Sunday, December 9, 2012

MỘT NGÀY Ở AN GIANG

Hề hề hề,
Đây là một phóng sự về việc chăm sóc và phục vụ Cọp của anh Hoàng Tiến Cường. Ai có nhu cầu nuôi Cọp có thể tham khảo miễn phí.

Lời tựa: có bà cô vào Sài Gòn chơi với con, sắp đến ngày về Bắc, đến hỏi đường đi lễ Bà Chúa Xứ Châu Đốc. F0 đã đi khắp Miền Tây nhưng chưa tới Châu Đốc. Sau khi hội ý với Cọp và biết Cọp cũng chưa đi, nên quyết định trong tích tắc: hôm sau hành hương!
Đường hành hương phải qua 4 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang
Khởi đầu là Đại lộ Võ Văn Kiệt (Đông Tây cũ) rồi qua Cao tốc Sài gòn – Trung Lương. Về cảm tưởng, có thể các con đường chưa là gì so với nước ngoài nhưng với Việt Nam đã là một bước tiến lớn trong nhận thức cũng như kỹ thuật thi công và thiết kế mỹ thuật công nghiệp.
Về miền Tây (Nam Bộ), trên quốc lộ 1A là một loạt cây cầu bắc qua sông, kênh, rạch theo đúng cảnh sông nước. Đã từng có những tour đố nhau xem phải qua bao nhiêu cầu nhưng chưa ai đủ can đảm ngồi đếm đến cùng. Tuy nhiên có 3 chiếc cầu rất đặc trưng nên biết:
-Cầu Cổ Cò. Không biết từ đâu có tên này, thường thì cầu và 2 đường dẫn lên cầu phải thẳng hàng để thuận tiện cho xe chạy, nhưng ngày xưa, khi chưa nâng cấp quốc lộ 1A, đường dẫn và cầu lại có dạng chữ U. Phải chăng từ hình dạng đó mà có tên như trên?
-Cầu Mỹ Đức Tây nằm trên địa phận xã Mỹ Đức Tây. Khi đi qua đây thường đố nhau: “3 nước nào hợp sức mới xây xong cây cầu?” hoặc “xã nào lớn đến mức bao trùm cả 3 nước?”
-Cầu Mỹ Thuận: cây cầu dây văng đầu tiên ở Việt Nam và do Úc tài trợ. Đêm trước ngày khánh thành (năm 2000), dân miền Tây nô nức kéo nhau đến nằm chờ kéo dài cả chục cây số để hôm sau được chạy qua cầu. Trước khi có cầu, thời gian chờ phà phải vài tiếng đồng hồ, gặp lúc cao điểm, thậm chí cả ngày!
Nhân tiện kể chuyện về phà Mỹ Thuận – thời điểm chưa có cầu. Ngày xưa ở miền Tây (trước năm 2000) bán hoa quả tính theo chục. Sài Gòn chục = 12 quả, miền Tây thì tùy chỗ, chục = 14, 16, 18 cho đến 24 quả ở cù lao tại An Giang. Có nghĩa là mua 1 chục (24) ở cù lao mang vào Long Xuyên bán lại cùng giá cũng lãi (do chục ở Long Xuyên = 16 quả !). Tuy nhiên ở phà Mỹ Thuận thì chục chỉ có 10 quả !!! Ngày nay cả miền Nam (bao gồm miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ) đều bán quả theo kg.
Dân Việt Nam có tính bắt chước vào loại hay nhì thế giới (sau Trung Quốc J). Sau ngày khánh thành cầu Mỹ Thuận cấp quốc gia, hàng loạt nơi áp dụng thiết kế như vậy ở cấp thôn (hình 1). Thiết kế này cho phép giảm giá thành chế tạo nên dân có thể tự làm mà không cần chờ kinh phí từ Nhà nước.
cầu kiểu "dây văng" thiết kế ở cấp thôn

Một lần đến vùng Tây Nam là khó nên F0 cố gắng thuyết phục Cọp đi tham quan luôn núi Cấm ở Thất Sơn – Bẩy Núi.
Núi Cấm là ngọn núi cao nhất ở vùng Thẩt Sơn. Thất Sơn là vùng núi đá tự nhiên trồi lên ở đồng bằng phẳng lỳ tại hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên của An Giang. Vùng núi này có gần 40 ngọn núi trong đó 7 ngọn có tên từ xa xưa.
Ngày xưa đường lên núi vô cùng khó khăn, nay đã mở đường rộng rãi nhưng cấm tất cả các loại xe chạy vào ngoại trừ xe ô tô hiệu lữ hành của An Giang và xe ôm của dân địa phương. Một dạng cạnh tranh độc quyền? Đường lên tuy đã rộng rãi nhưng mấy yêng hùng đua xe ở Sài Gòn lên đây chắc phải gọi mấy vị xe ôm ở đây là đàn anh!
vị trí hôm 06/05/2012 1 dàn đá từ trên vách sạt xuống
Chạy được 1 đoạn thì bác tài xe ôm dừng lại và chỉ cho vị trí hôm 06/05/2012 1 dàn đá từ trên vách sạt xuống đè lên xe ô tô lữ hành của An Giang làm chết 6 người. Mấy vị đó đúng là tới số. Tảng đá thì mấy khi lăn, xe thì mấy khi chạy qua đó. Vậy mà 2 đường dịch chuyển cắt nhau đúng vào 1 thời điểm! Về xác suất xảy ra gần như bằng không. Nhìn thấy rõ cảnh cây cối gãy thành vạt từ trên xuống. Sau đó địa phương cấm xe lên núi để kiểm tra an toàn. Đúng hôm nay mới cho mở đường đi lại!

Từ dưới lên đến trên mất 8 km, các bà thì không còn giọt máu trên mặt. Vượt lên trên thấy có thung lũng nằm dưới và được cải tạo thành khuôn viên tuyệt vời.
...thung lũng được cải tạo thành khuôn viên tuyệt vời...

Bên phải là chùa Phật lớn, xa xa là tượng Phật Di Lặc, bên trái (khuất) là chùa Vạn Linh.
Chỉ nhìn ông Phật Di Lặc tươi vui là thấy cuộc đời này như cõi tiên rồi (hình 4)



Trong chùa Phật lớn, phía sau của phật tổ Như lai có thờ Đạt ma tổ sư (hình 5). Những ai đã luyện hoặc xem phim chưởng chắc còn nhớ hình bóng Đạt ma sau khi sống lại ở Thiếu Lâm đã mượn ngọn cỏ vượt sông với một chiếc dép quẩy trên vai!

Ngày nay khách hành hương nào có sức nên leo lên đỉnh núi để chứng tỏ lòng thành (mồ hôi đổ ra càng nhiều thì lòng thành càng lớn!), còn già nua hết sức như F0 thì có thể lên theo đường dành cho xe cơ giới. So với núi Cấm, đường ở đây phải ở cấp độ sư tổ: hẹp vừa đủ 1 xe đi, dốc 30o, có 3 cua tay áo, không có gương cầu quan sát. Vậy mà ở đây cho xe khách tự lái lên!!!
Đi được nửa đường thấy chùa Long Sơn ở bên trái đường. Nhưng cửa chùa còn cao xa, phải leo lắm bậc, lại không có chỗ đậu xe nên quyết định đi tiếp. Đi được một đoạn dài thì thấy chùa ngay bên cạnh, lại có chỗ dừng xe không vướng ai. À, ngộ ra 1 điều: nếu có điều kiện thì nên đi cửa sau vừa khỏe vừa thuận tiện mọi đường J
Đứng ở trên núi nhìn xuống thấy phong cảnh tuyệt vời, đứng trên tất cả (hình 10). Thảo nào, thuở xưa, khi các anh hùng bất đắc chí hay không gặp thời thì lại tìm lên núi cao, lập am ở ẩn nhằm thỏa chí đứng trên đầu thiên hạ J

Ở vị trí cao nhất trên núi Sam có cột mốc quốc gia (hình 11)




Ngoài miếu Bà, ở Châu Đốc còn di tích lịch sử đáng quan tâm là lăng của Thoại Ngọc Hầu (hình 12).


Ông tên thật là Nguyễn Văn Thoại (1761 -1829) [2], là người quản lý, tổ chức việc đào kênh đắp đường cho vùng Tây Nam Bộ, trong đó nổi tiếng nhất có kênh Vĩnh Tế - là đường thủy (lớn nhất cho đến ngày nay) nối từ hệ thống sông Cửu Long về phía Hà Tiên. Từ phát triển giao thông, nền kinh tế khởi sắc dọc theo biên giới Tây Nam. Để ghi nhớ công lao, một loạt địa danh đã được mang tên Ông và phu nhân như: kênh Thoại Hà (kênh nối rạch Đông Xuyên - Long Xuyên với ngọn Giá Khê - Rạch Giá); núi Thoại Sơn; kênh Vĩnh Tế (tên của phu nhân – Châu Thị Tế)...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

No comments:

Post a Comment