Friday, October 2, 2015

FACEBOOK ĐÃ GIÚP TÔI...!



Tôi tốt nghiệp đại học nghành chế tạo máy tại Liên Xô cũ 1988 và xin được vào làm việc tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chế Thử Thiết Bị Đo Lường Kiểm Nghiệm, thường gọi là Trung Tâm Đo Lường thuộc Viện Khoa Học VN. Năm 1992 trở lại nghiên cứu sinh chế tạo máy ở Liên Xô cũ. Năm 1995 về nước, nhưng sau một thời gian dài chẳng làm nên trò chống gì, bởi "điều kiện làm việc quá kém, đồng lương rẻ mạt." Tôi bỏ ra ngoài kiếm ăn. Đầu tiên là sản xuất xích xe đạp, rồi bươn trải đủ mọi nghề, mọi nơi trong nam ngoài bắc...và hiện nay là nội thất, xây dựng. Như vậy chính tôi đã bỏ nghề cơ khí chế tạo máy khi bỏ nghề sản xuất xích xe đap. Chứ chẳng phải ai khác bắt buộc tôi phải làm trái nghề. Suy ngẫm, suy ngẫm...và nhận ra rằng sau nhiều năm bươn trải, tôi đã được trường đời dạy cho thấm thía. Tôi đã hiểu rằng không phải điều kiện làm việc ở Trung Tâm Đo Lường kém. Tôi và chính tôi chứ không phải ai khác là con người kém cỏi, chỉ biết đòi hỏi, mà chả làm được gì. Với loại người chỉ biết đòi hỏi mà không biết hy sinh như tôi, thì điều kiện làm việc dù có tốt đến đâu cũng vậy thôi, cũng vô ích! Tôi được nhà nước nuôi hoàn toàn, bao cấp ăn học từ năm học lớp năm cho đến hết phổ thông, tiếp theo đó được nhà nước bao cấp cho đi du học đại học, nghiên cứu sinh.... Nhưng tôi đã làm gì cho tổ quốc? Tôi lĩnh lương và bất mãn với đồng lương quá thấp, hàng ngày ngày phê phán đủ điều, mà chưa bao giờ nghĩ được, rằng mình đã làm gì cho tổ quốc thân yêu?
Giờ đây, nhiều người cũng như tôi bất mãn, chán nản vì học đại học ra trường không xin được việc làm đúng chuyên môn. Hoặc xin được việc làm thì điều kiện làm việc lại quá kém, đồng lương lại quá thấp. Thực vậy! Vì Việt nam còn vô vàn khó khăn, tệ nạn xã hội tràn lan...
Nhưng nếu có thái độ tích cực với cuộc sống, thì bạn sẽ bớt đau khổ rất nhiều, cho dù bạn đang gặp cảnh có bằng cấp mà đất nước, xã hội Việt Nam không trọng dụng nhân tài. Tôi xin hỏi! Khi bạn bất mãn, dằn vặt... với xã hội thối nát, băng hoại hiện nay, thì bạn thu được lợi ích gì? Một khi bạn chỉ nhận ra mặt trái của xã hội thì chính bạn cũng rất dễ lây nhiễm thói hư, tật xấu ấy của xã hội. Bởi lẽ khi đó trong đầu bạn luôn luôn chứa đựng những bất công, tệ nạn, u sầu, bẩn thỉu và băng hoại... Bạn tưởng rằng, nếu bạn sinh ra và lớn lên ở một nước phát triển thì đời sống của bạn sẽ tốt hơn chăng? Bạn đã lầm! Nếu bạn là người có thói quen tư duy tiêu cực, thì cho dù bạn có sống ở Mỹ, hay đất nước phát triển nào khác, bạn cũng khổ sở, phiền muộn... vậy thôi! Bởi lẽ theo thói quen bạn sẽ chỉ suy nghĩ, tiếp cận những gì xấu xa, bẩn thỉu, băng hoại, ưu phiền và cay đắng v.v... và v.v... Đây, tôi xin giói thiệu với bạn một người bạn của bạn:

 -Tốt nghiệp trường đại học Florida - một trong những ngôi trường hàng đầu nước Mỹ, Stephanie cho rằng việc xin việc của cô không quá khó khăn vì ngôi trường nơi cô học là một trong những trường đại học nổi tiếng tại Mỹ, nhưng thực tế lại khác.

Đã 4 năm kể từ khi ra trường, Stephanie Ritter vẫn chưa thể xin được một công việc đúng với bằng cấp chuyên môn của mình. Công việc duy nhất mà cô làm là nhân viên chiếu rạp thời vụ. Công việc bấp bênh cộng với thu nhập thấp nên Stephanie Ritter đã quyết định bán đi tấm bằng đại học của mình để trang trải cuộc sống và trả nợ tiền mà cô đã vay để đi học trước đó.Stephanie Ritter cho biết: "Bằng đại học không còn có ý nghĩa với một nhân viên chiếu rạp thời vụ như tôi nhưng nó sẽ có ích với nhiều người. Giá của tấm bằng là 50 nghìn USD, đó không chỉ là giá trị của tấm bằng mà còn là những gì tôi đã được trải nghiệp trong suốt thời gian học để có được nó".
Stephanie Ritter không phải là trường hợp sinh viên duy nhất ra trường làm trái nghề với những gì mình được đào tạo. Theo một thống kê của Cục dữ trữ Liên bang Mỹ, tỷ lệ sinh viên ra trường tìm được việc làm đúng ngành chỉ có 27%.
 SVLG
Bạn thân mến! Bạn có muốn như Stephanie Ritter?
Tôi, Stephanie Ritter và bạn đã có những bức xúc vì không được phát huy, sử dụng đúng khả năng, năng lực, chuyên môn ...của mình. Nhưng bạn hãy thử bình tâm suy niệm một chút:
- Thực ra việc chúng ta không được trọng dụng không hề làm tổ thương chúng ta, chúng ta bị tổn thương vì chúng ta luôn đòi hỏi, khi đòi hỏi của chúng ta không được đáp ứng thì chúng ta dằn vặt, ấm ức và chính điều này mới làm chúng ta bị tổn thương.  Chúng ta luôn nghĩ rằng mình bị xã hội bỏ rơi và điều này đã làm tổn thương chúng ta, thế nhưng thực ra người có thể làm tổn thương đến chúng ta, vĩnh viễn chỉ có bản thân chúng ta mà thôi. Thiên Chúa cũng không thể làm tổn thương chúng ta, vì ngài chỉ có thể yêu thương và tha thứ cho chúng ta mà thôi.
 Bạn hãy cùng tôi gạt bỏ những bức xúc trong lòng và hãy đi tìm hạnh phúc. Bởi lẽ:
"Mục đích của cuộc sống chúng ta là mong cầu hạnh phúc và đi tìm hạnh phúc".

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: “Muốn hạnh phúc hãy chăm làm”. Làm việc chăm chỉ có lẽ là điều cuối cùng người ta nghĩ tới khi quay trở lại làm việc sau kỳ nghỉ cuối năm, tuy nhiên các chuyên gia nói rằng đây có thể là chìa khóa của hạnh phúc.Các nhà nghiên cứu của đại học Gothenburg ở Thụy Điển đã nghiên cứu các dữ liệu được công bố về những điều khiến con người hạnh phúc.
Họ tin rằng quá trình làm việc để đạt được mục tiêu chức không phải chuyện đạt được mục tiêu đó làm con người cảm thấy hài lòng.
Tôi xin chân thành khuyên bạn, đừng theo vết xe đổ của tôi! Thay vì mất thời gian, dằn vặt với những iất nhbất công, tệ nạn... của xã hội. Bạn hãy dùng thời gian đó làm việc thật tốt, trước tiên là cho chính bạn, và rồi sau đó mới là cho xã hội! Chúc bạn may mắn và thành công trong cuộc sống!

Tôi xin chân thành cám ơn FB! Tôi vốn không thích viết cho FB, nhưng chính FB đã cung cấp một phần thông tin trên đây và thế là có bài này cho blog!

3 comments:

  1. Cô bạn Mỹ tên là Amy, 29 tuổi ở Florida Ridge, FL, United States mới nhắn tin làm quen và hứa dạy tiếng Anh cho tôi. Cô này cũng tốt nghiệp đại học nhưng chỉ được làm y tá thôi!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Anh Minh ơi, anh có học tiếng anh của Amy không đó. Nếu có học thì anh alo em với.


      NVC.

      Delete
  2. Ok! Anh sẽ gửi email và Cc cho em!

    ReplyDelete