? Bởi vì các điều kiện có thể đảo ngược không có lợi cho sự tổng hợp hạnh phúc

Và đây là phần cuối cùng của thử nghiệm này. Chúng tôi dẫn một nhóm sinh viên Harvard mới hoàn toàn ngây thơ và chúng tôi nói, "bạn đã biết, chúng tôi đang làm một khóa học nhiếp ảnh, và chúng tôi có thể làm điều đó một trong hai cách. Chúng tôi làm sao cho khi bạn chụp hai tấm ảnh, bạn sẽ có bốn ngày để thay đổi quyết định của bạn, hoặc chúng tôi làm một khóa học mà bạn chụp hai tấm ảnh và bạn phải đưa quyết định ngay lập tức mà không thể quay đầu lại. Bạn chọn khoá nào?" Duh! 66% các sinh viên, hai phần ba, muốn khoá học mà họ có thể thay đổi quyết định. Vậy ư? 66% chọn khoá học để rồi họ cuối cùng sẽ rất không thoả mãn với bức ảnh. Bởi vì họ không biết những điều kiện mà hạnh phúc tổng hợp được làm ra.

The Bard (Shakespeare) là người nói hay nhất, tất nhiên, và ông làm rõ hơn ý của tôi nhưng ông nói một cách văn vẻ: "'Không có gì là tốt hay xấu cả / chỉ suy nghĩ mới khiến nó vậy thôi." Thơ rất hay, nhưng mà không chính xác hoàn toàn. Có thật sự không có gì tốt hay xấu? Có thực sự là 1 ca phẫu thuật túi mật và 1 chuyến đi Paris là như nhau? Nghe như một bài kiểm tra IQ 1 câu hỏi. Chúng không thể giống nhau.

Với một lối văn xuôi phóng đại hơn, nhưng gần gũi hơn với sự thật, là cha đẻ của chủ nghĩa tư bản hiện đại, Adam Smith, và ông nói như sau. Đây là một điều rất đáng suy nghĩ: "Cội rễ lớn lao của những đau khổ và rối loạn trong cuộc sống con người dường như phát sinh từ việc đánh giá quá cao sự khác biệt giữa một tình huống cố định và một tình huống khác... Một vài trong số những tình huống có thể, không nghi ngờ gì, được ưa thích hơn những tình huống khác, nhưng không gì trong số chúng có thể xứng đáng để được theo đuổi với đam mê cháy bỏng để đưa chúng ta xâm phạm những quy định của lí trí hay pháp luật, hoặc huỷ hoại sự thanh bình của tâm trí chúng ta trong tương lai, do xấu hổ bởi kí ức từ những lần dại dột, hoặc do hối hận cho những gì ghê rợn từ sự bất công của chính chúng ta." Nói cách khác: đúng, một số thứ tốt hơn so với những thứ khác.

Chúng ta nên có những sở thích đưa chúng ta đến một tương lai này thay vì một tương lai khác. Nhưng khi những sự ưu tiên ấy đẩy chúng ta đi quá mạnh và nhanh bởi chúng ta đánh giá quá cao sự khác biệt giữa những tương lai kia chúng ta tự đặt mình vào rủi ro. Khi tham vọng của chúng ta bị giới hạn, nó khiến chúng ta làm việc vui vẻ. Khi tham vọng của chúng ta không giới hạn, nó dẫn chúng ta tới những dối trá, gian lận, ăn cắp, làm tổn hại người khác hy sinh những giá trị đích thực. Khi nỗi sợ hãi của chúng ta bị giới hạn, chúng ta thận trọng; chúng ta cảnh giác; chúng ta suy nghĩ chu đáo. Khi nỗi sợ hãi của chúng ta bị thổi phồng và không có giới hạn, chúng ta liều lĩnh, và chúng ta hèn nhát.

Bài học mà tôi muốn để lại cho các bạn từ những dữ liệu này là những mong đợi và lo lắng của chúng ta đều bị thổi phồng ở một mức độ nào đó, bởi vì chúng ta có trong mình khả năng tạo ra thứ sản phẩm chúng ta đang liên tục chạy theo khi chúng ta lựa chọn trải nghiệm.

Xin cảm ơn.

[*] Khoa học bất ngờ về hạnh phúc

No comments:

Post a Comment