Monday, November 12, 2012

Một thoáng Sapa ... (continue)

Sapa, một địa danh êm ái, một thành phố lãng đãng trong sương, một kỷ niệm khó quên cho những viễn khách đã từng qua đây.

Sapa nơi mây và núi, đèo hòa quyện vào nhau, nơi những dải mây trắng lững lờ quấn lấy đỉnh ngọn của dẫy Hoàng Liên Sơn, như tấm khăn voan mỏng e ấp của Nữ hoàng Cleopatre.Những con đường bò theo triền núi vằn vèo khúc khuỷu với những nét cua quẹo gấp khúc và những viên đá cuội lăn tròn từ triền núi dốc, khiến người lái xe không khỏi toát mồ hôi.



Sapa, những dòng suối trong chậm rãi chảy xuôi len qua những thửa ruộng bậc thang chen những nếp nhà sàn âm u của người H'Mông, người Dao đỏ và người Thái, nơi những sắc phục dân gian vẫn còn được thịnh hành như quá khứ hàng trăm năm về trước

Sapa, một hóa thạch của thời gian, du khách người Kinh, quần bò áo phông tay lăm le máy ảnh Kỹ thuật số bóp chán tự hỏi mình, cách đây trên một thế kỷ, sắc tộc Kinh của ta cũng búi tó củ hành, cũng áo nâu sồng răng đen mã tấu, thì khác gì các sắc tộc khác mà ta đang đối diện. Một sự bảo tồn gần như tuyệt đối với những tập tục và trang phục truyền thống. Phải chăng người Kinh đã mất bản sắc của chính mình.

Sapa, phong cách châu Âu giữa núi rừng châu Á, một giấc mơ hoang đường của người Pháp muốn biến mảnh đất Đông Dương thành thiên đường nhiệt đới của họ đã tàn phai cùng sự hủy diệt của những công trình hỏa xa và đô thị, như Đà Lạt, tuyến đường sắt Côn Minh Hải Phòng, tuyến đường sắt Nha Trang Đà lạt độ dốc trên 30 độ dùng đầu máy bánh răng (Cogwheel), vì những sai lầm chiến lược và lòng tham cố hữu, kẻ khai phá thực dân đã mất đi chính những thành quả mà họ tâm huyết nhất.

Sapa, dấu vết còn lại của chủ nghĩa thực dân chỉ là những nếp giáo đường, may mắn thoát khỏi bàn tay hung tợn của cuộc chiến biên giới năm nào.

Sapa, nơi khởi đầu bằng vết chân của chủ nghĩa thực dân và kết thúc là vết tay của chủ nghĩa "thực dụng", khai thác triệt để tiềm năng du lịch mà không tái đầu tư vào những thực thể góp phần tạo ra bản sắc của thiên đường hạ giới này, đó là sự lãng quên và hoàn cảnh bị ra rìa của những cư dân nguyên thủy của vùng đất này, đó chính là sự thôn tính của văn hóa miền xuôi và sự tinh quái trong kinh doanh và quản lý của người Kinh. Một sự tương đồng với việc người Hán "chiếm lĩnh" vùng cao nguyên Tây tạng, đẩy người Tạng xuống vị thế "khách", họ, người Kinh và người Hán đã quá giỏi trong "mưu lược" của binh pháp Tôn Tử tức kế: "Phản Khách Vi Chủ" để tự biến họ thành Chủ nhân của vùng đất đẹp đẽ thiên nhiên đã dành phần cho các cộng đồng sắc tộc.

Đến Sapa du khách luôn tự hỏi mình, đâu là Thiên đường đã mất như trong The Lost Paradise.

Nhớ chuyến đi Sapa theo phong cách Ta Ba lô 2005.

Tuấn Nguyễn 2012

Địa lan - Cymbidium, giống lan ưa nhiệt độ mát mẻ lạnh của vùng cao nguyên

 Hoa vàng mấy độ
Em đến bên đời Hoa vàng một đóa
Một đóa không phai
Trong lòng nỗi nhớ, ngày tháng chưa phai
Ta gặp tình cờ ...
(TCS)
Có thể Hoa Vàng cũng có trong nhóm XDTV ? :-)))
 Ly khách, ly khách con đường nhỏ
Chí lớn không về bàn tay không
Ba năm ... bạn bè cũng đừng mong :-)))
(Tống biệt hành - Thâm Tâm)

 Mặt Hồ kia vẫn long lanh mây trời ...
Làm tỏa ngát hương thơm Hoàng Liên Sơn ...

 Sớm nay em ra phố chợ
Đông người mà vẫn lẻ loi
.....
Em còn đi mãi đến cuối trời
Đi kiếm không rời
Để biết kiếp người còn có niềm vui .... 
(Lẻ loi - Lã Văn Cường)

Sông Côn ... sau Mùa Lũ
(Nguyễn Mơ Giác) :-)))

 Họp Chi Hội Phụ Nữ Dao đỏ
buôn dưa lê...:-)))

 Nhà văn hóa bản làng

 Anh giai Mường Tè định ... lăn tăn 
các cô gái Hơ Mông

 Sáng mai em ra phố chợ
Đông người đi về một mình thôi
À ơi ơi á ơi à à ơi
À ơi ơi à ơi à à ơi
Đường đời diệu vợi xa xôi 

 Cây Ngô Đồng không chồng mà chửa

 Sơn Thủy Hữu Tình...

 Bàn Cờ Nam Tào Bắc Đẩu trên núi Hàm Rồng
với giò Lan hàm tiếu và bộ bàn đá thực
đúng là Bồng Lai Tiên Cảnh

 Trà đạo trên đỉnh Hàm Rồng
Rõ ràng thú chơi thanh bạch của những cao nhân như 
Đào Tiềm (rũ áo từ quan)
Thái Cúc Đông Ly Hạ
Nhàn Du Kiến Nam Sơn
(Chắp tay hái bông hoa cúc
Nhàn rỗi ngắm núi Nam ...)
Văn hóa từ chức ... có từ thời Đào Uyên Minh ...:-)))
Tập tọng ... Rũ Áo Từ Quan
(Hạ cánh an toàn ... he he)
Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động Hoa vàng ... ngủ say
(Thơ Phạm Thiên Thư - nhạc Phạm Duy)

Thế đá nghiêng nghiêng như thế nuớc
(Nhờ nhà Vật Lý Công Thành lý giải hiện tượng trọng tâm rơi ra ngoài ... chân đế..


Bên trời ngọn bút tháp
Viết mực lên trời xanh
Quán bên đường
Có cô Hàng Xén kết duyên Châu Trần...

Tìm mãi chưa thấy động Hoa Vàng
Hoa vàng : Sen cạn thì khối mà
Động Hoa Vàng vẫn bặt tăm ... :-)

Kìa nòng pháo vẫn vươn lên trời cao

Cẩn thận ... Thập diện Mai phục
Hoa dung tiểu lộ 
Nơi Quan Vân Trường xa bẫy Tào Tháo

Để mặc thềm ta xanh sắc rêu

Hòn Đá to hòn đá nặng
Một người nhắc nhắc không đặng..

Hòn đá nặng hòn đá bền
Nhiều người nhắc... vẫn không đặng ...:-)))

Đã tìm được Động Hoa Vàng
Nhưng tối quá ... sợ ướt cả chân...
Maaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa!!!!!

Thôi thì thôi nhé
Có ngần ấy thôi ...

Cây ngô đồng lá đỏ và lá vàng
Lá ngô đồng rụng bên bờ thác
Cây ngô đồng ở Trung Quốc

20 comments:

  1. Đúng là náo hoạt viên!

    Họa sĩ, văn sĩ, thi sĩ, nhiếp ảnh gia, còm sĩ TN chuyen sang posting dùng bút danh blogger đi.
    Bất đắc dĩ mới nên dùng trothaykhai để làm anonymous posting tranh luận vấn đề gì đó "nóng" chẳng hạn.

    Hay để tôi setup một cái riêng cho ông nhé?

    ReplyDelete
  2. Thỉnh thoảng TN phá lệ viết một đoạn dài dài cũng đuợc đấy chứ.

    Ai không biết đọc lời bình duới các ảnh của TN chụp mấy hòn non bộ ngồ ngộ gặp dọc đường rồi gắn với các điển tích trong truyện xưa nghe rất bùi tai, lại tuởng thật, đổ xô về Sapa tìm Bàn Cờ Nam Tào Bắc Đẩu, Hoa dung tiểu lộ (nơi Quan Vân Trường _thả_ cho Tào Tháo chạy sau khi thua Xich Bích), Động hoa vàng,.... ;)

    ReplyDelete
  3. Ơ hơ! Hòn đá to thật to như trái núi mà ông lại bảo hòn "non bộ" là non bộ thế nào?...! :-)))

    ReplyDelete
    Replies
    1. Này cây Ngô Đồng TN có phải thật không đấy, vì chỉ thấy mấy lá đỏ, số còn lại xanh rờn. Cây Ngô Đồng lấy gỗ làm đàn thì thân cây phải to chứ, bằng cổ tay thì làm cái gì??
      VH sửa lại cho TN về "Hoa dung tiểu lộ", Quan Vân Trường làm sao biết được chốn ấy. Nhưng hành động Quan VT vẫn được coi là nghĩa khí, "có vay có trả". Khi chết đi mới "hiển thánh" được. Người đời xưa coi trọng chuyện giữ "danh tiếng", đời nay qui hết ra tiền.

      Delete
    2. Bác "nại" tinh vi rồi, cây lá đỏ chính là cây ngô đồng, bên châu Âu và Úc gọi là Christmas tree,..và còn tên khác là Nhạn Lai Hồng,.cách đây không lâu đã có cuộc tranh luận nhóm H5I10 về bài thơ Cuộc chía ly màu Đỏ của Nguyễn Mỹ có nói về cây Ngô Đồng, trên diễn đàn nước Nga, có bạn Hương Hoàng, nói khá nhiều về cây quý phái này rồi, cây này có thể cao đén 10 m thì rất quý hiếm, nhiều đia phương gọi là cây Trạng Nguyên, năm nào nở hoa thì năm đó làng có người đậu Trạng Nguyên ...
      Còn Đoạn Hoa Dung Tiểu lộ thì ...có hư cấu tý chút , chẳng nhẽ lại gọi là Hoa Vàng Tiểu Thư thì ... Bất tiện quá ... Hi hi :-))))

      Delete
    3. Hehe,
      Tinh vi một chút để tạo "sức hút độc giả". Cây TN chụp đúng là cây trạng nguyên, có mấy cái lá màu đỏ. Xuất phát loại cây này từ Mehico. Cây trạng nguyên khá dễ trồng, đâu cũng có, chợ Bưởi nhà anh có mà đầy và rất rẻ.
      Ngược lại cây ngô đồng khá hiếm, nhất là loại cây to (làm đàn), lá của nó khá đồng đều và cùng màu. Có nhiều loại cây ngô đồng và cả bonsai nữa nhưng nó không phải là cây trạng nguyên! Cây ngô đồng có nhiều ở vùng nam Trung Quốc và một số nước ôn đới. Ở nước ta nó hiếm nên rất đắt.
      Nếu cần tranh luận anh sẵn sàng, bạn Hương Hoàng nào đó có giỏi bằng wikipedia không?

      Delete
    4. Bác có trưng được ảnh cây Ngô Đồng lên không, em có ảnh cây Trạng Nguyên, cổ thụ ...
      Biết đâu lại chỉ là vấn đề danh pháp khoa học ... He hè...
      Tào Tháo, Tào A Man, Tào Mạnh Đức chỉ là một... Cây gậy "1" mà thôi ...:-)))

      Delete
    5. Ảnh thiếu gì, nhưng mà có nhiều loại ngô đồng lắm. Danh pháp khoa học thì tra wikipedia sẽ thấy khác hẳn nhau. Cây trạng nguyên đẹp nhất vào mùa Noel nên nó có tên là Chrismas..., còn cây ngô đồng đẹp nhất vào mùa thu lá vàng hoặc đỏ rực và liên quan đến câu thơ chính TN trích dẫn...
      Anh sẽ posy ảnh ngô đồng vào bài viết này.

      Delete
  4. Hề hề hề,
    Quá được chứ còn gì nữa. Được nhất là quả râu ông nọ cắm ...... đùi bà kia đấy. Cứ cái đà này thì chả mấy mà đất Trung nguyên rộng lớn sẽ chui tọt vào cái mõm Rồng à quên, cái miệng Hổ TN mất.
    Hề hề hề,....

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ông nọ ... Phải có Bà Kia
      Nếu không trái đất cùa ... Khuya mới đầy ..!!!
      Anh Bình đừng có la rầy
      Nhẩy vô "múa" gỡ một bầy .... Thiên Nga...

      (Chưa cạo râu)

      Delete
  5. @all: có lẽ phải Việt hóa ngôn ngữ thôi. Con đường nhỏ ở đất Hoa Dung mà viết thành "Hoa Dung tiểu lộ" thì có khi mấy lão già I-xanh hiểu là cô gái Hoa Dung đi tiểu bị ... lộ rồi đòi đưa ảnh đó lên xem thì chết dở. :))

    ReplyDelete
  6. Bác Thái chỉ được cái ... Nói đúng .. He he.
    Bác là Dương Tu chuyên "bóc vở" Tào Tháo, may cho bác ... Em không phải Tào Mạnh Đức ... Hè hè.
    Đang áp dụng chiêu Hư hư thực thực ... Không biết đằng nào mà lần thì bác Thái lại làm lộ mất ... Thiên cơ...:-))))
    Về đoạn Thập diện mai phục: Hoa Dung tiểu lộ (trong Tam quốc) chứ không phải cô Hoa - cô Dung ....
    Thì thế này...trong cuộc Vạn Lý Trường Chinh phe của Mai sénh sáng bị quân Tưởng của Trương Thiết Cương mai phục tại một hẻm núi, đặt đại liên Maxim bắn ... Quân Mao chết như ngả rạ, may có Hứa Thế Hữu hiến kễ, dùng đặc công trèo lên vách núi đối diện, tháo rời cơ phận đưa lên đỉnh (của đỉnh) rồi ngồi xổm (như bác Thành đỏ) quạt sang đầu bọn Trương Thiết Cương, kế hoạch thành công mỹ mãn , phe Mao lại tiếp tục hành quân, còn lại dấu vết trận địa trên "đỉnh của đỉnh" nơi Chiến Sỹ (à quên tiến sỹ) Công Thành đang quan sát ... He he !!!!

    ReplyDelete
  7. Trông cái hình đèo Mã Phi Lèng, của bác Thái chụp thì không khác gì Đường Hẽm Hoa Dung, trên đường đi Lạng Sơn chổ ải Chi Lăng, thế núi cũng hiểm trở không kém, hành khách dừng chân đi tìm ... Tiểu (không) Lộ

    Tháng Tư cơm gói ra Hòn
    Muốn ăn trứng nhạn phải lòn Hang Mai ...
    (Ca dao)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hề hề hề,
      Té ra là chú TN muốn ăn trứng nhạn nên mới phải tìm cái Động Hoa Vàng
      mà ..... ướt cả quần đấy hử????

      Delete
  8. @Kính Bác Công Thành:
    Em xin thưa vơi Bác là cái cây bác đưa ảnh là ... Cây Phong Nhật bản, tiếng Anh là cây Japanese Mapple, thuộc họ cây rụng lá mùa đông.
    Cây này không có rây mơ rễ má gì với cây Ngô dồng VN và Trung quốc, một người có thể làm trọng tài trong vụ này là blogger Đông A, ( as known as TMT) hình như làm ở Viện Vật Lý ?
    Cây phong lá đỏ thì ngay cửa nhà em trồng hai cây, em vẽ và chụp hình rất nhiều.

    Thôi đành ngậm ngùi:

    "Người lên ngựa kẻ chia bào ...
    Rừng thu nay đã nhuốm mầu phong sương"
    Là nói về rừng phong này đấy bác ạ ...

    Để chăc ăn em hỏi mt Gôgo lại ,
    Đã check và sẽ gửi một loạt ảnh để phân biệt các loại cây được cho la "ngô đồng" ...

    Nu Pagadi bác CT nhé !

    ReplyDelete
  9. Ảnh "Cây ngô đồng lá đỏ và lá vàng" TN chụp đấy à? Đẹp đấy. Trong quen quen. Tên tiếng Tây là gì nhỉ?
    Co dung cay Firmiana / Hibiscus simplex nay khong?

    ReplyDelete
  10. Ảnh của anh CT, nhưng không phải cây ngô đồng mà là cây phong lá đỏ

    ReplyDelete
  11. Với khí hậu cao nguyên mát mẻ như Sapa, Đà Lạt Tam Đảo việc trồng một khu rừng Phong - Ngo đồng là hoàn toàn khả thi ... Kết quả sẽ rất ấn tượng. Cây giống ở Úc mapple khoảng 50$/cây/50cm

    ReplyDelete
  12. Hề hề hề,
    Cái ảnh Sơn thủy hữu tình của TN khéo mà phải đổi tên thành Sơn thủy hữu .... tòm mất.
    Nhìn cái cầu khỉ ấy thì bố ai dám leo nhể. Cỡ 80 kg như TN mà leo thì Tòm là cái chắc.
    Hề hề hề,...

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ngay cả ... Cầu Tòm (cố tình sai chánh tả)
      Cũng cần ... Hữu tình tý chút ...:-)))

      Sơn và Thuỷ cũng là tên của hai anh chị i-Xanh ....loa loa loa !
      Có anh Bình đỏ dám ... "Đá xoáy" chi hội trưởng của mình là

      SƠN & THUỶ HỮU TÒM ....

      Loa loa loa !!!!!!!

      Delete