Friday, September 25, 2015

XIN THẦY HÃY DẠY CHO CON TÔI



Thế là con cái của chúng ta đã bắt đầu năm học mới và Tết Trung Thu - Rằm Tháng Tám cũng gần kề. Trên đường phố và trong các siêu thị tràn ngập những hàng quà, bánh, đồ chơi...cho các thiên thần bé nhỏ của chúng ta. Tại các khu phố, phường, xã đã lên chương trình tổ chức Tết Trung Thu cho các cháu. Ví dụ như tại khu phố nhà tôi sẽ tổ chức diễu hành và phá cỗ Trung Thu. Thật là tuyệt vời! Nhưng chưa đủ, bởi lẽ nhiều người kể cả các đoàn thể, lẫn các bậc phụ huynh từ ngày khai giảng năm học tới nay chỉ nghĩ đến quà, bánh, đồ chơi, quần áo đẹp... mà chưa biết dạy dỗ các em như thế nào để trở thành những người có ích cho xã hội sau này...Cố tổng thống Abraham Lincoln, một trong những cha đẻ của nước Mỹ, người bảo vệ sự tự do, người đã làm việc không mỏi, là người nhìn xa trông rộng... Vì lo xa việc giáo dục trẻ em thành người, ông đã gửi cho cho ông hiệu trưởng trường mà con ông đang theo học một bức thư tuyệt vời được lưu truyền cho tới ngày nay. Xin các bạn cùng tham khảo:
"Trích thư của tổng thống Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học.
Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này: không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết; nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với năm đôla nhặt được trên hè phố...
Xin dạy cháu tránh xa sự đố kỵ.
Xin dạy cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Xin dạy cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất...
Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách... nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.
Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm...
Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hoà nhã và cứng rắn với những kẻ thô bạo.
Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo thời thế.
Xin dạy cháu biết lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin dạy cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp...
Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã, xin dạy cháu biết rằng không có gì là xấu hổ khi cần phải rơi lệ.
Xin hãy dạy cháu biết chế giễu những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.
Xin hãy dạy cháu biết rằng cháu có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình...
Xin hãy dạy cháu biết ngoảnh tai làm ngơ trước một đám đông đang gào thét... và đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng...
Xin đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên được những thanh sắt cứng rắn.
Xin hãy dạy cháu biết rằng cháu phải luôn đặt niềm tin tuyệt tối vào bản thân, bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại.
Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy. Nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình, nếu được vậy, con trai tôi quả thật là một cậu bé hạnh phúc."

Bạn thân mến!
Bạn có suy nghĩ gì sau khi đọc bức thư này? Riêng tôi thì thấy có quá nhiều bài học đáng quý:

1- Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này: không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm.
Tôi tin rằng những điều này không phải chỉ có ở nước Mỹ, mà ở đâu cũng vậy, kể cả VN. Hiện nay mặc dù đất nước ta trì trệ, tham nhũng tràn lan...nhưng vẫn có những người chính trực, những nhà lãnh đạo tận tâm.
2- Xin dạy cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất...
Mahatma Gandhi cũng có quan điểm tương tự và với nguyên lý bất bạo lực, bằng phương tiện bất hợp tác, Gandhi đã dẫn khởi nền độc lập Ấn Độ, đưa nước mình thoát sự đô hộ của Anh, khích lệ những người dân bị đô hộ khác phấn đấu cho nền độc lập của nước nhà và đả đảo triệt để Đế quốc Anh. 
Hiện nay trên toàn cầu vẫn còn một số chính quyền dùng chính sách bạo lực để duy trì thể chế, đó là những chính quyền yếu nhất, những thể chế đó ngày một, ngày hai sẽ lụi tàn...
3-Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách...
Đây là một yêu cầu xác đáng. Xin hãy học kinh nghiệm của Abraham Lincoln. Bởi lẽ:
Sách là một sản phẩm của xã hội, là một công cụ để tích lũy, truyền bá tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác. 
Quả thật như vậy, sách là kho tàng tri thức vô cùng quý giá của nhân loại, là nguồn kiến thức vô tận và không bao giờ cạn kiệt. Đọc sách không chỉ để tiếp nhận kiến thức mà còn để hoàn thiện nhân cách, phát triển con người. Bạn có muốn con cháu chúng ta nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách...?
4-Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm...Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo thời thế...Xin hãy dạy cháu biết ngoảnh tai làm ngơ trước một đám đông đang gào thét... và đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng...Xin hãy dạy cháu biết rằng cháu phải luôn đặt niềm tin tuyệt tối vào bản thân, bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại.
Khi Chúa làm các phép lạ hàng ngàn người Do Thái đi theo ngài, họ tin ngài. Nhưng rồi cũng chính những người đó đã phản bội Chúa, vì họ không có niềm tin vào ý kiến riêng bản thân, dẫn đến không còn tin vào những gì họ đã chứng kiến, họ đã thay đổi và chạy theo đám đông để rồi từ đó không tin cả Chúa. Họ đòi giết Chúa và trở thành một đám đông gào thét: "Giết chết nó đi". Vậy theo bạn niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân quan trọng và cần thiết?

Trên đây là những bài học tiếp thu được với trình độ, kiến thức có hạn của tôi. Mong rằng các bạn sẽ còn tìm tòi, phát hiện và thu nhận được thật nhiều hơn nữa những bài học quý giá ngàn vàng...

19 comments:

  1. Xin chân thành cám ơn nhà giáo hien lam thu!!! Theo bạn còn có thể rút ra những bài học nào nữa từ bức thư này?

    ReplyDelete
  2. Copy lại được mà VH:

    hien lam thu has left a new comment on your post "Bài học cho người thầy":

    Ôi, bài viết quá sâu sắc.
    Nó cần cho cả thầy và trò.
    Cám ơn tác giả!

    Hoà Bình has left a new comment on your post "Bài học cho người thầy":

    Bài viết hay và ý nghĩa lắm

    VH has left a new comment on your post "Bài học cho người thầy":

    Vạ to, vạ to: thành thật xin lỗi bạn Hiền vì đã lỡ tay xoá mất còm của bạn!



    VH has left a new comment on your post "Bài học cho người thầy":

    Số là thế này: blog iCVA nhà mình tuy ít người đọc nhưng lại được các (spam) robots rất yêu thích. Ngày nào cũng có ít nhất một vài robot (hoặc cũng có thể là người nào đó với dụng ý đặt spam link lên iCVA) đến thăm.

    Vì thế các mõ phải đặt rào quanh blog. Còm vào những bài cũ, viết cách đây đã lâu thường bị tạm xếp vào loại nghi vấn, phải qua xét duyệt...

    Hôm nay đột nhiên thấy bạn Hiền viết còm cho bài mình đã vào xem duyệt, nhấn "publish" rồi. Xong việc định "logout" thế nào mà lại chạm nhầm vào nút xoá có tức không.

    Sáng sớm mắt mũi kèm nhèm, lại nhòm màn hình bé tí nên thao tác cũng hơi lúng túng. Biết nhầm mà không sửa được kịp, xin mọi người đại xá!

    ReplyDelete
  3. Rất nhiều ý hay Minh à. Mình rất thích ông "Linh-con" này.

    Đoạn này dịch không đúng, Minh xem lai hộ:
    "Xin hãy dạy cháu biết chế giễu những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy."

    Nguyên văn nó thế này:
    "Teach him to scoff at cynics
    and to beware of too much sweetness... "

    Sáng nay mình có viêc phải đi sớm, chỉ mới đọc qua. Về sẽ đọc kỹ và còm thêm...

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cũng xin lưu ý rằng có nguồn nói bức thư trên không phải là do Lincohn viết!

      Lại thêm một đề tài cho thám tử tài năng, lừng danh XĐTV, NC Thành!

      Delete
    2. Bức thư này quá nổi tiếng nên cứ dịp đầu năm học tháng 9, 10 người ta lại đăng đi, đăng lại và gán cho Lincoln để mọi người chú ý hơn khi đọc! Điều này đã được một nhóm chuyên tìm các di cảo của Tổng thống Lincoln xác nhận dù chưa đưa ra bằng chứng!
      Câu "Xin hãy dạy cháu biết chế giễu những kẻ yếm thế ...", được đăng đi đăng lại và cũng có nhiều người thắc mắc. Nhưng đó là do người Việt chúng ta hiểu không đúng từ Hán-Việt "yếm thế - cynics": Nghĩa của từ “yếm thế” là người có tư tưởng chán đời.
      Ý của ông Lincoln là không được yếu đuối, chán nản, chán chường, chán đời. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào hãy vươn lên để sống.
      Sẽ có bài viết về một câu thành ngữ Hán - Việt mà người Việt đa phần hiểu sai!

      Delete
    3. Giải thích như anh Thành cũng đúng, nhưng chỉ phần nào thôi.

      "Cynics, Cynical" theo Hải hiểu là "hoài nghi", tại sao có một chữ rất đơn giản vậy mà lại không dùng?

      Ồ vậy có lẽ là Hải đã hiểu nhầm chữ "yếm thế" rồi?
      Xin xem ở đây: Chủ nghĩa yếm thế.

      Chữ "yếm thế" có vẻ gần với "pessimistic" hơn thì phải.

      Mình nhớ có lần Minh viết bài về Diogenes: Diogenes thành Sinope, một trong những người sáng lập nên trường phái triết học Hoài nghi (Cynicism).

      Vậy thì theo Hải nên dịch thành: "Xin hãy dạy cháu biết cười nhạo những kẻ hoài nghi..."

      Cho nó dân dã, dễ hiểu.

      Tham khảo: scoff at cynics

      Delete
    4. Ai thích đọc thêm thì xem ở đây:
      1. Sự khác nhau giữa pessimism và cynicism.

      2. What is the difference between a cynic, a pessimist, and a nihilist?

      Mình thích nhất lời giải thích này:
      "
      In ordinary conversational usage, a cynic is someone who has been disappointed by/has low expectations of other people. A pessimist has a negative view of life in general, while a nihilist believes that life has no inherent meaning.

      A cynic might say "No one's going to give me a birthday present, or if they do it'll be something cheap and thoughtless." A pessimist might say "It's bound to rain, after all, it is my birthday. I'll probably get stuck in traffic too." A nihilist might not attribute any significance to his birthday at all, as it was only an arbitrary date on which his meaningless existence happened to begin.

      That said, a nihilist could in theory be quite cheerful. The belief that there's no inherent meaning in the world or any objective standard of morality isn't necessarily a gloomy one. A cynic wouldn't necessarily have a negative attitude towards life in general, and might even sometimes be pleasantly surprised by other people's behavior. It's the pessimist who's bound to be miserable company.

      In terms of success my money would be on the cynics, because you can't bet on the nihilists caring enough to try. Cynics generally have high standards, it's just that other people disappoint them. The nihilists might want to try to improve themselves or achieve goals for their own sake, or they might figure that since there's no objective meaning in anything they might as well just watch TV. The pessimists aren't really in the running.
      "
      Như vậy Hải và mọi người, nếu có hiểu sai cũng là thường tình.

      Delete
    5. Anh cũng chỉ biết từ cynics hôm qua thôi, VH ah! Còn nâng lên chủ nghĩa cynicism thì chưa đủ tầm.
      Ở đây Lincoln dùng động từ "chế giễu - scoff" và cynics trong văn phạm nào đó cũng có nghĩa là "chế giễu". Chính vì thế nên dịch ra tiếng Việt bị bí từ. Nếu dịch là "Xin Thày dạy cháu tránh xa những ý nghĩ "tiêu cực", thì lại không đúng với ngữ pháp tiếng Anh, nhưng có lẽ ý nghĩa của câu đó là như vậy.

      Delete
  4. Điều quan trọng là nội dung của bức thư đó có giá trị rất cao, bởi vậy người ta nghiễm nhiên coi đó là của Lincohn. Cũng như kinh thánh và kinh Coran được coi là lời của Đấng tạo hóa...
    VH cần lưu ý là kinh thánh được viết bởi các tông đồ. Đặc biệt có tông đồ không được đi theo Chúa lúc ngài còn hiện thế như thánh Phaolo, cũng viết kinh thánh. Thậm chí Thánh Phaolo còn đi bắt các môn đệ của Chúa. Nhưng kinh thánh vẫn được coi là Lời Chúa, bởi nó có giá trị vô cùng to lớn, ví dụ như có tính giáo dục rất cao...
    Phaolô thành Tarsus (còn gọi là Saolô theo chữ Saul, Paulus, Thánh Phaolô Tông đồ, Thánh Phaolồ hoặc Sứ đồ Phaolô, Thánh Bảo-lộc haySao-lộc theo lối cũ(tiếng Hebrew: שאול התרסי‎ Šaʾul HaTarsi, nghĩa là "Saul thành Tarsus", tiếng Hy Lạp cổ đại: Σαούλ Saul và Σαῦλος Saulos và Παῦλος Paulos[2]), là "Sứ đồ của dân ngoại." [3] Cùng các sứ đồ Phêrô,Gioan, và Giacôbê, ông được xem một trong những cột trụ của Hội Thánh Kitô giáo tiên khởi, và là một nhân tố quan trọng đóng góp cho sự phát triển Kitô giáo thời kỳ sơ khai.[4] (sinh 3–14 TCN; mất 62–69 CN).
    Không giống Mười hai Sứ đồ, không có chỉ dấu nào cho thấy Phaolô từng gặp Giêsu trước khi ngài bị đóng đinh trên thập tự giá.[5] Theo ký thuật củaTân Ước, Phaolô là người Do Thái chịu ảnh hưởng văn minh Hi Lạp, và là công dân của Đế quốc La Mã, đến từ thành Tarsus (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ). Phaolô là người kiên trì săn đuổi những Kitô hữu ban đầu (hầu hết là người Do Thái) để bách hại họ, cho đến khi chính ông trải qua kinh nghiệm lạ lùng trên đường đến thành Damascus. Trong một khải tượng, ông gặp Chúa Giêsu và mắt ông bị mù trong một thời gian ngắn. Trải nghiệm này đã đem ông đến với đức tin Kitô giáo, chấp nhận Chúa Giêsu là Đấng Messiah và là Con Thiên Chúa.[6] Phaolô khẳng định rằng ông nhận lãnh Phúc âm không phải từ con người, nhưng từ chính "sự mặc khải của Chúa Giêsu."[7]
    Các thư tín của Phaolô hình thành phần nền tảng của Tân Ước (được xem là nguồn quan trọng cho nền thần học của Hội Thánh ban đầu) cùng những nỗ lực của ông nhằm truyền bá Kitô giáo trong vòng các dân tộc, là mục tiêu của nhiều khuynh hướng luận giải khác nhau. Kitô giáo truyền thống xem các thư tín của Phaolô là một phần của kinh điển Tân Ướcvà xác quyết rằng tư tưởng của Phaolô là hoàn toàn phù hợp với giáo huấn của Giêsu và các sứ đồ khác.
    Những người ủng hộ thần học giao ước tin rằng Hội Thánh đã thay thế dân tộc Do Thái trong vị trí Tuyển dân của Thiên Chúa, khơi mở những tranh luận hiện vẫn tiếp diễn xem xác quyết này có phải bắt nguồn từ ý tưởng của Phaolô khi ông giải thích Jeremiah 31: 31[9] và Ezekiel 36: 27[10], sau đó xác quyết này được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng Kitô giáo.
    Ảnh hưởng của Phaolô trong tư tưởng Kitô giáo được xem là quan trọng hơn bất cứ tác giả Tân Ước nào, xuyên suốt hệ tư tưởng Kitô giáo cho đến ngày nay: từ Augustine thành Hippo đến những bất đồng giữa Gottschalk và Hincmar thành Reims; giữa tư tưởng Thomas Aquinas và học thuyết của Molina; giữa Martin Luther, John Calvin và Arminius; giữa học thuyết củaJansen và các nhà thần học Dòng Tên, đến các tác phẩm của nhà thần học Karl Barth, đặc biệt là luận giải của Barth về một trong những thư tín của Phaolô,Thư gởi tín hữu ở Rôma, đã tạo ra những dấu ấn về chính trị và thần học trên giáo hội Đức thế kỷ 21.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hề hề hề, Có một sự không hay ở đây. Đó là cứ phàm những điều đúng đăn hay chân lý chi chi đó đều là do những con người bình thường tìm ra trong cuộc sống. vậy mà cứ phải gắn nó váo miệng một ông thần hay ông thánh chi chi đó thì mới là có giá trị hay sao??? Tại sao các ông thánh hay thần được gắn với những điều đúng đắn s61y lại chẳng bao giờ phủ nhận những điều ngộ nhận này mà cứ nghiểm nhiên nhận bừa như vậy???
      Phải chăng đã là dân đen hay con chiên thì lời nói dù đúng cũng chẳng có giá trị chi ???
      Chính những điều phi lý này làm cho các tôn giáo dần dần mất thiêng đi trong tâm linh của dân chúng.
      Bức thư gửi người thầy mà Minh trích dẫn nếu không phải thực sự là của Lincon viết thì nó không có giá trị ư???
      Nếu đúng là không phải của Lincon thì việc gán nó cho ông có phải là cũng sẽ làm giảm đi niềm kinh yêu của mọi người với Lincon không nhỉ???
      Sự thật sẽ luôn là sự thật. Mọi sự ngụy biện nào đó đều sẽ có lúc bị lật tẩy cho dù nó thật hay ho đến đâu.
      Về nội dung của bức thư gửi thầy giáo này cũng còn những điều mà mình chưa nhất trí. Tuy nhiên do chưa xác định đó có phải lỗi do người viết hay do người dịch nên mình cũng chưa dám phản bác điều gì. Rất mong nếu có thể Việt Hải cho đăng nguyên văn của bức thư để mọi người tiện bề đối chiếu.

      Delete
    2. Có nhiều phiên bản lắm anh Bình ạ, nhưng đều hay và có ý nghĩa giáo dục cao:

      V1.
      A Letter to My Son’s Teacher

      He will have to learn, I know,
      that all men are not just,
      all men are not true.
      But teach him also that
      for every scoundrel there is a hero;
      that for every selfish Politician,
      there is a dedicated leader…
      Teach him for every enemy there is a
      friend,

      Steer him away from envy,
      if you can,
      teach him the secret of
      quiet laughter.

      Let him learn early that
      the bullies are the easiest to lick… Teach him, if you can,
      the wonder of books…
      But also give him quiet time
      to ponder the eternal mystery of birds in the sky,
      bees in the sun,
      and the flowers on a green hillside.

      In the school teach him
      it is far more honourable to fail
      than to cheat…
      Teach him to have faith
      in his own ideas,
      even if everyone tells him
      they are wrong…
      Teach him to be gentle
      with gentle people,
      and tough with the tough.

      Try to give my son
      the strength not to follow the crowd
      when everyone is getting on the band wagon…
      Teach him to listen to all men…
      but teach him also to filter
      all he hears on a screen of truth,
      and take only the good
      that comes through.

      Teach him if you can,
      how to laugh when he is sad…
      Teach him there is no shame in tears,
      Teach him to scoff at cynics
      and to beware of too much sweetness…
      Teach him to sell his brawn
      and brain to the highest bidders
      but never to put a price-tag
      on his heart and soul.

      Teach him to close his ears
      to a howling mob
      and to stand and fight
      if he thinks he’s right.
      Treat him gently,
      but do not cuddle him,
      because only the test
      of fire makes fine steel.

      Let him have the courage
      to be impatient…
      let him have the patience to be brave.
      Teach him always
      to have sublime faith in himself,
      because then he will have
      sublime faith in mankind.

      This is a big order,
      but see what you can do…
      He is such a fine fellow,
      my son!

      Delete
    3. V2.

      My son starts school today. It is all going to be strange and new to him for a while and I wish you would treat him gently. It is an adventure that might take him across continents. All adventures that probably include wars, tragedy and sorrow. To live this life will require faith, love and courage.

      So dear Teacher, will you please take him by his hand and teach him things he will have to know, teaching him – but gently, if you can. Teach him that for every enemy, there is a friend. He will have to know that all men are not just, that all men are not true. But teach him also that for every scoundrel there is a hero, that for every crooked politician, there is a dedicated leader.

      Teach him if you can that 10 cents earned is of far more value than a dollar found. In school, teacher, it is far more honorable to fail than to cheat. Teach him to learn how to gracefully lose, and enjoy winning when he does win.

      Teach him to be gentle with people, tough with tough people. Steer him away from envy if you can and teach him the secret of quiet laughter. Teach him if you can – how to laugh when he is sad, teach him there is no shame in tears. Teach him there can be glory in failure and despair in success. Teach him to scoff at cynics.

      Teach him if you can the wonders of books, but also give time to ponder the extreme mystery of birds in the sky, bees in the sun and flowers on a green hill. Teach him to have faith in his own ideas, even if every one tell him they are wrong.

      Try to give my son the strength not to follow the crowd when everyone else is doing it. Teach him to listen to every one, but teach him also to filters all that he hears on a screen of truth and take only the good that comes through.

      Teach him to sell his talents and brains to the highest bidder but never to put a price tag on his heart and soul. Let him have the courage to be impatient, let him have the patient to be brave. Teach him to have sublime faith in himself, because then he will always have sublime faith in mankind, in God.

      This is the order, teacher but see what best you can do. He is such a nice little boy and he is my son.

      Delete
  5. Trên đây là chuyện của kinh Tân Ước, còn chuyện kinh Cô ran của tiên tri Môhamet.
    Thánh Muhammad (saw) không được biết mặt cha. Cha ông, trên một chuyến đi buôn xa, lâm bệnh và từ trần vài tuần trước khi ông ra đời. Mẹ con ông từ đó được ông nội ông cấp dưỡng.
    Mẹ ông là người có học vấn và có sáng tác một số bài thơ, vẫn còn giữ được đến ngày nay. Tiếc thay, bà qua đời một cách đột ngột lúc ông lên sáu. Ông được ông nội rước về nuôi. Ông nội ông tuổi cũng đã cao, nên ông cũng chỉ ở được với ông hai năm. Kế đó, ông được nuôi nấng và dạy dỗ bởi người bác là Abu Talib. Ông Abu Talib cũng là người thừa kế chức quản lý đền Al Haram.
    Lớn lên, thánh Muhammad (saw) có tiếng là người đẹp trai và hào hiệp. Ông gia nhập một nhóm hiệp sĩ ở Mecca [3] là nhóm Hilf al Fudul, nhiều lần bênh vực những người cô quả bị cường hào ác bá ức hiếp. Là người rất tôn trọng lời nói, ông được mọi người tặng cho ngoại hiệu là Al-Amin ("người đáng tin cậy"). Như nhiều người dân Mecca, thánh Muhammad theo nghề buôn bán. Và cũng như phần đông người Mecca thời bấy giờ, ông không biết đọc biết viết.
    Kinh Koran là những lời mặc khải từ Thượng Đế được mang đến cho ông qua trung gian thiên thần Gabriel đối với tín đồ Islam. Một số câu trong Koran phản ánh những biến cố, những tình huống trong đời ông. Mặc dù các câu không theo thứ tự thời gian, và không có ghi rõ năm, nhưng kinh Koran được coi là tài liệu tham khảo quan trọng nhất bởi là tài liệu xưa nhất và được người trong đạo tôn trọng nhất. Mặt khác, ngày nay trên khắp thế giới các ấn bản để trì tụng của Koran đều giống y nhau từng chữ, nên Koran cũng được các học giả trong và ngoài đạo coi là tài liệu ít bị sai lệch so với nguyên bản nhất.
    Lúc sinh tiền, Thánh Muhammad (saw) ngăn cản không cho tín đồ chép lại lời nói của ông, mà chỉ khuyến khích mọi người dồn cố gắng học thuộc kinh Koran. Nhưng sau khi ông qua đời, một số người vận dụng trí nhớ để chép lại lời ông nói, một cách trực tiếp nếu đã từng gặp ông, hoặc một cách gián tiếp khi nghe những người thân cận ông nhắc lại việc xưa. Những lời đó được gọi là lời Hadith. Chưa đầy 200 năm sau khi ông từ trần, những lời được cho là 'lời Hadith' nhiều đến khoảng 700.000. Một số học giả đi gom góp, gạn lọc và xuất bản lại một số ít những lời đó. Chẳng hạn Ahmed Ibn Hanbal (780 - 855), chép lại khoảng 40.000 lời hadith trong bộ sách "Musnad" của ông, sau khi đã gạn bỏ bớt phần lớn của 700.000 "lời hadith" mà ông được biết. Ít lâu sau, học giả al-Bukhary (810 - 870) đã sưu tầm được 750.000 "hadith" và chỉ chấp nhận 7275 lời coi là "Sahih" (xác thực) trong bộ sách "Sahih Bukhary" của ông. Phần lớn các "lời Hadith" ngày nay được coi là công trình sưu tầm và tuyển lọc của khoảng mười nhà sưu tầm, trong đó có Ahmed Ibn Hanbal, al-Bukhary và năm người đồ đệ của ông.
    Ngoài ra còn có Sunnah tiếng Ả Rập có nghĩa là "truyền thống". Đó là những mẫu truyện về những gì Thánh Muhammad đã làm. Những mẫu truyện này thường nằm trong các sách 'Hadith', kể lại vì lý do gì, trong tình huống nào ông đã nói những lời nào. Những mẫu truyện này cũng nằm trong các quyển tiểu sử do các tín đồ viết về ông.
    Tuy nhiên có nhưng nguồn tin khác nói rằng Muhammad học đạo của những người Kito và ông về dạy lại cho người ả rập. Nhưng vì không biết chữ nên ông không ghi lại được mà cố gắng học thuộc lòng, dẫn đến việc có một số chi tiết ông đã nhớ không chính xác, vì thế những người Kito đã kết tội ông là xuyên tạc đạo. Ông ly khai với Kito và sáng lập ra Hồi Giáo. Vì ông học của những người Kito nên kinh Cô-ran có nền tảng rất giống kinh thánh của Kito Giáo. Nhưng không chỉ giáo dân Hồi Giáo mà nói chung mọi người đều công nhận Kinh Cô-ran là lời của Alah - Đấng Tạo Hóa.

    ReplyDelete
  6. To scoff at cynics có nghĩa là hãy khinh bỉ coi thường lũ bi quan yếm thế.
    VH à chữ cynic mang nghĩa tiêu cực bi quan (kẻ coi thường những thứ tích cực và có chút hoài nghi những gì thánh thiện) vì vậy dịch là yếm thế là ổn, sự hoài nghi phủ định những cái tốt của cynicism không phải là chính mà nặng hơn là phủ định, bác bỏ những gì tích cực. Tóm lại dịch thuật là chủ quan vì mỗi từ vựng bao hàm rất nhiều ngữ nghĩa, và khi không có từ tương đương lại càng khó.
    Vấn đề chính là trong hệ thống giáo dục và xã hội đầy sự giả dối, 10 bức thư kể trên cũng chả thay đổi được gì : đó chính là ví dụ rõ nét của cynism chứ không hẳn scepticism (cũng đồng nghĩa hoài nghi)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hoàn toàn đồng ý với TN và a. Thành về ngữ nghĩa của chữ "cynic": bi quan, tiêu cực, hoài nghi, chán đời, ...)!

      Nhưng vẫn không thấy cynic="yếm thế" ở đâu cả ;)

      Từ này có lẽ không được dùng phổ biến lắm. Hôm dọn nhà chắc mình cho các loại từ điển vào garage rồi nên bây giờ không có gì để tra, toàn phải đi hỏi anh Gúc.

      Delete
    2. VH ơi,

      "Yếm" từ Hán có nghĩa là "kín" trong tiếng Việt. Kẻ yếm thế là kẻ suốt ngày chùm chăn, kín cửa không chịu tiếp xúc dù là với người thân... dẫn tới bi quan, chán đời..., nặng hơn là không muốn sống, tự tử...
      Đối với những người hay bi quan yếm thế và lúc nào cũng ray rứt trong lòng thì tôi rất muốn nói với họ rằng: "Bạn thật ngu ngốc vô cùng" ! Nhưng người ta sẽ không nghe đâu, nên với những người như thế thì ta chỉ có thể giúp họ bằng tình thương và sự trìu mến xuất phát từ trái tim và qua tiếp xúc cơ thể ví dụ như nắm tay, ôm, hôn...

      Delete
    3. Đối với chủ nghĩa yếm thế thì hơi khác, những người theo chủ nghĩa này không chán sống nhưng họ chán tất cả những gì... tạo ra bởi con người. Điển hình là câu nói của Diogenes khi Vua Alexandre đến thăm: "Vâng, Đức Vua hãy làm ơn bỏ cái bóng của Ngài ra khỏi tôi!". Diogenes coi "cái bóng" là do Vua tạo ra nên ghét nó.
      Những người theo chủ nghĩa yếm thế họ từ bỏ mọi thứ giá trị trong XH loài người, coi trọng thiên nhiên (gần giống với phong trào hippi) và sẵn sàng "ăn xin" để sống.

      Delete