Tuesday, August 21, 2012

Làm tí Đường Thi ....Tuấn Hoạ cho vui ....

Phong Kieu da bac
Nguyên bản chữ Hán
Phạm Năng Khiêm (PNK) là bố đẻ của DC. Nghe kể lại, ông nội của DC, thời 196x sau cải cách ruộng đất, phẫn chí hay ngâm nga bài này (chả rõ ngâm lời gốc của Trương Kế hay lời dịch của Tản Đà). Cuối năm 2009, ông PNK ốm muốn gần đất xa trời tưởng sắp về với tổ tiên, ngồi dịch lại 100 bài thơ Đường-Tống, trong đó có bài này. 
Chả rõ có phải thiên vị "của nhà làm ra" hay không, nhưng DC cảm thấy lời dịch của Tản Đà vẫn chưa hay bằng mấy bản sau này của PNK vì lý do:
  • lời thơ của Tản Đà chỉ như là liệt kê (listing) các điểm trong bức tranh tĩnh vật bến thuyền đêm trăng.
  • lời thơ của PNK có "hồn" với nhiều tính từ sống động tả tâm trạng buồn man mác của người chứng kiến cảnh vật.



  1. Lời gốc - Trương Kế:
    Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
    Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
    Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự
    Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền


    Trăng tà, chiếc quạ kêu sương,
    Lửa chài, cây bến sầu vương giấc Hồ
    Thuyền ai đậu bến Cô Tô
    Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn.



    Đêm trăng ở bến Phong Kiều 
    Lời dịch: Phạm Năng Khiêm, version-1 (12/2009)

    Quạ kêu, sương bạc, trăng mờ,
    Lửa chài hiu hắt, cây bờ thiu thiu !
    Ngoại thành Hàn Tự chuông gieo
    Giữa đêm văng vẳng, buồn neo khách thuyền !


    Lời dịch: Phạm Năng Khiêm, version-2 (12/2009)

    Quạ kêu, trăng lặn, sương dầy
    Lửa chài hắt bóng bờ cây u buồn
    Ngoại thành chùa đó Hàn Sơn
    Nửa đêm chuông vẳng chập chờn thuyền ai.

Cheers,
DC

PS: 
  • Sau khi làm 100 bài thơ dịch Đường-Tống cuối năm 2009, ông PNK vẫn sống tới giờ, và ít thơ hơn. 
  • Ông PNK tiếng Tầu "một chữ bẻ đôi" không biết, khi thực hiện việc dịch thơ Đường-Tống thì tìm bản gốc, nhờ người có chuyên môn dịch "diễn nghĩa", sau đó mới thả hồn thơ vào các bản dịch của mình.

1 comment:

  1. 1./ Bổ sung phần background info tương đối thú vị từ còm của DC
    2./ Sửa lại layout (again!) cho xứng với thơ, các bản dịch và tranh minh họa.
    3./ Thêm links tới wikipedia cho các tác giả và tác phẩm đề cập đến trong bài và
    4./ Thêm nguyên bản chữ Hán
    Chú ý: Theo wikipedia thì bản dịch của Tản Đà là hoi khác đấy nhé.

    ReplyDelete