Sunday, November 25, 2012

Họa sĩ XĐTV ngày trở về

Người con của XĐTV, ngày trở về như thiên sứ đã hoàn thành sứ mệnh. Nỗi niềm canh cánh, ấp ủ từ nơi đất khách quê người "Về lại chốn xưa, gặp lại những người bạn học thân thiết, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, nhớ lại những chuyện vui thời đi học, tìm lại cảm giác của một thời trai trẻ đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm bạn bè chân thành là một niềm vui lớn" giờ đây đã có một kết thúc có hậu. Anh còn mong gì hơn nữa?!

Chẳng phải vô tình, TN được mệnh danh là họa sĩ của XĐTV, bởi anh đã vẽ nhiều tranh về mái trường Chu Văn An yêu dấu của chúng ta, về người thầy giản dị mà tất cả chúng ta đều tự hào đuợc làm học trò của Nguời, về những người bạn XĐTV chí thành của anh.
Những tác phẩm của anh mang đậm dấu ấn, phong vị XĐTV. Anh đã từng khắc khoải huớng về Đại hội TSSN, đại hội đầu tiên của XĐTV. Anh đã khắc khoải về dự buổi gặp mặt hoành tráng tại trụ sở FPT chúc mừng Thầy Khải nhân dịp ngày nhà giáo 20/11,... Những tâm tư uớc nguyện mà các XĐTVist trên toàn thế giới ai ai cũng thông cảm với anh.  Người yêu hội họa, gắn bó với XĐTV có thể thấy ngay được phong cách XĐTV qua những tác phẩm của TN như "Bóng đá iCVA", "20/11/2012", "Hồ Tây", "TTKh", "Quê hương tôi", "Hương sắc cho đời", "Nương chiều", "Trúc lâm Yên tử", "Weakness is great", "Strengh is worthless",...



Tranh vẽ trên iPhone của họa sĩ Tuấn Nguyễn
Hẳn định mệnh đã an bài cho anh, khi sinh ra để trở thành họa sĩ của XĐTV. Người họa sĩ rời đất mẹ đến sinh cơ lập nghiệp tại thành phố Mel buồn, nhưng vẫn quay quắt về nơi mình lớn lên trên phố Lò Đúc cùng bao kỷ niệm thời thơ ấu.

Anh trải lòng viết: "Năm nào cũng vậy, cuối thu đầu đông tôi lại trở về XĐTV, để nói lời yêu thương và tỏ bày nỗi nhớ bằng tranh ảnh của chính mình. Trong tôi, Chu Văn An là nỗi nhớ thiết tha, như một dòng sông không ngừng chảy, lúc êm đềm, lúc lại cồn cào con sóng. Không hiểu sao càng có tuổi tôi càng nhớ nhung những ngày thơ ấu của mình. Chu Văn An ngày tôi còn bé đẹp và yên bình biết bao. Tôi vẫn thường cùng bạn bè chơi đá bóng trên sân vận động Chu Văn An. Tôi đã lớn lên bằng những kỷ niệm của thành phố một thời bom đạn. Thời trai trẻ của tôi thuộc về Chu Văn An. Mối tình đầu của tôi cũng thuộc về Chu Văn An. Ấy là người bạn gái trắng trẻo lớp trưởng lớp 10A Chu Văn An đang hò hét xua các bạn trai nghich ngợm cùng lớp xếp hàng cho thẳng mỗi sáng thứ hai chào cờ trong sân trường. Rồi chúng tôi đi ngang qua đời nhau tai phương trời xa. Rồi phút ngập ngừng đầu tiên ấy trở thành kỷ niệm. Đó là thành Saint Petersburg với những đêm "Hạ trắng" huyền ảo của những cặp tình nhân thao thuc không hề chợp mắt. Của những cuộc tình kéo dài dường như vô tận, không thể ngừng và không bao giờ biết đến sự mệt mỏi…
"Vì tằm, dâu phải đa mang 
Vì Nàng, Anh phải bay sang bên này
Thành xưa sương khói hao gầy 
Người nay bóng hạc chân mây xa vời..."

Và Chu Văn An là nơi cất giữ quá khứ dịu dàng của cuộc đời".

Những bức tranh và tác phẩm hội họa trên iPhone của anh như đã vận vào đời anh. Yêu tha thiết Chu Văn An đến vậy mà TN ra đi, chọn Mel buồn để sống, để lập nghiệp. Dù sống trong phồn hoa Mel buồn, anh vẫn không thể quên vùng đất nguồn cội, vùng đất của một phần đời có bóng dáng người mẹ hiền, cùng những mối tình dang dở. Vốn là một con người rất nhạy cảm, người hoa sĩ đành nương vào hội họa, để thổn thức nỗi lòng, để lảng tránh nỗi cô đơn dường như đeo đuổi thuờng trực trong những năm lang thang nơi đất khách quê nguời.

Anh lại về Hà nội, về với XĐTV để làm hai việc lớn lao, 
to tát của đời người là...gặp thầy và gặp bạn
XĐTV chính là không gian màu mỡ để anh có thể thỏa thê khóc cười, giăng mắc tình cảm. Anh dành 5-10 phút để vẽ những bức tranh của mình. Mỗi ngày anh vẽ vài ba cái để xả stress. Mảnh đất hội họa không đủ rộng để anh tải nỗi thiếu hụt mênh mông. May thay một người thi sĩ đã xuất hien rất đúng lúc. Bỗng dưng như cơ duyên, từng ý thơ của người thi sĩ gợi lên trong anh ý tuởng cho những bức tranh lãng mạn và sâu lắng. Người họa sĩ tài hoa đã phù phép để biến mỗi bài thơ thành những bức tranh có hồn với màu sắc đậm đà, đường nét thanh thoát.  Và thế là những bức tranh lãng mạn bất hủ của anh đã ra đời: "Em là con bé đành hanh", "Anh lại vẽ", "I have a dream", "Đợi chờ bên cửa sổ của em", "Triệu triệu bông hồng", "Mặt trời và biển", "Thuyền và Biển", "Biển và Cát", ...
 Tâm hồn đồng điệu của thi sĩ và nhạc sĩ cùng bắt nhịp, họ trở thành tri kỷ trong ICVA và đôi khi cả XĐTV.
"...Sự đồng điệu của tâm hồn là vĩ đại
Sự cảm thông là hạt muối của cuộc đời
Bản giao hưởng nào vẫn chơi mãi không thôi
Như nỗi nhớ khôn nguôi về xứ sở..."


Chả thế mà anh tâm sự, hơn hai mươi năm gắn bó với nền hội họa nước ngoài, nhưng anh chỉ có bạn thân trong giới nhà thơ, nhà thiết kế blog (aka Mõ), chế nhạc sĩ XĐTV. Còn đứng trong đám đông ngọai quốc, anh cảm thấy mình bơ vơ, lạc lõng…
Con tằm rút ruột nhả tơ
Tơ trời là sợi chớm Thu nắng vàng
Tơ hồng chăng dọc chăng ngang

Tơ lòng ai dệt ngổn ngang thế này 

Sợi buồn ta gửi vào mây
Sợi thuong sợi nhớ đợi ngày gặp nhau
Đời người bề bộn nông sâu
Chỉ xin dệt nốt riêng câu - chung tình!


Người họa sĩ của những bức tranh trong sáng, lãng mạn, có cả một đại dương chất chứa những nỗi niềm u uất trong lòng: "Cô đơn", "Hải đăng", "How fragile we are", "Gió hãy nói", "Like tear from sorrow", "Thám tử Lò Gạch", ….

Cách đây vài năm, tôi gặp anh, "Tam niên cửu hạn phùng cam vũ, Thiên lý tha Hương ngộ cố tri"[1], anh đã dành cả một ngày lái xe đưa chúng tôi lượn quanh bờ biển Nam Australia gần Mel buồn. Tôi nhớ anh đã từng ao ước: "Rồi khi tôi không còn bôn ba được nữa, tôi sẽ trở về Hà Nội sống yên bình trong một góc nhỏ bình dị nào đó, để được nghe nhịp đập của thành phố và mường tượng lại tuổi thơ mình…".
Nỗi mong mỏi được chuyển hóa thành những bức tranh: "Thành phố tuổi thơ", "Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn", "Ơi quê tôi lưng còng dáng mẹ", "Đợi một đời", "Đợi một ngày", ...
Anh lại về Hà nội, về với XĐTV để làm hai việc lớn lao,
to tát của đời người là ... uống rượu và tán phét
Những tựa đề các bức tranh của anh như những lời tiên tri dự cảm điều sẽ xảy đến trong tương lai:
Về trong mùa thu bồi hồi làn mưa lối vắng.
Rồi cũng về lại phố quen về trong tình em, dịu dàng, dịu dàng.
Lại đi bên em bình yên, bình yên.
Cơn gió lang thang về chốn quê nhà
Về nghe con sông từng đêm, từng đêm
rì rào bên ta nỗi nhớ khơi xa.
Về đây bên nhau cùng bao buồn vui
sau những tháng năm ở chốn quê người
Dù mai cách xa người ơi, tình yêu này vẫn còn mãi trong tôi

 
Anh lại về Hà nội, về với XĐTV để làm hai việc lớn lao, to tát của đời người là ... uống rượu và tán phét[2].

Người con của XĐTV, ngày trở về như thiên sứ đã hoàn thành sứ mệnh. Nỗi niềm canh cánh, ấp ủ từ nơi đất khách quê người giờ đây đã có một kết thúc có hậu, "Sắp đến Thiên đàng". Anh còn mong gì hơn nữa?
Anh không ước mơ quá nhiều về hạnh phúc
Không quá nhiều tham vọng về tình yêu
Chẳng đam mê, chẳng khao khát quá nhiều
Anh chỉ tiếc mình gặp nhau đã muộn



Chú thích:
[1] Ba năm khô cạn gặp được trận mưa to thật là mừng
Xa cách quê nhà ngàn dặm gặp bạn cũ còn vui nào hơn 

[2] Anh lại về Hà nội, về với XĐTV để làm hai việc lớn lao, to tát của đời người là ... gặp thầy và gặp bạn. Còn tất nhiên bạn bè đã gặp nhau thì phải uống rượu và tán phét ;)

12 comments:

  1. Viết bài này tặng ông họa sĩ "đành hanh" mà tôi vì hâm mộ nên phải chiều ;)
    Please don't take it too serious, Okay?

    ReplyDelete
  2. Có lẽ tôi chỉ tìm cho mình một thú vui để lúc nào về hưu thì có ... Cái mà làm., giống ông chú họ tôi, 89 tuổi vẫn vẽ đều ... Đâm ra không bị stress. Ông sống rất giản dị, căn hộ tầng hai 36 m cũ kỹ ...
    Thực ra vẽ trên iphone là một khả năng tạo ra sản phẩm hội hoạ, nhưng kết thúc ở đâu như thế nào thì còn mở ... Ví dụ in ra trên kính , in ra trên giấy hay trang trí các mảng tương hoặc cửa kính lớn một cách kiến trúc ...
    Mọi chuyện vẫn còn là thử nghiệm, hiện tại graphic design art đang thống trị mảng publishing như bìa CD, Magazine, ... Nên có lẽ đã lai sang hương ấn phẩm (publishing rather than painting)
    Tôi thích đc classified as a graphic art design.

    ReplyDelete
  3. Thị trường hội hoạ cũng đang vào giai đoạn trầm do sự thay đổi những phương tiện thông tin đại chúng, ngày xưa báo giấy và sách là nguồn thông tin duy nhất, nay báo mạng blog, youtube chiếm lĩnh phần lớn ... Thị trưong ấn phẩm bị thu hẹp lại, các nghệ sỹ tạo hình muốn đổi mới phải chuyển sang hình thức khác như Ngải Vị Vị ,,,Ai Wei Wei, với thể loại sắp đặt installation,...
    Nếu biết phường pháp sáng tác trên các dụng cụ điện tử thì sẽ có triển vọng cho tương lai, ví dụ, để trang trí một trung tâm mua sắm, các hoạ sỹ dùng graphic design tool có thể làm dễ dàng trong khi các hoạ sỹ vẽ kinh điển gặp khó khăn...
    Thị trưong của hoạ sỹ vẽ sơn là những nhà sưu tập và các gallery ...

    ReplyDelete
    Replies
    1. Lâu rồi tôi nhớ có lần Tuần giới thiệu bài "Chồng ngoan" ở một blog khác tôi đọc thấy ngớ người ra khi nghe nói, lần đầu tiên, về "nghệ thuật sắp đặt". Phải hỏi anh Gúc mới ra. Hóa ra là "nghệ thuật sắp đặt (Installation Art)" giống như "trang trí nội thất", chỉ khác là làm ở ngoài trời và không nhất thiết phải giới hạn trong việc sắp đặt đồ gỡ, tranh ảnh treo tường, ...

      Delete
    2. Đúng rồi, Cái trò này có từ xưa từ thời Marcel Duchamp, một hoạ sỹ rất dang tiếng lật nghiêng cái bồn tiểu lavator triển lãm ở bảo tàng nghệ thuật New York ...
      http://en.m.wikipedia.org/wiki/Fountain_(Duchamp)

      Delete
  4. VH viết hay thế này mà bây giờ mới chịu viết. Một phát hiện không mới: trò Thầy khải rất nhiều chất nghệ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cảm ơn chị đã khích lệ!
      Cái này là "đứng trên vai người khổng lồ" đấy ạ. Học gương cụ Picasso "Good artists borrow, great artists steal" mà chị ;)

      Delete
  5. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  6. Giờ này Tuấn ở đâu rồi?
    Hôm 18/11 quên mất tặng Tuấn CD "Người FPT hát nhạc Trịnh".
    Cuộc gặp mặt hôm đó ngắn ngủi quá, chưa nói chuyện nhiều (có lẽ vì nhiều CPU hỏng quạt). Lại gặp nhau trên mạng vậy.
    VH có bài bình về tranh của TN quá hay. Công nhận lớp Tím nhiều tài quá.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cảm ơn anh Ngọc nhé,
      Em có hết 12 bài FPT hát nhạc Trịnh trên iPhone và nghe mãi không chán.
      Cuộc gặp vui quá, hình ảnh của tất cả anh chị em XDTV và Thầy sẽ in mãi trong trí nhớ ....

      "Nỗi nhớ dâng đầy trong tôi...
      ....
      Em vùng chạy như lá thu bay vút
      Mà không thể ra ngoài nỗi nhớ ...đâu anh"

      Lại nhạc Phú Quang

      Delete
  7. Cảm ơn anh!

    Không biết bà con có để ý không, trong bài này cố tình chèn rất nhiều links tới những bài khác trong iCVA, gần như là một trang mục lục vậy. Một số đông trong đó là các bài mang dấu ấn của TN. Không chỉ các bức tranh do TN vẽ mà cả những bài thơ, đoạn văn, câu chuyện đã đem lại nguồn cảm hứng cho những bức tranh đó. Và ngược lại.

    Ngoài ra, có pha đôi chút hài huớc trong đó, như đã cảnh báo truớc "please don't take it too seriously". Ai đọc kỹ sẽ thấy. (Vd "Tam niên cửu hạn phùng cam vũ......" ;)

    ReplyDelete