Thursday, November 1, 2012

Lên Tây Bắc khám chữa bệnh cho đồng bào dân tộc

Em ANN không viết bài về Tây Bắc thì anh viết cùng chủ đề 1 bài nhé. Đang thực hành bài tập Việt Hải mới bày cho.

Trước đây, khi còn công tác ở Cục Quân y tôi cũng đi khắp các vùng của Đất nước như Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu long, miền Trung để nghiên cứu các vấn đề về y tế xã hội.
Nhưng từ năm 2003, tôi về Bệnh viện 108, hàng năm tôi được tham gia đoàn của bệnh viện đi khám chữa bệnh cho đồng bào dân tộc tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện biên.

Mường Nhé là địa bàn có rất nhiều dân tộc sinh sống, nhưng chủ yếu là người Mông (trước đây gọi là người Mèo).

Đây là một huyện miền núi rất nghèo, lúc đó chưa có đường ô tô vào các xã. Trước năm 2002, muốn vào xã Mường Toong, từ Điện Biên, bộ đội phải đi vòng qua qua Mường Tè, vượt sông rồi đi bộ 3 ngày đường rừng mới tới. Năm 2002, bắt đầu có đường vào tận xã mường Nhé, nay là huyện lỵ của Huyện Mường Nhé, cách biên giới với TQ khoảng 30km.
Tuy nhiên, đấy chỉ là con đường mới mở cho các đơn vị thi công mang máy móc vào làm đường (Thuật ngữ xây dựng gọi là: đường công vụ), chưa có cầu cống, đường mới chỉ bằng đất, từ Chà Cang huyện lỵ tạm thời đi vào Mường nhé khoảng 80 km nhưng phải đi qua 13 con ngầm. Ấy vậy mà năm 2003, bệnh viện tôi vẫn quyết tâm vào tận Mường Nhé để khám bệnh cho đồng bào. Mới về nhận chức trưởng phòng Kế hoạch tôi được giao ngay làm trưởng đoàn dẫn 2 xe ô tô 2 cầu đi tiền trạm. Nhiều đoạn đường phải nhờ các đơn vị làm đường san phẳng giúp xe mới đi được. Ở trong đó, thấy xe không đi được là  đơn vị thi công cho xe ra gạt đất giúp ngay, sau đó bắt tay, mời nhau điếu thuốc lá là xong. Họ làm đường nhưng vẫn đảm bảo cho xe đi, cả ngày mới thấy có 1 vài xe qua nên quý nhau lắm.

Đang đợi xe ủi đất mở đường cho đi qua, cuối năm rét quá nên...
... Binh I Xanh "hơi" bị mất tác phong Quân nhâ
Quân đội là thế, đưa quân đi đâu mà đông người, vào vùng chưa thông thuộc địa bàn bao giờ cũng phải có đoàn tiền trạm để xem xét đường đi, bố trí chỗ nghỉ, đảm bảo ăn, uống, vệ sinh và đối với bệnh viện là tổ chức khám bệnh như thế nào, vị trí khám bệnh ở đâu, hiệp đồng với địa phương ngày nào khám để họ còn thông báo cho đồng bào về. Vì dân ở đây sống rất thưa. Riêng 1 xã Mường nhé (không phải là huyện đâu, huyện có cùng tên thôi) thì đã có diện tích bằng tỉnh Bắc Ninh rồi. Có người cả đời chưa được bác sỹ khám bệnh bao giờ. Có bệnh họ chỉ mời thầy mo cúng và hái thuốc trong rung uống thôi, cho nên khi thông báo có đoàn thầy thuốc bệnh viện ở tận Hà Nội về thì có nhà phải đi 2-3 ngày mới về được trung tâm xã khám bệnh. Các năm sau, đường "công vụ" mở đến đâu bệnh viện tôi vào khám bệnh cho đồng bào đến đó, đều đặn mỗi năm hành quân 1 lần.

Hành quân



Đoàn xe hành quân dừng để chuẩn bị vượt đèo


Do đoàn đi lên Tây bắc gồm rất nhiều thành phần: các bác sỹ, điều dưỡng khám bệnh, một đội văn nghệ quần chúng do các y bác sỹ bệnh viện kiêm nhiệm, lái xe, thợ máy nổ, nhân viên hậu cần... nên cũng phải đến 80-90 người. Chúng tôi còn mang theo 7000 đến 9000 xuất thuốc, 10 tấn muối I ốt, sách vở, quần áo, chăn màn, ti vi và đồ dùng học tập để tặng cho các cháu học sinh, các gia đình nghèo, các trường học và các đơn vị bộ đội tại địa phương. Chính vì thế đoàn xe khá đông, có đợt đến 15 chiếc gồm nhiều chủng loại.

Qua ngầm cuối cùng trước khi vào xã Sín Thầu[1]
Vì hành quân theo đoàn, không thể đi nhanh như đi xe lẻ và để ra khỏi thành phố tránh giờ đông người nên thường 4g30 là đoàn xe đã xuất phát từ Bệnh viện theo đường số 6 thẳng tiến. Trưa ăn tại Mộc châu, tối đến Sơn La nghỉ. Sáng hôm sau xe lại xuất phát sớm khi trời còn tối đen để kịp đến Điện Biên vào khoảng 5-6 giờ chiều. Hồi đó, đèo Phađin chưa được nắn thẳng và hạ thấp độ cao như hiện nay nên đi khá khó khăn, nhất là với những xe chở hàng nặng như máy nổ, máy X quang...


Đợi chiếc xe IFA kia đi lùi đến chỗ rộng để đoàn xe có thể vượt qua
Từ Điện Biên vào Mường Nhé, đườngg đi bắt đầu khó khăn. Trước đây muốn vào đến xã Mường Nhé, chúng tôi phải đi 2 ngày, ngày đầu đến Chà Cang huyện lỵ cũ của Huyện Mường Nhé, nghỉ đêm tại đó và ngày thứ 2 mới vào đến Mường Nhé (huyện lỵ mới của Huyện Mường Nhé). Năm 2003, để đi được 80 km đường từ Chà Cang vào Mường nhé, chúng tôi phải vượt 13 đường ngầm qua suối. Những con đường ngầm qua suối này chả khác gì thời chiến tranh. Nhiều lần mất cả buổi đoàn xe mới qua được 1 ngầm, do đường trơn, dốc cao và chất lượng xe không đồng đều. Trong đoàn xe bao giờ cũng phải có 1 vài xe 2 cầu rất khỏe để lôi, kéo các xe khác khi bị sa lầy. Ấy vậy mà có lần cũng phải nhờ sự chi viện của các xe bánh xích của các đơn vị làm đường kéo hộ.

Tôi đã đến bên cột mốc chủ quyền của Tổ Quốc,
chụp ảnh với 1 sĩ quan Biên phòng, phía sau là đất Trung Quốc
Từ năm 2000,  bệnh viện chúng tôi đã tổ chức khám cho hầu hết các xã của huyện Mường Nhé như: Si Pa Phìn, Nà Hỳ, Nà Bủng, Chung Chải, Chà Cang, Mường Toong, Mường Nhé và Sín thầu. Sín Thầu là xã cuối cùng của huyện Mường Nhé và tỉnh Điện Biên, đây là xã nằm ở vùng ngã 3 biên giới Việt Nam-Lào và Trung Quốc, một con gà gáy cả 3 nước cùng nghe.

Mỗi xe ô tô khi hành quân được bố trí chở người phía trước, phía sau để ba lô, dụng cụ khám bệnh. Khi vượt nhiều đèo cua tay áo, ba lô thường đổ vào người ngồi. Xắp sếp mãi mà ba lô vẫn đổ, bực nhất là lức đang thiu thiu ngủ, anh bạn đồng nghiệp của tôi tức cảnh đưa ra vế đố:
"Đố đổ đèo (mà) đé... đổ đồ". 
Qua 9 năm hành quân lên Tây Bắc, đoàn chúng tôi vẫn chưa có ai đối lại được, mời các bạn thử đối nhé.

Tây Bắc hùng vĩ, xe đi trên mây

Gửi phóng sự ảnh trước đã nhé, khi nào rảnh sẽ viết tiếp

Khám bệnh, cấp thuốc

Đăng ký khám bệnh tại Sin Thầu
Khám bệnh cho đồng bào Hà Nhì tại Sin Thầu

Chụp X quang dã chiến cho bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ
Cấp thuốc miễn phí

Đang hành quân, gặp 1 bệnh nhân bị tai nạn,
nếu không mổ có thể bị hoại tử cẳng chận, đưa vào nhà dân triển khai mổ luôn,
sau đó BN được chuyển ra Điện Biên điều trị tiếp.

Ăn, chơi, nhẩy múa

Ăn tối tại sân trường học.
Phía sau là một dãy trường học được xây khá tốt




Giao lưu văn nghệ xong bao giờ cũng có tiết mục đốt lửa
và múa tập thể: Múa xòe.

Thăm các cháu học sinh

"Ký túc xá" của các học sinh nội trú, do nhà ở xa không về được
Một cháu bé dân tộc Mông theo mẹ đi khám bệnh

Còn đây là cháu bé con vợ chồng cô giáo người Thái Bình
vào tận Sín Thầu dậy học. Lớn chút nữa cháu sẽ phải về quê
với ông bà nội để đi học.
Đồng bào đợi nhận túi muối I ốt quà tang của CBNV bệnh viện

Tây bắc Hùng vĩ



Mệt quá, ngồi nghỉ bên suối nơi gần biên giới với TQ
Vội làm gì, cuộc sống của đồng bào dân tộc vẫn như thế này có sao đâu.

[1] Sín Thầu là xã nằm ở ngã 3 biên giới: Việt Nam, Trung Quốc và Lào

View Larger Map

32 comments:

  1. Bai cua anh Hoa Binh rat hay.
    Xem luot qua thi thay no nhe nhang chang co gi giat gan ca. Nhung doc ky, xem anh thi thay no toat len cai hon nhien, rat don gian la long tot, va noi chung la co cai gi do rat positive.

    Em da tu tien lam lai layout theo y em vi hinh nhu khi anh cat dan co rat nhieu code cua microsoft word chen vao, font chu doi lung tung ca, hoi kho sua - vi em dung phan mem khac.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bài viết trên blog đầu tiên có đưa ảnh vào nên còn đang mầy mò lắm. Hải BIÊN tập lại giúp như vậy thì quá tốt rồi. Đoạn hành quân bị trùng do phần 1 bị mất nên có viết lại một chút, sau Hải tìm được đoán tiếp vao. Chiều Anh sẽ sửa lại (tập luyện mà)
      Đúng là có học có hơn

      Delete
  2. Hay quá, bài viết về Tây Bắc này của anh gợi hứng cho em viết bài về ... Đông Bắc em đi cách đây chừng 7 năm ...
    Phong trào viết đang lên ...:-))))
    Các tỉnh phía bắc đất rộng người thưa nhưng nghèo, phong cảnh thì tuyệt đẹp ...

    ReplyDelete
  3. Anh Bình nhắc tới vế đối rất hiểm, làm tôi nhớ đến câu chuyện về miền Tây Bắc sau do anh bạn tôi kể.

    Nhắc tới Tây Bắc là người ta nhớ đến địa danh Mường Tè, nó nổi tiếng hơn cả Điện Biên, Mường Thanh "lừng lẫy năm châu, trấn động địa cầu". Hỏi tại sao vậy, thì hóa ra chuyện này xuất phát từ câu đối thuần Việt tả cảnh núi rừng Tây Bắc:

    Cô gái H'Mông bên bếp lửa
    Chàng trai Mường Tè dưới gốc cây

    Rõ ràng nếu ta viết ra theo chữ quốc ngữ thì chẳng có gì bậy cả, "bếp lửa" "gốc cây" thật hữu tình với "chàng trai" "cô gái". Cái hiểm ở đây nằm ở danh từ riêng mà đọc lên một chữ trong đó biến thành động từ: "hơ" và "tè". Câu đối này thuần Việt vì dân tộc H'Mông hay còn gọi là dân tộc Mường hay Mèo... chính là dân tộc Kinh ta định cư lâu đời trên miền núi và còn giữ được nhiều phong tục tập quán của người Việt cổ. Thậm chí còn có cả chữ viết mà người ta hay gọi là "chữ nòng nọc" của người Việt cổ đến nay còn lưu truyền trong bản làng người Mường.
    Câu chuyện càng nổi tiếng hơn khi trong "Cặp đôi hoàn hảo" Lê Minh Sơn chê Cù Trong Xoay là "giải trí Mường Tè". Mường Tè thì đã giải thích ở trên, còn "giải trí" nếu đọc ngược theo cách nói lái thì thành "chỉ ...". Đây cũng là "thành ngữ" của lớp i-Đỏ chỉ hành động đi vệ sinh sau tiết 3.

    Còn một vế đối mà tôi post lên đã lâu nhưng chưa ai công bố lời giải là:
    "Cô sinh vật, vât thầy sinh vật, vật rồi lại sinh, sinh rồi lại vật".
    Vế đối này có lời giải và không chỉ một lời giải, nên viết lại đây cho mọi người nhớ và cũng không quên phần thưởng 01 chai vuông Putinka cho ai đối được.
    Anh Hòa Bình cũng phải công bố giải thưởng thì mới thu hút được cánh "mày râu"!!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Gợi ý của Công Thành rất hay.
      Vậy nên, nếu XDTV ai mà đối được (được Hội XDTV chấp nhận), thì tôi xin tặng 2 chai rượu Nga hoặc Scotland).
      Đi đường xa nên lắm giai thoại lắm, 2 câu thơ hôm trước tôi đã sưu tầm cũng là do đi mấy ngày đường mà có đấy

      Delete
    2. Công Thành ơi,
      Câu đối này đã có vế đối từ rất lâu rồi, khi chế độ bao cấp đang tồn tại.
      "Cô sinh vật, vât thầy sinh vật, vật rồi lại sinh, sinh rồi lại vật" được đối lại là:
      "Anh tiểu thuong thương chị tiểu thương, thương rồi lại tiểu, tiểu rồi lại thương"
      Nếu Hòa Bình công nhận là đối chuẩn rồi thì mang 2 chai rượu đến nhậu vào 18/11 nhé.

      Delete
    3. a)18-11 cho e dự cùng với nhé!E sẽ cho cả 1 cháu học trò của thầy Khải hiện nay đi theo! b)Bao giờ a Bình đi vùng sâu vùng xa... có thể cho e đi ké được ko? Biết đâu lại vớ được người đẹp ngủ trong rừng!?

      Delete
  4. "đố đổ đèo (mà) đé... đổ đồ"
    "có chỗ đứng (mà) cứng chỗ đó"
    Em không thể viết hay được như anh Bình i-xanh đâu ạ. Đọc bài TB của A mà choáng luôn, vì tư liệu quí và vì chuyến đi gian nan, ý nghĩa của các A. 8 năm trước, khi lần đầu tiên E lên TB, khi xe gặp xe đi ngược ở một đoạn đường trên Lào Cai, lái xe lùi nép một bên để tránh thế nào mà xe suýt rơi xuống vực, bây giờ nghĩ lại vẫn thấy ghê răng đấy ạ. Kỷ niệm TB của bọn E rất nhiều, nhưng có lẽ không có được nhiều trải nghiệm như các anh.
    Vế đối trên, chắc chưa chuẩn, đấy là em nghe lỏm, chép lại được từ một lần đi qua Trà Vinh. Nó cũng gắn với một câu chuyện vui của các anh hai miền Nam thích nói lái. Đổ đèo, thì không thể không đổ đồ; giống như đã có chỗ đứng, thì chẳng anh nào còn cứng chỗ đó nữa. Có đúng không ạ?! Hì, hì...

    ReplyDelete
    Replies
    1. Anh thấy em ANN động viên anh quá đấy. Bây giơ anh có thời gian một chút nên mày mò nhờ VH hướng dẫn cách vào viết blog và đang thực hành.
      May nhờ em đi Tây Bắc, bị anh Ngọc giục viết bài nên anh mới nghĩ ra chủ đề này. Khi đi Tây bắc, anh thấy đây là vùng đất rộng lớn, nhưng còn quá hoang sơ, nghèo nàn. A chụp được nhiều ảnh, đang tìm lại.
      Tháng 5 năm 2007, anh có tham gia 1 hội thảo của Ban Tuyên giáo TW và có tham luận 1 bài về Bệnh viện 108 Khám chữa bệnh cho người nghèo. Lúc đó em về Ban chưa?
      Những bài viết của ACE XDTV rất hay, anh vẫn đang học tập đấy.
      Anh Viết Thái I Xanh là chùm nói lái đấy. Anh ấy sáng tác ra tuyến xe buyt Lò đúc-nhổn đấy

      Delete
    2. Bài anh viết hay thật mà.
      Em cũng đã từng bị sạt đường ở Xín Mần, Hà Giang, suýt rơi vực ở Lào Cai, chạy trong sương mù của Sơn La, Lào Cai, Lai Châu, uống rượu cần, múa xòe ở Điện Biên, đi con đường qua Bắc Mê từ Hà Giang sang Cao Bằng...; rồi thì bị xe nổ lốp, đất đá văng vỡ kính ở Tây Nguyên, đi cầu khỉ ở đất mũi Cà Mau (vừa đi, vừa phải lôi cây dựng làm cầu, hì, hì...), gặp rắn xanh lét ở Côn Đảo... Nhưng mà trải nghiệm như các anh thì chưa có được đâu ạ. Có một lần ngủ lều trong rừng khi leo đỉnh Phan-xi-păng với công ty ông xã 2 đêm nữa, cũng có những cảm giác rất "ngầu", rất "phê", nhưng đọc những gì anh viết, quả thực là yêu cuộc sống hơn và thấy "ham sống, sợ chết" hơn đấy ạ. Hì, hì... Em tiết lộ thêm một bí mật là: mọi người rủ đi Trường Sa mãi mà em sợ đại dương chưa dám đi, đọc bài của anh viết xong, vừa hạ quyết tâm là sẽ đi, chẳng biết liệu có hèn nhát, "đào ngũ" một lần nữa không!
      Về Tây Bắc, Việt Bắc, và nói chung là miền núi và trung du Bắc Bộ, kế cả Bắc Cạn, Yên Bái, hay là mấy tỉnh khá hơn như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hòa Bình, Bắc Giang... vẫn còn nghèo lắm, lắm!!! Em nhớ mấy anh chị Bệnh viện C đi chi viện cho tuyến huyện trên đó về kể chuyện đồng bào mà cười ra nước mắt!
      Tháng 5/2007 thì em về Ban khá lâu rồi, nhưng vì không mấy liên quan đến mảng các vấn đề xã hội (cũng có thỉnh thoảng được anh Đào Văn Dũng mời làm chung mấy việc thôi ạ), nên không được tham dự hội thảo của bọn anh. Tới đây, có việc gì liên quan, hoặc anh có việc qua Ban họp hành gì đó, nhớ điện thoại và ghé qua thăm xem bọn đàn em ra sao, anh nhé.
      Bài viết trên blogicva của mình rất hay và vì là những cảm xúc thật, người thật, việc thật, nên ai cũng thích đọc!
      Em chúc anh Bình và mọi người cuối tuần vui vẻ!!!

      Delete
    3. Các anh Bộ đội Cụ Hồ mới múa "xoè nụ xoè hoa" với các cô gái Bản H'Mông chứ !
      Em là nữ thì "xoè" với mấy anh trai bản ... Bí tỷ rượu ngô à ? ...ANN dân vận giỏi ghê nhỉ ...:-)))

      Delete
  5. Em ANTA khiêm tốn quá đấy, chưa viết mà đã kêu là ko viết hay được? Có thể đây là cách mà động viên những người mới lên mạng như anh HB.
    Còn về câu đối, hình như các bạn hơi né tránh, chứ tôi đây đước biết vế đối thứ nhất của nó là:
    "Cô gái Hơ Mông, hơ mông bên bếp lửa", có nghĩa là chữ hơ mông được nhắc 2 lần, mà lần sau là một hành động.
    Có 1 biến thể khác là:
    "Cô gái Hơ mông, hở mông bên cửa sổ"
    Tôi ko nhớ thiên hạ đối ntn, còn tôi tự có 1 vế đối chưa thật cân cho lắm, nhưng gần với nghề của tôi:
    "Chàng trai tin học, học tin bên máy tính"

    ReplyDelete
    Replies
    1. Xin lỗi, sửa 1 chữ
      "Chàng trai tin học, học tin cạnh máy tính"

      Delete
    2. Bác ơi, H'Mong bên cửa sổ ... Nhà Chung Cư ... Thì "nộ hết hàng" à ??? :-))))

      Delete
    3. Người Hơ Mông chưa có chung cư mà ở đâu. Mà nếu các cô Hơ Mônng lộhàng thì cũng có ảnh hưởng gì hòa bình thế giới đâu?

      Delete
  6. Mất béng chai Scotch, về tay ANN thôi đành "vớt" hai chai vuông Putinka:

    Đố đổ đèo, đe ... đổ đồ
    Hơ Mông lửa, lừa mông hở
    Mường Tè cây, cầy tè mương ....!

    Hai chàng ngự lâm HB và CT xách chai đến để anh Viết Thái ... Kiểm tra chất lượng trước khi ... Sử dụng
    ... He he !

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hay day. Cung xin gop mot cau:
      ¨Bà bỏ bom (thì) Bờm bỏ bã¨

      Delete
  7. Sao mọi người dậy sớm thế nhỉ.
    Anh HB thấy công hiệu của "phần thưởng" chưa?
    Anh có nhiệm vụ cao cả là uống hết chai với em ANTA (hoặc với vệ sĩ của em ý).
    Còn chú TN thì hôm này về phải xách theo mấy chai cơ mà, chạy đi đâu được. Công nhận là chú sáng dạ dùng ngay điển tích Hơ Mông, Mường Tè làm câu đối rất chuẩn. Trong đó câu đầu tiên rất trúng ý anh.
    @a. Viết Thái sẽ là người mở chai Putinka của CT hôm 18/11 này!
    He he...

    ReplyDelete
  8. Hàng xách tay ... Đã sẵn sàng !
    Anh CT cứ yên tâm ! :-)))

    ReplyDelete
  9. Đúng là sức mạnh của mạng. CT đề xuất treo giải thưởng là có kết quả ngay.
    Rượu đã sẵn sàng. Đề nghị hội đồng thẩm định cho ý kiến.
    Sẽ gặp mọi người vào 18 tháng nay nhé.

    ReplyDelete
  10. Hề hề hề.
    Các câu đối của ANN và TN đều mới chỉ được một phần của đề bài. Ấy là phần nói lái. Như vậy chưa thể coi là đã giải được mặc dầu là không sai.
    Đề bài của anh Hòa bình khó ở chỗ nó sử dụng duy nhất một phụ âm đầu là Đ. Nếu ai tìm ra câu đối đúng mà cũng chỉ sử dụng một âm đầu mới đáng nhận giải thưởng.
    Tôi cũng đã ngẫm kha khá rồi, nhưng mới tòi ra một câu chưa được hay lắm vì chưa thật đúng là đối với sự kiện đổ đèo.
    Câu ấy là: Đi đếm đai (là) đi đái đêm.
    Nó chưa hay còn bởi nó vẫn sử dụng phụ âm Đ và khi nói lài thì lại là lái hai từ cuối trong tổ hợp 3 từ chứ không phải lái từ đầu và từ cuối như đề đã ra.
    Mọi người hãy nghĩ thêm nhé, chớ vội hát tình ca.
    Hề hề hề,...

    ReplyDelete
  11. Thế là tuột mất ... Putinka roài !

    Thích thì Tiên, Tiền thì ... Thích

    Mõ Bình định đòi lại Scotch của ... Anta !!! :-)))

    ReplyDelete
    Replies
    1. Câu này chắc là đáp ứng được mọi yêu cầu và lại phù hợp với chuyên toán ta:

      Thằng thích Toán (là) Toàn thích Thắng

      Anh H.Bình nộp 2 chai đê, để CT mời ANTA vào hội mày râu!

      Delete
    2. OK. Vế đối này của Công Thành có vẻ khá ổn đấy. Tuy nhiên về ý nghĩa thì lại không ổn, dân chuyên toán có quá hiếu tháng không đấy?? Cái này xin ý kiến ACE XDTV đã nhé.
      2 chai Scotch đã sẵn sang cho Thành mời em ATTA vào hội mày râu rồi đấy. Tuy nhiên câu đối này đâu chỉ dành riêng cho giới mày râu, chị em cũng có thể tham gia được mà.
      BinhPT đâu, cho ý kiến đi nhé, phân tích của Binh sắc bén lắm.

      Delete
    3. Hề hề hề,
      Được sự động viên của bác, em xin ngoáy phát nữa như sau:
      Câu của Công Thành và TN lần hai tuy đã đạt được tiêu chí là có cùng phụ âm đầu nhưng đúng như anh Hòa Bình đã nhận xét là chưa ổn về mặt đối.
      Bởi vì đề ra "Đố đổ đèo (mà) ...)
      Như vậy vế một của để ra là một câu đố thực hiện một hành động (đổ đèo) với một điều kiện đưa ra ở về thứ hai là (đé.... đổ đồ).
      Vì thế câu đối lại cần phải là một câu có mối quan hệ giữa các vế tương tự mới ổn. Có thể vế một là điều kiện của vế hai nữa thì càng ngon.
      Mọi người hãy thử cố tí nữa xem nhé, biết đâu lại tới được thiên đường đó.

      Delete
    4. Em có "phương án" này chắc Anh PTB sẽ "khẩu phục tâm ... Chưa phục" ... He he !

      Đố đổ đèo , ... Đổ đồ

      Đi Đâu Đấy? Đây Đi Đấu

      Giải nghĩa: MH hỏi VH (anh) Đi Đâu Đấy?
      VH : Đây đi đấu ( đấu tranh, đấu đá, thi đấu ...)

      Mua vui cũng đuoc một vài .... Whisky ?
      Noi chung theo em "vế" của anh Thành là chuẩn nhất có vẻ xứng đáng ... Uýt sờ ki rồi...
      Xuất đối dị - đối đối nan... Đến thời điểm hết hạn nộp đơn thì "nhà cái" phải có phương án hay hơn nếu không buộc phải trao giải ....

      Ra câu đối thì dễ - đối câu đối thì khó !

      Delete
    5. Vế đối này khó bởi Vị:
      Vừa dùng Cùng phụ âm đứng đầu mỗi từ
      Vừa nói lái
      Vừa là Câu dạng điều kiện- cậu đố
      Vế đói của TN chỉ mới là Câu hỏi và trả lời thôi.
      Tạm thời coi như là một phương án để xét tuyển
      Đến 18/11 kiểu gì cũng sẽ xét và trao giải
      Đề nghị ACE tiếp tục đối nhé

      Delete
    6. Hề hề hề,
      Chú TN nói sai rồi. Ấy là tâm phục mà khẩu chưa phục chứ.
      Đọc cấu đối lại của TN, nhớ lại bài dồng dao Đêm đông ngày xưa của trẻ con: "Đêm đông đốt đèn đi đâu đấy, đi đái đây, đánh đổ đèn, đếch đái được".
      Vậy là chứng tò TN cũng tìm ý đối từ bài đồng dao này như mình. Tuy nhiên vẫn phải mượn vần Đ là kém tài rồi. Hơn nữa cách nói lái chưa chuẩn với Đố đổ đèo (lưu ý là từ giữa của cụm từ không đổi, chỉ lái hai từ biên)
      Đúng là xuất đối dị đối đối nan. Tuy nhiên các trò thầy Khải đâu thể chịu thua nhanh vậy.

      Cố lên các bác ơi,
      Sắp bắt được ..... chai rồi.
      Cho em xài ké với,
      Em cũng thành bợm .... nhậu.

      Hề hề hề,..

      Delete
  12. Chúc mừng Hòa Bình có hai bài liền rất hay, ấn tượng nhé. Mình không giỏi gì về văn đối nên xin đầu hàng trước. Nhưng ý nghĩa của chuyến đi Tây bắc của các BS 108 thật cao cả. Những tấm ảnh rất sinh động.
    Mình đã bảo mà, đến lúc mọi người viết com không kịp đâu nhé.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Liên ko đối được thì viết bài đi. Liên viết đâu có ít trong "10I Lớp tôi" và trong "Thầy Kahỉ của Chúng tôi". Phát huy đi chứ. Các bạn viết ầm ầm rồi mà chưa thấy Liên có bài. Cả Thủy nữa, ấp ủ lâu thế, viết lẹ đi.
      Viết hay không bằng hay viết.

      Delete
  13. Mình luôn tự hào lớp mình có đại tá.BS.TS Hoà Bình. Bạn luôn quan tâm giúp đỡ mọi người và bạn bè. Tuy còm hơi bị muộn, nhưng mình muốn bạn hiểu là lớp i xanh và cả XDTV rất quý mến bạn đấy.
    Chúc ông bà nội Bình - Diệp mọi sự như ý nhá.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thủy cứ nói vậy ngại quá.
      Có đáng gì đâu, nằm trong tầm tay của mình thôi mà, không phải cố gắng quá sức đâu.
      Các bạn ai cũng vậy, khi có bạn bè nhờ đều cố gắng giúp đỡ hết sức trong phạm vi khả năng.
      Nay mai về hưu thì sẽ khó khăn hơn thôi.
      Lúc đó chúng ta lại sẽ có con cháu lo cho chứ.
      Trông cảnh ông bà chụp ảnh ở Hà giang đẹp lắm

      Delete