Friday, August 17, 2012

"Thành phố tuổi ấu thơ" ("Город детства") hay "Green fields"?

Lẽ ra tôi chưa "xuất tủ" bài này, nhưng vì thằng bạn cùng lớp khích bác quá nên phải "nghĩa lộ" chiêu thức. Mong ACE đừng học lỏm nhé! "Tuổi thơ nào... khó mấy ai?".
Câu chuyện sau đây tôi kể, dám chắc là không ai biết mặc dù nội dung về một ca khúc mà dám chắc là ai cũng biết.
Tôi nghe bản nhạc này từ những năm 70, thoạt tiên tôi nghĩ là bản nhạc không lời. Sau khi giải phóng miền Nam mới được biết đấy là ca khúc "Green fields", bản dịch ra tiếng Việt là "Đồng xanh":
Đồng xanh là chốn đây
thiên đàng cỏ cây
là nơi bầy thú hoang
đang vui đùa trong nắng say...
Ta yêu đồng xanh
như đã yêu thương con người
ta thương đôi tình nhân kia
như gió thương yêu mây trời...

Ý tưởng ban đầu luôn đọng mãi trong ta và luôn luôn đúng. Chính vì vậy ở bên Nga, một hôm tôi mời ông Thày Nga đến nhà chơi và bật bản nhạc này cho Thày nghe. Mắt ông sáng lên và ông lẩm nhẩm hát theo, tôi hồ hởi bắt chuyện:
- Chắc Thày cũng biết bài này, dịch ra tiếng Nga là: "Зелённое поле"
Ông bĩu môi:
- Gì mà "зелённое"? (chắc ông nghĩ tôi nói về đồng đô la Mỹ)! Bài này là "Город детства" (dịch ra tiếng Việt "Thành phố tuổi ấu thơ").
Mắt ông mơ màng như về cõi cực lạc. Hồi đó tôi còn trẻ con lắm nên nổi hứng cãi thầy:
- Dạ thưa Thày, bài này nhạc xuất phát từ Mỹ và tên của nó là "Green fields"!
Mắt ông tối lại rồi nói:
- Nhạc thì tôi không biết nhưng bài này đã được hát ở Nga từ những năm 60 với tiêu đề "Thành phố tuổi ấu thơ" do Edita Perkha hát.
Lúc đó tôi thầm nghĩ: "Chẳng nhẽ mình sai? Làm sao dịch tên bài hát ra tiếng Nga lại thành "Город детства"? Làm gì có thành phố nào ở đây?". Từ đó trong tôi luôn có dấu hỏi về xuất xứ bài hát này ở Mỹ và ở Nga.

Mãi tới gần đây đọc trên mạng mới thấy cuộc tranh luận sôi nổi về bài hát này và tôi mới vỡ nhẽ ra là cả Tôi và ông Thày không ai sai cả!

Tại sao tôi không sai, tôi xin trích dẫn ra đây bằng tiếng Nga (vì ngại chuyển ngữ ra tiếng Việt mất thời gian và không gian của ACE):
"Greenfields" была написана в 1956 году участниками американской фолк-группы "The Easy Riders" (Terry Gilkyson, Richard Dehr and Frank Miller), а мир ее узнал четырьмя годами позже - в 1960-м году и в исполнении группы "The Brothers Four". Их сингл "Greenfields" стал вторым в американских чартах. Интересно, что группа "The Brothers Four" существует и концертирует по сегодняшний день, три года назад отметив 50-летний творческий юбилей. Впрочем, из первоначального состава там остался только контрабасист Боб Флик.

Omsk train station

Tại sao ông Thày không sai:
Dưới đây là lời bài hát tiếng Nga và tiếng Mỹ:
Город детства
Муз. Шотландские народные, сл. Р. Рождественский
(
Gilkyson T. - Р.Рождественский)

Где-то есть город тихий, как сон
Пылью текучей по грудь занесён
В медленной речке вода как стекло
Где-то есть город в котором тёпло
Наше далёкое детство там прошло

Ночью из дома я поспешу
В кассе вокзала билет попрошу
Может впервые за тысячу лет
Дайте до детства плацкартный билет
Тихо кассирша ответит: "Билетов нет"
Билетов нет

Ну что, дружище, как ей возразить
Дорогу в детство где ещё спросить
А может просто только иногда
Лишь в памяти своей приходим мы туда
В городе этом сказки живут
Шалые ветры с собою зовут
Там нас порою сводили с ума
Сосны до неба, до солнца дома
Там по сугробам неслышно шла зима

Дальняя песня в нашей судьбе
Ласковый город- спасибо тебе
Мы не приедем, напрасно не жди
Есть на планете другие пути
Мы повзрослели, поверь нам, и прости
Ты нас прости
Greenfields

Once there were green fields kissed by the sun.
Once there were valleys where rivers used to run.
Once there were blue skies with white clouds high above.
Once they were part of an everlasting love.
We were the lovers who strolled through green fields.

Green fields are gone now, parched by the sun.
Gone from the valleys where rivers used to run.
Gone with the cold wind that swept into my heart.
Gone with the lovers who let their dreams depart.
Where are the green fields that we used to roam ?

I'll never know what made you run away.
How can I keep searching when dark clouds hide the day.
I only know there's nothing here for me.
Nothing in this wide world, left for me to see.

Still I'll keep on waiting until you return.
I'll keep on waiting until the day you learn.
You can't be happy while your heart's on the roam,
You can't be happy until you bring it home.
Home to the green fields and me once again

Quả thực đến khi đặt hai lời bài hát cạnh nhau, ta mới thấy sự vĩ đại của nhà thơ Р. Рождественский. Tên ông ấy là Robert và chắc là có xuất xứ từ Mỹ. Bài thơ tiếng Nga của ông hay hơn hẳn tiếng Mỹ và vì vậy đối với giới trẻ Nga "Город дества" có xuất xứ từ Nga. Không những thế nhiều người yêu tiếng Nga trên toàn thế giới yêu cầu dịch ngược từ tiếng Nga sang tiếng Mỹ nội dung của "Thành phố tuổi ấu thơ". 

Xin copy một đoạn dưới đây của giới trẻ Nga:
Ну, как нетрудно убедиться, поэт имеет в виду слова какой-то совсем другой песни, да и в каком смысле он "привез откуда-то эту мелодию" тоже загадка. Но в любом случае, надо признать, что новый текст тоже оказался хорошим. А вот аранжировка и исполнение, по сравнению с американским оригиналом сильно проигрывают.
Это ужасно интересная информация! Добавлю совсем немного. Исполнение на английском языке советским людям было откуда-то знакомо, но я был уверен, что это нашу песню поют на английском, а не наоборот. Историю песни никто никогда не рассказывал и когда ее пускали, не сообщали что это и кто это. Типа сами все знаете.

Tôi xin kết thúc bài viết ở đây vì nó đủ dài, máy tính của tôi có thể đánh tiếng Nga nhưng như thế lại khó khăn cho những người chưa từng học ở Nga. Thêm vào đó nếu chuyển ngữ sang tiếng Việt thì lại không hưởng thụ được hoàn toàn vẻ đẹp của tiếng Nga.
Tôi đăng bài này một phần cũng vì ông Thày Nga tôi vừa mất!! (Thày tôi cũng chạc tuổi Thày Khải của chúng ta).

Nguyễn Công Thành
PS: Nếu Việt Hải, Tuấn Nguyễn và Triều Dương phối hợp với nhau cho ra bản dịch tiếng Việt (hát được) lời Nga của "Thành phố tuổi ấu thơ" thì hay biết bao nhiêu!!!

10 comments:

  1. Việt Hải cài cho hiện clip youtube lên để mọi người dễ theo dõi, vừa đọc, vừa nghe, vừa bình luận. ;)) Bản dịch của Hoa đã co thể hát được đấy ít ra là mấy câu đầu.
    Cám ơn Admin

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hồi những năm 77-80, tôi có nghe bản dịch bài ra tiếng Việt bài này, rất tiếc người hát cũng không nhớ hết, nên tôi cũng nhớ câu được câu mất như thế này:
      THÀNH PHỐ TUỔI ẤU THƠ
      Ở nơi nào phía xa
      Êm đềm thiết tha
      Là nơi thành phố xưa
      Của tôi hồi ấu thơ.
      Tôi vẫn hằng luyến tiếc
      Những chiều bao đầm ấm
      Dòng sông chảy êm trôi
      Cuốn theo tình thương nhớ
      Tuổi ấu thơ qua rồi
      Nhưng vẫn còn ấm bên lòng.

      Chiều ra tận bến ga
      Tôi tìm chuyến đi
      Về nơi thành phố xưa
      Của tôi hồi ấu thơ
      Đường đi về phía ấy
      Không tàu, không hành khách
      Chỉ riêng một mình tôi
      Đứng bên nàng bán vé
      Lặng lẽ thiết tha tình
      Cô trả lời:
      - Không có tàu!
      Không có tàu!

      ĐK:...
      Ôi, tuổi thơ tôi
      Biết bao giờ tôi trở lại...

      Delete
    2. Cám ơn bạn Đào Ngọc Anh đã cho lời bài hát, mà hát được. XĐTV chúng tôi "chuyên ... chế lời bài hát" đấy nhưng sau khi công bố version khá giống với lời bài hát bạn đưa ra, chúng tôi tạm hài lòng và không đặt thêm lời mới nữa. Mời bạn đọc bài: "Re: Cho tôi một vé ..." http://blog.ichuvanan.org/2012/08/re-cho-toi-mot-ve-ve-thanh-pho-tuoi-tho.html

      Delete
  2. Cái này (bản dịch tiếng Việt - hát được) cũng đòi hỏi kỹ năng như nhạc chế vì thế phải để các chuyên gia nhu DC, TN đảm nhiệm.

    Hải rất thích tiếng Nga, mê văn hóa Nga, etc. nhưng tiếng Nga của Hải rất lùn so với mọi người ở đây vì chưa bao giờ sống ở Nga ạ.
    Đây cũng là một nỗi ân hận đã được vùi sâu trong quá khứ...

    ReplyDelete
  3. Cám ơn các bạn. Đây là bài hát mình rất thích. Trước kia có lúc mình đã nghĩ không hiểu đây là nhạc Nga hay nhạc Mỹ. Tiếng Nga mình quên nhiều, nhưng lời Nga của bài hát này thì còn nhớ gần hết. Lời thơ thì thật là sâu lắng, có gì đó buồn buồn, mất cái gì đó không bao giờ tìm lại được. Thôi đành. Есть на планете другие пути...Ты нас прости.

    ReplyDelete
  4. Mỗi bản có lẽ có cái hay riêng của nó, tùy theo sự đồng cảm của mỗi người.

    Bản tiếng Nga có lẽ cho những ai đã từng sống ở thành phố lớn.
    Hoàn toàn có thể hình dung được hình ảnh một bà bán vé ngủ gà ngủ gật, ngó ra cửa sổ guichet hỏi:
    - Đi đâu?

    Cậu bé / cô bé U50 mặt thẫn thờ (như mất sổ gạo ;):
    - до "детства", một vé, hạng economy!


    Có lẽ đối với phần lớn người Mỹ (hoac Irish-Scots, Brits), thời thơ ấu của họ là ở "nhà quê" (hiểu như là "country music")?

    ReplyDelete
  5. Cám ơn Công Thành và các bạn đã cho chú lùn tôi được khai sáng thêm về bài Green Field và Thành phố tuổi thơ.
    Hồi học lớp 12 năm 75-76 ở Tp. HCM, tôi đã nghe và rất thích bài Đồng Xanh này, biết lời Việt, lời Anh, và biết nó có nguồn gốc Mỹ mà thôi. Tôi rất thích giai điệu bài hát này, và vẫn luôn nghĩ rằng sao mà giai điệu của nó gần với nhạc Nga quá vậy!... Giờ thì tôi mới biết thì ra là thế!

    ReplyDelete
  6. Tôi không comment vào bài "Friday, August 17, 2012 - "Thành phố tuổi ấu thơ" ("Город детства") hay "Green fields"? được, đành gửi ở đây:
    Lang thang trên mạng, nay mới thấy tâm tình của các bạn giống mình.
    Nhớ lại những ngày tháng 11 năm xưa, hôm qua tôi làm clip qua thể hiện của Stas, cháu bà Edita. Phần tiếng Việt do tôi "dịch đại", vì là dân tự nhiên, văn chương với tôi còn phù phiếm lắm...
    Mời các bác ghé vào nuocnga.net xem cho vui.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Vao commment tren iCVA de thoi, ai cung co the comment.
      Ban xem FAQ 10./ Cách vào comment.

      Delete
  7. Hồi nhỏ em cũng biết lời cả 2 lời Việt: Thành Phố Tuổi Ấu Thơ và Đồng Xanh. Nhưng lại cứ tưởng ban đầu là 1 bản nhạc không lời, sau đó người ta viết 2 lời cho 1 bản nhạc không lời này!

    ReplyDelete